Ý thức học tập các môn Kế toán của sinh viên của năm nhất ngành Kế toán toàn trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh

Trong thời đại hiện nay, xu thế hội nhập, phát triển với thế giới là mục tiêu quan trọng của từng quốc gia.

Cùng với xu hướng đó, các luồng tư tưởng mới từ khắp nơi ngày càng xâm nhập, chi phối cách nhìn

nhận, lối sống của đại đa số bộ phận của người dân nước ta, đặc biệt là phần đông tầng lớp sinh viên

hiện nay. Nói đến sinh viên Việt Nam là nói tới một thế hệ trẻ năng động, đầy sức sống và sáng tạo,

những người đang nắm giữ chìa khóa mở ra cánh cửa cho những tiến bộ khoa học công nghệ đầy triễn

vọng và đột phá. Nói cách khác, họ là lớp thanh niên trí thức đại diện và quyết định cho tương lai của đất

nước. Bởi vậy, ý thức học tập của sinh viên là một điều quan trọng hết sức cần thiết. Để làm rõ vấn đề

này, nhóm chúng em đã thực hiện đề tài:”Đánh giá về ý thức học tập các môn kế toán của sinh viên của

năm nhất ngành kế toán toàn trường Đại Học Công Nghệ Tp.HCM”

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ý thức học tập các môn Kế toán của sinh viên của năm nhất ngành Kế toán toàn trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
423 Ý THỨC HỌC TẬP CÁC MÔN KẾ TOÁN CỦA SINH VIÊN CỦA NĂM NHẤT NGÀNH KẾ TOÁN TOÀN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM Lê Thu Huyền, Bùi Châu Nhi, Mai Thiện Hoài Nam, Tăng Thị Cẩm Tú, Hồ Thị Thảo Khoa Kế toán  Tài chính  Ngân hàng, trường Đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh, HUTECH TÓM TẮT Trong thời đại hiện nay, xu thế hội nhập, phát triển với thế giới là mục tiêu quan trọng của từng quốc gia. Cùng với xu hướng đó, các luồng tư tưởng mới từ khắp nơi ngày càng xâm nhập, chi phối cách nhìn nhận, lối sống của đại đa số bộ phận của người dân nước ta, đặc biệt là phần đông tầng lớp sinh viên hiện nay. Nói đến sinh viên Việt Nam là nói tới một thế hệ trẻ năng động, đầy sức sống và sáng tạo, những người đang nắm giữ chìa khóa mở ra cánh cửa cho những tiến bộ khoa học công nghệ đầy triễn vọng và đột phá. Nói cách khác, họ là lớp thanh niên trí thức đại diện và quyết định cho tương lai của đất nước. Bởi vậy, ý thức học tập của sinh viên là một điều quan trọng hết sức cần thiết. Để làm rõ vấn đề này, nhóm chúng em đã thực hiện đề tài:”Đánh giá về ý thức học tập các môn kế toán của sinh viên của năm nhất ngành kế toán toàn trường Đại Học Công Nghệ Tp.HCM” Từ khóa: Học tập, kế toán, sinh viên năm nhất, trường ĐH Hutech, ý thức học tập. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ về thực trạng học tập hiện nay của sinh viên Đại Học Công Nghệ Tp.HCM, từ đó sinh viên có thể lựa chọn cho mình một định hướng một phương pháp học tập hiệu quả đặc biệt là các môn ngành kế toán. Xác định thực trạng thái độ học tập của sinh viên và nguyên nhân của thực trạng, từ đó đưa ra giải pháp góp phần nâng cao chất lượng học tập của sinh viên đối với các môn ngành kế toán. 2. NỘI DUNG 2.1 Khái niệm về ý thức và ý thức học tập Ý thức là hình thức phản ánh tâm lí cao nhất chỉ có ở người, được phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con người hiểu được các tri thức, các hiểu biết mà con người đã tiếp thu được trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan Ý thức học tập ngành kế toán là thái độ tự giác đối với môn học, với