Bệnh tim mạchlà nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới. Xin cám ơn
các nghiên cứu trên hàng ngàn bệnh nhân đã cho thấy có những yếu tố đóng vai
trò quan trọng trong sự phát triển thành bệnh tim mạch. Đó là các yếu tố nguy cơ.
Danh Từ “yếu tố nguy cơ tim mạch” xuất hiện từ sau nghiên cứu
Framingham vào đầu năm 1960.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng giảm yếu tố nguy cơ tim mạch thì
giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Các yếu tố nguy cơ gồm: hút thuốc lá, tăng huyết áp, RốI loạn lipide máu,
tiểu đường, kháng insuline, béo phì, ít vận động. Và các yếu tố nguy cơ mớI: CRP
và các yếu tố gây viêm khác, homocystein, lipoprotein, Fibfinogen.
Trong các yếu tố nguy cơ tim mạch , có yếu tố ta có thể thay đổI được như:
hút thuốc lá, tăng huyết áp, tăng lipide máu, béo phì, ít vận động. Còn một số yếu
tố thì không thể thay đổi được như: tuổI tác, di truyền, giới tính .
Bạn có thể giảm các yếu tố nguy cơ bằng cách thay đổI lốI sống, dùng
thuốc, hoặc cả hai, và điều đó giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH TIM MẠCH
Bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới. Xin cám ơn
các nghiên cứu trên hàng ngàn bệnh nhân đã cho thấy có những yếu tố đóng vai
trò quan trọng trong sự phát triển thành bệnh tim mạch. Đó là các yếu tố nguy cơ.
Danh Từ “yếu tố nguy cơ tim mạch” xuất hiện từ sau nghiên cứu
Framingham vào đầu năm 1960.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng giảm yếu tố nguy cơ tim mạch thì
giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Các yếu tố nguy cơ gồm: hút thuốc lá, tăng huyết áp, RốI loạn lipide máu,
tiểu đường, kháng insuline, béo phì, ít vận động. Và các yếu tố nguy cơ mớI: CRP
và các yếu tố gây viêm khác, homocystein, lipoprotein, Fibfinogen.
Trong các yếu tố nguy cơ tim mạch , có yếu tố ta có thể thay đổI được như:
hút thuốc lá, tăng huyết áp, tăng lipide máu, béo phì, ít vận động. Còn một số yếu
tố thì không thể thay đổi được như: tuổI tác, di truyền, giới tính….
Bạn có thể giảm các yếu tố nguy cơ bằng cách thay đổI lốI sống, dùng
thuốc, hoặc cả hai, và điều đó giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
1)Hút thuốc lá:
+ Hút thuốc lá không chỉ gây ra bệnh mạch vành, mà còn gây bệnh cho các
cơ quan khác như: mạch máu ngoạI biên( bệnh mạch máu cung cấp máu cho:?
chân, tay, não ...), Ung thư phổI, dạ dày, tụy…
+ Thậm chí những người không hút thuốc lá, nhưng tiếp xúc với khói thuốc
lá do người khác hút cũng tăng bệnh mạch vành, những người này gọi là hút thuốc
lá thụ động. Khi hút thuốc lá dù ít hay nhiều cũng làm tăng tỉ lệ bệnh mạch vành
Nếu bạn hút 20 điếu/ngày hoặc hơn thì sẽ tăng 2-3 lần bệnh mạch vành so với
người không hút.
+ Cơ chế gây ra bệnh mạch vành của thuốc lá rất phức tạp như: tổn thương
thành mạch, co mạch vành, đông máu, gây viêm. Do nicotine và các chất khác
trong thuốc lá : carbon monoxide…. gây nên.
+Nếu ngưng thuốc lá, sẽ giảm nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành và các
bệnh khác.? Thời gian ngưng thuốc lá hơn 3-5 năm thì giảm nguy cơ bệnh mạch
vành. Nếu bạn chỉ giảm hút thuốc lá thì hiệu quả chưa rõ ràng. Vì vậy, không hút
thuốc lá là rất quan trọng.
