Yếu tố xác định cầu tài sản: Của cải và suất sinh lời dự tính

Về nguồn tiền nhàn rỗi: Nếu như thu nhập của mỗi cá nhân được chia thành hai phần: tiêu dùng và đầu tư, thì dường như nguồn tiền nhàn rỗi dành cho hoạt động đầu tư trong năm 2011 sẽ giảm. Đó là bởi trong khi thu nhập năm 2011 tăng gần 15% so với năm 2010 thì VND trước đó đã mất giá gần 10% so với USD. Giá điện tăng trên 15%, giá xăng tăng khoảng 17%, giá lương thực – thực phẩm cũng đồng loạt tăng. Như vậy, để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguồn chi cho tiêu dùng phải tăng, thậm chí tăng cao hơn mức tăng của thu nhập, và tất yếu nguồn cho đầu tư sẽ giảm tương ứng.

docx15 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1469 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Yếu tố xác định cầu tài sản: Của cải và suất sinh lời dự tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Hùng Sơn Lớp K10405B - Nhóm 12 Nguyễn Thị Hà K104050835 Ngô Thị Nga K104050868 Trần Phương Nghi K104050869 Đinh Thị Tuyết Nhung K104050880 Lưu Hồng Thy K104050914 Tháng 3 năm 2012 BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC Tên Công việc Nguyễn Thị Hà Ngô Thị Nga Trần Phương Nghi Đinh Thị Tuyết Nhung Lưu Hồng Thy Tìm tài liệu Ö Ö Ö Ö Ö Đặt vấn đề Ö Các yếu tố xác định cầu tài sản Ö Ö Của cải Ö Ö Suất sinh lời dự tính Ö Ö Kết luận Ö Ö Ứng dụng Ö Ö Ö Làm powerpoint Ö Ö Ö Thuyết trình (thứ tự) 2 1 5 4 3 LỜI MỞ ĐẦU Bất kì một doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân muốn làm giàu từ nguồn vốn đã có đều cần phải biết các phương pháp, lý thuyết về vấn đề vốn, tài sản, cung cầu… để có thể đưa ra những quyết định đầu tư, kinh doanh hợp lý nhằm tăng tài sản của mình lên. Lý thuyết lượng cầu tài sản trong môn học Lý thuyết Tài chính tiền tệ là một công cụ cơ bản để phân tích động thái, hành vi hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường tài chính như Chính phủ, ngân hàng, nhà đầu tư…; để giải thích về nhu cầu đầu tư vào một loại tài sản so sánh với các tài sản khác, về quá trình cung và cầu tiền tệ. Cụ thể hơn nữa, nó sẽ giúp chúng ta hiểu được nguyên nhân của các biến động và những yếu tố tác động đến lãi suất, chỉ số chứng khoán… Các yếu tố xác định cầu tài sản bao gồm: của cải, suất sinh lời dự tính, rủi ro và tính thanh khoản. Nhóm chúng tôi sẽ trình bày hai yếu tố đầu tiên đó là của cải và suất sinh lời dự tính. Qua đề tài này, nhóm chúng tôi hy vọng cung cấp thêm cho các bạn phần nào những hiểu biết về tài chính tiền tệ. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những sai sót, nhóm rất mong nhận được sự góp ý từ các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Nhóm 12 MỤC LỤC Nội dung Trang Đặt vấn đề Như chúng ta đã biết tài sản nói chung là tất cả các dạng sở hữu có giá trị trao đổi. Tiền bạc, trái phiếu, cổ phiếu, đất đai, các tòa nhà văn phòng, nhà ở, nhà máy, thiết bị… đều là tài sản. Vậy giả sử bạn có nhiều tiền trong tay bạn sẽ làm gì? Bạn lựa chọn cách tiết kiệm hay đầu tư để mua trái phiếu, mua nhà hay mua cổ phiếu của một công ty đang niêm yết trên thị trường? Nếu bạn chọn cách đầu tư thì bạn sẽ đầu tư như thế nào? Cổ phiếu, trái phiếu, vàng, ngoại tệ hay bất động sản? Trong chương “Lý thuyết lượng cầu tài sản” ta sẽ phân tích về động thái hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường tài chính như chính phủ, NHTW, nhà đầu tư…, giải thích về nhu cầu đối với một loại