I. MỤC TIÊU:
Trình bày được chỉ định và chống chỉ định của thụt tháo.
Liệt kê được đầy đủ các dụng cụ thực hiện thụt tháo.
Thực hiện được các bước tiến hành kỹ thuật.
Trình bày được 5 tai biến của thụt tháo.
II. MỤC ĐÍCH:
Thụt tháo là phương pháp đưa 1 lượng dịch qua trực tràng vào đại tràng nhằm:
Làm mềm phân, hỗ trợ nhu động ruột.
Kích thích thành ruột nở rộng, tăng co bóp giúp tống phân ra ngoài.
Làm sạch trực tràng, đại tràng khi bị ứ phân cấp tính.
Chuẩn bị các xét nghiệm chẩn đoán hay chuẩn bị trước phẫu thuật
8 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 926 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Y khoa, dược - Thụt tháo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 KHOA: NGOẠI TH
1
THỤT THÁO
I. MỤC TIÊU:
Trình bày được chỉ định và chống chỉ định của thụt tháo.
Liệt kê được đầy đủ các dụng cụ thực hiện thụt tháo.
Thực hiện được các bước tiến hành kỹ thuật.
Trình bày được 5 tai biến của thụt tháo.
II. MỤC ĐÍCH:
Thụt tháo là phương pháp đưa 1 lượng dịch qua trực tràng vào đại tràng nhằm:
Làm mềm phân, hỗ trợ nhu động ruột.
Kích thích thành ruột nở rộng, tăng co bóp giúp tống phân ra ngoài.
Làm sạch trực tràng, đại tràng khi bị ứ phân cấp tính.
Chuẩn bị các xét nghiệm chẩn đoán hay chuẩn bị trước phẫu thuật
III. CHỈ ĐỊNH:
Táo bón.
Hirschsprung.
Trước khi:
Nội soi tiêu hóa dưới
Phẫu thuật ổ bụng
o U nang đường mật
mạc treo
Chụp X Quang khung đại tràng có cản quang
UIV
bàng quang ngược dòng
Phẫu thuật:
o Dò hậu môn
o Thịt dư cạnh hậu môn
o Dò hậu môn hố tiền đình
o Chỉnh hình hậu môn
o Bệnh Hirschsprung
o Đóng hậu môn tạm
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 KHOA: NGOẠI TH
2
IV. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Đau bụng chưa rõ nguyên nhân.
Tắc ruột – Viêm ruột nặng.
Thương hàn.
Tình trạng bụng cấp tính.
Chảy máu bất thường hay giảm tiểu cầu.
Có phẫu thuật trực tràng hay đại tràng gần đây.
V. CÁC DUNG DỊCH DÙNG THỤT THÁO:
Dung dịch nhược trương hoặc dung dịch đẳng trương: lượng dịch đưa vào lớn.
Dung dịch ưu trương: lượng dịch đưa vào nhỏ.
Chất dầu: bôi trơn phân đá và niêm mạc ruột tống phân ra dễ dàng.
Thụt giữ:
o Chất dinh dưỡng: nuôi dưỡng qua đường trực tràng.
o Kháng sinh đường ruột.
Thụt rửa đại tràng: đưa vào lượng dịch nhỏ, lặp lại vài lần kích thích nhu
động ruột, hỗ trợ việc tống phân ra ngoài.
VI.TƯ THẾ KHI THỤT THÁO:
4 tư thế khi thụt tháo:
Tư thế 1: Bn nằm nghiêng trái, 2 đầu gối hướng lên ngực.
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 KHOA: NGOẠI TH
3
Tư thế 2: Nằm ngửa, hai chân giơ lên cao để lộ hậu môn (tư thế tốt nhất đối với trẻ
nhũ nhi)
Tư thế 3: BN nằm nghiêng trái, đùi phải cong khoảng 450 so với trục cơ thể, nằm sát
mép giường.
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 KHOA: NGOẠI TH
4
Tư thế 4: tư thế gối - ngực: trẻ được giữ thăng bằng với đầu gối và cánh tay, đầu đặt
lên 1 cái gối sao cho mông sẽ tạo 1 góc hướng lên so với giường.
VII. CHIỀU DÀI ỐNG SONDE ĐƯA VÀO HẬU MÔN:
Độ tuổi – cân nặng Chiều dài ống sonde đưa vào hậu môn
Trẻ nhũ nhi
(< 10kg)
2,5 – 3,75 cm
Trẻ nhỏ
(10 – 30 kg)
5 cm
Trẻ lớn
(30 – 49,5kg)
7,5 cm
Thanh thiếu niên
(> 49,5Kg)
10 cm
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 KHOA: NGOẠI TH
5
VIII. LƯỢNG NƯỚC THỤT THÁO:
Độ tuổi Lượng nước đưa vào
Sơ sinh non tháng 5 – 20 ml
< 1 tuổi 50 – 100 ml
< 2 tuổi 100 – 150 ml
2 – 6 tuổi 180 ml
6 – 12 tuổi 360 ml
> 12 tuổi 480 ml
IX. DỤNG CỤ:
Mâm:
Dung dịch nước muối sinh lý 0,9%; nhiệt độ 37,80C.
Bock.
Dây nối cao su 1,5m 2m có khóa.
Ống thông hậu môn:
o Sơ sinh: 12 Fr.
o Trẻ nhỏ: 14 – 18 Fr.
o Trẻ lớn: 20 – 26 Fr.
Chất bôi trơn tan trong nước: K-Y.
Gạc.
