Ý thức, hành động bảo vệ môi trường của sinh viên Viện đào tạo Quốc tế trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Hutech)

Ở Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH), nhìn chung sinh viên đã có ý thức và nhận

thức tốt về môi trường (93% SV nhận thức việc bảo vệ môi trường là quan trọng; hầu hết 100% SV

đều có những hành động tích cực bảo vệ môi trường). Nguồn kiến thức mà sinh viên thu nhận được

từ nhiều kênh thông tin khác nhau, trong đó nhà trường đóng vai trò rất quan trọng trong việc rèn

luyện nhận thức, định hướng thái độ và phát triển năng lực hành động vì môi trường cho sinh viên

(26,5% SV từng tham gia các hoạt động do Khoa/Viện hoặc Trường tổ chức, 73,5 SV chưa từng

tham gia). Do đó, nhà trường cần tích cực tổ chức các hoạt động ngoài giờ về bảo vệ môi trường,

những buổi lao động thường xuyên giúp trường, lớp “ anh, sạch, đẹp” hơn. Không chỉ vậy, nhà

trường cần chú trọng đào tạo nội dung rèn luyện các kỹ năng sống cho sinh viên để các bạn có

thêm năng lực giải quyết các vấn đề về môi trường theo phương diện cá nhân và trong sự tương tác

