Theo nguyên tắc: "Âm thăng, Dương giáng" (âm đi lên, dương đi xuống).
Đứng thẳng, giơ tay lên trời tacó:
-Các kinh âm ởtay, đi lên, tức đi từvùng nách, ngực lên ngón tay (theo chiều
ly tâm). Các kinh Dương ởtay, đi xuống, tức từcác ngón tay đi vào ngực, nách
(theo chiều hướng tâm).
-Các kinh âm ởchân, đi lên, tức từcác ngón chân đi lên đầu mặt (theo chiều
hướng tâm). Các kinh dương ởchân đi xuống, tức từđầu mặt đi xuống chân (theo
chiều ly tâm).
18 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Y học dân tộc: học thuyết âm dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y HỌC DÂN TỘC: HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Nguồn: suckhoecongdong.com
Thiên "Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận" (Tố Vấn 5) ghi: "Âm Dương
giả, thiên địa chi đạo dã, vạn vật chi kỷ cương, biến hóa chi phụ mẫu, Sinh
sát chi bản thủy, Thần minh chi phủ dã, Trị bệnh tất cầu kỳ bản" (Âm
Dương là quy luật của trời đất, cương kỷ của vạn vật, nguồn gốc của mọi
biến hóa, Căn cội của sự sinh trưởng và hủy diệt, là kho tàng chứa đựng
thần minh, trị bệnh phải tìm rõ căn bản của bệnh).
Tính Chất của Âm Dương
1. Âm Dương đối lập
Khi quan sát các hiện tượng, luôn thấy từng cặp đối nghịch nhưng gắn bó
nhau: Sáng tối - Động tĩnh... Tuy đối nghịch nhưng luôn gắn bó nhau, do đó, đây
chỉ là 2 mặt của 1 quá trình thống nhất.
Người xưa đã biểu thị quan niệm trên bằng đồ hình Thái Cực: Một âm (màu
đen) và 1 dương (màu đỏ hoặc trắng) trong 1 vòng tròn không bao giờ tách rời
nhau. Thiếu 1 trong 2 yếu tố Âm Dương, không thể hình thành sự vật.
Thí dụ: Vấn đề dinh dưỡng trong cơ thể.
Cơ thể cần dinh dưỡng (Âm) và hoạt động (Dương). Muốn có chất dinh dưỡng
(Âm), cần tiêu hao 1 số năng lượng (Dương). Ngược lại, để có năng lượng cung
cấp cho hoạt động (Dương) cần tiêu hao 1 số chất dinh dưỡng (âm)...
2. Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm
Đào sâu vào từng hiện tượng, từng vật, người ta thấy: Mỗi mặt Âm hay Dương
lại có mặt đối lập ở trong, người xưa gọi là trong Âm có Dương và trong Dương
có Âm.
Nhờ vậy, vũ trụ chia nhỏ dần thành 1 chuỗi 2 mặt Âm Dương vô cùng tận.
Có thể lấy thời gian 1 ngày 1 đêm làm thí dụ:
- Thiên "Kim Quỹ Chân Ngôn Luận" ghi: "Bình đán chi nhật trung, dương trung
chi dương giả, Nhật trung chi hoàng hôn, thiên chi dương, dương trung chi âm giả,
Hợp dạ chí kê minh, thiên chi âm, Âm trung chi dương giả, Kê minh chi bình đán,
thiên chi âm, âm trung chi dương giả" (Từ sáng sớm đến giữa trưa là dương trong
ngày, dương trong dương, từ giữa trưa đến sẫm tối, là dương trong ngày, âm trong
dương; từ chập tối đến gà gáy là âm trong ngày. Âm trong âm, từ gà gáy đến sáng
sớm là âm trong ngày, Âm trong dương) (TVấn 4).
Phân loại Âm Dương
Việc phân loại âm dương cho sự vật tương đối khó vì Âm Dương chỉ là 2 đặc
tính của mỗi sự vật, đặc tính này không hoàn toàn tuyệt đối vì có những vật tuy là
dương nhưng so với cái dương hơn lại hóa ra âm.
Thí dụ: Củ Sắn dây (Cát Căn) có nhiều dương tính hơn củ khoai mì tức dương
đối với củ khoai mì nhưng lại ít hơn củ Sâm, có nghĩa là âm đối với củ Sâm.
