Khi đọc tin về thị trường niêm yết trên Sở GDCK TP.
HCM và TTGDCK Hà Nội, nhà đầu tư có thể sẽ đọc
được những thông báo về ngày Đại hội đồng cổ
đông kèm theo đó là ngày giao dịch không hưởng
quyền và ngày đăng ký cuối cùng. Đây là hai mốc
thời gian mà nhà đầu tư cần lưu ý.
Lý do có hai ngày này là vì cổ phiếu được mua đi
bán lại thường xuyên trên thị trường nên tổ chức
phát hành phải xác định những cổ đông hiện hữu,
hay khái niệm thường được nhắc đến là chốt danh
sách cổ đông cho mục đích hưởng quyền.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Ý nghĩa ngày giao dịch không hưởng quyền, ngày đăng ký cuối cùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ý nghĩa ngày giao dịch
không hưởng quyền, ngày
đăng ký cuối cùng
Khi đọc tin về thị trường niêm yết trên Sở GDCK TP.
HCM và TTGDCK Hà Nội, nhà đầu tư có thể sẽ đọc
được những thông báo về ngày Đại hội đồng cổ
đông kèm theo đó là ngày giao dịch không hưởng
quyền và ngày đăng ký cuối cùng. Đây là hai mốc
thời gian mà nhà đầu tư cần lưu ý.
Lý do có hai ngày này là vì cổ phiếu được mua đi
bán lại thường xuyên trên thị trường nên tổ chức
phát hành phải xác định những cổ đông hiện hữu,
hay khái niệm thường được nhắc đến là chốt danh
sách cổ đông cho mục đích hưởng quyền.
Ý nghĩa của hai ngày đó được hiểu như thế nào?
Trước hết, cần làm rõ cách hiểu về quyền. Quyền
cần được hiểu rộng hơn, không chỉ là quyền nhận
cổ tức, mà còn có cả quyền mua cổ phiếu phát hành
thêm với tỷ lệ hoặc giá ưu đãi, quyền bỏ phiếu,
quyền đóng góp ý kiến đối với các hoạt động kinh
doanh của công ty. Cụ thể các quyền này là gì sẽ
được ghi rõ trong thông báo của công ty đó.
Như vậy, ngày giao dịch không hưởng quyền là
ngày mà nhà đầu tư mua chứng khoán sẽ không
được nhận các quyền trên. Theo quy định, Trung
tâm Lưu ký chứng khoán sẽ chốt danh sách cổ đông
cho tổ chức phát hành. Với các giao dịch có thời
hạn thanh toán T+3, nghĩa là với các giao dịch có
thời hạn thanh toán là "3 ngày", ở đây được hiểu là
"3 ngày làm việc" (không tính thứ Bảy, Chủ nhật và
ngày nghỉ lễ), nhà đầu tư mua cổ phiếu 2 ngày trước
ngày đăng ký sở hữu sẽ không có tên trong sổ cổ
đông vì giao dịch chưa được thanh toán, do vậy sẽ
không được hưởng quyền. Khi đó, ngày T+3, T+2,
T+1 được công bố là ngày giao dịch không hưởng
quyền.
Tuỳ thuộc vào mục đích của việc chốt quyền, nhà
đầu tư sẽ được thông báo về việc điều chỉnh giảm
giá cổ phiếu tương ứng với quyền mua cổ phiếu.
Nếu là chốt quyền để trả cổ tức, nhà đầu tư cũng sẽ
được thông báo về mức cổ tức được trả.
Đi kèm với ngày giao dịch không hưởng quyền còn
có ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ
đông. Điều đó được hiểu là từ trước ngày này trở về
trước, nhà đầu tư thực hiện giao dịch vẫn được ghi
vào danh sách cổ đông để chốt quyền.
Có nhà đầu tư thắc mắc: "Cổ đông cần giữ cổ phiếu
bao lâu để có quyền nhận cổ tức?". Nếu áp dụng
theo quy định trên, chỉ cần cổ đông có tên trong
danh sách vào ngày chốt quyền, cổ đông đó đương
nhiên sẽ được hưởng quyền lợi, không kể cổ đông
đó đã giữ cổ phiếu từ lâu hay mới chỉ được ghi tên
vào trước ngày chốt quyền.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- y_nghia_ngay_giao_dich_khong_huong_quyen.pdf