Yêu cầu đối với doanh nghiệp, nhà trường và nhà nước trong hợp tác đào tạo nhân lực

Bài viết tập trung phân tích một số thực trạng về liên kết giữa doanh nghiệp, nhà

trường và nhà nước trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực. Trong đó, tập trung vào phân

tích vai trò của ba chủ thể này trong mối liên kết. Bài viết cũng đưa ra những gợi ý nhằm

phát huy vai trò của ba chủ thể này để có thể tăng cường tính liên kết và nâng cao chất

lượng đào tạo trong thời gian tới. Theo đó, yêu cầu đặt ra đối với nhà trường là “chủ động

và hợp tác”, đối với doanh nghiệp là “hỗ trợ, hợp tác và trách nhiệm”, đối với nhà nước là

“điều phối và thúc đẩy”.

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 16/05/2022 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Yêu cầu đối với doanh nghiệp, nhà trường và nhà nước trong hợp tác đào tạo nhân lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 85 YÊU CẦU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP, NHÀ TRƯỜNG VÀ NHÀ NƯỚC TRONG HỢP TÁC ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Đỗ Phú Trần Tình Nguyễn Văn Nên Trường Đại học Kinh tế - Luật TÓM TẮT Bài viết tập trung phân tích một số thực trạng về liên kết giữa doanh nghiệp, nhà trường và nhà nước trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực. Trong đó, tập trung vào phân tích vai trò của ba chủ thể này trong mối liên kết. Bài viết cũng đưa ra những gợi ý nhằm phát huy vai trò của ba chủ thể này để có thể tăng cường tính liên kết và nâng cao chất lượng đào tạo trong thời gian tới. Theo đó, yêu cầu đặt ra đối với nhà trường là “chủ động và hợp tác”, đối với doanh nghiệp là “hỗ trợ, hợp tác và trách nhiệm”, đối với nhà nước là “điều phối và thúc đẩy”. Từ khóa: liên kết, doanh nghiệp – nhà trường, nhân lực. 1. GIỚI THIỆU Một nghịch lý đang tồn tại hiện nay trong đào tạo và tuyển dụng nhân sự là sinh viên ra trường không tìm được việc làm trong khi các doanh nghiệp lại không tuyển được lao động sau đào tạo. Nhiều nguyên nhân đã được đặt ra và mổ xẻ trong thời gian qua. Đó có thể là do việc đào tạo trong nhà trường vẫn chưa gắn với nhu cầu xã hội, sinh viên ra trường thiếu kỹ năng mềm, thiếu khả năng vận hành thực tế... hay các doanh nghiệp chưa thật sự đồng hành cùng nhà trường trong đào tạo thực hành thực tế cho sinh viên bởi nhà trường không đủ các cơ sở vật chất, điều kiện thực tế để sinh viên thực hành. Để giải quyết bài toán này, nhiều trường đại học và doanh nghiệp đã “bắt tay” nhau trong việc đào tạo, tuy nhiên kết quả vẫn chưa thật sự như mong muốn. Phải chăng cần có vai trò của nhà nước trong mối quan hệ liên kết này để thúc đẩy và nâng cao tính hiệu quả trong thời gian tới. 2. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG - DOANH NGHIỆP - NHÀ NƯỚC 2.1. Sự chủ động của nhà trường trong liên kết với doanh nghiệp Xác định được tầm quan trọng trong việc liên kết với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo, nhiều cơ sở đào tạo trong thời gian qua đã chủ động kết hợp cùng với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động từ khâu thu thập ý kiến của doanh nghiệp để xây dựng chương trình đào tạo, đến mời doanh nghiệp tham gia giảng dạy, đầu tư các trang máy móc thiết bị dạy học, cung cấp học bổng, vị trí thực tập LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN 86 cho sinh viên. Nhiều đơn vị đào tạo khối ngành kỹ thuật như Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Công nghiệp, Cao đẳng Kỹ thuật Cao thắng, Đại học Bách Khoa TP.HCM hay các trường khối kinh tế như Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Ngoại thương đã có sự liên kết nhất