với cộng đồng một cách chủ động, sáng tạo và hiệu quả

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ý thức, hành động bảo vệ môi trường của sinh viên Viện đào tạo Quốc tế trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Hutech), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
959 Ý THỨC, HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH (HUTECH) Nguyễn Đỗ Phương Nguyên, Phan Bảo Châu Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Phạm Hải Định TÓM TẮT Ở Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH), nhìn chung sinh viên đã có ý thức và nhận thức tốt về môi trường (93% SV nhận thức việc bảo vệ môi trường là quan trọng; hầu hết 100% SV đều có những hành động tích cực bảo vệ môi trường). Nguồn kiến thức mà sinh viên thu nhận được từ nhiều kênh thông tin khác nhau, trong đó nhà trường đóng vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện nhận thức, định hướng thái độ và phát triển năng lực hành động vì môi trường cho sinh viên (26,5% SV từng tham gia các hoạt động do Khoa/Viện hoặc Trường tổ chức, 73,5 SV chưa từng tham gia). Do đó, nhà trường cần tích cực tổ chức các hoạt động ngoài giờ về bảo vệ môi trường, những buổi lao động thường xuyên giúp trường, lớp “ anh, sạch, đẹp” hơn. Không chỉ vậy, nhà trường cần chú trọng đào tạo nội dung rèn luyện các kỹ năng sống cho sinh viên để các bạn có thêm năng lực giải quyết các vấn đề về môi trường theo phương diện cá nhân và trong sự tương tác với cộng đồng một cách chủ động, sáng tạo và hiệu quả. Từ khóa: Bảo vệ môi trường, giáo dục, môi trường học đường, sinh viên, ý thức. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không có khả năng tự phân hủy và bị ô nhiễm; gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng [1], [2]. Những vấn đề này đã không còn xa lạ đối với toàn dân, đặc biệt hơn là các bạn học sinh, sinh viên – những chủ nhân tương lai của đất nước. Việc giáo dục, tuyên truyền về bảo vệ môi trường đều được diễn ra ở khắp các trường học hàng năm. Đối xử tốt, sống thân thiện với môi trường, ta sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, tận hưởng những cảnh đẹp từ thiên nhiên. Vậy mà đâu đó vẫn còn những bạn chưa thực sự có ý thức, cứ góp phần gây ô nhiễm môi trường, mà đặc biệt hơn là tại chính nơi mình đang học tập và làm việc [3]. Do đó, nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường là một hành động rất thiết thực và có ý nghĩa đối với toàn dân nói chung và với sinh viên Viện Đào tạo Quốc tế Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh nói riêng. 960 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Nhằm phân tích nhận thức, thái độ và hành động bảo vệ môi trường của sinh viên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trực tuyến sinh viên của VĐTQT về vấn đề này. Từ đó nhóm nghiên cứu rút ra nhận xét và đề xuất việc nâng cao ý thức, hành động bảo vệ môi trường của sinh viên VĐTQT ở HUTECH. 2.2 Đối tượng nghiên cứu Sinh viên VĐTQT Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương tiện Kết quả nghiên cứu được phân tích dựa vào phiếu khảo sát được thiết kế trên Google Form, thông tin sau đó được tổng hợp và thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel 2016. 2.3.2 Phương pháp Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp thu thập và xử lý số liệu dựa vào phiếu khảo sát ý kiến về ý thức, hành động bảo vệ môi trường của sinh viên VĐTQT Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Nhận thức của sinh viên VĐTQT Trước tiên sẽ khảo sát về nhận thức cơ bản của sinh viên về môi trường, cụ thể là sinh viên cảm nhận về quan cảnh nhà trường tốt, sạch, đẹp; bình thường hay không tốt đã được thể hiện đầu tiên ở bảng khảo sát dưới dạng câu hỏi đóng một lựa chọn. Các bạn sinh viên đã có những câu trả lời rất tích cực và đáng để quan tâm. Kết quả có khoảng 93% SV cho thấy môi trường đang ở mức tốt và bình thường. Chỉ có 1% SV nhận thấy rằng môi trường đang ở mức báo động. Hình 1: Cảm nhận về môi trường xung quanh của sinh viên VĐTQT 961 Như vậy theo kết quả, tỷ lệ tình trạng tốt, sạch, đẹp với tình trạng bình thường (chưa đến mức báo