quá trình tự tìm hiểu và lĩnh hội những tri thức cũng như những kĩ năng của các môn học ngành Kế Toán. Ý thức học tập của sinh viên năm nhất ngành Kế Toán biểu hiện ở mặt tự giác, nhận thức, hành động và kết quả học tập 2.2 Tầm quan trọng của ý thức học tập đối với sinh viên năm nhất Ý thức có một vai trò quan trọng trong quá trình vận động của con người. Ý thức học tập gắn liền với vận mệnh của một con người, đặc biệt là với sinh viên năm nhất khi mới bước vào giảng đường đại học. Ý thức là động cơ thúc đẩy con người cố gắng hết mình với hoạt động đó. Khi có ý thức, chúng ta sẽ tự giác hoàn thành phần việc của mình, không đùn đẩy trách nhiệm của mình cho người khác. Ông cha ta có câu:”Cần cù bù thông minh”, nên cho dù việc có khó khăn đến đâu con người vẫn cố gắng hết sức để vượt qua để đạt được kết quả mong muốn. Đối với hoạt động nhận thức, khi không có ý thức học tập sẽ 424 không có động lực học, dẫn đến việc bỏ bê học tập và đạt kết quả không cao. Thực tế cho thấy ý thức học tập đối với những bộ môn ngành Kế Toán tỉ lệ thuận với kết quả học tập của sinh viên 2.3 Thực trạng về ý thức học tập của sinh viên năm nhất ngành Kế toán 2.3.1 Suy nghĩ của sinh viên về ý nghĩa của việc học đại học Hầu hết, sinh viên Đại học đều nhận thức được mục đích của việc học đại học và quyết định chọn nghề nghiệp phù hợp. Đa số sinh viên nhận thức được học tập là cách trang bị kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp, hoàn thiện và khẳng định bản thân để có một công việc ổn định, có được thu nhập cao cũng như cơ hội thăng tiến trong tương lai. Trong đó, những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tích cực đến hứng thú học tập của sinh viên chính là từ ý chí bản thân của người học, từ giảng viên và từ nhà trường. Những yếu tố tích cực này là những điểm thuận lợi trong quá trình học tập tại trường, cần chú trọng để phát huy hơn nữa để có được môi trường học đường tốt nhất, tạo điều kiện tối ưu để tiếp nhận tri thức cho sinh viên, nâng cao chất lượng dạy và học. 2.3.2 Thực trạng về ý thức học tập của sinh viên năm nhất Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của cả xã hội. Thực trạng nhức nhối của nền giáo dục hiện nay là nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam. Bàn về tính không hiệu quả của giáo dục ngày nay đặc biệt là giáo dục Đại học, người ta thường đổ lỗi do thiếu trang thiết bị học tập, thương mại hóa giáo dục, phong cách giảng dạy của giảng viên, việc học thiên về lý thuyết nhiều hơn thực tiễn ... mà quên đi thái độ của sinh viên trong việc học của mình. Theo số liệu khảo sát của báo Tuổi trẻ, thì chỉ 30% trong số những sinh viên được hỏi có thái độ tích cực trong học tập, trong khi có đến 70% chọn giải pháp học đối phó và học chỉ để qua môn. Có một thực tế đáng buồn là sau bao năm học phổ thông vất vả, nặng nhọc để giành được một chiếc ghế lên giảng đường Đại học thì không ít Sinh viên đã vội vàng tự mãn, xem Đại học chỉ là nơi xả hơi, tụ tập gặp gỡ, ăn chơi đua đòi cùng chúng bạn thay vì biết trân trọng thành quả và sự cố gắng của mình. Trong những năm gần đây, việc học tập các môn kế toán của sinh viên các trường nghành kế toán vẫn còn nhiều hạn chế, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, không ít sinh viên sợ học môn đại cương và chuyên ngành kế toán, coi việc học