Tóm tắt. Sử dụng số liệu vận tốc gió vĩ hướng, u, của bộ số liệu tái phân tích NCAR/NCEP trên
mực đẳng áp 850mb giai đoạn từ năm 1950 đến năm 2010 bài báo nghiên cứu đánh giá sự biến
động của một số đặc trưng gió mùa mùa hè: ngày bắt đầu, ngày kết thúc, độ kéo dài, số nhịp,
cường độ gió mùa mùa hè khu vực Việt Nam trên cơ sở chỉ số SCSSM. Bước đầu chưa thể đưa ra
nhận định về mối liên hệ giữa sự ấm lên toàn cầu và sự biến động gió mùa mùa hè, nghiên cứu cho
thấy trong giai đoạn tuy còn ngắn một số đặc trưng gió mùa mùa hè có bi ến động: Ngày bắt đầu và
kết thúc gió mùa mùa hè có vẻ ngày càng sớm hơn, cường độ gió mùa mùa hè ngày càng yếu hơn.
Từ khóa: Gió mùa mùa hè, xu thế, SCSSM.
7 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1060 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Xu thế biến động của một số đặc trưng gió mùa mùa hè khu vực Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 3S (2011) 14-20
14
Xu thế biến động của một số đặc trưng gió mùa mùa hè
khu vực Việt Nam
Trần Quang Đức*
Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN,
334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 4 tháng 10 năm 2011
Tóm tắt. Sử dụng số liệu vận tốc gió vĩ hướng, u, của bộ số liệu tái phân tích NCAR/NCEP trên
mực đẳng áp 850mb giai đoạn từ năm 1950 đến năm 2010 bài báo nghiên cứu đánh giá sự biến
động của một số đặc trưng gió mùa mùa hè: ngày bắt đầu, ngày kết thúc, độ kéo dài, số nhịp,
cường độ gió mùa mùa hè khu vực Việt Nam trên cơ sở chỉ số SCSSM. Bước đầu chưa thể đưa ra
nhận định về mối liên hệ giữa sự ấm lên toàn cầu và sự biến động gió mùa mùa hè, nghiên cứu cho
thấy trong giai đoạn tuy còn ngắn một số đặc trưng gió mùa mùa hè có biến động: Ngày bắt đầu và
kết thúc gió mùa mùa hè có vẻ ngày càng sớm hơn, cường độ gió mùa mùa hè ngày càng yếu hơn.
Từ khóa: Gió mùa mùa hè, xu thế, SCSSM.
1. Khái quát gió mùa mùa hè khu vực Việt
Nam
Lãnh thổ Việt Nam từ nam tới bắc kéo dài
trên 15 vĩ độ, điểm cực Nam 8o30’B và điểm
cực Bắc 23o22’B [1]. Việt Nam nằm gọn trong
vùng nội chí tuyến, nếu xét về đới gió hành tinh
thì đây là nơi chịu ảnh hưởng mạnh của đới gió
đông có nguồn gốc từ dải áp cao cận nhiệt đới.
Việt Nam nằm ở một vị trí đặc biệt, như là bán
đảo, toàn bộ phía đông và phía nam giáp biển
và gần như toàn bộ phía tây và phía bắc giáp
lục địa. Tiếp về phía tây Việt Nam là lục địa
Miến Điện, Ấn Độ, Ả Rập, tiếp về phía bắc là
lục địa Trung Quốc và Siberia (Nga), phía nam
về phía Nam bán cầu là đại dương và lục địa
_______
ĐT: 84-4-38584943.
E-mail: ductq@vnu.edu.vn
Châu Úc rộng lớn. Chính vì có vị trí đặc biệt
như vậy nên Việt Nam chịu tác động của nhiều
hoàn lưu, nhiều dòng ẩm từ các trung tâm tác
động khác nhau. Có nhiều trung tâm tác động
mà hoàn lưu của nó chi phối hoạt gió mùa mùa
hè khu vực Việt Nam. Các trung tâm tác động
chính bao gồm: áp cao cận nhiệt đới nam Ấn độ
dương, áp thấp Ấn Độ-Miến Điện, áp thấp gió
mùa vịnh Bengal, áp cao cận nhiệt bắc Thái
bình dương, áp cao Châu Úc (Nam bán cầu).