Vì thế, tạm thời gọi là Dương những gì có nhiều dương tính hơn âm và gọi là
Âm những gì có nhiều dương tính hơn dương. Ngoài ra, còn dựa trên nhiều khía
cạnh khác nhau để xác định đặc tính âm dương của sự vật. Ở đây, chúng cố gắng
đưa ra 1 số tiêu chuẩn để có thể giúp việc phân chia âm dương được nhanh và dễ
dàng hơn.
Tính Chất ÂM DƯƠNG
Hình thể
Màu sắc
Trọng
lượng
Vị
Hóa học
Trạng thái
Ly tâm, Dài, Cao
Dịu, xẫm, tối (đen, lam, chàm,
tím)
Nhẹ, Xốp (Bông mốp...)
Chua, mặn, đắng.
Nhiều nước, Oxy, Potassium (K),
Azốt, Lưu huỳnh...
Dưới mức sinh lý bình thường
(dưới 370) áp huyết dưới 90/60,
Hướng tâm, Tròn, Thấp.
Chói sáng, (đỏ hồng, vàng)
Nặng, cứng (Sắt thép...)
Cay, ngọt, nhạt.
Ít nước, Sodium (Na),
Hydro, Magnesium...
Trên mức sinh lý bình
thường (thân nhiệt trên 380),
mạch trên 90/phút, Hưng
mạch dưới 60/phút, ức chế thần
kinh.
phấn thần kinh.
Âm dương và cơ thể
a) Trên là âm, dưới là dương
Theo cách phân chia này thì Đầu là âm và chân là Dương. Thực tế cho thấy,
đầu (cụ thể là trán) sờ vào lúc nào cũng thấy mát và chân (dưới) luôn thấy ấm. Khi
cơ thể bệnh (có rối loạn thăng bằng âm dương) thì đầu (phía trên) sờ vào thấy
nóng (trán nóng, mắt đỏ, mặt đỏ bừng...) thay vì mát, và chân (phía dưới) thấy
lạnh (ẩm, ra mồ hôi, đau ê ẩm...) thay vì nóng. Cách chữa bệnh đơn giản nhất là
dùng khăn lạnh đắp vào trán (thêm âm vào để đẩy dương ra) hoặc ngâm chân vào
nước nóng (thêm dương vào để đẩy âm ra). Cách điều trị trên chủ yếu nhằm thực
hiện lại thế quân bình (điều hòa âm dương) đã bị xáo trộn vì bệnh gây ra, vì thế, đã
có một nhận xét hết sức lý thú: "Hãy giữ cho đầu bạn mới mát (âm) và chân bạn
luôn ấm (dương) thì bạn sẽ không cần đến thầy thuốc".
Theo các nhà nghiên cứu: Ở tư thế nằm, đầu thấp, chân cao sẽ dễ nhớ và tiếp
thu nhanh hơn, họ cho rằng vì máu dồn về não giúp não làm việc tốt hơn. Có thể
hiểu như sau: Máu (âm) dồn về đầu (âm) tức tăng thêm âm, giúp cho dễ nhớ hơn.
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng ở tư thế này rất dễ buồn ngủ, vì âm
mang tính tĩnh.
Xét về 2 quẻ "Thủy hỏa ký tế" và "Thủy hỏa vị tế" ta thấy:
Người khỏe mạnh, trên mát (âm), dưới ấm (dương), tức Thủy giao xuống dưới,
Hỏa giao lên trên, gọi là Thủy hỏa ký tế.
Ngược lại, khi bị bệnh, trên nóng (dương) dưới lạnh (âm) là Thủy hỏa không
tương giao với nhau gọi là Thủy hỏa vị tế.
b) Bên trái là Dương, Bên phải là Âm
Vấn đề quy định bên phải, bên trái thuộc Âm hay Dương, chưa có tài liệu nào
nghiên cứu 1 cách sâu xa và giải thích thỏa đáng. Tuy nhiên, dựa vào 1 số công
trình nghiên cứu và quan sát tự nhiên, ta thấy:
- Khi khởi động 1 cách tự nhiên, hầu như bao giờ chân trái cũng khởi động
trước. Theo các nhà nghiên cứu, khi chuyển động trái đất tạo nên 1 dòng điện gọi
là địa từ lực lôi cuốn mọi vật - Địa từ lực này mang đặc tính âm. Theo nguyên tắc
vật lý, 2 vật cùng tên đẩy nhau, khác tên hút nhau. Lực của trái đất là âm, do đó sẽ
hút lực dương, vì thế có thể coi như chân trái mang đặc tính dương.