định với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo. Một số kết quả điển hình có thể kể đến là: - Tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, nhà trường đã nhận thấy được tầm quan trọng trong việc liên kết với doanh nghiệp, trong những năm qua nhà trường luôn đặt sự gắn kết với các doanh nghiệp lên hàng đầu. Đa số công nghệ thực hành tại các trường hiện nay đều lạc hậu hơn nhiều so với các doanh nghiệp. Do đó, nhà trường muốn dẫn đầu về công nghệ thì phải liên kết với các doanh nghiệp. Việc liên kết này sẽ giúp nhà trường sử dụng được các thiết bị sản xuất hiện đại, những thiết bị đắt tiền mà nhà trường không thể có để học sinh thực hành; đồng thời đội ngũ giáo viên cũng được tiếp cận với công nghệ và phương tiện sản xuất hiện đại... Nhờ có sự gắn kết chặt chẽ, nhiều công ty đã hỗ trợ trang thiết bị cho nhà trường. Chẳng hạn, Công ty Toyota Việt Nam đã hỗ trợ xưởng thực hành với đầy đủ trang thiết bị, phụ tùng cơ khí ô tô để sinh viên làm quen với máy móc, sửa chữa, lắp ráp phụ tùng ô tô... Trong khi đó, nhiều công ty khác đã đặt phòng thí nghiệm tại trường với trang thiết bị hiện đại. - Tại trường ĐH Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, nhà trường đã tăng cường mối liên hệ hợp tác với các doanh nghiệp. Việc liên kết này không chỉ giúp sinh viên của trường có được chỗ thực tập mà nhà trường còn được doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị máy móc từ các hãng như Mitsubishi, Intel Không những thế, doanh nghiệp còn giúp nhà trường đào tạo giảng viên và tổ chức các khóa tập huấn về cán bộ quản lý. Trường đã có 120 xưởng thực hành được trang bị hiện đại và trên 400 phòng thí nghiệm các loại, trong đó đã có sự đầu tư không nhỏ của các doanh nghiệp. Thông qua sự đầu tư của doanh nghiệp và nâng cao kỹ năng thực hành cho sinh viên, trường cũng đã xây dựng một ngân hàng mô phỏng, với thiết kế hoạt động giống như một ngân hàng thật. Qua đó, sinh viên được thực hành về các kỹ năng: giao dịch, thanh toán quốc tế, các thao tác quản lý... - Tại trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, đang có 10 chương trình liên kết đào tạo với các doanh nghiệp. Điển hình nhà trường có 4 học phần liên kết đào tạo với Công ty Samsung. Sau khi sinh viên học những học phần đó sẽ được nhà trường cấp cho chứng chỉ tương ứng để có thể đi thực tập ở Công ty Samsung. Mô hình đào tạo như vậy sẽ giúp cho sinh viên có môi trường tốt để phát triển và có thể học được các công nghệ của Công ty Samsung, từ đó có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. - Tại trường trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, trường đã phối hợp với Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức Lễ ra mắt Viện Công nghệ Hàng không Vũ trụ (SAE). SAE thực hiện đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao về công nghệ hàng không vũ trụ ở các bậc đại học, sau đại học; nghiên cứu, phát triển các công nghệ và sản phẩm khoa học trong lĩnh vực hàng không vũ trụ đáp ứng yêu cầu dân KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 87 sự và an ninh, quốc phòng của đất nước; cung cấp dịch vụ tư vấn, chuyển giao công nghệ - tri thức trong lĩnh vực công nghệ hàng không vũ trụ trong và ngoài nước. Tuy nhiên, sự chủ động của các cơ sở đào tạo trong việc liên kết với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu thực tế vẫn còn những hạn chế sau: Thứ nhất, chưa có sự chủ động trong xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tế nhà tuyển dụng. Hiện nay, nhiều cơ sở đào tạo khi xây dựng hồ sơ mở ngành chỉ hầu như chỉ “cóp nhặt” các chuẩn đầu ra và chương trình đạo tạo trên thế