Y khoa, dược - Bài 2: Quản lý sức khỏe tại nhà trường và phòng chống một số bệnh thường gập ở học sinh

Thực hiện được việc tính tuổi, phân loại phát triển thể lực và trình bày được cách phân loại sức khoẻ học sinh theo từng lứa tuổi, giới

Xác định được vấn đề sức khoẻ, các bệnh thường gặp và các yếu tố nguy cơ cần quan tâm, khảo sát tại mỗi trường/vùng

Trình bày được các nguyên tắc dự phòng các bệnh thường gặp và đề xuất được các biện pháp can thiệp nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ học sinh cho mỗi trường/vùng.

 

ppt49 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 704 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Y khoa, dược - Bài 2: Quản lý sức khỏe tại nhà trường và phòng chống một số bệnh thường gập ở học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 2 QUẢN LÝ SỨC KHỎE TẠI NHÀ TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẬP Ở HỌC SINHTS. BS. Đặng Anh NgọcKhoa Vệ sinh – Sức khỏe trường họcViện Y học lao động & Vệ sinh môi trườngMỤC TIÊUThực hiện được việc tính tuổi, phân loại phát triển thể lực và trình bày được cách phân loại sức khoẻ học sinh theo từng lứa tuổi, giớiXác định được vấn đề sức khoẻ, các bệnh thường gặp và các yếu tố nguy cơ cần quan tâm, khảo sát tại mỗi trường/vùngTrình bày được các nguyên tắc dự phòng các bệnh thường gặp và đề xuất được các biện pháp can thiệp nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ học sinh cho mỗi trường/vùng.ĐẶT VẤN ĐỀ Chăm sóc sức khoẻ học sinh là một công tác có ý nghĩa hết sức quan trọng vì thế hệ tuổi trẻ hôm nay là tương lai của đất nước. "Các chương trình sức khoẻ nhà trường có thể cùng một lúc làm giảm các vấn đề y tế chung, làm tăng hiệu quả của hệ thống giáo dục và sự phát triển của xã hội, kinh tế trong tất cả các quốc gia" (LLoyd Koble 1996)ĐẶT VẤN ĐỀKế hoạch hành động chương trình sức khoẻ cho mọi người đến năm 2000, đã được chấp nhận của hội nghị cấp cao về trẻ em ngày 30-9-1990, đã nêu rõ: " Vì trẻ em hôm nay là những công dân của thế giới ngày mai, sự tồn tại, được bảo vệ và phát triển của các em là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của nhân loại .« " Việc trao cho thế hệ trẻ các kiến thức, các nguồn đáp ứng với nhu cầu cơ bản của con người để phát triển đầy đủ tiềm năng của các em phải là một mục tiêu phát triển của quốc gia"ĐẶT VẤN ĐỀ1.1. Định nghĩa về sức khỏe Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới: Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần, xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật1.2. Vai trò của y tế trường học trong quản lý sức khỏe và phòng chống một số bệnh thường gặp ở học sinhCác vấn đề bất lợi về sức khỏe không chỉ gây ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe về thể chất mà còn gây ảnh hưởng tới khả năng học tập và các hoạt động trong chương trình chính khóa của học sinhCác hoạt động chăm sóc sức khỏe của nhà