những môn này là một việc mệt nhọc, đau đầu, những kỳ thi là cực hình Ý thức học tập giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của quá trình và kết quả học tập. Việc hình thành ý thức học tập các môn kế toán ngay từ ban đầu sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn học này, góp phần tăng thêm lòng yêu thích, cũng như trách nhiệm của sinh viên đối với việc học tập của bản thân. Có thể thấy chất lượng học tập nói chung và kết quả học tập các môn kế toán nói riêng phụ thuộc đáng kể vào thái độ và ý thức của sinh viên với môn học. Trong 5 năm trở lại đây, các trường cao đẳng, đại học dần thay đổi phương thức dạy và học, từ niên chế sang tín chỉ. Các triết lý làm nền tảng cho đào tạo theo tín chỉ là cá thể hóa việc học tập nhằm phát huy tối đa khả năng tự học và tư duy sáng tạo của sinh viên. Sinh viên có thể học theo năng lực và điều kiện của riêng mình. Đồng thời buộc sinh viên phải chủ động, không lệ thuộc vào thầy cô trên lớp cũng như khả năng tự thích nghi và có tinh thần tự học cao. Tuy nhiên, thực tế sinh viên Việt Nam hiện nay không mấy mặn mà gì với việc “tự học” mà thay vào đó là “tự chơi” nhiều hơn. 2.3.4 Nguyên nhân khiến sinh viên năm nhất thường không chú trọng vào việc học, đặc biệt là các môn Kế toán Một trong những lý do là khả năng tiếp cận thông tin của sinh viên ta còn non kém và thường không có ý thức tự giác học tập và trau dồi kinh nghiệm. Khi còn học phổ thông, đặc biệt là cấp III, các bạn học sinh đã phải mang trên vai gánh nặng tâm lý từ gia đình là phải vào Đại học. Nhưng bản thân những cô, cậu ấy chưa hoặc không nhận thức được vào Đại học để làm gì? Và chuyên ngành mình chọn có phù hợp với mục tiêu, sở thích, tính cách năng lực của bản thân hay không? Chính vì thế mà khi đã đậu vào Đại học rồi thì cũng đồng nghĩa với việc đã làm xong nghĩa vụ với bố mẹ và người thân chứ không phải đạt được ước mơ của chính bản thân thì làm gì có được sự trân trọng thành quả cố gắng học tập. Rất nhiều sinh 425 viên ngành Kế Toán chọn ngành này vì khi ra trường sẽ có một công việc với mức thu nhập ổn định và dễ tìm kiếm việc làm. Một lý do khác nữa là Sinh viên năm thứ nhất thường chịu ảnh hưởng nhiều từ “sự hướng dẫn” của các anh chị đi trước và các thầy cô cấp III, gia đình thường nói:”Lên Đại học rồi muốn chơi gì thì chơi”,”Học Đại học dễ mà”. Các bạn đang cực kỳ thỏa mãn với chính mình, 12 năm đèn sách rồi, vượt qua bao nhiêu đối thủ mới có thể trở thành sinh viên Đại học, thỏa mãn mong ước của bố mẹ, thầy cô, bè bạn. Càng nghĩ các bạn càng tự hào và hài lòng về bản thân mình lắm. Rồi các bạn dần cảm thấy cái lý lẽ “nghỉ xả hơi” rất có tình, có lý. Đúng quá! Theo quan điểm năm nhất ăn chơi, năm hai thong thả, năm ba cố gắng, năm tư chuẩn bị ra trường thì các bạn chỉ mới ở giai đoạn I mà thôi vội gì. Có nhiều bạn lên lớp chỉ để điểm danh, thậm chí là có nhiều bạn nhờ điểm danh hộ. Nhiều bạn đi trễ vẫn ung dung mà không hề có chút vội vàng, hay ngủ dậy muộn 5 phút rồi nghỉ luôn tiết đầu. Có những bạn đi học như đi chơi, vào lớp không nghe thầy cô giảng bài mà chỉ ngồi nói chuyện, thậm chí nghịch điện thoại trong giờ học. Và khi đến giờ kiểm tra lại đi hỏi bài, đi chép bài bạn này bạn kia. “Thả phanh” ung dung suốt học kỳ để rồi đến kỳ thi lại lao đầu vào học, thức khuya dậy sớm chạy mãi mà vẫn không đuổi