Vào mùa hè (mùa hè Bắc bán cầu) trong
khoảng giữa giai đoạn tháng 5 đến tháng 10 gió
mùa mùa hè (GMMH) ảnh hưởng đến toàn bộ
lãnh thổ Việt Nam và lân cận. Trong khoảng
thời gian này hướng gió chủ yếu là tây-nam, đôi
khi xen kẽ gió đông-nam và gió từ cực đới, đây
cũng là cơ sở để xác định mùa gió mùa mùa hè.
Thời gian bắt đầu gió mùa mùa hè dao động
T.Q. Đức / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 3S (2011) 14-20 15
mạnh và nằm trong khoảng từ cuối tháng 4 đến
cuối tháng 5, vào thời điểm này bắt đầu giai
đoạn đốt nóng mạnh Bán cầu bắc bởi bức xạ
Mặt Trời. Thời gian kết thúc gió mùa mùa hè
dao động trong khoảng từ cuối tháng 9 đến cuối
tháng 10, vào thời điểm gần kết thúc giai đoạn
đốt nóng Bắc bán cầu. Như vậy, thấy rằng quá
trình đốt nóng Bắc bán cầu bởi bức xạ đóng vai
trò quan trọng tới ngày bắt đầu, ngày kết thúc
và thời gian kéo dài mùa gió mùa mùa hè. Tuy
gọi là mùa gió mùa mùa hè với hướng gió là
tây-nam, nhưng hướng gió chủ đạo này có thể
không liên tục trong toàn bộ giai đoạn, tùy
thuộc vào cường độ đốt nóng bức xạ và cường
độ của hoàn lưu từ các trung tâm tác động khác
nhau sẽ xuất hiện hoàn lưu hướng khác làm
gián đoạn hướng gió tây-nam và đồng thời cũng
ảnh hưởng tới cường độ gió mùa. Sự gián đoạn
của hướng gió tây-nam có thể được thể hiện
qua sự đổi dấu của một số chỉ số gió mùa đặc
trưng. Số lần gián đoạn gió mùa theo các năm
có thể nhiều có thể ít và nó cũng là cơ sở mô tả
đặc tính của gió mùa.
Sự ấm lên toàn cầu trong một thế kỷ trở lại
đây hầu như do gia tăng nồng độ khí nhà kính
từ hoạt động sống của con người như sử dụng
nhiên liệu hóa thạch, phá rừng…Xu thế tuyến
tính của nhiệt độ trung bình toàn cầu (theo
IPCC) cho thấy tốc độ đã tăng 0,74°C ±0,18°C
trong khoảng thời gian 1906-2005. Trong 50
năm cuối của giai đoạn này, tốc độ tăng nhiệt
độ là 0,13°C ±0,03°C/thập kỷ so với 0,07°C ±
0,02°C/thập kỷ trong toàn bộ giai đoạn. Trong
hoàn cảnh chung đó nhiệt độ lục địa tăng nhanh
hơn nhiệt độ đại dương và Bắc bán cầu ấm lên
nhanh hơn Nam bán cầu. Với bài báo chúng tôi
nhằm đưa ra những nhận xét về sự biến động
của gió mùa mùa hè trong khung cảnh chung
ấm lên toàn cầu. Trong khuôn khổ bài báo cũng
chưa thể đưa ra giải thích liệu rằng biến đổi khí
hậu có liên quan tới biến động GMMH hay
không, và cũng chưa thể giải thích sự biến động
này do nguyên nhân con người hay sự vận động
của tự nhiên.
