Phương châm kết hợp 2 nền y học hiện đại với y học cổ truyền là một trong
những phương châm cơ bản của nền y học nước ta, mang ba tính chất khoa học,
dân tộc và đại chúng. Với ngành Da liễu thì phương châm trên còn có ý nghĩa
đặc biệt, vì phần lớn bệnh ngoài da là bệnh của quần chúng, rất phổ biến trong
nhân dân. Trong quân đội thì bệnh ngoài da hay gặp ở chiến sĩ,do bệnh có liên
quan đến điều kiện môi trường sinh hoạtcông tác của bộ đội.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nên ông cha ta đã tích luỹ được nhiều
kinh nghiệm về điều trị,và phòng bệnh ngoài da bằng thuốc dân tộc rất có hiệu
quả, mà ngày nay chúng ta cần phải học tập, thừa kế, khai thác phát huy những
kinh nghiệm, những bài thuốc quí đó nhằm nâng cao sức khoẻ cho nhân dân.
Đa số người mắc bệnh ngoài da sống ở vùng nông thôn, rừng núi, vùng sâu
vùng xa và cũng chính ở những nới đó sẵn có kho tàng các cây thuốc, dược liệu rất
phong phú. Vì vậy nếu biết khai thác được sẽ áp dụng rộng rãi trong nhân dân thực
hiện " hậu cần tại chỗ" góp phần cho công tác điều trị kịp thời và mang lại cả lợi
ích về kinh tế.
Trong công tác điều trị bệnh ngoài da thì việc cung cấp thuốc men thuốc
men còn nhiều tốn kém, vì phần lớn làthuốc nhập ngoại. Do đó việc khai thác
nguồn cây thuóc dân gian sẽ có hiệu quả kinh tế phù hợp với quan điểm quần
chúng nhân dân.
Bệnh ngoài da được nghiên cứu điều trị bằng cây thuốc có thuận lợi hơn so
với các bệnh khác vì dễ đánh giá tác dụng kết quảđiều trị, dễ bảo đảm an toàn và
được người bệnh dễ dàng đồng tình cộng tác.
Các nguyên tắc áp dụng y học cổ truyền trong điều trị bệnh ngoài da.
+ An toàn trong điều trị: thuốc dùng phải an toàn, ít độc hại với các cơ quan
nội tạng, không gây tổn thương da, không dị ứng,không gây tai biến.
+ Khoa học: khi sử dụng phải đúng cây thuốc, dùng đúng bộ phận, thu hái
chế biến, sản xuất phải phù hợp với qui trình, đồng thời phải chống các phương
pháp có tính cách me tín dị đoan hay phương thực điều trị không khoa học, không
đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên bước đầu không cầu toàn, không đòi hỏi phải biết rõ
công thức hoá học cơ chế tác dụng. Song cần phấn đấu nâng cao dần tính khoa học
để nghiên cứu công thức, chiết xuất ,tinh chế, bào chế.v.v.
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Y học cổ truyền áp dụng trong điều trị bệnh ngoài da, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y HỌC CỔ TRUYỀN ÁP DỤNG TRONG
ĐIỀU TRỊ BỆNH NGOÀI DA
PGS Nguyên ngọc Thụy
1. Phương châm và nguyên tắc.
Phương châm kết hợp 2 nền y học hiện đại với y học cổ truyền là một trong
những phương châm cơ bản của nền y học nước ta, mang ba tính chất khoa học,
dân tộc và đại chúng. Với ngành Da liễu thì phương châm trên còn có ý nghĩa
đặc biệt, vì phần lớn bệnh ngoài da là bệnh của quần chúng, rất phổ biến trong
nhân dân. Trong quân đội thì bệnh ngoài da hay gặp ở chiến sĩ,do bệnh có liên
quan đến điều kiện môi trường sinh hoạt công tác của bộ đội.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nên ông cha ta đã tích luỹ được nhiều
kinh nghiệm về điều trị,và phòng bệnh ngoài da bằng thuốc dân tộc rất có hiệu
quả, mà ngày nay chúng ta cần phải học tập, thừa kế, khai thác phát huy những
kinh nghiệm, những bài thuốc quí đó nhằm nâng cao sức khoẻ cho nhân dân.
Đa số người mắc bệnh ngoài da sống ở vùng nông thôn, rừng núi, vùng sâu
vùng xa và cũng chính ở những nới đó sẵn có kho tàng các cây thuốc, dược liệu rất
phong phú. Vì vậy nếu biết khai thác được sẽ áp dụng rộng rãi trong nhân dân thực
hiện " hậu cần tại chỗ" góp phần cho công tác điều trị kịp thời và mang lại cả lợi
ích về kinh tế.