- Theo giáo sư Hirasawa, chuyên viên nghiên cứu sinh lý học thể dục Trường
đại học bách khoa Tokyo, sau 35 năm chuyên nghiên cứu về bàn chân đã nhận xét
rằng: "từ 6-50 tuổi, diện tích tiếp xúc mặt đất của chân trái phái nam và nữ đều lớn
hơn so với chân phải và diện tích tiếp xúc với mặt đất khi đứng của bàn chân trái
lớn hơn. Thời gian chạm đất khi đi phía bên trái cũng nhiều hơn. Cảm giác ổn định
khi đứng 1 chân bằng chân trái cũng tốt hơn. Vết chân người cổ đại cách đây 3000
năm cũng cho thấy vết chân trái in sâu hơn xuống đất hơn là chân phải. Các vận
động viên, diễn viên... cũng đều dùng chân trái làm trục chống đỡ cơ thể, còn chân
phải dùng để biểu diễn các động tác".
- Các vận động viên điền kinh, đua xe, chạy... bao giờ cũng phải rẽ về bên trái.
- Hình ảnh người chèo đò cho thấy, bao giờ mái chèo cũng nằm bên trái.
- Bác sĩ Nogier (tác giả môn châm trị liệu loa tai), khi nghiên cứu về 2 bình tai
cũng đã nhận xét: "Với các nhà châm cứu, Nhâm mạch (quản lý các kinh Âm)
nằm trên bình tai Phải, của người thuận phải và Đốc mạch (thống xuất các kinh
Dương), nằm trên bình tai Trái (Pour les acupuntures le RenMo se trouve sur le
tragus droigt du droigtier, le Tu Mo sur le tragus gauche)".
- Viện vật lý và sinh hóa ở Leningrat (Liên Xô) khi tiến hành thí nghiệm về độ
nhạy của tai người đã nhận thấy rằng: tai trái nhạy cảm hơn tai phải.
Qua các nhận xét trên, tạm thời nêu lên nhận định là bên trái thuộc Dương và
bên phải thuộc Âm. Điều này rất có giá trị trong việc điều trị bằng châm cứu khi
phải chọn huyệt để châm.
c) Trong (bụng, ngực) là Âm, Ngoài (lưng) là Dương
Thiên 'Ngũ Tạng Sinh Thành Luận' (TVấn 10) ghi: "Phù ngôn chi Âm Dương,
Nội vi âm, ngoại vi Dương, Phúc vi âm, Bối vi Dương" (Nói về Âm Dương, trong
thuộc âm, ngoài thuộc dương, bụng thuộc âm, lưng thuộc dương).
+ Ngay từ trong bào thai, sự sắp xếp theo thứ tự trên cũng khá rõ: Bào thai nam,
dương khí tụ ở lưng nên thường quay lưng ra, do đó, bụng người mẹ thường có
dạng tròn và cứng. Trái lại, bào thai nữ, âm khí tụ ở ngực nên thường quay mặt ra
ngoài, do đó bụng người mẹ thường có dạng hình bầu dục (gáo nước) và mềm.
+ Hình ảnh người chết đuối trên sông cho thấy, xác nam bao giờ cũng nằm sấp
vì dương khí tụ ở lưng, còn xác nữ bao giờ cũng nằm ngửa vì âm khí tụ ở ngực.
d) Âm Dương và Tạng Phủ
+ Thiên "Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận" ghi: "Lục phủ giai vi dương, Ngũ
tạng giai vi âm" (Lục phủ thuộc dương, Ngũ tạng thuộc âm). Như thế Tâm, Can,
Tỳ, Phế, Thận thuộc âm, còn Tiểu Trường, Đởm, Vị, Đại Trường, Bàng quang,
Tam Tiêu thuộc dương. Tâm Bào, được coi như 1 tạng mới, do đó thuộc âm.
+ Giáo sư Ohsawa (tác giả phương pháp dưỡng sinh, người Nhật), trong sách
"Phương Pháp Dưỡng sinh", lại có 1 số nhận xét hơi khác trong việc phân chia
Tạng phủ và Âm Dương. Theo đó, Tâm, Can, Thận thuộc dương (thay vì thuộc
âm) còn Phế, Vị thuộc âm. Ohsawa cho rằng Tim, Gan và Thận có hình dáng đặc
và nặng nên thuộc dương, còn Phổi và Dạ dầy rỗng, nhẹ nên thuộc âm.
Có gì mâu thuẫn giữa 2 quan điểm phân chia Âm Dương giữa sách Nội Kinh
và Ohsawa không " Sách Nội Kinh là sách kinh điển, tích chứa kinh nghiệm bao
đời của người xưa, Gs. Ohsawa là nhà nghiên cứu có tiếng trên thế giới, như vậy
cả 2 quan điểm đều có lý do của nó.