kịp khối kiến thức mà cả học kỳ không thèm để mắt tới. Cứ chọn đại một “tủ” may mắn thì trúng, còn không thì... thi lại. Thi lại mà rớt thì ... học lại.... Những bạn này thường đến lớp thi bằng khuôn mặt mệt mỏi và đương nhiên kết quả đạt được chỉ có... trời mới biết. May mắn thì qua, coi như thoát hiểm, còn không lại lục đục mượn vở bạn bè ôn luyện, lại thi, qua được lần hai có thể thở phào, hú vía, còn nếu không, chuyện nhỏ, học lại với các em cũng vui. Kết quả là các cô cậu sinh viên được “tốt nghiệp sớm” hoặc “tốt nghiệp trễ” hay tốt nghiệp đúng lúc nhưng không biết gì? " Đây cũng là hiện trạng “học để lấy bằng cấp chứ không phải để lấy kiến thức” - tấm bằng cử nhân của chúng ta lúc này có giá trị bằng một tờ giấy chứng nhận “năng lực ảo" là công lao của những đêm thức trắng ôm tập “tụng” một cách vội vã gấp gáp để rồi quên ngay sau khi kỳ thi vừa kết thúc.Đặc biệt những môn trong ngành Kế Toán “sai một li đi một dậm”,với những kế toán viên chỉ hơn nhau một con số 0 thì thứ bạn mất đi có thể chỉ là một công việc hay thậm chí là tất cả những gì mà bạn đang có . Mà những người chỉ có “năng lực ảo”, việc xãy ra sai sót là điều đương nhiên. Trong quá trình học tập theo tâm lý của sinh viên phần lớn chỉ tập trung vào các môn học nhẹ nhàng, không cần tính toán, không cần làm nhiều bài tập, không quá nhiều số liệu, không quy tắc, không cần tuân theo chuẩn mực,... mà mệt mỏi, chán nản việc học những môn kế toán . Điều gì chi phối thái độ của sinh viên đối với môn học. Và chính trong suy nghĩ của các bạn sinh viên đặc biệt là sinh viên năm nhất ngành kế toán chỉ coi những môn Đại Cương là môn cơ sở, là môn phụ. Hầu hết sinh viên tập trung cho việc học chuyên ngành là chính. Các bạn sinh viên không nhận thức được môn Đại Cương là nền tảng để học được các chuyên ngành,...nó là bước nền cho các bạn nhìn nhận các vấn đề về kinh tế, tài chính, những vấn đề cần học trong tương lai các bạn sinh viên không nắm được các nguyên tắc, các phương pháp kế toán, dần dần chán nản trong học tập, coi giờ học môn này dài như một thế kỉ, chưa ý thức được tác dụng vị trí, vai trò của các môn kế toán đặc biệt là các môn đại cương,... Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự thiếu ý thức tự giác của sinh viên đối với giờ học những môn kế toán. Bên cạnh đó còn một nguyên nhân nữa đó chính là môi trường học tập, phương pháp giảng dạy. Giảng viên giảng lý thuyết quá nhiều, không có những ví dụ thực tế, những mô phỏng ảo một người làm kế toán là như thế nào. Việc “thầy ghi trò chép “làm cho sinh viên không có ý thức tìm tòi về môn học, làm sinh viên dựa dẫm vào việc nghe giảng đến ngay cả khi thầy cô có lật lại vấn đề để hỏi thì sinh viên cũng không biết và mà có biết cũng không muốn trả lời. Ở Việt Nam, thầy giáo phải nhắc đi nhắc lại cho sinh viên từng ý cho sinh viên vì sợ họ quên. Có những sinh viên không chịu đọc giáo trình trước khi đến lớp khiến thầy phải ghi chú gạch từng ý trong trang giáo trình cho sinh viên. Thầy phải “cầm tay chỉ việc” cho từng sinh viên.... Ngoài ra, do điều kiện các môn học cơ sở học ghép lớp, số lượng sinh viên rất là đông, một lớp từ 100 tới 150 sinh viên, chỗ ngồi chật chội, nhìn lên bảng cũng không rõ, khoảng cách không gian thầy trò rất xa. Vậy thử hỏi sau mỗi buổi học các bạn sinh viên học tập được những gì và tiếp thu