Trong công tác điều trị bệnh ngoài da thì việc cung cấp thuốc men thuốc
men còn nhiều tốn kém, vì phần lớn là thuốc nhập ngoại. Do đó việc khai thác
nguồn cây thuóc dân gian sẽ có hiệu quả kinh tế phù hợp với quan điểm quần
chúng nhân dân.
Bệnh ngoài da được nghiên cứu điều trị bằng cây thuốc có thuận lợi hơn so
với các bệnh khác vì dễ đánh giá tác dụng kết quả điều trị, dễ bảo đảm an toàn và
được người bệnh dễ dàng đồng tình cộng tác.
Các nguyên tắc áp dụng y học cổ truyền trong điều trị bệnh ngoài da.
+ An toàn trong điều trị: thuốc dùng phải an toàn, ít độc hại với các cơ quan
nội tạng, không gây tổn thương da, không dị ứng,không gây tai biến.
+ Khoa học: khi sử dụng phải đúng cây thuốc, dùng đúng bộ phận, thu hái
chế biến, sản xuất phải phù hợp với qui trình, đồng thời phải chống các phương
pháp có tính cách me tín dị đoan hay phương thực điều trị không khoa học, không
đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên bước đầu không cầu toàn, không đòi hỏi phải biết rõ
công thức hoá học cơ chế tác dụng. Song cần phấn đấu nâng cao dần tính khoa học
để nghiên cứu công thức, chiết xuất ,tinh chế, bào chế.v.v...
+ ứng dụng phải có trọng tâm, trọng điểm từng thời kỳ, từ thấp lên cao, từ
giản đơn đến phức tạp, từ triệu chứng đến nguyên nhân, tiến tới thay thế một phần
thuốc tây y, có kết luận , tổng kết dứt điểm khi nghiên cứu các bài thuốc cổ
truyền.
Đại chúng : các phương pháp điều trị phải phổ biến đại trà, đại chúng, cây
con thuốc dễ tìm kiếm địa phương nào cũng có, dễ chế biến, sử dụng đơn giản , rẻ
tiền nhưng hiệu quả.
Một số bài thuốc.
1. Điều trị bệnh chốc loét.
1.1. Thuốc rửa: hái từ 1-3 thứ lá sau đây, rồi đun sắc đặc rửa kỹ nơi bị chốc
loét trước khi đắp, bôi hoặc rắc thuốc.
Lá đào,lá ổi,lá sim, lá vối, lá chè tươi, lá khổ sâm, lá cứt lợn, lá bồ cu vẽ.
1.2. Thuốc đắp: lá đậu ván tía 10 gam, lá nhọ lồi 10 gam, rau sam 10 gam,
ba thứ giã nát với một ít muối, đắp lên chỗ chốc khoảng 1 giờ sau bỏ bã đi lau khô
rồi bôi thuốc.
1.3. Thuốc bôi : chanh quả để nguyên đốt thành than, tán nhỏ hoà với dầu
vừng hoặc dầu lạc bôi vào chỗ chốc.
1.4. Thuốc dán: lá bấn ( xích đồng năm hoặc bạch đồng nữ) đun rửa sạch
rồi luộc hoặc hấp cho chín dán lên chôc chốc loét ngày 2 lần thời gian 1-2 tuần.
1.5. Thuốc đắp: lá vòi voi 20 gam, lá mỏ quạ 20 gam giã nhỏ mịn rồi đắp
vào chỗ chốc hoặc loét ngày 1- 2 lần.
2. Điều trị eczema (chàm).
2.1. Thuốc rửa: như nêu ở phần điều trị chốc loét.
2.2. Thuốc đắp : sâm đại hành 2 củ, lá bạc thau 1 nắm , lá bồ cu vẽ 1 nắm,
giã nát rồi đắp lên hàng ngày.
2.3. Thuốc bôi : vỏ núc nác 40 gam, nghệ vàng 20 gam, quả ké 20 gam, ba
vị phơi khô, tán bột trộn lẫn với dầu vừng hoặc dầu lạc rồi bôi hàng ngày.
2.4. Hồ thành đại:
Bột thanh đại 40 gam, bột hoàng liên 1 gam, thạch cao 20 gam , dầu lạc 60
gam, trộn đều ngày bôi 2 lần.