Có thể tạm hiểu như sau: Theo "Kinh Dịch", mỗi vật thể, hiện tượng... đều do 2
yếu tố: THỂ (hình thể) và DỤNG (công dụng, chức năng) tạo nên. Một vật nào đó,
có thể có hình dạng (thể) là âm nhưng lại có công dụng là dương hoặc ngược lại,
Thể là dương nhưng Dụng là âm.
Thí dụ: Tạng Tâm, xét về hình thể là 1 quả tim, đặc nặng, nên mang đặc tính
dương tức là dương về Thể, nhưng Tâm lại có nhiệm vụ cung cấp máu cho toàn cơ
thể, máu thuộc âm, do đó Tâm mang đặc tính âm xét về Dụng.
Thí dụ: Quả Ớt, xét về hình thể, quả ớt có màu đỏ, do đó thuộc dương, nhưng
ớt có vị cay, khi vào ruột, làm nở các mao trạng ruột, tiêu thức ăn nhanh, như vậy,
ớt có đặc tính âm nếu xét về công dụng.
Âm Dương và Bệnh Lý
a) Quá trình phát sinh bệnh
- Mỗi hiện tượng đều có 2 mặt: 1 dương (hưng phấn) và 1 âm (ức chế). Nếu 1
trong 2 tác động trên mạnh hoặc suy kém khác thường làm cho mất trạng thái quân
bình âm dương, sẽ dẫn tới tình trạng bệnh lý gọi là thiên suy hoặc thiên thắng.
+ Thiên Thắng: Dương thắng quá, gây chứng nhiệt (sốt, tiểu đỏ...) Âm thắng
gây chứng hàn (lạnh, tiêu chảy...).
+ Thiên Suy: Dương hư (lão suy, hưng phấn, thần kinh giảm...) Âm hư (mất
nước, ức chế thần kinh giảm...).
Tuy nhiên, nếu âm suy quá thì âm bị bệnh sinh ra chứng nội nhiệt (mất nước,
mất tân dịch, khát nước, họng khô, táo, tiểu đỏ... gọi là âm hư sinh nội nhiệt). Nếu
dương suy quá thì dương bị bệnh và sinh ra chứng hàn ở ngoài (sợ lạnh, tay chân
lạnh... gọi là dương hư sinh ngoại hàn).
- Khi 1 mặt âm hay dương ngày càng thịnh và không ngừng phát triển về 1
phía đối lập, bệnh sẽ diễn biến theo hướng: Nhiệt quá hóa Hàn (nhiệt cực sinh
hàn) như sốt cao kéo dài gây mất nước... Hoặc Hàn quá hóa nhiệt (Hàn cực sinh
nhiệt) như tiêu chảy, nôn mửa kéo dài gây mất nước, điện giải làm nhiễm độc thần
kinh gây sốt.
b) Hư chứng, Thực chứng
Bệnh tật (sự rối loạn âm dương) phát sinh ra do nhiều nguyên nhân: dương
thực, âm thực (hưng phấn) hoặc dương hư, âm hư (ức chế).
Thí dụ 1: triệu chứng SỐT:
Sốt có thể do 2 nguyên nhân: do Dương hỏa vượng (hưng phấn) hoặc do âm
hỏa suy không ức chế được dương hỏa, cả 2 trường hợp trên đều gây nên sốt.
Nếu do dương hỏa vượng thì chứng sốt đó là Thực chứng.
Nếu do âm hỏa suy thì chứng sốt đó là Hư chứng.
Phân tích sâu hơn ta thấy:
- Có khi Âm vượng gây ra triệu chứng dương suy, cần tả âm để bớt ức chế
dương.
- Có khi dương vượng làm âm suy, cần tả dương để bớt ức chế âm.
- Có khi dương suy gây ra triệu chứng âm vượng, cần bổ dương để ức chế âm.
- Có khi âm suy gây ra dương vượng, cần bổ âm để ức chế dương lại. Nếu chỉ
lo tả dương, là chỉ lo trị ngọn mà bỏ quên gốc, bệnh không hết mà còn có thể gây
biến chứng làm cho âm và dương suy thêm.
Thí dụ 2: Chứng Âm hư Hỏa vượng.