trường đóng vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc, phòng chống các bệnh thường gặp và tăng cường, nâng cao sức khỏe cho các emCÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE CỦA HỌC SINHĐặc điểm phát triển cơ thể theo lứa tuổi của học sinhMỗi một giai đoạn, một lứa tuổi có sự phát triển về thể lực, tinh thần, cũng như sự hoàn thiện chức năng của các cơ quan trong cơ thể.Lứa tuổi học đường là độ tuổi trọng yếu trong sự phát triển con người, là giai đoạn phát triển và hoàn thiện cơ thể về mặt thể chất và tâm thần, Cơ thể trẻ em không phải là hình ảnh của người lớn thu nhỏ mà có những đặc điểm riêng vì đang trong quá trình phát triển về mặt hình thái và hoàn thiện về mặt chức năngPhân loại bệnh theo nguyên nhânBệnh truyền nhiễmBệnh không truyền nhiễmLây truyền qua da, niêm mạcLây qua đường tiêu hóaLây qua đường hô hấpLây qua đường máu và dịch tiếtLây qua đường sinh dụcBệnh do di truyền, bẩm sinhBệnh do thoái hóaBệnh do NN, MT & lối sốngBệnh do dinh dưỡng chế độ dinh dưỡngCác bệnh truyền nhiễm là do vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm, các bệnh có thể lây lan trực tiếp hoặc gián tiếp, từ người sang người. Những bệnh động vật truyền sang người là những bệnh nhiễm khuẩn của động vật mà có thể truyền và gây bệnh cho ngườiBệnh truyền nhiễmBệnh truyền nhiễmBệnh lây truyền qua da và niêm mạc: bao gồm như chấy, chốc lở, đau mắt đỏ, ghẻ, và bệnh nấm ngoài da mầm bệnh lây lan qua 2 phương thức:Tiếp xúc trực tiếp da/niêm mạc – da/niêm mạcTiếp xúc gián tiếp qua các vật dụng.Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa bao gồm Giardia, campylobacteria, viêm gan A, viêm gan E, các loại KST đường ruột, rotavirus, salmonella, và Shigella Đường trực tiếp « phân » – tay – miệngĐường gián tiếp thông qua vật phẩm, thực phẩm bị ô nhiễmBệnh lây truyền qua đường hô hấp thường gặp là thủy đậu, bệnh cúm, bệnh sởi, vi khuẩn viêm màng não, bệnh lao, và ho gà lây truyền có thể qua Trực tiếp qua hoạt động tiếp xúc, do hít phải các hạt dịch tiết có mầm bệnh.Gián tiếp qua tay hoặc các vật dụng bị ô nhiễm bởi dịch tiết có mầm bệnh. Bệnh lây truyền qua đường máu và dịch tiết: như HIV, viêm gan B, D, C; sốt xuất huyết, sốt rét Trực tiếp do tiếp xúc với máu hoặc dịch tiếtGián tiếp qua sử dụng chung bơm kim tiêm và một số bệnh lây lan do côn trùngBệnh lây truyền qua đường tình dục là các bệnh lây lan qua việc tiếp xúc của hoạt động tình dục.Bệnh không truyền nhiễmCác bệnh không truyền nhiễm là những bệnh mà nguyên nhân sinh bệnh thường không do sinh vật gây bệnh và không có khả năng truyền bệnh từ người này sang người khác, mặc dù một số loại bệnh có thể được truyền lại cho trẻ em theo phương thức thừa kế di truyềnBệnh không truyền nhiễmCác bệnh di truyền và bẩm sinhĐây là các bệnh, các rối loạn có từ khi mới sinh. Các bệnh bẩm sinh phát sinh ngay từ khi còn là bào thai trong tử cung - ví dụ, bệnh mắc phải do mẹ bị mắc một số bệnh truyền nhiễm khi mang thai, như bệnh rubella, có thể dẫn đến một số thiếu sót về tim, chậm phát triển trí tuệ hoặc một số dị tật khác khi trẻ được sinh ra. Các bệnh di truyền: nguyên nhân do sai sót trong thông tin di truyền bao gồm:+ Sự thay đổi trong số nhiễm sắc thể, như hội chứng Down+ Khiếm khuyết ở một gen duy nhất gây ra do đột biến.