2.5. Thuốc dùng trong : kim ngân hoa, ké dầu ngựa 15 gam, tô mộc 10 gam,
vỏ núc nác 12 gam, các thứ thái nhủ đun sắc lấy nước uống hàng ngày.
3. Điều trị tổ đỉa.
3.1. Thuốc bôi ngoài:trứng gà lấy lòng đỏ đem đốt chày thành dầu , lấy dầu
đó bôi ngày 2-3 lần.
3.2. lá bạch hoa xà 1 nắm giã nát, luộc chín, đắp và băng lại trước khi đi
ngủ, sáng dậy bỏ thuốc ra, ngày băng một lần.
3.3. Vôi bột trộn lá ngải cứu rồi đốt xông khói hoặc xông khói hương truật
và bột lá lốt.
4. Điều trị ghẻ.
+ Nước tắm :lá khổ sâm, lá ba chạc, lá thầu dầu tía, lá xuyên tâm liên, vài
ba thứ lá trên đun sắc đặc rồi tắm rửa hàng ngày.
+ Thuốc bôi :
- Lá trầu không 7 lá, dường 1 thìa cà phê, đem giã nát trộn đều, bọc gạc xát
vào chỗ bị ghẻ.
- Hạt máu chó 100 gam giã mịn, dầu lạc hoặc dầu vừng 50 gam, hai thứ nấu
kỹ để nguội bôi vào chỗ ghẻ.
- Lá trầu không 50 gam, diêm sinh 100 gam, mỡ lợn 140 gam, nấu chảy ra
trộn đều với nước cốt lá trầu không( lá trầu không được giã nát vắt lấy nước) và
bột diêm sinh, trộn cho nhuyễn, bôi ghẻ buổi tối.
5. Điều trị vảy nến .
+ Nước sắc hạt đậu miêu 10% ngày uống 1 lần.
+ Cao vàng Đàm lương ( Đàm pomát) ngày bôi 1-2 lần.
6. Điều trị bạch biến.
Dùng phá cố chỉ 10- 15 gam sắc uống ngày 1 lần với thời gian 30- 60
ngày, đồng thời bôi dung dịch 15% vào tổn thương, kéo dài 2-3 tháng.
7. Điều trị hạt cơm.
+ Lấy lá tía tô sát lên tổn thương ngày 1 lần x 20- 30 ngày.
+ Đốivới hạt cơm dẹt thì hàng ngày lau bằng nước vôi nhì sau đó sát ké nội
kim thời gian 20-30 ngày.
7. Điều trị dị ứng do sơn.
Lá khế chua 20 gam giã vắt nước cốt uống, bã gói vào gạc sát vào chỗ da
nổi đỏ.
8. Điều trị nấm da.
+ Cồn rễ cây bạch hạc ( uy linh tiên, kiến cò).
Rễ cây bạch hạc thái nhỏ, giã nát 20- 50 gam.
Cồn etylic 700 vừa đủ 100 ml.
Ngâm trong 1-2 tuần, sau lọc qua bông, lấy dịch bôi ngày 2 lần vào tổn
thương nấm hắc lào, lang ben.
+ Cồn lá cây chút chít ( cây lưỡi bò).
- Lá chút chít thái nhỏ 30 gam.
- Cồn etylic 700 vừa đủ 100 ml.
Ngâm trong 2 tuần, lọc lấy dịch bôi ngày hai lần vào tổn thương nấm da.
+ Lá cây chút chít 100 gam.
Củ riềng 100 gam.
Chanh 1 quả.
Lá cây chút chít và củ riềng giã nát, vắt nước chanh vào, đun nóng rồi bôi
vào vết tổn thương nấm.
+ Cồn hạt muồng trâu:
Hạt muồng trâu hĩa nhỏ 30 gam.
Cồn etylic 700 vừa đủ 100 ml.
Ngâm trong 2 tuần , lọc lấy dịch bôi nấm hắc lào, lang ben.
+ Lá muồng trâu 10 gam.
Muối ăn 1 thìa cà phê.
Giã nát, bọc vào gạc sát vào tổn thương nấm da hàng ngày.
+ Hạt muồng trâu 100 gam.
Khế chua 40 gam.
Lá trầu không 10 lá.
Giã nhỏ, bọc vào gạc sát vào tổn thương nấm da hàng ngày.
+ Dung dịch riềng, dâm thanh.
Riềng giã nhỏ 30 gam.
Dấm thanh vừa đủ 100 ml.
Ngâm 1 tuần, sau bôi chữa lang ben.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- y_hoc_co_truyen_ap_dung_trong_dieu_1076.pdf