Người bệnh cảm thấy nóng bừng, sốt nhưng lại sợ lạnh, mạch nhanh nhưng vô
lực. Nhìn triệu chứng sốt bên ngoài làm nghĩ đến hỏa vượng lên, và trị liệu ở đây
là lo tả hỏa nhưng nguyên nhân chủ yếu ở đây lại do âm suy làm hỏa vượng lên.
Nếu chỉ lo tả hỏa, sốt có thể giảm nhưng sau đó sốt lại trở lại ngay. Ngược lại, vì
do âm suy, nếu bổ âm, âm mạnh lên sẽ khắc dương, làm cho hỏa hạ xuống.
Trên lâm sàng hay gặp chứng Thận Thủy suy, Can hỏa vượng.
Có thể biện chứng như sau: Thận và Gan là 2 cơ quan có chức năng bài tiết,
thanh lọc các chất bên ngoài đưa vào cơ thể: Gan lọc các chất bên ngoài đưa vào,
Thận thanh lọc các chất bên trong đưa ra ngoài. Vì 1 nguyên nhân nào đó, Thận
không làm được chức năng của mình (âm hư), còn lại 1 mình Can hoạt động. Để
đảm bảo công việc, Can sẽ phải làm việc gấp đôi, tức gánh vác thêm công việc mà
thận không làm, do đó, Can sẽ phát nhiệt vì làm việc quá mức. Theo đúng lý, thấy
Gan hỏa vượng lên, cần phải tả Can cho nó mát đi. Can đang làm việc, nay lại bị tả
bớt, chắc chắn sẽ bị rối loạn. Tuy nhiên, nếu hiểu rằng sở dĩ Can phải làm việc
nhiều như vậy là do Can phải gánh thêm nhiệm vụ của Thận, vì Thận hư kém. Nếu
Thận khỏe mạnh lại và làm được nhiệm vụ của mình. Can sẽ bớt gánh nặng và sẽ
khỏe. Như vậy cần phải bổ cho Thận mạnh lên chứ không phải Tả Can.
c) Âm Dương thực giả
Trên lâm sàng, nhiều hội chứng dễ gây lẫn lộn Âm Dương, nếu không chẩn
bệnh 1 cách kỹ lưỡng, đó là các hội chứng chân giả.
- Dương cực tựa âm: Do nhiệt độc tới chỗ cùng cực, phục vào trong cơ thể gây
ra người lạnh, hôn mê giống như âm chứng, chỉ khác ở chỗ là trong lạnh nhưng
không thích đắp ấm, thần khí tuy hôn mê nhưng sắc mặt vẫn tươi, mạch tuy Trầm
nhưng Hoạt và có lực.
Khi trị liệu, phải dùng thuốc Hàn.
- Âm cực tựa Dương: Do hàn tà đến chỗ cùng cực, đẩy dương hỏa ở trong ra
ngoài, gây ra mình nóng, buồn phiền, khát nước, giống như dương chứng nhưng
chỉ khác ở chỗ mình nóng mà thích đắp chăn ấm, miệng khát mà uống nước lạnh
vào lại mửa ra ngay. Mạch thường Trầm Tế, không lực.
Khi trị liệu, phải dùng thuốc nhiệt (ôn nóng), nếu dùng lầm thuốc hàn có thể
gây nguy hiểm đến tính mạng.
d) Âm Thăng Dương Giáng
- Huyết thuộc âm, do đó, phải thăng (đi lên), nếu huyết hư, không đi lên được,
phần trên không được huyết nuôi dưỡng, gây chóng mặt, hoa mắt... nguyên nhân
do âm hư, cần bổ âm.
- Khí thuộc dương, phải giáng (đi xuống), khí không làm tròn chức năng, thay
vì đi xuống lại đi lên, gọi là khí nghịch gây ra chứng hen suyễn, khó thở, nguyên
nhân do khí nghịch, cần điều chỉnh ở khí.
Âm Dương và Dược Liệu
Dùng nguyên lý Âm Dương áp dụng vào dược liệu đã được người xưa áp dụng
một cách khoa học và có hiệu quả. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu
chú ý đến vấn đề này. Việc áp dụng nguyên lý Âm Dương vào dược liệu không
phải là một việc dễ vì đòi hỏi nhiều yếu tố. Ở đây, chúng tôi tạm nêu ra một số
nguyên tắc để tùy nghi áp dụng.
a) Về Tác Dụng
- Các vị thuốc có tác dụng Thăng (đi lên) thuộc âm. Thí dụ: Ma hoàng, Quế...