được bao nhiêu? Như vậy làm thế nào để tạo được ý thức tự giác học tập cho sinh viên khi mà nhận thức của các em về các môn kế toán còn nhiều hạn chế, phương pháp giảng dạy còn nghèo nàn, không sinh động, cơ sở vật chất còn nhiều hạn hẹp. Đây chính là một trong những vấn đề khó khăn mà các thầy cô ngành Kế Toán của các trường ĐH- CĐ đang phải đối mặt. 426 Làm thêm, dạy kèm dẫn đến lơ là học tập, hoặc không theo nổi chương trình học ĐH là những lý do sinh viên bị buộc thôi học. Tuy nhiên đó không phải là lý do chính, vì có những sinh viên vừa học vừa làm thêm nhưng kết quả học tập vẫn đạt điểm cao. Cũng có rất nhiều sinh viên năm nhất có một ý thức học tập tốt và định hướng đúng đắn ngay từ ban đầu. Họ tự tìm thêm tài liệu, tham khảo giáo trình dạy học, có trao đổi và tương tác với giáo viên trong giờ học và chỗ nào không hiểu họ tự động xin phép thầy giảng lại hoặc đi hỏi bạn bè. Những sinh viên này biết tầm quan trọng của những môn kế toán đối với ngành học và tương lai của mình. Còn những sinh viên không chịu tìm tòi sách, tài liệu phục vụ cho chuyên môn của mình dẫn đén việc mất gốc, thi lại và học lại tiền miên. Thế nhưng, với những hiện trạng nêu trên vô tình chỉ ra việc giáo dục Đại học mà tiêu biểu là sinh viên với việc học hiện nay chỉ mang tính hình thức. 2.4 Giải pháp tăng cƣờng động lực học tập đối với sinh viên khối ngành kế toán, Trƣờng Đại học Công Nghệ TP.HCM * Từ phía Nhà trường – Theo một số kết quả khảo sát của một số trường Đại Học , “Tăng cường các hình thức khen thưởng” chiếm 67.4% lượt đề xuất của sinh viên, điều này thể hiện rõ các sinh viên có sự cố gắch nhưng chưa đạt được đến mức được khen thưởng hoặc điều kiện đạt học bổng khó khăn khiến nhiều sinh viên khó có thể đạt được, chưa tạo được sự đa dạng của các hình thức khen thưởng, đó là những nguyên nhân dẫn đến động lực học tập của sinh viên giảm sút. Nhà trường nên có nhiều hình thức khen thưởng khác nhau chứ không nên chỉ có hình thức tặng học bổng cho những sinh viên có thành tích học tập đặc biệt xuất sắc, những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, dân tộc thiểu số. Các hình thức khen thưởng có thể đa dạng và phong phú hơn như là: những chuyến tham quan du lịch hay miễn giảm học phí cho những sinh viên có có học lực giỏi hoặc thành tích hoạt động đoàn xuất sắc, tặng học bổng cho những bạn có sự vươn lên trong học tập. – “Tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, chuyến đi thực tế” chiếm 62.9% tổng số lượt ý kiến. Có thể nói rằng, việc cân bằng giữa lý thuyết và thực hành là điều vô cùng quan trọng, giúp sinh viên có cơ hội, điều kiện áp dụng những kiến thức đã học vào đời sống thực tế để sinh viên có những điều chỉnh theo hướng tích cực nhằm thay đổi bản thân, nâng cao kết quả học tập. Đặc biệt là đối với sinh viên kế toán việc tiếp xúc thực tế với môi trường làm việc đóng vai trò quan trọng và cũng giúp ích cho công việc trong tương lai thay vì chỉ ngồi học rồi định khoản, tính toán để sau này rất nhiều phương pháp tính toán sẽ được máy tính tự động tính toán thay vì phải làm thật dài theo phương pháp thong thường. – “Giảm các môn học không liên quan chặt chẽ đến chuyên ngành” chiếm 47.3% cho thấy việc rút ngắn thời gian đào tạo bằng giảm bớt các môn học không liên quan chặt chẽ đến ngành học tại đại học là phù hợp với việc