2) Tăng huyết áp:
+ Thông thường Bác sĩ sẽ thông báo cho bạn hai chỉ số huyết áp: tâm
thu(chỉ số cao) và tâm trương( chỉ số thấp) ví dụ: 150/90 mmHg: 150 mmHg là
huyết áp tâm thu, 90 mmHg là huyết áp tâm trương.
+ Điều trị tăng huyết áp giảm nguy cơ bệnh mạch vành và đột quỵ.Các
nghiên cứu cho thấy rằng giảm 20 mmHg HA tâm thu và 11mmHg huyết áp tâm
trương thì giảm 60 % đột quỵ và 46 % bệnh mạch vành.
+ Việc chẩn đoán, điêù trị và theo dõi huyết áp của bạn sẽ do Bác Sĩ quyết
định. Tuy nhiên, bạn nên biết khi HA trên 140/90 mmHg gọi là cao huyết áp, lúc
đó bạn cần điều trị, nếu bạn bị một số bệnh kèm như : suy thận mạn, béo phì, tiểu
đường, hội chứng chuyển hoá thì huyết áp tốt nhất là dưới 120/80mmHg.
+ Có ba loạI máy đo huyết áp chính: loạI chuẩn thông thường gồm : ống
nghe và máy đo huyết áp; loạI tự động( hay điện tử, kỹ thuật số): chỉ cần máy đo
huyết áp, loạI bán tự động. Tốt nhất bạn nên dùng loạI băng cuốn ở cánh tay( xem
kỹ? trên bài báo theo dõi huyết áp tạI nhà)
3)RốI loạn mỡ máu:
+ Cholesterol là thành phần mỡ trong máu. Nó được vận chuyển trong máu
và có mặt trong tất cả tế bào cơ thể. Gan sản xuất ra tất cả các loạI cholesterol mà
cơ thể bạn cần thiết để tham gia cấu trúc màng tế bào và một số hormon. Thủ
phạm làm tăng cholesterol máu chinh là mỡ bảo hoà trong thức ăn, thường nhất là
các loạI bơ từ sữa, thịt đỏ, các loạI dầu nhiệt đới như dầu dừa…
+ Bác sĩ sẽ xem 4 loạI mỡ máu có liên quan đến bệnh mạch vành của bạn là
: cholesterol toàn phần, LDL, HDL, trigliceride. Trong đó LDL và HDL là rất
quan trọng. Để có kết quả chính xác bạn cần nhịn đói 10-12 giờ trước khi xét
nghiệm( chỉ uống nước ), và ngưng uống rượu bia vài ngày trước xét nghiệm.
+ Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hạ thấp các loạI mỡ máu
cholesterol toàn phần, LDL, trigliceride và tăng HDL sẽ giảm nguy cơ bệnh mạch
vành và tử vong chung. Cholesterol tạo nên các mảng xơ vữa trên thành mạch gây
thiếu máu cơ tim và có khả năng gây nhồi máu cơ tim khi bong ra.
+ Có hai nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu là: nguyên phát có tính chất gia
đình và nguyên nhân thứ phát: bệnh chuyển hoá: tiểu đường…, bệnh thận: suy
thận mạn…, bệnh gan: xơ gan…, bệnh nộI tiết: sử dụng thuốc ngừa thai,tuyến
giáp, lốI sống: béo phì, ít vận động, thuốc.
+Việc chẩn đoán, điều trị và theo dõi rối loạn mỡ máu của bạn sẽ do Bác sĩ
quyết định. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng trong mọi trường hợp cần có chế độ ăn
kiêng và tập luyện hợp lý.
4)Tiểu đường:
+ Bệnh tiểu đường gây tổn thương mạch máu nhỏ, và tổn thương mạch máu
lớn qua xơ vữa, vì vậy tác hạI đến rất nhiều cơ quan như : thận, mắt, mạch máu
não, mạch máu chi, đặc biệt là bệnh tim mạch.
+ Những người tiểu đường có nguy cơ bị bệnh tim mạch gấp hai đến tám
lần những người không tiểu đường, ¾ những ngườI tiểu đường tử vong vì bệnh
mạch vành.