tài sản, về quá trình cung cầu tiền tệ… Nói một cách ngắn gọn “Lý thuyết lượng cầu tài sản” là một lý thuyết rất quan trọng, được dùng để ứng dụng trong việc lựa chọn đầu tư sao cho hợp lý. Lý thuyết về lượng cầu tài sản sẽ đem lại cho chúng ta phần nào hiểu biết để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn hơn trong việc đầu tư tài sản của mình. Tự bản thân bạn với vai trò là nhà đầu tư trong nền kinh tế sẽ có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng nền kinh tế chung, phát triển các công cụ để phục vụ cho mục đích thu lợi nhuận của chính bạn. Các yếu tố xác định cầu tài sản: Một tài sản là một vật do một ai đó sở hữu và có chứa đựng giá trị. Những loại như tiền, cổ phiếu, trái phiếu, đất đai, nhà cửa, thiết bị, trang trại… đều là tài sản. Khi cần trả lời và đi đến quyết định mua và sở hữu tài sản nào đó, trước hết phải quan tâm đến các yếu tố: Của cải: Là tất cả các nguồn lực kinh tế mà một người có được, trong đó bao gồm tất cả các tài sản khác. Suất sinh lời dự tính của loại tài sản này so với loại tài sản thay thế khác Rủi ro của loại tài sản này so với loại tài sản thay thế khác. Rủi ro thường được đo bằng mức độ không chắc chắn của suất sinh lời dự tính. Tính thanh khoản của loại tài sản này so với các tài sản thay thế khác. Tính thanh khoản là mức độ dễ dàng khi chuyển một loại tài sản thành tiền mặt (nhanh chóng về mặt thời gian và có chi phí thấp). Khi nghiên cứu tác động của một yếu tố (trong 4 yếu tố kể trên) lên nhu cầu về tài sản, chúng ta giả thiết các yếu tố còn lại không thay đổi. Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng tôi sẽ chỉ nghiên cứu tác động của 2 yếu tố, của cải và suất sinh lời dự tính. Của cải Của cải là tổng giá trị tài sản và giá trị hiện tại của tài sản ảnh hưởng đến quyết định của một người khi mua một loại tài sản nào đó trong danh mục đầu tư của họ. Khi một ai đó nhận thấy rằng khả năng kinh tế của chính mình đang tăng lên, dĩ nhiên họ đánh giá được tiềm lực kinh tế của mình để sẵn sàng mua thêm một tài sản và do vậy, không có gì khó hiểu nếu người đó yêu cầu mua sắm thêm tài sản. Từ đó, xuất hiện cầu về tài sản. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn chính xác với tất cả các loại tài sản vì có một số loại mặt hàng mà nhu cầu về chúng không tăng lên, thậm chí còn giảm đi khi thu nhập tăng lên. Nhu cầu về một loại tài sản nào đó tăng lên bao nhiêu tùy thuộc vào độ co dãn cầu của loại tài sản đó theo của cải. Độ co dãn cầu theo của cải của một loại tài sản nào đó đo bằng số % thay đổi về lượng cầu loại tài sản đó khi lượng của cải thay đổi 1%, giả sử các yếu tố khác không đổi (ví dụ như giá của tài sản). Độ co dãn cầu theo của cải = % thay đổi lượng cầu% thay đổi của cải Ví dụ: Nhu cầu mua nhà chung cư ở Tp.HCM tăng lên 20% khi thu nhập của công nhân tăng lên 50%. Độ co dãn theo của cải của nhà chung cư ở Tp.HCM là 2/5 tức là: Nhu cầu mua nhà chung cư ở Tp.HCM tăng lên 20% khi thu nhập của công nhân tăng lên 50%. Ví dụ: Giả sử rằng khi của cải của bạn là $1000, bạn chỉ có $100 trái phiếu EE của chính phủ Mỹ. Nhưng sau khi của cải của bạn tăng lên đến $50.000 bạn chọn mua $ 4.000 trái phiếu để dành vào quỹ hưu trí. Độ co dãn cầu theo của cải đối với trái phiếu sẽ là: Độ co dãn cầu theo của cải=($4000-$100)/$100($50.000-$1000)/$1000=3949=0,796 Như vậy đối với $1 tăng thêm trong của cải, bạn sẽ quyết định mua thêm $0,80 trái