Phần này đem đến cho bạn cái nhìn khái quát về các nguyên tắc
và thông lệ trong quản lý nguồn nhân lực (HRM) thông qua việc
giới thiệu vai trò của quản lý nhân sự nhằm đạt được các mục
tiêu trong kinh doanh.
Hãy nghiên cứu phần này để hiểu quản lý nguồn nhân lực nghĩa là gì, chính sách
và thông lệ quản lý có thể khác nhau thế nào tuỳ theo chiến lược kinh doanh của
bạn và một vài nhân tố ảnh hưởng đến các thông lệ quản lý nguồn nhân trong các
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.
Trong các phần tiếp theo bạn có thể tìm thấy giải pháp cho một số vấn đề được đặt
ra trong phần này.
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Ý nghĩa của vấn đề quản lý nhân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ý nghĩa của vấn đề
quản lý nhân sự (1)
Thế nào là quản lý nguồn nhân lực
Phần này đem đến cho bạn cái nhìn khái quát về các nguyên tắc
và thông lệ trong quản lý nguồn nhân lực (HRM) thông qua việc
giới thiệu vai trò của quản lý nhân sự nhằm đạt được các mục
tiêu trong kinh doanh.
Hãy nghiên cứu phần này để hiểu quản lý nguồn nhân lực nghĩa là gì, chính sách
và thông lệ quản lý có thể khác nhau thế nào tuỳ theo chiến lược kinh doanh của
bạn và một vài nhân tố ảnh hưởng đến các thông lệ quản lý nguồn nhân trong các
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.
Trong các phần tiếp theo bạn có thể tìm thấy giải pháp cho một số vấn đề được đặt
ra trong phần này.
Quản lý nguồn nhân lực có nghĩa là gì?
Doanh nghiệp của bạn là một tập hợp các Nguồn lực mà bạn đã tập trung lại nhằm
đạt được các mục tiêu kinh doanh:
* Con người (bản thân bạn và nhân viên)
* Tiền
* Máy móc. thiết bị và nguyên vật liệu
* Kiến thức (thông tin, thời gian, các hệ thông quản lý và sáng tạo, các quy trình và
thủ tục)
Đọc và suy ngẫm cẩn thận những bài học cơ bản dưới đây về Quản lý nguồn nhân
lực (HRM) chính là giúp cho bản thân bạn và doanh nghiệp của bạn:
* Con người là tài sản quan trọng nhất mà một doanh nghiệp có. Sự thành công của
doanh nghiệp phụ thuộc vào tính hiệu quả của cách “quản lý con người” của bạn-
bao gồm cả cách quản lý chính bản thân mình, quản lý nhân viên, khách hàng, nhà
cung cấp và người cho vay như thế nào!
* Cung cách quản lý, môi trường làm việc mà bạn đem lại cho nhân viên của mình
và cách truyền đạt những giá trị và mục đích sẽ quyết định sự thành công của bạn
cũng như thành công của doanh nghiệp.
* Để đạt được mục tiêu và thực hiện các kế hoạch chiến lược bạn cần phải liên kết
chặt chẽ các chính sách nhân sự và các thủ tục với mục tiêu kinh doanh. Chẳng hạn
bạn cần biết rõ khi nào và tại sao phải tuyển dụng nhân viên, bạn mong đợi những
gì ở họ, bạn sẽ khen thưởng và/hoặc kỷ luật nhân viên thể nào để họ phải đạt được
các mục đích chiến lược kinh doanh.
* Bạn, với tư cách là chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa (giám đốc hoặc lãnh đạo ban
quản lý) có trách nhiệm không ngừng chỉ rõ và truyền đạt những mục tiêu kinh
doanh cho tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp. Bạn cũng phải tạo điều kiện để
cán bộ chuyên môn và nhân viên làm việc vì những mục tiêu này bằng cách xây
dựng những hệ thống trong công ty: quy tắc làm việc, hệ thống lương bổng,
phương pháp đánh giá hiệu quả làm việc, biện pháp khen thưởng và kỷ luật.
Quản lý nguồn nhân lực là gì?
* Trước tiên quản lý nguồn nhân lực vừa là nghệ thuật vừa là khoa học làm cho
những mong muốn của doanh nghiệp và mong muốn của nhân viên của bạn tương
hợp với nhau và cùng đạt đến mục tiêu. Hãy nghiên cứu biểu đồ dưới đây để tự
đánh giá xem bạn xác định được tới đâu mong muốn của bạn và của nhân viên
trong doanh nghiệp. Nhân viên của bạn trông đợi từ phía bạn một mức lương thoả
đáng, điều kiện làm việc an toàn, sự gắn bó với tổ chức, những nhiệm vụ có tính
thách thức, trách nhiệm và quyền hạn. Mặt khác, bạn với tư cách là chủ lao động
mong muốn nhân viên của mình sẽ tuẩn thủ quy định tại nơi làm việc và các chính
sách kinh doanh, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ, đóng góp sáng kiến vào các mục tiêu
kinh doanh, chịu trách nhiệm về cả việc tốt và việc dở, liêm khiết và trung thực.
* Thứ hai, quản lý nguồn nhân lực là những hoạt động (một quy trình) mà bạn và
nhóm quản lý nhân sự của bạn tiến hành triển khai sắp xếp nhân lực nhằm đạt được
các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Quy trình này gồm các bước tuyển
dụng, quản lý, trả lương, nâng cao hiệu quả hoạt động, và sa thải nhân viên trong
doanh nghiệp.