hội nhập quốc tế, có thể để sinh viên tự học thêm. – -“Tăng cường hỗ trợ việc làm, kiến tập cho sinh viên” chiếm 46.3 %. Công tác tư vấn hỗ trợ việc làm cho sinh viên luôn được nhà trường quan tâm, chú trọng. Tuy nhà trường nên thường xuyên tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên ở cấp khoa/bộ môn nhưng rất nhiều sinh viên không thể cập nhật kịp thời để rồi bỏ lỡ những sự kiện đó. Nhà trường nên thông báo lại về lớp thay vì chủ yếu thông báo trên fanpage. Nhà trường cũng nên tổ chức nhiều hơn nữa các buổi hội thảo tư vấn việc làm theo chuyên ngành tạo cơ hội tiếp xúc giữa các nhà tuyển dụng với sinh viên, giúp một số sinh viên tìm được việc làm hoặc nơi thực tập hướng nghiệp. * Từ phía giảng viên – Giúp sinh viên có ý thức học tập bằng cách tìm hiểu nắm được đối tượng trò chuyện đặt câu hỏi kích thích để sinh viên tìm hiểu cái hay của nghề nghiệp mình đang theo học, tạo cơ hội cho sinh viên tìm hiểu thực tế, tặng điểm thưởng cho sinh viên có phát biểu ý kiến và làm bài tập đầy đủ. 427 – Khi xây dựng đề cương chi tiết của môn học nên nêu rõ nội dung nào sinh viên phải tự nghiên cứu, nội dung nào là trọng tâm, mục đích kiến thức cần đạt được, các tiêu chí và hình thức đánh giá sản phẩm tự nghiên cứu, giới thiệu giáo trình chính và tài liệu tham khảo cho nội dung tự nghiên cứu. – Khi bắt đầu dạy môn học nào đó, giảng viên nên dành khoảng thời gian thích hợp hướng dẫn sinh viên phương pháp tự học một cách khoa học: cách đọc hiểu tài liệu, cách tổng hợp thông tin thu được, cách ghi nhớ, giúp sinh viên có sức chiến thắng những khó khăn (nhất là ở giai đoạn đầu), nhưng tránh làm cho sinh viên có tư tưởng ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. – Trợ giúp sinh viên “gỡ nút” để tiếp tục tìm tòi, khám phá khi cần thiết như: giúp đỡ sinh viên kém lấp lỗ hổng kiến thức, hướng dẫn sinh viên khá giỏi đọc thêm tài liệu tham khảo, hướng dẫn sinh viên tự kiểm tra/đánh giá kiến thức tự học của mình, tạo điều kiện tối đa về tài liệu cho sinh viên, giới thiệu cho sinh viên các phương tiện học tập... – Có kế hoạch tham gia đánh giá quá trình tự học của sinh viên dưới nhiều hình thức: trao đổi, thảo luận, bài kiểm tra, tiểu luận, động cơ thái độ học tập Cần xác định các tiêu chí đánh giá và phổ biến đến sinh viên; sản phẩm của sinh viên giảng viên phải có ý kiến nhận xét đánh giá và kịp thời trả sản phẩm cho sinh viên để sinh viên có thể tự điều chỉnh kiến thức. – Sử dụng nhiều hình thức hướng dẫn sinh viên tự học: trực tiếp trên lớp, qua trò chuyện hay sử dụng công nghệ thông tin; Tổ chức các chuyên đề ngoại khóa, câu lạc bộ vận dụng kiến thức nhằm giải quyết những vấn đề có liên quan nội dung chương trình, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học. – Kết hợp hoạt động học tập, hoạt động nghiên cứu khoa học với thực tiễn cuộc sống, thực tiễn nghề nghiệp tương lai của sinh viên. * Từ phía sinh viên – Sinh viên cần rèn luyện tích cực hơn, chủ động học tập hơn nữa. Mạnh dạn nêu lên những đóng góp, ý kiến, thắc mắc trong quá trình học của bản thân để được kịp thời giải đáp, không để bị hổng kiến thức . Sẳn sàng hỏi thầy cô bạn bè về phần kiến thức mình chưa nắm rõ. Nhất là sinh viên ngành kế toán việc để hổng một phần kiến thức, một phần tính toán sẽ ảnh hưởng tới kết quả học tập của những môn tiếp theo. – Áp dụng