- Các vị thuốc có tác dụng giáng (đi xuống) thuộc dương. Thí dụ: Mang tiêu,
Mộc hương...
b) Về Trọng Lượng
+ Các vị thuốc có trọng lượng nhẹ, xốp, thuộc âm. Thí dụ: Các loại lá (lá dâu,
lá Cối xay...).
+ Các vị thuốc có trọng lượng nặng, cứng, thuộc dương. Thí dụ: Bách bộ, Mẫu
lệ...
c) Về Tính Chất
- Các vị thuốc có tính Hàn (lạnh), Lương (Mát) thuộc âm. Thí dụ: Cỏ mực,
Hoàng bá...
- Các vị thuốc có tính Nóng (Nhiệt), ấm (ôn) thuộc dương. Thí dụ: Trần bì, Phụ
tử...
Việc phân chia âm dương cho dược liệu, chỉ có tính cách tương đối, trên lâm
sàng, nhiều khi còn phải dựa theo Tứ khí, Ngũ vị... nữa.
Việc phân biệt đặc tính âm dương của dược liệu rất quan trọng trong việc trị
liệu. Thí dụ: Một bệnh thuộc dương chứng, thực chứng cần phải tìm vị thuốc mang
đặc tính âm để ức chế bớt dương, lập lại sự quân bình âm dương. Nếu không nắm
vững, cho những vị thuốc mang đặc tính dương vào sẽ làm bệnh tăng hơn (như đổ
dầu thêm vào lửa), có khi nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Âm dương và Châm cứu
A.- Âm Dương và Kinh Lạc
a) Theo Nguyên Tắc Thăng Giáng
Theo nguyên tắc: "Âm thăng, Dương giáng" (âm đi lên, dương đi xuống).
Đứng thẳng, giơ tay lên trời ta có:
- Các kinh âm ở tay, đi lên, tức đi từ vùng nách, ngực lên ngón tay (theo chiều
ly tâm). Các kinh Dương ở tay, đi xuống, tức từ các ngón tay đi vào ngực, nách
(theo chiều hướng tâm).
- Các kinh âm ở chân, đi lên, tức từ các ngón chân đi lên đầu mặt (theo chiều
hướng tâm). Các kinh dương ở chân đi xuống, tức từ đầu mặt đi xuống chân (theo
chiều ly tâm).
Cần ghi nhớ hướng đi của các đường kinh vì rất cần thiết trong việc áp dụng
nguyên tắc Bổ tả trong châm cứu.
b) Theo Nguyên Tắc Trong Ngoài
Âm trong, dương ngoài thì: Các kinh ở phía trong chân, tay thuộc âm(Phế,
Tâm, Tâm bào, Thận, Can, Tỳ). Các kinh ở phía ngoài chân tay thuộc dương (Đại
trường, Tiểu trường, Tam tiêu, Bàng quang, Đởm, Vị).
Ngoài ra, Bụng thuộc Âm nên Nhâm mạch thuộc âm.
Lưng thuộc dương nên Đốc mạch thuộc Dương.
B. Âm Dương Và Huyệt
Để phân biệt huyệt vị theo âm dương, có thể theo 1 số nguyên tắc sau:
a) Bên trái là dương, bên phải là âm: do đó, các huyệt bên trái mang đặc tính
dương (hưng phấn) gọi là Dương huyệt. Các huyệt bên phải mang đặc tính âm (ức
chế) gọi là âm huyệt. Việc phân biệt âm huyệt, dương huyệt có giá trị rất lớn trong
việc chọn huyệt điều trị cho thích hợp.
Thí dụ: Bệnh về Phế.
- Người bệnh đi nắng về, sốt, chảy máu mũi (máu cam). Biện chứng bệnh như
sau: Đi nắng về sốt là bệnh cấp tính, thực chứng. Mũi chảy máu là do Hỏa khí của
Phế vượng (Mũi có liên hệ đến Phế vì Nội Kinh ghi: Phế khai khiếu ở mũi, Máu
màu đỏ, thuộc Hỏa). Đây là thực chứng, áp dụng nguyên tắc. "Thực tắc tả", do đó,
cần tả Hỏa của Phế, tức tả Dương hỏa huyệt của Phế là huyệt Ngư tế bên trái (Ngư
tế là hỏa huyệt của Kinh Phế, bên trái thuộc Dương).