Liên kết chiến lược kinh doanh với hệ thống quản lý nhân lực
Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa chất lượng nhân viên có vai trò cốt yếu quyết
định sự thành công trong kinh doanh. Chính nhân tố con người tạo ra năng suất và
hiệu quả làm việc khiến cho chất lượng hoạt động của cả doanh nghiệp được nâng
cao. Hơn nữa, “những người được tuyển vào làm việc” trong một doanh nghiệp,
hay bất kỳ một tổ chức nào sẽ tạo ra văn hóa kinh doanh, cái có thể làm bật lên vị
thế và sự khác biệt của một doanh nghiệp nào đó so với các đối thủ cạnh tranh.
Không giống những nguồn lực khác như tài chính, hay tài sản, nguồn nhân lực là
cái tạo dựng nên doanh nghiệp và chỉ đạo hướng phát triển của doanh nghiệp,
trong khi nguồn lực tài chính vẫn chỉ là phương tiện để đạt được mục tiêu mà
doanh nghiệp đặt ra.
Chiến lược kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng thể hiện mục tiêu phải
thực hiện và nó là thông số để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các
chiến lược kinh doanh có thể được xác định dưới nhiều hình thức khác nhau và
được đo lường bằng những chỉ số khác nhau chẳng hạn như mục tiêu về sản xuất,
tiếp thị và việc thực hiện chức năng tài chính được điều phối và thực hiện như thế
nào. Trong phần lớn trường hợp các doanh nghiệp thường không để ý tới việc xem
xét mối liên hệ giữa chiến lược kinh doanh với chính sách nhân sự với các kế
hoạch và việc thực hiện.
Nhà quản lý doanh nghiệp cần phải nhận thấy rằng quản lý con người khó hơn rất
nhiều so với việc vận hành máy móc với những nút bấm và công tắc. Mặt khác,
con người không phải là người máy; mỗi người đều có những ưu, nhược điểm của
bản thân, cách xử lý công việc khác nhau cũng như năng lực khác nhau. Nếu được
lựa chọn kỹ càng và quản lý tốt, nhân tố con người trong doanh nghiệp có thể là
chìa khóa cho thành công trong kinh doanh, nếu không đó lại là cái tiềm ẩn rủi ro
lớn nhất!
Hãy xem bảng dưới đây để thẩy sự tương tác giữa các chiến lược kinh doanh
và chính sách nhân sự:
Những nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề quản lý nguồn nhân lực của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
Quản lý nguồn nhân lực là một trong những chức năng quan trọng nhất trong một
doanh nghiệp. Tuy nhiên, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề quản lý nguồn
nhân lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam:
Nhân tố môi trường bên ngoài
* Môi trường bên ngoài đang thay đổi rất nhanh và thậm chí sẽ còn thay đổi nhanh
hơn sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
* Hiện đã tồn tại tình trạng cạnh tranh khốc liệt: quá trình toàn cầu hoá và tự do
hoá thương mại đang đe doạ tất cả các ngành kinh doanh
* Văn hoá Việt Nam và một số thông lệ tại công sở buộc phải thực hiện để cạnh
tranh được hiệu quả hơn có thể không đi đôi với nhau
* Tỷ lệ thất nghiệp cao, có nhiều sinh viên đại học ra trường mà không tìm được
việc làm, nhưng sinh viên mới tốt nghiệp lại không muốn làm việc trong các doanh
nghiệp nhỏ.
* Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang
ngày càng trở nên quan trọng
* Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vửa được quản lý bằng chính sách nhân sự gần giống
mô hình của doanh nghiệp nhà nước: nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa do các giám
đốc và cán bộ của doanh nghiệp nhà nước thành lập và quản lý.
Các nhân tố tổ chức và lãnh đạo
* Hầu hết doanh nghiệp nhỏ thuộc sở hữu gia đình và áp dụng kiểu quản lý gia
đình truyền thống
* Việc tuyển dụng có thể không dựa trên năng lực của người lao động vì người đó
có thể là họ hàng, bạn bè, v…v…
* Chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa không hiểu đầy đủ về tầm quan trọng của việc áp
dụng các thông lệ tốt trong quản lý nguồn nhân lực để đạt được kết quả kinh doanh
* Nhân viên tự coi minh là những người làm công thụ động, né tránh trách nhiệm
và không chủ động đưa ra sáng kiến
* Điều kiện tại nơi làm việc và quan hệ trong công việc có thể không khuyến khích
nhân viên cố gắng hết sức
* Hầu hết chủ lao động và nhân viên đều quan tâm đến vấn đề kinh tế- mỗi bên chỉ
nghỉ đến những khoản lợi nhuận ngắn hạn (chủ lao động) và các quyền lợi (nhân
viên)
* Chủ lao động không chịu lắng nghe hoặc bày tỏ với nhân viên về những vấn đề
liên quan đến việc cải thiện cung cách kinh doanh, điều kiện làm việc, v… v…
* Những công việc mà nhân viên được yêu cầu làm không được xác định cụ thể
* Hiệu quả làm việc của nhân viên được xác định bằng những phương pháp không
mang tính xây dựng
Để vượt qua những thách thức này các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải học
hỏi nhiều hơn cách làm thế nào quản lý nguồn nhân lực hiệu quả hơn trong doanh
nghiệp của mình.
(Theo Business Gov)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- y_nghia_cua_van_de_quan_ly_nhan_su_7247.pdf