2. Chỉ số gió mùa mùa hè và số liệu nghiên
cứu
Một số chỉ số gió mùa cho khu vực Châu Á và
Việt Nam
Sau đây là một số chỉ số đối lưu và hoàn lưu
thường được dùng trong nghiên cứu gió mùa
Châu Á và ở Việt Nam [2-6]:
WNPMI (WPEMI) Hoàn lưu vĩ hướng
(Tây Bắc TBD) U850(5-15oN, 100-130oE)-
U850(20-30
o
N, 110-140
o
E) Wang
AUSMI Hoàn lưu vĩ hướng (Úc) U850(0-
10
o
S,120-150
o
E) Wang
SSI1 Hoàn lưu kinh hướng (Ấn Độ Dương)
V850(5-15
o
N,120-145
o
E)+V850(5
o
S-5
o
N,
90-120
o
E) Wang & Fan
WYI Hoàn lưu vĩ hướng (Nhiệt đới châu Á)
U850-U200 (0-20
o
N, 40-110
o
E) Weber &
Yang
CI1 Đối lưu (Bengal-Ấn Độ) OLR(10-25oN,
70-100
o
E) Wang & Fan
CI2 Đối lưu (Philipin) OLR(10-20oN,115-
140
oE), trung bình từ tháng 6-9 Wang & Fan
U bengal Hoàn lưu mực thấp (Vịnh Bengal)
U bengal= U850 (5-10°N, 90-100°E)
EAMI Hoàn lưu (Đông Á-Thái Bình
Dương) EAMI= U850-U200 (0-10°N, 100-
130°E) +(SLP (10-50°N, 160°E) –SLP (10-
50°N ,110°E) ) H.Zhu
EASMI (Đông Á) EASMI=ΔSLP(10-50oN,
110-160
o
E) Guo
RM2 (EAMI) Hoàn lưu vĩ hướng (Đông Á)
U200(40-50
o
N, 110-150
o
E)-U200(25-35
o
N,
110-150
o
E) Lau
T.Q. Đức / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 3S (2011) 14-20
16
DU2 (SEAMI), (MCI2) Hoàn lưu vĩ hướng
(Đông Nam Á) U850(5-15oN, 90-130oE)-
U850(22.5-32.5
o
N, 110-140
o
E) Wang & Fan
IMI Chỉ số gió mùa Ấn Độ Hoàn lưu vĩ
hướng (Nam Á) U850(5-15oN, 40-80oE)-
U850(20-30
o
N, 60-90
o
E) Wang
Uscs (SCSSM) Hoàn lưu vĩ hướng (Nam
Trung Hoa) Uscs= U850hPa(5-15°N, 110-
120°E)
SCSMI Hoàn lưu vĩ hướng (Nam Trung
Hoa) SCSMI= U850(5-15°N,110-120°E)-
U850(20-25°N,110-120°E) Bin Wang
ORLI Đối lưu (Nam Trung Hoa)
ORLI=ORL(5-20°N, 110-120°E JiangYu
Mao and Johny C. L. Chan
EASMI Hoàn luu vĩ hướng (Đông Á)
U850(10-20
o
N, 100-150
o
E)-U850(25-35
o
N,
100-150
o
E) Quingyun Zhang, Shiyang Tao
Issm Nhiệt đới đông Á Issm= Psub − Psib
Psub=SLP(40-50
o
N, 110
o
E) Psib=SLP(30-
40
o
N, 160
o
E) Zhao Ping
SSI2 Hoàn lưu V850(15-30oN,85-100oE) +
V850(0-15
o
S,40-55
o
E) Wang & Fan
MHI (HSACELL) Hoàn lưu kinh hướng
(Nam Á) V850-V200 (10-30
o
N, 70-100
o
E)
Goswami
UEOF1 Hoàn lưu (Nam Á) UEOF1 =
U850hPa(0-40°N, 100-140°E) B. Wang, Lin
Ho, Y Zhang. M.M. Lu
CSHL Hoàn lưu (Nam Bộ) CSHL=Δ
U850(2.5-12.5°N, 95-115°E) – U 850 (20-
27.5°N, 105-120°E)
CSĐL Đối lưu (Nam Bộ-Việt Nam) CSĐL =
- ΔOLR(5-15°N, 100-115°E)
Mỗi chỉ số có ưu điểm và nhược điểm riêng,
trong khuôn khổ của bài báo chúng tôi sử dụng
chỉ số SCSSM đã được một số tác giả trong và
ngoài nước sử dụng để nghiên một số đặc trưng
cơ bản của gió mùa mùa hè ở khu vực Việt Nam.