giới hoặc các trường khác trong nước. Hệ quả dẫn đến là dù tuyển sinh đủ chi tiêu nhưng không biết và không nắm rõ được các doanh nghiệp cần gì, yêu cầu tối đa cho sinh viên sau tốt nghiệp như thế nào. Bên cạnh đó, một số cơ sở đào tạo cũng có những động thái nhất định trong việc khảo sát ý kiến doanh nghiệp để xây dựng hoặc điều chỉnh chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo, tuy nhiên vấn đề thời gian, nhân lực và phương pháp thực hiện không phải đơn vị nào cũng có thể sẵn sàng và thực hiện tốt. Do đó, xảy ra nhiều hiện tượng việc khảo sát doanh nghiệp chỉ nhằm mục tiêu đáp ứng “tiêu chí kiểm định chất lượng”. Sự đóng góp của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo không nhiều. Thứ hai, sự liên kết với các doanh nghiệp trong đào tạo được thực hiện đơn lẻ, thiếu sự đồng bộ. Sự liên kết với doanh nghiệp hiện nay được thực hiện rất rời rạc với sự chủ động của một số cơ sở đào tạo, mà chưa có sự nhìn nhận đó là một trong những yêu cầu cần thiết và bắt buộc trong quá trình đào tạo của nhà trường. Thứ ba, một số cơ sở đào tạo chỉ liên kết với doanh nghiệp ở mức tài trợ học bổng hoặc giới thiệu doanh nghiệp thực tập. Gắn kết với doanh nghiệp, không chỉ dừng lại ở vấn đề tìm chỗ thực hành cho sinh viên hay xin học bổng. Cái mà các trường hiện nay cần hướng tới là giúp sinh viên có cơ hội việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Thông qua sự liên kết với doanh nghiệp, sinh viên không chỉ có được chỗ thực tập, tìm được việc làm thêm trong quá trình học tập mà còn có cơ hội làm việc sau khi ra trường. Thứ tư, việc liên kết với các doanh nghiệp diễn ra chủ động và nhiều ở các trường ở khối kỹ thuật với những đầu tư về máy móc và chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp cho các cơ sở đào tạo. Trong khi đó, đưa thực tiễn vào các trường khối kinh tế và xã hội vào trường học đối các trường thì tương đối khó khăn hơn vì nhiều lý do như: lãnh đạo doanh nghiệp không có nhiều thời gian để đứng lớp, kinh phí để trả cho chuyên gia thỉnh giảng, môi trường thực hành nghề nghiệp thực tế cho sinh viên chưa có. Thứ năm, các cơ sở đào tạo mời giảng viên thỉnh giảng là những đại diện doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo sinh viên còn khiêm tốn. Hiện nay, hầu như các trường chỉ dừng lại ở mức mời các chuyên gia hoặc doanh nghiệp về nói chuyện chuyên đề với sinh viên. Điều này giúp sinh viên có cái nhìn mới hơn về các xu thế mới của xã hội và nghề nghiệp bên ngoài hơn. Tuy nhiên, cái cần hơn là doanh nghiệp phải tham gia trực tiếp vào chương trình đào tạo thì chưa được thật sự được triển khai mạnh mẽ ở các trường. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN 88 2.2. Trách nhiệm xã hội và lợi ích của doanh nghiệp trong liên kết Tương ứng với sự chủ động của các trường học, thì các doanh nghiệp cũng ngày càng đẩy mạnh sự liên kết giữa mình và các cơ sở đào tạo. Điều này không chỉ thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội mà còn mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích nhất định. Nhiều chương trình liên kết với các trường của doanh nghiệp để đào tạo sinh viên như các chương trình thực tập sinh tiềm năng của các ngân hàng, quản trị viên tập sự của Uniliver, Coca – Cola hay sự đầu tư máy móc thiết bị của Misubishi, Honda cho các trường ĐH nhằm tăng cao tính thực hành cho sinh viên. Một số kết quả điển hình có thể được kể đến là: - Chương trình Unilever Leadership Training Programme (ULEAD) của Unliver. ULEAD là chương trình đào tạo và phát triển tài năng lãnh đạo trong môi trường kinh doanh thực tế dành cho sinh viên chưa tốt nghiệp khối kỹ thuật & kinh