Bồn hạt đậu.
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 KHOA: NGOẠI TH
6
Vải láng.
Giấy vệ sinh, tạp dề.
Găng sạch.
Trụ treo.
Thùng đựng vật sắc nhọn, thùng đựng chất thải lây nhiễm, thùng đựng chất thải thông
thường.
X. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1. Đối chiếu để xác định bệnh nhân, báo và giải thích cho thân nhân và bệnh nhân tùy theo
lứa tuổi. Nếu trẻ lớn, khuyến khích trẻ uống 1 – 2 ly nước trước khi thụt tháo.
2. Mang khẩu trang, rửa tay.
3. Soạn dụng cụ.
4. Đối chiếu, báo và giải thích cho thân nhân và bệnh nhân lần nữa.
5. Mang tạp dề.
6. Gắn dây nối vào bock.
7. Cột dây vào bock.
8. Khóa dây.
9. Kiểm tra nhiệt độ nước.
10. Đổ nước vào bock.
11. Treo bock lên trụ treo, cao hơn hậu môn BN khoảng 10 cm.
12. Đặt bệnh nhi nằm tư thế thích hợp.
13. Trải vải láng.
14. Che BN, bộc lộ vùng hậu môn.
15. Đặt bồn hạt đậu nơi thuận tiện.
16. Rửa tay, mang găng.
17. Gắn ống thông vào dây nối.
18. Đuổi khí.
19. Thoa trơn ống thông.
20. Đưa ống thông vào hậu môn:
Vạch mông BN ra.
Đưa ống thông vào hậu môn theo chiều hậu môn - rốn, chiều dài ống đưa vào theo
lứa tuổi hoặc cân nặng.
21. Mở khóa cho nước chảy vào với áp lực thấp, một tay giữ ống.
** Quan sát BN để phát hiện kịp thời các triệu chứng lạ:
Nếu bé đau bụng vừa thì tạm ngưng cho nước vào.
Nếu đau bụng nhiều thì hạ bock xuống thấp hơn mặt giường.
Khuyến khích trẻ thư giãn, hít vào sâu, thở ra nhanh.
22. Kiểm tra mực nước trong bock.
23. Sau khi thấy nước trong bock gần hết, khóa dây nối và rút ống thông ra khỏi hậu môn
bệnh nhân.
24. Vệ sinh, lau khô, cho BN tiện nghi.
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 KHOA: NGOẠI TH
7
25. Dọn dẹp dụng cụ, rửa tay.
26. Dặn dò thân nhân 1 số điều cần thiết:
Cho trẻ nằm yên vị trí đó cho đến khi đau bụng nhiều (thường là khoảng 2 – 5 phút).
Cho bé ngồi bô từ 15 – 30 phút.
27. Ghi hồ sơ:
Dung dịch dùng để thụt tháo, số lượng dịch vào và ra.
Tính chất, màu sắc, số lượng phân.
Phản ứng cuả trẻ:
Đau bụng bất thường.
Triệu chứng shock.
Những phản ứng bất thường.
XI. AN TOÀN BỆNH NHÂN:
NHẬN BIẾT TAI BIẾN NGUYÊN
NHÂN
XỬ TRÍ PHÒNG NGỪA
- Bức rức.
- khó chịu.
Rối loạn điện
giải.
Dùng dung
dịch thụt tháo
không đúng
nồng độ.
- Ngừng thực
hiện.
- Báo BS.
Dùng nước muối
đúng nồng độ 0,9%.
- Môi tái nhẹ.
- Tay chân
lạnh.
- Trẻ run.
Hạ thân
nhiệt.
- Dùng dung
dịch thụt tháo
không đúng
nhiệt độ.
- Trẻ bị ướt.
- Lau khô, giữ ấm
trẻ.
- Theo dõi nhiệt
độ.
- Báo BS.
- Dùng nước muối
đúng nhiệt độ, 37,80C
- Không để trẻ ướt.
- Nước ra có
máu tươi hay
hồng.
Tổn thương
niêm mạc
- Ống thông
không thích
hợp.
- Thao tác
không nhẹ
nhàng.
- Trẻ không
hợp tác.
- Ngưng thực
hiện.
- Báo BS.
- Dùng ống thông
kích thước thích hợp.
- Thao tác nhẹ
nhàng.
- Hướng dẫn người
nhà trấn an giúp trẻ
hợp tác.
- Đau bụng
dữ dội, mạch
tăng, nhịp
thở tăng.
- Bụng
chướng.
- Quấy, bức
rức.
Thủng ruột. - Ống thông
không thích
hợp.
- Thao tác
không nhẹ
nhàng
- Trẻ không
hợp tác
- Ngưng thực
hiện
- Báo BS.
- Thao tác nhẹ
nhàng.
- Dùng ống thông
kích thước thích hợp.
- Hướng dẫn người
nhà trấn an giúp trẻ
hợp tác.
- Mất ống Tuột ống - Đặt ống - Báo BS. - Không đặt ống
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 KHOA: NGOẠI TH
8
thông thông vào
lòng ruột
thông quá sâu.
- Không theo
dõi sát khi thao
tác.
thông quá sâu.
- Theo dõi sát trong
khi thao tác.
XII. TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1. Wong’s nursing care of infants and children.
2. Pediatric nursing procedures.
3. Kỹ thuật điều dưỡng nhi khoa Nhi đồng 1.
4. Kỹ thuật điều dưỡng nhi khoa Nhi đồng 2.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thutthao2014_6799.pdf