Khái niệm về một số đặc trưng gió mùa
Chỉ số gió mùa SCSSM (South China Sea
Summer Monsoon) của tác giả B. Wang, Lin
Ho, Y Zhang. M.M. Lu, (2004) được tính theo
công thức sau [5]:
SCSSM = U850hPa(5-15°N, 110-120°E)
Khái niệm về một số đặc trưng gió mùa:
ngày bắt đầu, ngày kết thúc, độ kéo dài, số
nhịp, cường độ gió mùa mùa hè khu vực Việt
Nam trên cơ sở chỉ số SCSSM:
Ngày bắt đầu: Ngày bắt đầu của GMMH
là ngày đầu tiên của chuỗi có SCSSM liên tục
dương và có chứa Pentad bùng nổ. Pentad bùng
nổ được xác định là pentad đầu tiên sau ngày
25/4 (bắt đầu từ pentad 24) thỏa mãn cả hai
điều kiện:
SCSSM >0 trong pentad bùng nổ;
Bốn pentad tiếp theo, gồm cả pentad bùng
nổ, SCSSM>0 trong ít nhất 3 pentad và SCSSM
trung bình bốn pentad đó lớn hơn 1m/s [5].
Ngày kết thúc của GMMH là ngày trước
ngày đầu tiên của chuỗi có SCSSM liên tục âm
và có chứa Pentad kết thúc. Pentad kết thúc là
pentad sau ngày 15/9 (bắt đầu từ pentad 53)
thỏa mãn:
SCSSM <0 trong pentad kết thúc
Bốn pentad tiếp theo, bao gồm cả pentad
kết thúc, có dưới ba pentad có SCSSM>0,
SCSSM trung bình bốn pentad nhỏ hơn hoặc
bằng 1 m/s.
Sau pentad kết thúc, không còn pentad
nào thỏa mãn điều kiện của pentad bùng nổ
GMMH (điều kiện pentad kết thúc ngược với
điều kiện pentad bắt đầu của B. Wang, Lin Ho,
Y Zhang. M.M. Lu, (2004))
T.Q. Đức / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 3S (2011) 14-20 17
Thời gian kéo dài: thời gian kéo dài của
GMMH là khoảng thời gian tính bằng ngày từ
ngày bắt đầu tới ngày kết thúc của GMMH.
Số nhịp GMMH: Là số lần có SCSSM
ngày đổi dấu từ dương sang âm trong thời kì
GMMH.
Cường độ GMMH là trung bình vận tốc
gió của ô chữ nhật để xác định chỉ số SCSSM
(một cách khác hay chính là giá trị trung bình
SCSSM trong thời kì GMMH).
Số liệu
Bài báo sử dụng số liệu vận tốc gió vĩ
hướng u (m/s) của bộ số liệu tái phân tích
NCAR/NCEP trên mực đẳng áp 850mb giai
đoạn từ năm 1950 đến năm 2010 [7].
3. Xu thế biến động của một số đặc trưng gió
mùa mùa hè khu vực Việt Nam
Trên cơ sở chuỗi số liệu chỉ số SCSSM và
vận tốc gió trên, bài báo đưa ra nhận định về xu
thế biến động ngày bắt đầu, ngày kết thúc, độ
kéo dài, số nhịp, cường độ gió mùa mùa hè khu
vực Việt Nam giai đoạn 1950-2010.
Xu thế biến động ngày bắt đầu gió mùa mùa hè
Ngày bắt đầu gió mùa mùa hè
y = -0.1085x + 144.31
100
110
120
130
140
150
160
170
180
190
200
1950 1955 1960 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010
Năm
N
gà
y
Hình 1. Ngày bắt đầu (ngày) gió mùa mùa hè giai
đoạn 1950-2010 và xu thế tuyến tính.