tế duy nhất từ Unilever. Sứ mệnh của ULEAD là xây dựng thế hệ lãnh đạo trẻ tương lai của Việt Nam với việc tìm kiếm và rút ngắn khoảng cánh giữa giáo dục truyền thống với môi trường làm việc thực tế. Từ đó, mang đến cơ hội nghề nghiệp ngay khi ra trường, tạo đà cho sinh viên tiến nhanh và xa hơn trong tương lai với hệ giá trị tư duy và kỹ năng toàn diện, đáp ứng mong đợi từ doanh nghiệp. Thời gian huấn luyện gồm một tuần huấn luyện tập trung và các buổi huấn luyện vào cuối tuần. Lịch học được Unilever phối hợp cùng các trường đại học nhằm hỗ trợ tối đa cho sinh viên tham dự. Đây không những là chương trình Uniliver muốn tìm kiếm ứng viên công việc cho công ty mà là chương trình như thể hiện trách nhiệm của công ty trong việc phối hợp với các đơn vị đào tạo để mang trải nghiệm thực tế đến cho sinh viên. - Chương trình Thực tập viên tiềm năng Sacombank. Đây là một chương trình đặc biệt được Sacombank tiên phong tổ chức lần đầu tiên từ năm 2010 dành riêng cho các sinh viên năm cuối khối ngành kinh tế. Sau hơn 7 năm tổ chức, Sacombank đã tạo điều kiện cho gần 6.000 sinh viên được tiếp cận với môi trường ngân hàng chuyên nghiệp. Sinh viên được tạo mọi điều kiện để học việc, trải nghiệm công việc thực tế và hơn 80% sinh viên tham gia chương trình được tuyển dụng chính thức sau khi kết thúc quá trình học việc. Sacombank cũng đã phối hợp với nhiều trường ĐH trên cả nước để quá trình tuyển dụng thực tập được thuận lợi và nhanh chóng hơn (ví dụ như ưu tiên tuyển thẳng các ứng viên tại ngày Hội doanh nghiệp tại các trường đối tác). Tuy nhiên, việc thực hiện trách nhiệm xã hội đó trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực hay gần hơn là mang lại những lợi ích nhất định cho mình thì các doanh nghiệp vẫn còn một số bị động như sau: Thứ nhất, đa số các doanh nghiệp chưa chủ động đặt hàng các cở sở đào tạo về nguồn nhân lực. Trong công tác đào tạo cần có sự tham gia của các doanh nghiệp. Nhà trường và doanh nghiệp phải bắt tay tương hỗ lẫn nhau. Doanh nghiệp tạo điều kiện để sinh viên đến thực tập, thực hành nghề, nhà trường đào tạo nghề doanh nghiệp cần, thay vì đào tạo nghề KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 89 mình có. Muốn có sản phẩm nhân lực đáp ứng các tiêu chí tuyển dụng, doanh nghiệp phải chủ động đặt hàng nhà trường với những thông số cụ thể như: ngành nghề, số lượng, trình độ, kỹ năng, tính cách, tác phong. Thật ra, đó cũng chính là cơ sở để nhà trường xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Thứ hai, các doanh nghiệp chưa thật sự xem mình như một chủ thể quan trọng trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực. Doanh nghiệp là đối tượng thụ hưởng nhiều nhất từ hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, bởi suy cho cùng, mục đích quan trọng nhất của sinh viên khi ra trường là có được việc làm. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện nay chưa có sự quan tâm và thờ ơ với việc đào tạo tại các trường. Nhiều trường hợp các cơ sở đào tạo rất khó khăn trong việc thu thập ý kiến doanh nghiệp để xây dựng các chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, hoặc tham gia giảng dạy. Thứ ba, doanh nghiệp chưa thấy được hết các lợi ích của việc liên kết với nhà trường trong quá trình phối hợp đào tạo nên còn ngần ngại. Việc xây dựng các mối liên kết với nhà trường trong việc đào tạo - tuyển dụng sẽ mang lại những lợi ích nhất định cho doanh nghiệp. Rõ ràng doanh nghiệp được hưởng lợi rất nhiều từ mô hình này: doanh nghiệp có cơ hội theo dõi và tuyển chọn được những sinh viên giỏi, có năng lực thực tế phù hợp với yêu cầu của mình, doanh nghiệp không phải tốn