phiếu. Các loại tài sản có thể chia làm hai loại tùy thuộc theo giá trị độ co dãn của cầu theo của cải: loại tài sản cần thiết và loại tài sản cao cấp. Một tài sản được coi là cần thiết nếu chỉ đến mức mà dân chúng muốn nắm giữ, bởi vậy khi của cải tăng lên, mức tăng lượng cầu của tài sản đó tính theo phần trăm sẽ ít hơn mức tăng của của cải tính theo phần trăm, nghĩa là độ co dãn theo của cải của nó nhỏ hơn 1. Loại tài sản cao cấp là loại tài sản có độ co dãn cầu theo của cải lớn hơn 1 nghĩa là khi của cải tăng lượng cầu tài sản này tăng nhiều hơn theo tỉ lệ và số lượng mà dân chúng muốn nắm giữ so với của cải của họ sẽ tăng lên. Cổ phiếu và trái khoán địa phương là những ví dụ về tài sản cao cấp, còn tiền mặt, tiền gửi tài khoản séc là những tài sản cần thiết. Vậy khi giữ nguyên các yếu tố khác không thay đổi, một sự tăng lên về của cải làm tăng cầu về tài sản và sự tăng này lớn hơn nếu tài sản đó mang tính chất hấp dẫn chứ không phải là tính cần thiết. Suất sinh lời dự tính: Trong một số tài liệu, suất sinh lời dự tính còn được gọi là suất sinh lời mong đợi. Để nghiên cứu tác động của yếu tố suất sinh lời dự tính (trong bốn yếu tố xác định nhu cầu tài sản) lên nhu cầu tài sản, ta giả thiết các yếu tố còn lại: của cải, rủi ro, tính thanh khoản là không đổi. Khái niệm Suất sinh lời dự tính là khả năng sinh lời của loại tài sản này so với loại tài sản thay thế khác. Suất sinh lời dự tính là bình quân gia quyền (bình quân trọng số) của tất cả các suất sinh lời có thể xảy ra trong tương lai với trọng số là xác suất để mỗi suất sinh lời có khả năng xảy ra. Suất sinh lời dự tính cho biết chúng ta có thể nhận được bao nhiêu tiền lời trên số vốn đầu tư và một loại tài sản nào đó trong khoảng thời gian nhất định. Lý thuyết lượng cầu tài sản đối với suất sinh lời dự tính. Giả sử tài sản A có thể đem lại lợi nhuận lớn hơn tài sản B, những yếu tố khác không thay đổi thì nhà đầu tư sẽ thấy tài sản A hấp dẫn hơn tài sản B và vì vậy nhu cầu về loại tài sản A sẽ tăng lên. Suất sinh lời dự tính của tài sản A tăng lên so với suất sinh lời dự tính của B theo một trong ba cách sau: Suất sinh lời dự tính của A tăng trong khi suất sinh lời của B không đổi. Suất sinh lời dự tính của A không đổi trong khi suất sinh lời của B giảm. Suất sinh lời dự tính của A tăng nhiều hơn của B. Nếu suất sinh lời của một loại tài sản tăng (giảm) so với các loại tài sản thay thế khác, giả sử các yếu tố khác không thay đổi, nhu cầu về lượng tài sản đó sẽ tăng lên (giảm đi). Công thức tính: Công thức tổng quát: Re= Spi.Ri Trong đó: Re là suất sinh lời dự tính. pi là xác xuất xảy ra trường hợp I mang lại suất sinh lời Ri. Ri là suất sinh lời có thể xảy ra trong trường hợp I. Ví dụ: Công ty M đang xem xét việc đầu tư vào một trong 2 cổ phiếu thường. Dự tính xác suất và tỷ suất sinh lời của hai cổ phiếu này như sau: Cổ phiếu thường A Cổ phiếu thường B Xác suất Tỷ suất sinh lời Xác suất Tỷ suất sinh lời 0,4 0,3 0,3 12% 14% 18% 0,1 0,3 0,2 0,4 -5% 7% 13% 21% Dựa trên mức độ rủi ro và tỷ suất sinh lời, hãy cho biết công ty nên lựa chọn đầu tư cổ phiếu nào thì tốt hơn? Giả sử mức độ rủi ro là như nhau. -      Tỷ suất sinh lời dự tính của 1 khoản đầu tư :   Tính          rA = 0,4x12% + 0,3x14% + 0,3x18% = 14,4%                   rB = 0,1x-5% + 0,3x7% + 0,2x13% + 0,4x21% = 12,6% Mà mức độ rủi ro là như nhau è công ty M nên đầu tư vào cổ phiếu thường A. Trường