Hình 1, đồ thị mô tả ngày bắt đầu gió mùa
mùa hè giai đoạn 1950-2010. Những năm có
ngày bắt đầu gió mùa mùa hè muộn nhất đều ở
gần đầu và giữa giai đoạn, vào những năm
1957, 1968, 1973 trong đó năm có ngày đến
muộn nhất là năm 1968 vào ngày 171, hai năm
còn lại lần lượt ngày bắt đầu gió mùa mùa hè
vào ngày 157 và 174. Những năm có ngày bắt
đầu gió mùa mùa hè sớm nhất đều ở gần cuối
giai đoạn, vào những năm 1994, 1999, 2009
trong đó năm có ngày đến sớm nhất là năm
1999 vào ngày 114, vào năm 1994 và 2009
ngày bắt đầu gió mùa mùa hè đến chậm hơn so
với năm 1999 và tương ứng vào các ngày 124
và 115. Xu thế ngày bắt đầu gió mùa mùa hè
giảm, hay nói cách khác ngày bắt đầu gió mùa
mùa hè càng ngày càng dịch chuyển về đầu
năm, với mức trung bình khoảng hơn năm ngày
trong 50 năm.
Xu thế biến động ngày kết thúc gió mùa mùa hè
Ngày kết thúc gió mùa mùa hè
y = -0.0644x + 290.22
250
260
270
280
290
300
310
320
19
50
19
55
19
60
19
65
19
70
19
75
19
80
19
85
19
90
19
95
20
00
20
05
20
10
Năm
Ng
ày
Hình 2. Ngày kết thúc (ngày) gió mùa mùa hè giai
đoạn 1950-2010 và xu thế tuyến tính.
Biến động ngày kết thúc gió mùa mùa hè
giai đoạn 1950-2010 được mô tả trên Hình 2.
Những năm có ngày kết thúc gió mùa mùa hè
muộn nhất đều ở gần đầu và giữa giai đoạn, vào
những năm 1952, 1958, 1970, 1974 trong đó
năm có ngày kết thúc muộn nhất là năm 1974
T.Q. Đức / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 3S (2011) 14-20
18
vào ngày 316, ba năm còn lại lần lượt ngày kết
thúc gió mùa mùa hè vào ngày 308, 308 và 307.
Những năm có ngày kết thúc gió mùa mùa hè
sớm nhất đều ở gần giữa và cuối giai đoạn, vào
những năm 1987, 1999, 2002 trong đó năm có
ngày đến sớm nhất là năm 1987 vào ngày 263,
vào năm 1999 và 2002 ngày kết thúc gió mùa
mùa hè muộn hơn so với năm 1987 và tương
ứng vào các ngày 269 và 270. Xu thế ngày kết
thúc gió mùa mùa hè giảm, hay nói cách khác
ngày kết thúc gió mùa mùa hè càng ngày càng
dịch chuyển về đầu năm, nhưng so với ngày bắt
đầu gió mùa mùa hè tốc độ dịch chuyển nhỏ
hơn, với mức trung bình khoảng hơn ba ngày
trong 50 năm. Như vậy có thể nhận xét sơ bộ
thời gian kéo dài mùa gió mùa mùa hè có vẻ
ngày càng dài hơn.
Xu thế biến động thời gian kéo dài gió mùa mùa
hè
Thời gian kéo dài gió mùa mùa hè
y = 0.0441x + 145.91
100
110
120
130
140
150
160
170
180
190
200
19
50
19
55
19
60
19
65
19
70
19
75
19
80
19
85
19
90
19
95
20
00
20
05
20
10
Năm
Số
n
gà
y
Hình 3. Thời gian kéo dài (số ngày) mùa gió mùa
mùa hè giai đoạn 1950-2010 và xu thế tuyến tính.
Thời gian kéo dài giai đoạn gió mùa mùa hè
ngày càng dài trong giai đoạn 60 năm từ năm
1950 đến 2010. Nhận định trên được thể hiện
qua xu thế tuyến tính trên Hình 3 với mức tăng
trung bình tương đối nhỏ, khoảng hơn 2 ngày
trên 50 năm. Trong toàn bộ giai đoạn, những
năm có mùa gió mùa mùa hè ngắn nhất đều ở
gần đầu và giữa giai đoạn, vào những năm
1954, 1956, 1968, 1987 trong đó năm 1987 có
mùa gió mùa mùa hè ngắn nhất với 103 ngày,
ba năm còn lại thời gian kéo dài mùa gió mùa
mùa hè lần lượt với 124, 120, 108 ngày. Những
năm có mùa gió mùa mùa hè dài nhất đều ở gần
cuối giai đoạn, đặc biệt vào năm 2009 có mùa
gió mùa mùa hè dài cực đại với 185 ngày.