+ Rối loạn dẫn đến sự sắp xếp lại các thông tin di truyền.Các bệnh do thoái hóaLà các bệnh liên quan đến quá trình thoái hóa của các cơ quan và tổ chức. Bệnh thường gặp chủ yếu ở người trưởng thành và người cao tuổi. Như các bệnh tim mạch, khớp, Alzheimer .Cũng có thể phát sinh ở người trẻ tuổi. Ví dụ bệnh thoái hóa khớp có thể xảy ra ở những vận động viên chuyên nghiệp. Các bệnh do nghề nghiệp và yếu tố môi trường, lối sốngBệnh liên quan đến nghề nghiệp + Bệnh nghề nghiệp + Bệnh liên quan đến nghề nghiệp hoặc bệnh có tính chất nghề nghiệpBệnh liên quan đến yếu tố môi trườngBệnh liên quan đến lối sốngCác bệnh do thiếu dinh dưỡng và chế độ dinh dưỡngBệnh do thiếu dinh dưỡngBệnh do chế độ dinh dưỡng bất hợp lýMột số bệnh thường gặp ở học sinhSinh viên tự đọc và nghiên cứuMột số bệnh thường gặp cần đi sâuTrên quan điểm của YTTH, trong các bệnh thường gặp ở học sinh có thể chia làm 3 nhóm bệnh:Bệnh học đường: Cận thị, Cong vẹo cột sống, Rối nhiễu tâm trí.Bệnh liên quan đến lứa tuổi: Bệnh răng miệng, bệnh thấp khớp/ tim, suy dinh dưỡng, béo phì Bệnh liên quan đến cộng đồng và môi trường địa lý vùng/miền: Sốt rét, bướu cổ đơn thuần Cận thịVề phương diện quang học mắt như một chiếc máy ảnh.Để nhìn rõ một vật đòi hỏi mắt phải điều tiết để hình ảnh rơi đúng trên võng mạc..Khi mắt có tình trạng mất cân bằng giữa lực hội tụ của mắt và trục nhãn cầu, làm hình ảnh của vật không rơi đúng võng mạc, đây là những khiếm khuyết về quang học và được gọi là tật khúc xạ.Tật khúc xạ được chia làm 2 loại là tật khúc xạ hình cầu và tật khúc xạ không phải hình cầuTật khúc xạ hình cầu:Cận thị: là tình trạng mà hình ảnh của vật được hội tụ ở phía trước võng mạc, muốn nhìn rõ vật phải đưa vật lại gần mắt.Viễn thị: là tình trạng mà hình ảnh của vật được hội tụ ở phía sau võng mạc, muốn nhìn rõ vật phải đưa vật ra xa mắt. TKX không phải hình cầuLoạn thị: là tình trạng hệ quang học của mắt có công suất khúc xạ không đồng đều trên các kinh tuyến khác nhau, hình ảnh của vật không hội tụ ở một điểm.Cận thị:Cận thị là một tật khúc xạ thường gặp ở học sinh và là một trong những bệnh được xếp vào nhóm bệnh học đường.Cận thị trên phương diện lâm sàng được chia làm 2 loại:Cận thị đơn thuần: hay còn gọi là tật cận thị, ở loại này chỉ có biểu hiện về tật khúc xạ nhưng cấu trúc nhãn cầu vẫn bình thường trên lâm sàng mức cận thị thường 6 D.Nguyên nhân sinh bệnhCận thịDi truyềnYếu tố khácThể trạngDinh dưỡngĐK sống-Môi trường sống hạn chế tầm nhìnThói quen, lối sốngThói quenSử dụng mắt nhiềuThời gian nghỉ ngơi