hợp không phải đối với một khoản đầu tư cụ thể mà đối với một danh mục những khoản đầu tư đơn giản thì suất sinh lời là giá trị trung bình theo tỷ trọng suất sinh lời đối với những khoản đầu tư cụ thể trong danh mục. Tỷ trọng này là sự cân đối các giá trị đối với các khoản đầu tư. Công thức tổng quát: E(Rp) =∑ wi × E(Ri) Trong đó: wi: tỷ trọng đầu tư tài sản i trong danh mục. E(Ri): suất sinh lời dự tính của tài sản i. Ví dụ: Suất sinh lời dự tính đối với một danh mục đầu tư theo giả định với bốn tài sản như sau: Tài sản Tỷ trọng (wi) Suất sinh lời (%) Suất sinh lời dự tính (%) A 0,2 10,0 2,00 B 0,3 11,0 3,30 C 0,3 12,0 3,60 D 0,2 13,0 2,60 E(Rp) = 11,50 Suất sinh lời dự tính đối với danh mục những khoản đầu tư ở bảng trên có thể là 11,5%. Ảnh hưởng của việc tăng hay giảm bất kì khoản đầu tư từ danh mục đầu tư được xác định một cách dễ dàng bởi vì chúng ta có thể sử dụng những tỷ trọng mới dựa trên giá trị và suất sinh lời dự tính đối với từng khoản đầu tư. Lượng cầu của một loại tài sản tỉ lệ thuận với suất sinh lời dự tính của loại tài sản đó so với các tài sản thay thế khác. Ví dụ: Khi cầu đối với vàng tăng lên thì suất sinh lời dự tính khi mua vàng sẽ lớn hơn. Giả sử nhu cầu của vàng tăng lên nhiều hơn so với USD thì suất sinh lời dự tính của vàng lớn hơn so với USD. Ngoài ra còn hai yếu tố tác động đến cầu tài sản là rủi ro và tính thanh khoản, mời các bạn theo dõi phần trình bày của nhóm tiếp theo. Kết luận Lý thuyết lượng cầu tài sản là một lý thuyết rất quan trọng, được dùng để ứng dụng trong việc lựa chọn đầu tư sao cho hợp lý. Bên cạnh hai yếu tố rủi ro và tính thanh khoản thì của cải (Wealth) và suất sinh lời dự tính (Expected return) là hai yếu tố vô cùng quan trọng để xác định lượng cầu về tài sản. Lượng cầu về một tài sản thường có tương quan thuận với sự gia tăng của của cải. Khi của cải tăng lên, lượng cầu về các loại tài sản khác nhau sẽ tăng theo những mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, các loại tài sản có cùng mức độ rủi ro và số tiền đầu tư tương đương nhau, nếu tài sản nào có lợi tức dự tính cao hơn thì được yêu thích đầu tư hơn. Kết quả trên có thể tổng kết trong bảng sau đây: Yếu tố Thay đổi của yếu tố Thay đổi của lượng cầu Thu nhập hay của cải á á Suất sinh lời dự tính (so với tài sản thay thế) á á Nếu các yếu tố thay đổi theo chiều hướng giảm thì thay đổi của lượng cầu thay đổi theo hướng ngược lại với những hướng đã chỉ ra trong bảng. Nắm được điều này, mỗi người sẽ biết cách sử dụng nguồn vốn của mình một cách tốt nhất đồng thời có được những kiến thức tổng quát nhất về sự hoạt động của thị trường tiền tệ nói riêng và thị trường tài chính nói chung trong điều kiện kinh tế thị trường như ngày nay. Ứng dụng trong phân tích thị trường chứng khoán trong năm 2011 Chứng khoán cũng là một loại hàng hóa và giá cả được xác định trên cơ sở cung – cầu. Sử dụng mô hình cung – cầu để đánh giá thì dường như mặt bằng giá chứng khoán chưa có cơ hội tăng bởi nguồn cung đang vượt quá nhu cầu. Về phía cầu cổ phiếu, theo lý thuyết về lượng cầu tài sản, nhu cầu với tài sản tăng khi tiềm lực kinh tế của giới đầu tư tăng, suất sinh lời dự tính của tài sản đó tăng trong khi rủi ro dự tính giảm so với các tài sản thay thế khác, và cuối cùng là tính thanh khoản của tài sản cao. Thứ nhất, tiềm lực kinh tế của giới đầu tư. Tiềm lực này được xem xét từ hai nguồn chính, đó là nguồn tiền