Xu thế biến động nhịp gió mùa mùa hè
Số nhịp gió mùa mùa hè
y = 0.0113x + 6.2066
0
3
6
9
1
15
18
19
50
19
55
19
60
19
65
19
70
19
75
19
80
19
85
19
90
19
95
20
00
20
05
20
10
Năm
N
hị
p
Hình 4. Nhịp (nhịp) gió mùa mùa hè giai đoạn 1950-
2010 và xu thế tuyến tính.
Như ở trên đã nói, số nhịp gió mùa mùa hè
là số lần có SCSSM ngày đổi dấu từ dương
sang âm trong thời kì gió mùa mùa hè. Số nhịp
có giá trị nguyên với khoảng dao động từ 0 đến
½ số ngày kéo dài mùa gió mùa mùa hè, với giá
trị càng lớn tính liên tục của mùa gió mùa mùa
hè càng nhỏ hay nói cách khác gió mùa mùa hè
càng hay bị gián đoạn. Trong giai đoạn 1950-
2010, số nhịp gió mùa mùa hè có xu thế tăng
nhưng không rõ ràng, cực đại số nhịp là 18 và
13 vào các năm 1998 và 2010 tương ứng. Cực
tiểu số nhịp đều vào những năm gần đầu và
giữa giai đoạn, năm 1968, 1977 với cùng 2 nhịp
và đặc biệt năm 1982 mùa gió mùa mùa hè
hoàn toàn như liên tục không bị ngắt quãng với
giá trị số nhịp là 1 (Hình 4).
T.Q. Đức / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 3S (2011) 14-20 19
Xu thế biến động cường độ gió mùa mùa hè
Cường độ gió mùa mùa hè
y = -0.0086x + 4.6775
0.0
2.0
4.0
6.0
8.0
10.0
19
50
19
55
19
60
19
65
19
70
19
75
19
80
19
85
19
90
19
95
20
00
20
05
20
10
Năm
m
/s
Hình 5. Cường độ (m/s) gió mùa mùa hè giai đoạn
1950-2010 và xu thế tuyến tính.
Cường độ gió mùa mùa hè được xác định là
giá trị trung bình SCSSM trong thời kì gió mùa
mùa hè. Hình 5, đồ thị mô tả biến động cường
độ gió mùa mùa hè giai đoạn 1950-2010.
Những năm có cường độ gió mùa mùa hè mạnh
nhất đều ở gần đầu và giữa giai đoạn, vào
những năm 1961, 1968, 1982 trong đó năm có
cường độ gió mùa mùa hè mạnh nhất là năm
1982 với vận tốc trung bình 6,5m/s, hai năm
còn lại lần lượt với cường độ gió mùa mùa hè là
6,1 và 6,2 m/s. Những năm có cường độ gió
mùa mùa hè yếu nhất đều ở gần cuối giai đoạn,
vào những năm 1995, 1998, 2010 trong đó năm
có cường độ gió mùa mùa hè yếu nhất là năm
2010 với vận tốc trung bình 0,6 m/s, vào năm
1995 và 1998 có cường độ gió mùa mùa hè
tương ứng 2,3 và 1,5 m/s. Xu thế cường độ gió
mùa mùa hè giảm, hay nói cách khác cường độ
gió mùa mùa hè ngày càng yếu hơn, với mức
trung bình khoảng 0,5 m/s trong 50 năm.
4. Kết luận
Sự ấm lên toàn cầu như phần đầu bài báo có
nói, trong khoảng 50 năm gần đây tốc độ tăng
nhiệt độ là 0,13°C ±0,03°C/thập kỷ, trong
khuôn khổ nghiên cứu của bài báo chưa thể kết
luận một cách chính xác liệu biến đổi khí hậu
có tác động tới gió mùa mùa hè hay không.