Người bị bệnh lao phổi lâu năm, ho ra máu. Biện chứng bệnh như sau: Bệnh
lâu năm thuộc Hư chứng. Ho ra máu là hỏa của Phế vượng (vì tiếng ho là tiếng của
Phế, máu màu đỏ thuộc hỏa). Vì đây là bệnh lâu ngày, hư chứng do âm hỏa suy,
không ức chế được dương kiến dương hỏa bùng lên. Áp dụng nguyên tắc "Hư tắc
bổ" cần bổ Âm hỏa huyệt của Phế tức là huyệt Ngư tế bên phải (Ngư tế là hỏa
huyệt của kinh Phế, bên phải thuộc âm).
Cũng bệnh về phế, cũng huyệt Ngư tế mà trường hợp thứ nhất dùng huyệt ở
bên trái, trường hợp 2 lại dùng huyệt bên phải. Nếu không phân biệt được âm
dương của huyệt sẽ không bao giờ sử dụng huyệt 1 cách chính xác được.
b) Các huyệt của kinh âm (mặt trong chân tay) thuộc âm, các huyệt của kinh
dương (mặt ngoài chân tay) thuộc dương.
c) Các huyệt thuộc Nhâm mạch (đường giữa bụng) thuộc âm. Các huyệt thuộc
Đốc mạch (đường giữa sống lưng) thuộc dương.
d) Những huyệt nào không nằm vào các đường kinh âm hoặc dương có thể dựa
vào vị trí hoặc tác dụng của huyệt để xác định đặc tính âm dương cho huyệt đó:
Thí dụ: Huyệt Ấn đường, khi kích thích, tiết ra chất Endorphin, làm giảm đau
(có tác dụng ức chế) do đó, mang đặc tính âm
Âm dương và Điều trị
Điều trị là lập lại sự quân bình Âm dương bằng nhiều phương pháp khác nhau:
Châm cứu, uống thuốc...
a) Nguyên tắc chung
Bệnh do dương thịnh, phải làm suy giảm phần dương (Tả dương). Bệnh do âm
thịnh, phải làm suy giảm phần âm (Tả âm).
Bệnh do dương hư phải bổ dương, Bệnh do âm hư phải bổ âm.
b) Về thuốc
- Bệnh về Âm, dùng thuốc Dương (ôn, nhiệt) để chữa.
- Bệnh về Dương, dùng thuốc Âm (hàn, lương) để chữa.
c) Về châm cứu
- Bệnh nhiệt dùng châm, Bệnh hàn dùng cứu.
- Bệnh thuộc Tạng (âm) dùng các Du huyệt ở lưng (dương) để chữa.
- Bệnh thuộc Phủ (dương), dùng các huyệt Mộ ở ngực, bụng (âm) để chữa.
Dựa theo nguyên tắc: "Theo dương dẫn âm và theo âm dẫn dương.
Âm dương và Phòng Bệnh
Người mang nhiều dương tính, nên ăn các loại có tính chất âm, người mang
nhiều âm tính, nên dùng các loại có tính dương.
Mùa nóng nực, mặc quần áo mỏng, ở nơi thoáng mát, ăn nhiều rau quả có tính
mát để chống lại cái nóng (dương).
Mùa rét, mặc ấm, ở nơi ấm áp, ăn thức ăn nóng ấm để chống lại cái rét (âm).
Vừa đi mưa về, bị mưa ướt trong khi mưa, nước mưa mang nhiều điện tích
dương, nên để chân không, đứng trên đất, dội nước nóng để dẫn dương xuống.
Ở thành phố công nghiệp, bầu khí quyển mang nhiều iôn âm do ô nhiễm không
khí, nên đi chân đất và tắm nước nóng để điều hòa âm dương.
Dương sinh dương, cơn nóng giận, tức tối sẽ sinh nóng giận tức tối khác... cần
làm âm hóa chúng bằng những tư tưởng và hành động âm như nghĩ đến những sự
yên tĩnh, hoà bình... dùng những lời nói êm dịu, nhẹ nhàng... đến những nơi thanh
tĩnh, yên lặng...
Âm sinh âm, sự chán nản, buồn phiền... sẽ dẫn đến chán nản buồn phiền khác...
Cần làm dương hóa chúng bằng những tư tưởng và hành động dương: hoạt động
tích cực, hăng say... dùng những lời nói quyết đoán phấn khởi... đến những nơi
sinh hoạt...
Điều hòa Âm dương
Từ ngàn xưa, cha ông chúng ta đã biết điều hòa âm dương: Vua Hùng, khi
chấp nhận ý nghĩa: Bánh dày, hình tròn, tượng trưng cho trời (Dương) và bánh
chưng, hình vuông, tượng trưng cho đất (Âm), là thức ăn lý tưởng nhất, đã nói lên
được quan niệm hòa hợp âm dương trong thức ăn.