phương pháp học tập hợp lý để chiếm lĩnh tri thức một cách hiệu quả, sáng tạo, sâu sắc tạo nền tảng vững chắc cho bản thân có thể tự tin làm việc giữa môi trường ngày càng đòi hỏi những yêu cầu khắt khe hơn như hiện nay. – Chủ động cải thiện những nguồn kiến thức còn thiếu, tham gia các hoạt động ngoại khóa không chỉ trong mà còn ngoài trường, tham gia/theo dõi/cập nhật các thông tin liên quan đến ngành học, giao lưu học hỏi giữa các sinh viên trong và ngoài trường để từ đó bù đắp vào phần kiến thức còn thiếu. – Bên cạnh đó, sinh viên cần chú ý trau dồi các kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng hội thoại, kĩ năng thuyết trình đã được giáo dục trong tất cả các học phần giảng dạy tại nhà trường. – Học hỏi thêm kinh nghiệm làm việc và học tập từ các khóa anh chị đi trước để có thể hiểu được cách vận hành, cách làm việc thực tế sau khi hoàn thành chương trình học ở đại học. 3. KẾT LUẬN Sinh viên là lứa tuổi có sự phát triển mạnh mẽ về trí tuệ và hoàn thiện về nhân cách. Họ đang trong giai đoạn chuẩn bị để thành người lao động thực thụ và không còn phụ thuộc vào gia đình. Ở lứa tuổi này, sinh viên đã là một công dân thực thụ của đất nước với đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ trước pháp luật. Tất cả những điều trên làm cho sinh viên có vai trò, vị trí xã hội rõ rệt. Để có được vai trò và vị trí đó sinh viên phải khẳng định được bản thân, mà trước hết là trong hoạt động học tập - nghề nghiệp. Nhưng muốn học tốt và kết quả cao thì ý thức học tập chính là yếu tố quan trọng. Đặc biệt đối với sinh viên thì ý thức học tập được coi là một điều kiện quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.Nhưng không vì thế mà sinh viên nào đó đều có ý thức tự giác trong học tập. Chính vì vậy việc 428 khơi dậy ý thức học tập cho sinh viên là điều rất quan trọng, là cách tối ưu nhất giúp các bạn lĩnh hội tri thức cũng như đảm bảo cho sự thành công trong cuộc đời của mỗi cá nhân. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết cho hoạt động giáo dục là phải tổ chức dạy và học như thế nào để hình thành và nâng cao ý thức học tập, tự giác tìm hiểu kiến thức cho sinh viên. Muốn vậy cần phải triển khai đồng bộ các giải pháp và cần có sự chung tay giúp sức của tất cả các đơn vị trong toàn trường. Và là thách thức của các bạn sinh viên có vượt lên chính mình, có chịu tìm tòi và lĩnh hội những kiến thức để phát triển bản thân và xa hơn là phát triển xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hoàng Thị Bích Hạnh, Nguyễn Thanh Tùng, Phạm Ngọc Tuyền, Hoàng Thnah Tuyền. dai-nam.htm [2] https://text.123doc.org/document/4515831-dieu-tra-danh-gia-ve-y-thuc-hoc-tap-hien-nay-cua-sinh- vien-hoc-vien-nong-nghiep-viet-nam-va-de-xuat-cac-giai-phap-nang-cao-y-thuc-hoc-tap-de-dat-ket- qua-hoc-tap-tot-hon.htm [3] Mai Thùy Trang, Đỗ Hồng Cường, Phạm Thị Kim Phương, Trần Thị Tuyết Minh (Khoa kinh tế, ĐH Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh https://www.chungta.com.vn/nd/tu-lieu-tra- cuu/vi_sao_sinh_vien_truong_dai_hoc_thuong_hoc_dai.html [4] Th.S Thái Thị Nho- Giải pháp khơi dậy niềm đam mê trong học tập và nghiên cứu môn Nguyên lý kế toán của sinh viên khối ngành Kinh tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfy_thuc_hoc_tap_cac_mon_ke_toan_cua_sinh_vien_cua_nam_nhat_ng.pdf
Tài liệu liên quan