ítTư thế xấu khi học,đọcHoạt động thể chấtÍt tham giacác hoạt động thể thao,vui chơingoài trờiĐK học tập- Chiếu sángBàn ghếSách vởGánh nặng học tậpVSTHmôi trườngCong vẹo cột sống Cong vẹo cột sống (biến dạng cột sống) là tình trạng cột sống bị nghiêng, lệch về một phía hoặc bị cong về phía trước hay phía sau, do đó không còn giữ được các đoạn cong sinh lý như bình thường của nó vốn có. Cột sống bao gồm 33 - 34 đốt sống (7 đốt cổ, 12 đốt ngực, 5 đốt thắt lưng, 5 đốt cùng và 4-5 đốt cụt) được nối với nhau bằng các đĩa đệm, khớp và dây chằng, tạo thành khung nâng đỡ cơ thể. Trong tư thể đứng thẳng:Nếu nhìn từ sau về trước, cột sống là một đường thẳng.Nếu nhìn nghiêng, cột sống có 2 đoạn cong uốn ra trước là cổ và thắt lưng, 2 đoạn cong uốn ra phía sau là ngực và cùng - cụt. ..Cong: 1- gù 2- còng 3- ưỡn 4- bẹtVẹoCác loại cong vẹo cột sốngVẹo cột sống:Về hình dạng có vẹo cột sống hình C thuận, C ngược, S thuận và S ngược.Về cấu trúc có vẹo cột sống có cấu trúc và không có cấu trúc.Cong cột sống:Gù: là đoạn ngực cong quá mức ra sauƯỡn: là đoạn lưng cong quá mức ra trướcCòng: là đoạn lưng giảm mức cong và đoạn ngực cong quá mức ra sau.Bẹt: là các đường cong sinh lý giảm so với bình thường .. kNguyên nhân sinh bệnhCVCSBẩm sinh Bệnh lq đến CSYếu tố khácThể trạngDinh dưỡngĐK học tập-Bàn ghế -Chiếu sángCặp sách Gánh nặng học tậpVSTHThói quen-Tư thế xấu khi ngồi, đi đứng. -Thời gian nghỉ ngơi ítHoạt động thể chấtÍt tham giacác hoạt động thể thao,vui chơingoài trờiThói quen, lối sốngMT học tậpThiếu không gian vui chơi hoạt động thể chấtNguyên nhân liên quan đến học đườngRối nhiễu tâm tríRối nhiễu tâm trí là một nhóm những biểu hiện bất thường về tâm lý, có liên quan đến căng thẳng tiêu cực (các ám ảnh sợ hãy, ám ảnh về cái chết, sự đau khổ, sự mất năng lực) hoặc các ràng buộc liên quan đến tự do cá nhânCác loại rối nhiễu tâm trí thương gập bao gồm:Rối loạn tăng động giảm chú ýRối loạn trầm cảm Rối loạn lo âu quá mứcRối loạn hành vi Biểu hiện: giảm khả năng hòa nhập, tiếp xúc với cộng đồng, bỏ bê công việc, rối loạn về ăn ngủ, dễ nổi cáu, hay lo sợ, thất vọng, tự ti, kém tập trung, hay đãng trí, thiếu tập trung trong công việc, có cảm giác thất vọng, vô dụng, có những ý tưởng và hành vi kỳ quặc Nguyên nhân sinh bệnhCơ địa - Thần kinh nhậy cảm Quá trình ức chế kémTâm sinh lý lứa tuổiYếu tố gia đìnhYếu tố nhà trường, Xã hộiRối nhiễuTâm tríNguyên tắc dự phòng các bệnh tật ở học sinhNguyên tắc dự phòng các bệnh truyền nhiễm: Làm gián đoạn hoặc hạn chế một khâu trong mô hình truyền bệnhNguồn truyềnNguồn cảm thụĐường truyềnĐiều kiện môi trườngSức đề kháng của mầm bệnhSơ đồ mô hình phát sinh bệnhNguyên tắc dự phòng các bệnh tật ở học sinhNguyên tắc dự phòng các bệnh không truyền nhiễm: Hạn chế yếu tố nguy cơ bên ngoài & sửa chữa yếu tố nguy cơ bên trong.Sơ đồ mô hình phát sinh bệnhBệnh TậtNguyên nhân sinh bệnhBên ngoàiNguyên nhânsinh bệnhbên