Hiểu được nguồn gốc của thuốc Y học cổ truyền
2. Hiểu và giải thích được tính năng dược vật của các vị
thuốc thường được dùng trên thực tế lâm sàng.
13 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 760 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Y học cổ truyền - Bài 6: Đại cương về thuốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y HỌC CỔ TRUYỀN
30 TIẾT
GV: Hà Văn Châu
Mail: havanchau@dntu.edu.vn
BÀI 6: ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
MỤC TIÊU
1. Hiểu được nguồn gốc của thuốc Y học cổ truyền
2. Hiểu và giải thích được tính năng dược vật của các vị
thuốc thường được dùng trên thực tế lâm sàng.
I. NGUỒN GỐC
Theo y học cổ truyền thuốc được cấu tạo từ khí trời và
khí đất.
Dược tính của thuốc là tính chất và tính năng được tạo
nên bởi sự phối hợp bởi 2 thứ khí này.
Dạng tồn tại: động vật, thực vật và khoáng vật
II. THU HÁI VÀ BẢO QUẢN
• Toàn cây: khi cây đã trưởng thành đầy đủ hoặc lúc bắt
đầu ra hoa.
• Hoa: lúc đang nở
• Lá: lúc hoa sắp nở hoặc đang nở
• Quả và hạt: lúc đang chín
• Rễ củ: thu hoạch vào cuối thu, đông, và đầu xuân.
II. THU HÁI VÀ BẢO QUẢN
Phải bảo quản thuốc nơi khô ráo, không quá nóng,
không có ánh sáng mặt trời.
Thuốc có tinh dầu phải đậy kín và phơi nơi âm can.
III. BÀO CHẾ
Mục đích:
Làm mất hoặc giảm độc tính, tác dụng phụ của thuốc.
Làm thay đổi tính năng dược vật
Giúp dễ dàng trong bảo quản, dự trữ, chế biến thành
các dạng thuốc khác.
Loại bỏ các thành phần phụ không cần thiết và tạp
chất.
III. BÀO CHẾ
Các phương pháp bào chế:
Hỏa chế: dùng lửa làm khô, xém vàng hoặc thành than.
Thủy chế: dùng nước rửa sạch, ngâm hoặc tẩm để làm
sạch, giảm độc tính, mềm cho dễ thái.
Thủy hỏa hợp chế.
IV. TÍNH NĂNG DƯỢC VẬT
Tính năng dược vật là tác dụng dược lý của thuốc có
khả năng điều chỉnh lại cân bằng âm dương của cơ thể
nhờ vào thiên khí của thuốc.
Gồm: tứ khí, ngũ vị, thăng giáng phù trầm, bổ tả, quy
kinh.
Tứ khí: hàn, nhiệt, ôn, lương.
Ngũ vị: cay, đắng, mặn, ngọt, chua.
IV. TÍNH NĂNG DƯỢC VẬT
Thăng giáng phù trầm: là xu hướng tác động khác nhau
của thuốc bên trong cơ thể.
Bổ tả: là những vị thuốc cùng chung khí và vị nhưng
có tác dụng khác nhau và ngược lại.
Quy kinh: là tác dụng chọn lọc chủ yếu của thuốc đối
với một hoặc nhiều kinh lạc, tạng phủ nào đó.
V. PHỐI NGŨ
Mục đích:
Tăng hiệu quả điều trị.
Giảm độc tính
Giảm tác dụng phụ
Gồm:
Tương tu, Tương sử, Tương úy, Tương sát, Tương ố,
Tương phản.
V. PHỐI NGŨ
Tương tu, Tương sử: phối hợp tăng hiệu quả điều trị
Tương úy, Tương sát: giảm độc tính hay triệt tiêu độc
tính.
Tương ố: thuốc phối hợp với thuốc khác sẽ làm giảm
tác dụng hoặc làm mất hiệu lực của vị thuốc
Tương phản: thuốc phối hợp với nhau sinh ra độc tính
hoặc tác dụng phụ
VI. CẤM KỴ
Thuốc dùng trong một số trường hợp cần lưu ý:
Khi dùng cho phụ nữ có thai: có những loại cấm dùng
và có những loại được dùng nhưng cần thận trọng.
Những vị thuốc tương ố, tương phản lẫn nhau
Những vị thuốc cần tránh dùng chung với một số thức
ăn đồ uống
VII. LIỀU LƯỢNG
Liều lượng của vị thuốc khô bình thường ở người trưởng
thành thường là từ 8g – 12g
Những vị thuốc nhẹ từ 4g – 60g
Những vị thuốc có vị độc mạnh từ 0,002 – 0,9g
Ngoài ra cũng tùy theo khí hậu, thời tiết, địa phương, cơ
địa bệnh nhân, tình trạng bệnh... Để cho liều thích hợp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dai_cuong_ve_thuoc_9108.pdf