+Có hai dạng tiểu đường type I và typeII. Type I thường xảy ra ở ngườI trẻ
dưới 30 tuổI : chiếm khoảng 10%; 90% còn lạI là type II thường xảy ra ở người
lớn trên 30 tuổI, nhưng cũng có thể ở người trẻ hơn. Cả hai dạng tiểu đường điều
là yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành.
+ Chẩn đoán tiểu đường khi : đường huyết sau ăn 2 giờ >=200mg/dl hoặc
đường huyết lúc đói(ít nhất 8 giờ) >=126mg/dl. Triệu chứng của bệnh tiểu đường
là : uống nhiều, ăn nhiều , tiểu nhiều, sụt cân nhanh thường xảy ra với TypeI, còn
tiểu đường type II thường không có triệu chứng hoặc khi có các biến chứng của
nó. Có rất nhiều trường hợp phát hiện tình cờ qua thăm khám định kỳ.
+ Giảm đường huyết có thể giảm được biến chứng. Vì vậy điều quan trọng
ở bệnh tiểu đường là cần kiểm soát đường huyết tốt, việc kiểm soát đường huyết
qua chế độ tập luyện, ăn kiêng và dùng thuốc sẽ do Bác sĩ hướng dẫn và điều trị
cho bạn. Còn nếu bạn nghi ngờ mình bị tiểu đường thì nhanh chóng đến khám Bác
Sĩ.
5) Ít vận động và béo phì:
+ Tập thể dục làm giảm nhu cầu cơ tim, tăng khả năng gắng sức vì vậy
giảm nguy cơ mạch vành.
+ Tập thể dục có tác dụng: giảm béo, giảm bệnh tăng huyết áp, giảm bệnh
tiểu đường, giảm rốI loạn mỡ máu, tăng sự lưu thông máu, giảm tình trạng viêm
mạch máu, tác dụng tốt cho thành mạch và chức năng đông máu.
+ Vì vậy chúng ta không bất ngờ khi các nghiên cứu chứng minh rằng: đi
bộ 30 phút ,5 lần mỗI tuần giảm 30 % các tái biến tim mạch trong thời gian theo
dõi 3,5 năm.
+ Béo phì là yếu tố nguy cơ tim mạch. Điều trị béo phì cần kết hợp chế độ
ăn kiêng, tập thể dục, dùng thuốc và bạn cần có hướng dẫn chính xác của Bác Sĩ.
NgườI ta đưa ra chỉ số BMI (body mass index) để đánh giá tình trạng béo phì. Chỉ
số này được tính bằng cách: lấy cân nặng tính bằng Kg, chia cho bình phương
chiều cao tính theo mét:
+ BMI: <18,5 : thiếu cân.
+ BMI: Từ 18,5 đến 24,9: bình thường.
+ BMI: Từ 25 đến 29,9: quá cân.
+ BMI: > 30: béo phì.
6)Stress hoặc trầm cảm:
+ Khi bạn bị stress, cơ thể sẽ tiết quá mức những chất (thường nhất là
adrenaline) làm: tăng nhu cầu oxy cơ tim, co mạch vành, rốI loạn chức năng đông
máu, thành mạch. Vì vậy ảnh hưởng không tốt với tim mạch.
+ Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh trầm cảm là yếu tố nguy cơ tim
mạch. Thực tế, những người trầm cảm thường bị tăng huyết áp, kém vận động, hút
thuốc lá, tăng tiểu cầu, tăng CRP.
7)Các yếu tố nguy cơ mớI:
+ CRP, homocysteine, fibrinogen, lipoprotein, thuốc ngừa thai, uống rượu
luợng nhiều, giới tính. Đây là các yếu tố nguy cơ mới hoặc không thay đổI được.
Bác sĩ sẽ cho bạn xét nghiệm khi cần thiết.
Chúng tôi khuyên rằng : Không bao giờ là quá sớm hay quá muộn để bắt
đầu làm cho trái tim của bạn khoẻ mạnh. Một số yếu tố nguy cơ có thể thay đổI
được, một số khác thì không thay đổi được. Nhưng loạI bỏ các yếu tố nguy cơ có
thể thay đổI được và điều chỉnh hợp lý những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi
được sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh cho trái tim bạn./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- yeu_to_nguy_co_benh_tim_mach_6.pdf