nhiều thời gian để đào tạo lại... Bên cạnh đó, việc duy trì các chương trình như: Thực tập sinh tiềm năng, quản trị viên tập sự hàng năm sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình tốt hơn. Thứ tư, đa số các doanh nghiệp chỉ tham gia liên kết với nhà trường ở mức độ tài trợ học bổng hoặc tuyển dụng thực tập. Điều này giải quyết được phần nào nhu cầu của nhà trường và một bộ phận sinh viên. Tuy nhiên, đó chỉ là giải quyết điểm ngọn, trong khi đó, điểm gốc cần giải quyết đó là sinh viên có kỹ năng và khả năng thực tế cao trước khi đi thực tập, tức là đã được trang bị trên ghế nhà trường cùng với sự vận hành của doanh nghiệp. 2.3. Vai trò của nhà nước trong liên kết nhà trường – doanh nghiệp Thời gian qua, khi bàn về mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp chúng ta thường nói về trách nhiệm của doanh nghiệp hay sự chủ động của nhà trường mà thiếu đề cập đến vai trò của nhà nước trong điều tiết mối quan hệ này. Với kết quả đào tạo nguồn nhân lực của chúng ta không được như kỳ vọng, có thể thấy trách nhiệm của nhà nước ở những điểm như sau: Thứ nhất, chú trọng khả năng cung nhân lực nhiều hơn khả năng cầu nhân lực. Điều này thể hiện trong phê duyệt mở ngành đào tạo của các cơ sở đào tạo. Hầu như nhà nước chỉ chú trọng đến các chỉ tiêu về cơ sở vật chất, tiêu chuẩn về giảng viên, chương trình đào tạo, hồ sở mở ngành khi xét duyệt các chương trình đào tạo mà chưa có sự đánh giá khoa học về nhu cầu nhân lực của ngành đó trong tương lai. Hệ quả của điều này là rất nhiều ngành thừa nhân lực nhưng nhiều sinh viên theo học và ngược lại nhiều ngành doanh nghiệp cần nhân lực nhưng lại không có người học. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN 90 Thứ hai, yêu cầu để mở ngành đối với các cơ sở đào tạo của nhà nước chưa chú trọng nhiều vào sự tham gia của doanh nghiệp. Chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo đôi khi chỉ là sự “sao chép” từ các trường trên thế giới cũng được cấp phép mở ngành và tuyển sinh. Điều này dẫn đến hệ quả, nhiều chương trình đào tạo khi vận hành rất hàn lâm, nhưng thiếu đi tính thực tế từ doanh nghiệp. Thứ ba, nhà trường thiếu đi sự tự chủ tài chính trong quá trình liên kết với doanh nghiệp. Những quy định ràng buộc về mức chi cho giảng dạy, đặc biệt là các trường công lập đã làm cho các trường khó khăn trong việc mời doanh nghiệp về tham gia giảng dạy hoặc vận hành chương trình đào tạo với mức chi trả cao hơn. Thứ tư, nhà nước chưa có những cơ chế khuyến khích cho doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp hiện nay tham gia hỗ trợ máy móc, thiết bị cho nhà trường với giá trị nhiều tỷ đồng chủ yếu là vì trách nhiệm xã hội. Thế thì sự khác biệt và giá trị mà họ nhận lại là gì khi mà chưa chắc rằng những sinh viên của các trường đó sẽ làm việc lại cho họ. Do đó, nhà nước cần có những quy định hoặc cơ chế khuyến khích cụ thể cho những doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo cùng với các trường. 3. MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH NHẰM THÚC ĐẨY LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP - NHÀ TRƯỜNG - NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC Nhằm tăng cường quan hệ liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp – cơ quan nghiên cứu, đào tạo – chính quyền, trước hết cần nhận thức và xác định đúng đắn vị trí của các chủ thể trong mối quan hệ trên. Thứ tự của các chủ thể nên là: nhà trường – doanh nghiệp – nhà nước. Trong đó, nhà trường là chủ thể chính trong mối quan hệ này bởi suy cho cùng trách nhiệm đào tạo thuộc về nhà trường. Do đó, sự “chủ động và hợp tác” là yêu cầu đối với