nhàn rỗi và nguồn đòn bẩy tài chính. Về nguồn tiền nhàn rỗi: Nếu như thu nhập của mỗi cá nhân được chia thành hai phần: tiêu dùng và đầu tư, thì dường như nguồn tiền nhàn rỗi dành cho hoạt động đầu tư trong năm 2011 sẽ giảm. Đó là bởi trong khi thu nhập năm 2011 tăng gần 15% so với năm 2010 thì VND trước đó đã mất giá gần 10% so với USD. Giá điện tăng trên 15%, giá xăng tăng khoảng 17%, giá lương thực – thực phẩm cũng đồng loạt tăng. Như vậy, để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguồn chi cho tiêu dùng phải tăng, thậm chí tăng cao hơn mức tăng của thu nhập, và tất yếu nguồn cho đầu tư sẽ giảm tương ứng. Về nguồn đòn bẩy tài chính: chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2011 đã hạ xuống 20% đồng thời giảm tín dụng cho khu vực phi sản xuất, nhất là bất động sản và chứng khoán cho thấy dòng vốn tín dụng cho thị trường năm 2011 là hết sức khó khăn. Nguồn vốn trong nước không khả quan, nguồn vốn từ khối ngoại cũng dè dặt hơn khi họ hạn chế mua vào và có dấu hiệu bán ròng trong một số phiên gần đây. Thứ hai, suất sinh lời dự tính so với các tài sản khác. Bên cạnh chứng khoán thì vàng, ngoại tệ và bất động sản là những kênh đang hút khá nhiều vốn của giới đầu tư. Về mặt định tính, trong khi kinh tế trong và ngoài nước có nhiều bất ổn thì xu thế chung là đầu tư vào các tài sản vật chất như bất động sản, vàng. Cùng với đó thì hiện tượng USD hóa và tâm lý giam giữ USD là nguyên nhân khiến các thị trường này hút vốn đầu tư. Về mặt định lượng, trong ngắn hạn, có thể thấy vàng và ngoại tệ đã đem lại mức sinh lợi cao cho giới đầu tư. Từ cuối năm 2009 đến hiện tại, giá vàng thế giới tăng mạnh 30%, tỷ giá chính thức giữa USD/VND cũng được điều chỉnh 4 lần và tăng 21%. Trong khi đó VN-Index giảm khoảng 6%. Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện tại, suất sinh lời dự tính khi đầu tư vào thị trường chứng khoán vẫn ở mức thấp, hoạt động của các doanh nghiệp – yếu tố cơ bản của thị trường dự báo gặp nhiều khó khăn trong năm 2011, do vậy khó có thể thu hút nhu cầu của giới đầu tư. => Như vậy, trong ngắn và trung hạn, nhu cầu đối với cổ phiếu khó có thể tăng lên. Về phía cung, năm 2011 dự báo nguồn cung cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng lên. Một là từ các doanh nghiệp niêm yết thực hiện phát hành thêm, trả cổ tức. Hai là các tập đoàn, công ty lớn như Tập đoàn than khoáng sản, Tổng công ty xăng dầu VN... thực hiện cổ phần hóa các công ty con và cổ phần hóa tổng công ty theo lộ trình. Ba là trong năm 2011 các ngân hàng thương mại phải hoàn thành việc tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng. Rõ ràng nguồn cung liên tục tăng trong khi nhu cầu giảm khiến cho các cổ  phiếu có xu hướng tìm về mặt bằng giá mới thấp hơn. Trong trung hạn, dự báo sẽ không có  nhiều yếu tố tác động khiến cho lượng cầu với cổ phiếu tăng cao, do đó, khả năng tăng giá chứng khoán không cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO Các nguyên lý tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính – Trần Viết Hoàng & Cung Trần Việt – Nhà xuất bản Thống Kê Phân tích thị trường tài chính – PGS.TS Lê Văn Tề & ThS. Nguyễn Thị Xuân Liễu - Nhà xuất bản Thống Kê The economics of money, banking and financial markets - Frederic S. Mishkin

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxK10405B_nhóm 12_Yếu tố xác định cầu tài sản của cải và suất sinh lời dự tính.docx