Nhưng gió mùa mùa hè khu vực Việt Nam có
biến động, rõ ràng đối với một loạt các đặc
trưng như: ngày bắt đầu, ngày kết thúc, độ kéo
dài, số nhịp, cường độ gió mùa mùa hè ….Với
những tính toán ban đầu đối với một số đặc
trưng nêu trên trong giai đoạn 1950-2010, có
thể rút ra một số kết luận sau:
- Ngày bắt đầu, ngày kết thúc gió mùa mùa
hè càng ngày càng đến sớm hơn, mùa gió mùa
mùa hè ngày càng dài. Nói cách khác xu thế
ngày bắt đầu, ngày kết thúc gió mùa mùa hè
giảm, xu thế thời gian kéo dài mùa gió mùa
mùa hè tăng. Mức độ giảm ngày bắt đầu gió
mùa mùa hè nhanh gần gấp đôi mức độ giảm
ngày kết thúc gió mùa mùa hè. Mức độ tăng
thời gian kéo dài mùa gió mùa mùa hè gần
tương đương mức độ giảm ngày kết thúc gió
mùa mùa hè.
- Có vẻ như tính liên tục của hướng gió tây
nam trong giai đoạn gió mùa mùa hè khu vực
Việt Nam ngày càng kém, tuy nhiên xu thế này
nhỏ và chưa thực sự rõ nét. Cường độ gió mùa
mùa hè ngày càng yếu hơn, có thể bởi bản thân
vận tốc gió tây-nam ngày càng yếu, hoặc gió
đông trong giai đoạn gió mùa mùa hè xuất hiện
thường xuyên và ngày càng mạnh hơn.
Nghiên cứu được thực hiện với sự hỗ trợ của
đề tài QG-10-13
T.Q. Đức / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 3S (2011) 14-20
20
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu, Khí hậu
& tài nguyên khí hậu Việt Nam, NXB Nông
nghiệp, 2004, 296 tr.
[2] Nguyễn Thị Hiền Thuận, Ảnh hưởng của ENSO
đến gió mùa mùa hè và mưa ở Nam Bộ, Luận án
tiến sĩ địa lý, 2007.
[3] Chen Hong, Lin Zhao-Hui, The Potential
Predictability of the South China Sea Summer
Monsoon in a Dynamical Seasonal Prediction
System, Atmospheric and oceanic science letter,
Vol. 2, No. 5 (2009) 1.
[4] B. Parthasarathy, Rs.R. Kumar and Kothawale,
Indian summer monsoon rainfall index, 1871-
1990, Met.Mag, 121 (1992) p174-186.
[5] B. Wang, Lin Ho, M.M. Lu, Definition of South
China Sea Monsoon Onset and Comencement of
the East Asia Summer Monsoon. J. of Climate
Vol 17 (2004).
[6] B. Wang, Renguang Wu, K.M. Lau, Interannual
Variability of Asian Summer Monsoon: Contrasts
between the Indian and Wester North Pacific-
East Asian Monsoon. American Meteorological
Society. J. of Climate. Vol. 14 (2001).
[7]
ep.reanalysis.html.
Variability of some summer monsoon characteristics over
Vietnam
Tran Quang Duc
Faculty of Hydro-Meteorology and Oceanography, VNU University of Science,
334 Nguyen Trai, Hanoi, Vietnam
The NCEP/NCAR reanalysis zonal wind speed data at the 850 mb pressure level from 1950 to
2010 are used in this study. We evaluate variabilities of some summer monsoon characteristics over
Vietnam such as: onset day, end day, duration period, frequency, and intensity based on the SCSSM
index. Preliminary results don't show any relationship between global warming and summer monsoon
variabilities. Although it is a rather short study period, some summer monsoon characteristics have
been revealed: onset and end days are starting earlier, summer monsoon intensity is becoming weaker.
Keywords: Summer monsoon, trend, SCSSM.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_thuy_van_15__1681.pdf