nhà trường khi vận hành mối quan hệ này. Sau nhà trường là doanh nghiệp, đối tượng tiếp nhận và hưởng lợi những đầu ra của chương trình đào tạo. Do đó, “hỗ trợ, hợp tác và trách nhiệm” là yêu cầu đối với doanh nghiệp trong vận hành mối quan hệ này. Cuối cùng là nhà nước, giữ vai trò điều phối, hỗ trợ, thúc đẩy mối quan hệ này vận hành tốt hơn. Như vậy, “điều phối và thúc đẩy” là yêu cầu đối với quản lý nhà nước trong quá trình vận hành mối quan hệ này. Cụ thể như sau: Một là, đối với nhà trường, cần nâng cao tính chủ động hơn nữa trong việc thúc đẩy các mối quan hệ và sự đóng góp của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo: - Thay đổi nhận thức, xem doanh nghiệp là một chủ thể quan trọng trong tiến trình đào tạo chứ không chỉ đơn thuần là những đơn vị tài trợ học bổng hay tiếp nhận sinh viên thực tập. Liên kết với doanh nghiệp, nhà trường có thể nắm bắt được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, phẩm chất của sản phẩm đào tạo. Các thông tin này có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thiết kế nội dung, chương trình đào tạo cũng như đổi mới phương pháp đào tạo của nhà trường. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 91 - Bắt buộc khi xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo phải có sự đóng góp thực chất của doanh nghiệp và đáp ứng yêu cầu về kiến thức, thái độ, kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp mà doanh nghiệp cần có ở một sinh viên tốt nghiệp. - Đưa giảng viên đi học tập thực tế tại các doanh nghiệp. Nếu như các trường gặp khó khăn về mặt kinh phí để mời doanh nghiệp về giảng dạy đại trà thì đây có thể là một giải pháp khả thi. Giảng viên sẽ được đưa đi học tập thực tế tại doanh nghiệp trong ngắn hạn và truyền đạt lại cho sinh viên khi lên lớp. - Thể hiện sự cầu thị của nhà trường trong việc hợp tác với doanh nghiệp. Điều này thể hiện qua việc nhà trường thường xuyên cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin liên quan đến quá trình đào tạo tương ứng với sự tài trợ của doanh nghiệp. - Chủ động động liên kết với doanh nghiệp để nhà trường có nhiều cơ hội để tăng cường cơ sở vật chất. Các doanh nghiệp có thể hỗ trợ giải quyết một phần khó khăn cho nhà trường về giảng đường, phòng thí nghiệm, thiết bị dạy học và đào tạo tại doanh nghiệp. Đặc biệt là cần chủ động trong việc thực hiện các hợp đồng nghiên cứu, tư vấn cho doanh nghiệp. Hai là, đối với doanh nghiệp, cần nâng cao sự hỗ trợ, hợp tác và trách nhiệm của mình trong quá trình đào tạo, bởi lẽ suy cho cùng nếu quá trình đào tạo tốt thì doanh nghiệp sẽ không mất chi phí đào tạo là và tuyển dụng được những nhân sự phù hợp nhất. Sự hỗ trợ, hợp tác và trách nhiệm đó thể hiện qua: - Bên cạnh nhà trường, đến bản thân mình, các doanh nghiệp cần xem mình như là một chủ thể quan trọng trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực. Với nhận thức đó, chắc chắn, doanh nghiệp sẽ có những thay đổi tích cực hơn trong việc đồng hành cùng nhà trường. - Doanh nghiệp còn có thể đặt hàng nhà trường làm những đề tài nghiên cứu khoa học về những vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải. Từ đó, doanh nghiệp có thể áp dụng những nghiên cứu vào thực tế để giải quyết những khó khăn của mình. - Chủ động đặt hàng nhà trường nguồn nhân lực, cùng nhà trường xây dựng chuẩn đầu ra, chương trình, đồng thời cũng phải giám sát quá trình đào tạo của nhà trường nhằm đảm bảo cuối cùng sẽ tuyển dụng được nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu. - Sẵn sàng cung cấp các chỗ làm thực tế trong ngắn hạn cho giảng viên để học tập và truyền thụ lại cho sinh viên. Bởi lẽ như đã đề