động) có sự chênh lệch không đáng kể là 1,9%. Điều này cho thấy rằng, môi trường HUTECH đang trong mức tương đối ổn định. Tuy nhiên, cùng với sự ô nhiễm và thay đổi bất thường của thời tiết thì kết quả này cũng khá quan ngại. Vì vậy, chúng ta cần nâng cao ý thức của sinh viên, có những hành động thiết thực hơn nữa để bảo vệ một môi trường học đường xanh, sạch, đẹp. 3.2 Ý thức của sinh viên VĐTQT Ý thức của sinh viên đối với môi trường cũng được khảo sát bằng các bảng câu hỏi đóng hoặc mở đa dạng. Hình thức này giúp cho sinh viên không chỉ dừng lại ở những câu trả lời có sẵn đã được nêu ra trong bảng khảo sát mà còn có thể đóng góp những ý kiến khác của bản thân mình. Hầu hết, chiếm hơn 93% SV nhận thức việc bảo vệ môi trường là quan trọng, 6,9% SV có ý kiến bình thường và hoàn toàn không có sinh viên nào cho rằng hoạt động này là không quan trọng. Điều này chứng tỏ vấn đề bảo vệ môi trường cũng là mối quan tâm tương đối đặc biệt đối với sinh viên HUTECH (Hình 2). Hình 2: Nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường đối với sinh viên VĐTQT Sinh viên có vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý thức về môi trường của cộng đồng. Ngược lại, mắt xích nhà trường – gia đình – xã hội lại cấu thành một môi trường giáo dục mà trong đó sinh viên có thể lĩnh hội, tiếp thu và phát triển nhận thức, kiến thức, thái độ, hành động vì môi trường một cách toàn diện. Bày tỏ thái độ về việc giáo dục bảo vệ môi trường, chúng tôi nhận thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường đối với sinh viên tương đối tích cực. Kết quả cho thấy có đến 58,8% sinh viên cho rằng việc giáo dục bảo vệ môi trường là rất cần thiết; 40,2% sinh viên có câu trả lời cần thiết và chỉ có duy nhất 1% sinh viên cho ý kiến là không cần thiết. Vì thế, việc giáo dục bảo vệ môi trường tại HUTECH rất được đông đảo sinh viên quan tâm và là vấn đề mà nhà trường cũng cần cân nhắc đến (Hình 3). 962 Hình 3: Tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường đối với sinh viên HUTECH 3.3 Những hành động cụ thể tham gia bảo vệ môi trường của sinh viện VĐTQT Các việc làm góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường mà sinh viên đã và đang thực hiện cũng được khảo sát cụ thể. Có khoảng 72,6% SV đã làm các hoạt động mang tính chất cá nhân như tích cực học tập và tìm hiểu về môi trường, giữ gìn vệ sinh chung, trồng cây xanh, bỏ rác đúng nơi quy định,.; 20,6% SV đã tác động lên cộng đồng như tham gia tuyên truyền, kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường. Vì thế, ở mức độ hành động này, sinh viên đã có thể tương tác với mọi người, bao gồm người thân, bạn bè và những người khác khi đến trường đều phải gìn giữ môi trường học đường sạch đẹp. Ngoài những việc làm nêu trên, còn 6,9% SV có ý kiến khác về hoạt động của bản thân góp phần bảo vệ môi trường tại HUTECH như đi xe đạp, xe bus đến trường; không hút thuốc lá; tắt đèn, quạt, các thiết bị điện tử khi không sử dụng; phân loại, xử lý và tái chế rác thải đúng cách,.(Hình 4). Hình 4: Những việc làm góp phần bảo vệ môi trường của sinh viên HUTECH Như vậy, qua quan sát biểu đồ trên đã thấy được rằng hầu hết sinh viên VĐTQT thường xuyên có những việc làm góp phần bảo vệ môi trường như: trồng cây xanh, giữ gìn vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định. Có thể nói, trong các chủ trương tuyên truyền về môi trường, không thể bỏ sót vai trò của sinh viên như là một đối tượng có nhiều tương tác với các thành phần mắt xích xã hội. Mục tiêu của việc giáo dục bảo vệ môi trường là đào tạo cho thế hệ trẻ có đủ kiến thức, nhận thức từ đó hình thành thái độ, niềm tin vào môi trường, xây dựng các kỹ năng thiết yếu, bồi dưỡng cho 963 sinh viên có được năng lực và kỹ năng hành động vì môi trường. Ngoài những nội quy trường, lớp về công tác bảo vệ môi trường học đường thì một trong những hình thức giáo dục bảo vệ môi trường được sinh viên đông đảo đón nhận đó là tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Điều này hình thành cho sinh viên ý thức, thói quen trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp, tham gia xây dựng môi trường “Xanh, sạch, đẹp” ngày càng tốt hơn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng đã khảo sát các bạn sinh viên VĐTQT HUTECH về mức độ tham gia các hoạt động về gìn giữ và bảo vệ môi trường do Khoa/Viện hoặc Trường tổ chức (Hình 5). Hình 5: Mức độ tham gia hoạt động gìn giữ và bảo vệ môi trường do Khoa/Viện hoặc Trường tổ chức của sinh viên HUTECH Dựa theo kết quả khảo sát từ Hình 5, chỉ có 26,5% sinh viên đã từng tham gia hoạt động gìn giữ và bảo vệ môi trường và có tới 73,5% sinh viên chưa bao giờ đăng ký tham gia. Tỷ lệ giữa hai câu trả lời này chênh lệch nhau 47%, đây là một sự chênh lệch tương đối lớn. Qua đó, ta thấy rằng ý thức về môi trường của sinh viên thì tốt nhưng về hành động thì chưa thực sự tích cực, còn bị động rất nhiều. Ngoài ra, các bạn sinh viên đã từng tham gia cũng đã liệt kê tên các hoạt động về gìn giữ và bảo vệ môi trường do Khoa/Viện hoặc Trường tổ chức (Bảng 1). Bảng 1: Một số hoạt động đã được tổ chức tại HUTECH Khoa/Viện Trường Getting Together 4: “Zero Waste” (CLB tiếng Anh khoa Dược). Gala Sắc màu Dược khoa (phần thi thời trang tái chế). Green Sunday. Rung chuông vàng về môi trường xanh. Xuân xanh sạch 2018. Mùa hè xanh (hoạt động dọn kênh). – Kỷ luật đối với mỗi hành vi vi phạm bảo vệ môi trường (VD: xả rác  phạt tiền). – Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề kỹ năng sống nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. – Tổ chức thêm nhiều hoạt động ngoại khóa: Vẽ tranh, văn nghệ, kịch, trò chơi giúp sinh viên có cái nhìn rõ hơn về việc bảo vệ môi trường. – Tổ chức giao lưu, phổ biến các phương pháp thực tế để tái chế rác thành các vật dụng dùng cho học tập. 964 – Làm thùng rác trở nên thú vị hơn: Trang trí thùng, phân loại rác hữu cơ và vô cơ; có những thông điệp nho nhỏ dán ở những nơi nhiều sinh viên tập trung, treo biển bỏ rác đúng nơi quy định. – Khuyến khích sinh viên hạn chế sử dụng đồ dùng phẩm nhựa, xử lý rác thải và tái chế đúng cách. – Truyền tải các đoạn phim về hậu quả của ô nhiễm môi trường đến sinh viên, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của họ. – Tuyên truyền không vứt rác bữa bãi, khuyến khích trồng nhiều cây xanh; chạy quảng cáo về việc bảo vệ môi trường. – Giới thiệu và kêu gọi sinh viên sử dụng ứng dụng “Ecosia” thay cho các công cụ tìm kiếm khác  đây là hình thức gián tiếp bảo vệ môi trường. – Tổ chức #Challengeforchange về bảo vệ môi trường cho sinh viên (7 ngày không sử dụng đồ nhựa hoặc chia sẻ các hoạt động sống xanh qua những bức ảnh cùng câu chuyện thường ngày của bạn). 4 KẾT LUẬN Ở Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH), nhìn chung sinh viên đã có ý thức và nhận thức tốt về môi trường (93% SV nhận thức việc bảo vệ môi trường là quan trọng; hầu hết 100% SV đều có những hành động tích cực bảo vệ môi trường). Nguồn kiến thức mà sinh viên thu nhận được từ nhiều kênh thông tin khác nhau, trong đó nhà trường đóng vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện nhận thức, định hướng thái độ và phát triển năng lực hành động vì môi trường cho sinh viên (26,5% SV từng tham gia các hoạt động do Khoa/Viện hoặc Trường tổ chức, 73,5 SV chưa từng tham gia). Do đó, nhà trường cần tích cực tổ chức các hoạt động ngoài giờ về bảo vệ môi trường, những buổi lao động thường xuyên giúp trường, lớp “ anh, sạch, đẹp” hơn. Không chỉ vậy, nhà trường cần chú trọng đào tạo nội dung rèn luyện các kỹ năng sống cho sinh viên để các bạn có thêm năng lực giải quyết các vấn đề về môi trường theo phương diện cá nhân và trong sự tương tác với cộng đồng một cách chủ động, sáng tạo và hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://thongcongtienvu.com/thuc-trang-o-nhiem-moi-truong-o-viet-nam-va-cac-bien- phap-khac-phuc/ Trích 14:23 ngày 05/04/2020. [2] nay.html 14:50 ngày 07/04/2020. [3] https://kenh14.vn/rac-ngap-phong-sau-tiet-hoc-tu-giay-loai-tra-sua-den-do-an-dan-mang- len-an-y-thuc-sinh-vien-bay-gio-kem-vay-sao-20181201150454236.chn Trích 20:50 ngày 10/05/2020.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfy_thuc_hanh_dong_bao_ve_moi_truong_cua_sinh_vien_vien_dao_ta.pdf
Tài liệu liên quan