trongTác động vào yếu tố bên trongQuản lý sức khỏe học sinhYêu cầu trong quản lý sức khỏe:Nắm được thực trạng phát triển sức thể lực học sinh theo các lứa tuổi và tình trạng bệnh tật của học sinh trong nhà trường.Xác định được những vấn đề sức khỏe chung của học sinh trong nhà trường, xác định những vấn đề sức khỏe cần quan tâm, xem xét mối liên quan tới các vấn đề sức khỏe của cộng đồng xung quanh để đề xuất các giải pháp can thiệp thích hợp.Nắm được các diễn biến về sự phát triển thể lực, tình trạng bệnh tật của từng học sinh để có thể có các kiến nghị, đề xuất phương pháp chăm sóc, nâng cao sức khỏe.Các nội dung hoạt động:Tổ chức khám sức khỏe khi mới nhập trường và khám sức khỏe định kỳ hàng năm.Tổng hợp phân loại phát triển thể lực và sức khỏe từng học sinh để có sự thông báo cho phụ huynh, giáo viên phụ trách các lớp và ban giám hiệu nhà trường.Lập danh sách các học sinh cần được quan tâm về mặt y tế và kế hoạch chăm sóc cho từng đối tượng học sinh.Xây dựng các nội dung và kế hoạch quản lý và chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong nhà trường.Tuổi của trẻ có ý nghĩa như thế nào? Tại sao phải nắm được phương pháp tính tuổi?Là thước đo thể hiện các giai đoạn phát triển, trưởng thành về tâm, sinh lý của trẻLà thước đo giúp cho việc đối chiếu các số đo về nhân trắc.Là thước đo giúp cho việc so sánh giữa các đối tượng, các nhóm đối tượngPhương pháp tính tuổiHiện nay việc phân nhóm tuổi ở Việt Nam được thực hiện (theo khuyến nghị của tổ chức Y tế thế giới - 1983) trong đó:- Trẻ dưới một tuổi mỗi tháng là một nhóm tuổi (12 nhóm)- Trẻ từ 13-36 tháng thì 3 tháng là một nhóm tuổi (8 nhóm)- Trẻ từ 37-72 tháng thì 6 tháng là một nhóm tuổi (6 nhóm)- Trẻ trên 6 tuổi thì cứ mỗi năm là một nhóm tuổi, mỗi nhóm được tính tròn năm ( đây là cách tính tuổi mới, khác với cách tính tuổi cũ) Ví dụ: Trẻ sinh ngày 1/1/2000 được coi là 8 tuổi khi trẻ được kiểm tra vào khoảng thời gian từ 1/1/2008 đến 30/12/2008 (khoảng thời gian này bao gồm cả 2 ngày nói trên)Việc nắm được các kỹ thuật và phương pháp tính tuổi, đo các chỉ số nhân trắc có ý nghĩa như thế nào?Giúp có các số liệu đồng nhất. Loại trừ cao nhất các sai số có thể khắc phục.Giúp cho việc đánh giá và việc so sánh từng cá thể, quần thể có mức chính xác cao nhất có thể Khám đánh giá phát triển thể lựcCác chỉ số đánh giá:Chiều cao đứng: thể hiện sự phát triển của bộ xươngCân nặng: thể hiện sự phát triển của hệ cơ, sự tích lũy của cơ thể như độ béo gầy.Kỹ thuật đo chiều cao đứng (đề nghị phân tích ảnh)Kỹ thuật đo chiều cao đứngKỹ thuật cân trọng lượng cơ thểNội dung khám sức khỏe:Khám đánh giá phát triển thể lực: nhằm đánh giá sự phát triển của cá thể cộng đồngKhám mắt: đối với học sinh vấn đề thường gập là TKX, lác, thiếu vitaminAKhám tai mũi họng: lưu ý các bệnh cấp, mãn ảnh hưởng tới SK & chức năng ngheKhám răng hàm mặtKhám ngoài da: lưu ý các bệnh có khả năng lây lan, các