cập, nếu như các trường không thể chi trả để mời doanh nghiệp về giảng dạy tại trường thì đây có thể là một giải pháp khả thi. Giảng viên sẽ được đưa đi học tập thực tế tại doanh nghiệp trong ngắn hạn và truyền đạt lại cho sinh viên. Ba là, đối với nhà nước, vai trò điều phối và thúc đẩy được thực hiện trong mối quan hệ ba bên này cần được thể hiện thông qua: - Phê duyệt các hồ sơ mở ngành và chỉ tiêu tuyển sinh cần có sự đánh giá khoa học LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN 92 về nhu cầu nhân lực của ngành đó trong tương lai. Giảm thểu tình trạng ngành thừa nhân lực nhưng nhiều sinh viên theo học và ngược lại nhiều ngành doanh nghiệp cần nhân lực nhưng lại không có người học. - Thẩm định chặt chẽ quá trình mở ngành của các trường. Điều này dường như đi ngược với xu hướng, nhưng trong bối cảnh nước ta hiện nay, có lẽ cần phải thực hiện. Yêu cầu để mở ngành đối với các cơ sở đào tạo của nhà nước cần chú trọng nhiều hơn nữa vào sự tham gia của doanh nghiệp. Cần bổ sung các tiêu chí về sự tham gia của doanh nghiệp trong xây dựng chuẩn đầu ra, chương trình và quá trình đào tạo là tiêu chí quan trọng để xét duyệt mở ngành. - Cơ quan kiểm định chất lượng đào tạo phải lấy tiêu chí phối hợp với doanh nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá cơ sở đào tạo. Hoạt động kiểm định cũng cần đi vào “thực chất” hơn để các trường ý thức được việc liên kết với doanh nghiệp là cần thiết thay vì chỉ là những hoạt động liên kết để “đối phó kiểm định”. - Nhà nước cần đẩy mạnh quá trình tự chủ tài chính cho các cơ sở giáo dục đào tạo hoặc có những cơ chế mở về tài chính nhằm giúp các trường chủ động hơn trong quá trình chi trả, mời giảng viên là những chuyên gia thực tế từ doanh nghiệp với mức chi phí cao hơn những định mức quy định. - Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi, khuyến khích dành cho những doanh nghiệp tham gia vào hỗ trợ đào tạo. Ví dụ những chương trình ưu đãi về các gói vay tín dụng, chương trình kích cầu, bình chọn doanh nghiệp tiêu biểu, miễn giảm thuế cần có thêm tiêu chí về tham gia vào đào tạo nhân lực của doanh nghiệp. Đây như là những ràng buộc về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nếu muốn tiếp cận được với những ưu đãi – vốn được thực hiện bằng đóng góp của xã hội (từ tiền thuế của người dân). 4. KẾT LUẬN Công tác liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp nên được tiến hành và phát huy tại các trường cũng như cơ sở đào tạo để có thể giải quyết được những bất cập và khó khăn trong thị trường nguồn lao động hiện tại ở Việt Nam khi có sự tham gia hỗ trợ của nhà nước. Với công thức kết hợp nhà trường – doanh nghiệp – nhà nước, hi vọng có thể đẩy mạnh sự phát triển của giáo dục đào tạo chất lượng cao hơn khi những năm sắp tới, khi thị trường lao động tại Đông Nam Á có sự chuyển biến chuyển dịch tự do giữa các quốc gia như: Thái Lan, Việt Nam, Lào, Singapore, Malaysia, Indonesia Có như thế, nền kinh tế ở nước ta mới có thể sánh vai kịp với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á, và các quốc gia trên thế giới. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đình Luận, 2015, “Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 22 – 05-06/2015. 2. Gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, https://baomoi.com/gan-ket-giua-nha- truong-va-doanh-nghiep/c/25145933.epi 3. Nhà trường liên kết với doanh nghiệp, https://baotintuc.vn/ban-tron-giao-duc/nha- truong-lien-ket-voi-doanh-nghiep-20140408061037557.htm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfyeu_cau_doi_voi_doanh_nghiep_nha_truong_va_nha_nuoc_trong_ho.pdf
Tài liệu liên quan