Lời cầu chúc 'Mẹ tròn con vuông' cho sản phụ khi sinh cũng đã nói lên ý tưởng
hoàn hảo nhất của lời cầu chúc.
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cũng đã biết điều hòa âm dương khá tốt.
Cụ thể là, khi ăn nước mắm, người ta cho vào ít chanh (vị chua - âm), và cho thêm
ít đường (vị ngọt - dương)... Đó là những thói quen rất tốt mà chúng ta cần duy trì.
Để chống lại với những thay đổi của thiên nhiên, cơ thể chúng ta cũng tự điều
chỉnh để tạo mức quân bình cho cơ thể. Thí dụ: Thân nhiệt của chúng ta bao giờ
cũng khoảng 370C. Khi trời lạnh, máu trong người cũng bị ảnh hưởng lạnh, khi
máu đi ngang qua vùng đồi thị sau não, các trung tâm Giao cảm ở đó bị kích thích
làm cho mạch máu ngoại biên co lại, da gà nổi lên... làm cho thân nhiệt tăng lên.
Ngược lại, nếu nhiệt độ quá cao làm cho máu bị nóng, các trung tâm Đối giao cảm
bị kích thích làm dãn mạch máu ngoại biên, gây xuất mồ hôi... làm nhiệt độ giảm
xuống.
Như vậy, bình thường, trong thiên nhiên cũng như trong cơ thể ta luôn có
những điều chỉnh hoàn hảo để duy trì, nếu ta biết cách gìn giữ tốt chức năng qúy
báu đó. Khi ta làm xáo trộn trật tự đó, chính là lúc ta bị bệnh.
BIỂU ĐỔ TỒNG KẾT ÂM DƯƠNG
LOẠI ÂM DƯƠNG
Tính Chất
Cơ Thể
Biểu Lý
Hư Thực
Ngũ vị
Ngũ khí
Tĩnh, lạnh, mát, nước, tối, bên
phải, ức chế, số chaün
Bên trên, bên trong, phía trước
(Bụng), tạng, huyết
Lý
Hư
Chua, mặn, đắng.
Động, nóng, ấm, lửa, ngày,
bên trái, hưng phấn, số lẻ.
Bên dưới, bên ngoài, phía sau
(Lưng), phủ, khí.
Biểu
Thực
Cay, ngọt (nhạt).
Châm cứu
Mạch
Chứng
trạng
Hàn, thấp.
Kinh âm, Nhâm mạch, huyệt
bên phải, ở bụng, huyệt gây ức
chế.
Trầm, Trì, Vi, Nhược, Không
lực.
Mặt xám xanh, nằm im, tiêu
tiểu nhiều, bệnh phát chậm,
mãn tính
Nhiệt, thử, phong.
Kinh dương, Đốc mạch, huyệt
bên trái, ở lưng, huyệt gây
hưng phấn.
Phù, Hồng, Huyền, Sác, Hữu
lực
Mặt đỏ, hồng, sốt, khát, nóng
nẩy trong người, đại tiểu tiện
khó, ít, bệnh phát nhanh, cấp
tính
Để tổng kết về học thuyết Âm Dương, xin mượn lời của thiên "Âm Dương Ly
Hợp Luận" (TVấn 6): "Âm Dương giả, sổ chi khả thập, Thôi chi khả bách, Sổ chi
khả thiên, Thôi chi khả vạn vạn chi đại, Bất khả thăng sổ, Nhiên kỳ yếu nhất giả".
(Âm Dương đó, đếm có thể mười, suy rộng có thể trăm, đếm có thể ngàn, suy rộng
có thể hàng vạn, rất to lớn, không thể đếm hết, song tóm lại chỉ có Một vậy).
Thiên "Tứ Khí Điều Thần Đại Luận" ghi: "Cố Âm Dương tứ thời giả, vạn vật
chi chung thỉ dã, tử sinh chi bản dã. Nghịch chi tắc tai hại sinh, tùng chi tắc hà tất
bất khởi, thi vị đắc đạo... Tùng Âm Dương tắc sinh, nghịch chi tắc tử..." (Cho nên
Âm Dương tứ thời là chung thỉ của vạn vật, là gốc của sự sống chết. Nếu nghịch
với nó thì sẽ tai hại, thuận với nó thì bệnh tật sẽ không thể xẩy ra, đó gọi là đắc
đạo... Thuận theo Âm Dương thì sống, nghịch lại với Âm Dương thì chết...".
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vanhoahoc_103__2418.pdf