bệnh có khả năng biến chứngKhám nội tiết: lưu ý bệnh bướu cổ địa phươngKhám thần kinh, tâm thầnKhám cơ xương khớp: chú ý CVCS, bệnh hiện nay đang quan tâm sơ hóa cơ DeltaPhân loại phát triển thể lựcĐược chia làm 5 loại: Loại I: Tốt Loại II: Khá Loại III: Trung bình Loại IV: Yếu Loại V: Rất yếuPhân loại phát triển thể lựcTình trạng bệnh tật: Loại 1: Không có bệnh, cơ thể khỏe mạnh bình thườngLoại 2: Có bệnh nhẹ có thể chữa khỏi, ít ảnh hưởng đến học tập như các bệnh ngoài da, bệnh TMH cấp nhẹ, mắt hột, và các bệnh cấp tính nhẹ khác có thể điều trị đượcLoại 3: Bệnh nặng, các bệnh mạn tính ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và học tập: Các bệnh tim mạch, động kinh, thận mạn tính, viêm gan mạn, lao ...Phân loại sức khỏe:Dựa vào sự phát triển thể lực và tình hình bệnh tật Sức khỏe loại A: Tình trạng bệnh tật loại 1 và thể lực loại I, II, III. Sức khỏe loại B: Có tình trạng bệnh tật loại 2 hoặc có thể lực loại IV Sức khỏe loại C: Có tình trạng bệnh tật loại 3 hoặc có thể lực loại V.Xác định vấn đề sức khỏeQuan điểm trong lĩnh vực y tế dự phòng:Mục tiêu đích của y tế điều trị là nhằm vào một đối tượng cụ thể.Mục tiêu đích của y tế dự phòng là nhằm vào một quần thể hoặc cả cộng đồng.Hướng tiếp cận của Y tế điều trị là từ bệnh tìm ra nguyên nhân sinh bệnh.Hướng tiếp cận của YTDF theo cả 2 hướng: + Dựa trên dịch tễ, các yếu tố nguy cơ của vùng và khả năng phơ nhiễm để dự báo bệnh. + Dựa trên mô hình bệnh của quần thể để tìm hiểu yếu tố nguy cơ phát sinh bệnh.Xác định vấn đề sức khỏe học sinh:Cơ sở thông tin:Tình hình sức khỏe học sinh từ nguồn khám sức khỏe hàng năm để xác định vấn đề sức khỏe.Xem xét, đối chiếu với tình hình sức khỏe cộng đồng xung quanh để nhận định có liên quan đến vấn đề sức khỏe của cộng đồng hay không?Xem xét, khảo sát các vấn đề môi trường liên quan đến vấn đề sức khỏe của học sinh cần quan tâm. Từ các nguồn thông tin để phác thảo mô hình nhân – quả. Xác định các yếu tố nguy cơ Đề xuất giải pháp can thiệp (tính ưu tiên – khả thi) kkTÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH Bộ môn Dịch tễ, Trường Đại học Y Hà Nội (1981), Dịch tễ học từng bệnh.Vụ Y tế dự phòng, Bộ Y tế (1998), Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe học sinh, Nhà xuất bản Y học.Nguyễn Huy Nga (2003), Chăm sóc sức khỏe học sinh.Nguyễn Văn Siêm (2007), Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.Bách khoa thư bệnh học (2000), Nhà xuất bản tử điển Bách khoa, tập 1, 2, 3.AbramS. Benenson (1995) Sổ tay kiểm soát các bệnh truyền nhiễm, Hiệp hội Y tế cộng đồng Hoa Kỳ - Tài liệu dịch - Nhà xuất bản Y học, 1997.American Optometric Association (1997), Care of the Patient with Myopia, Optometric clinical practice guideline 243 N. Lindbergh Blvd., St. Louis, MO 63141-7881

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptsuc_khoe_truong_hoc_bai_5_qlsk_tai_truong_hoc_2_1543.ppt
Tài liệu liên quan