Xu hướng toàn cầu hóa, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông
tin, tri thức và những thay đổi trong cơ cấu dân số, những thách thức của nền
kinh tế tri thức và bài toán toàn cầu sẽ dẫn tới những biến đổi tất yếu trong giáo
dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Bài báo này sẽ đi sâu phân tích 6 xu
hướng phát triển của giáo dục đại học trên thế giới liên quan đến: Quốc tế hóa;
Hợp tác nghiên cứu; Sự di chuyển trong sinh viên; Đảm bảo chất lượng; Tìm kiếm
việc làm cho sinh viên tốt nghiệp; Số hóa trong giáo dục đại học. Từ đó chúng
tôi sẽ đối chiếu chúng với thực trạng giáo dục đại học ở Việt Nam rồi đưa ra các
khuyến nghị đối với Chính phủ, toàn ngành giáo dục cũng như các cơ sở giáo
dục đại học của Việt Nam sẽ được đề xuất nhằm chuẩn bị và tiếp nhận tốt nhất
những xu hướng đó.
10 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 866 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Xu hướng phát triển giáo dục đại học trên thế giới - Các khuyến nghị cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hồ Chí
Minh. Theo thống kê của Cục Đào tạo nước ngoài (Bộ Giáo dục và Đào tạo), năm
2015, Việt Nam có khoảng 120.000 du học sinh, trong đó 90% là du học tự túc.
Để đáp ứng nhu cầu tiếp cận với nền giáo dục hiện đại của con em các gia đình có
điều kiện du học tự túc và để hạn chế dòng chảy chất xám, giáo dục đại học trong nước
cần nâng cao chất lượng, phát triển đội ngũ giảng viên, đầu tư cơ sở vật chất, cập nhật các
chương trình đào tạo, giáo trình để “giữ chân” người học trong nước, nắm bắt một
phần kinh phí mà người Việt đã chi trả cho các cơ sở giáo dục nước ngoài, đầu tư trở
lại giáo dục đại học Việt Nam.
- Theo Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến nay cả nước đã có hơn
500 chương trình hợp tác và liên kết đào tạo với các trường đại học trên thế giới đã
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành54
được cấp phép hoạt động. Cần tiếp tục phát triển các chương trình đào tạo đại học
và sau đại học theo mô hình liên kết để một mặt cung cấp các chương trình đào tạo
và hình thức đào tạo đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu học tập đại học trong
nước mặt khác tạo điều kiện cho các trường đại học, các giảng viên được tiếp cận với
những chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài để học hỏi, cập nhật chương
trình đào tạo của trường mình và thúc đẩy hợp tác về đào tạo và nghiên cứu. Để đảm
bảo chất lượng, các chương trình đào tạo liên kết phải được Bộ Giáo dục & Đào tạo
thẩm định chặt chẽ hồ sơ mở ngành. Các trường đại học đối tác cũng phải đảm bảo
chất lượng chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế để giữ cam kết về giá trị của tấm
bằng mà nhà trường cấp cho sinh viên.
- Áp lực về NCKH gia tăng trong các trường đại học có thể đẩy các trường rơi
vào vòng xoáy chạy theo thành tích và kích thích một môi trường học thuật thiếu
chính trực, không tôn trọng đạo đức nghiên cứu khoa học. Để nâng cao chất lượng
NCKH trong các trường đại học, cần tạo môi trường nghiên cứu thuận lợi, đảm bảo tự do
học thuật, tạo điều kiện về trang thiết bị nghiên cứu cùng với các yếu tố về chính sách liên
quan phù hợp. Cùng với việc thúc đẩy môi trường nghiên cứu khoa học, cần có chính
sách phát triển một số lĩnh vực KH & CN được coi là thế mạnh ở một số trường đại
học mũi nhọn. Các trường đại học cần chủ động thành lập các nhóm nghiên cứu để
định hướng các đề tài nghiên cứu có thể thể tiếp cận những quỹ khoa học có uy tín,
kết nối các đề tài với các tổ chức nghiên cứu, cơ sở sản xuất và gắn với thực tế xã hội.
- Giáo dục trực tuyến đang là xu hướng của giáo dục thế giới, trong khu vực
và đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Nhận thức được thực tế đó, chính phủ,
toàn ngành giáo dục và các cơ sở giáo dục đại học nên xem xét dạy học trực tuyến như
một phương tiện học tập khả thi và phát triển một khuôn khổ để áp dụng công nghệ trong
giáo dục. Không ít nhà quản lý vẫn chưa tin tưởng vào các chương trình đào tạo trực
tuyến toàn phần hay các chương trình hỗn hợp. Đây thực sự là một rào cản đối với
sự phát triển của một xu hướng dạy học hiện đại đang được thế giới công nhận. Các
nhà quản lý nên cởi mở để đóng vai trò kiểm soát chất lượng thay vì trở thành người
gác cổng cho việc áp dụng các công nghệ trong hệ thống giáo dục đại học [3].
3. Kết luận
Với những thay đổi trong xu hướng phát triển giáo dục nói chung và giáo dục
đại học nói riêng, cải cách giáo dục và giáo dục đại học là một xu hướng tất yếu của
mỗi quốc gia. Việc tổng hợp các xu hướng phát triển giáo dục đại học trong giai đoạn
hiện nay giúp các cơ sở giáo dục đại học có góc nhìn tổng thể từ đó xác định được
vai trò, trách nhiệm cũng như chiến lược phát triển, tránh được những “va đập” giữa
mong muốn và thực tế trong quá trình tổ chức thực hiện các mục tiêu giáo dục.
Phần 1. TRIẾT lÝ, MÔ THỨc, PHƯƠNG THỨc GIÁO Dục THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 55
Là đất nước đang phát triển, hiện nay giáo dục đại học của Việt Nam gặp phải
rất nhiều khó khăn, sự cạnh tranh cũng như những đòi hỏi từ nhu cầu phát triển
kinh tế, xã hội đã đặt ra cho các cơ sở giáo dục đại học những thách thức phải vượt
qua. Điều này đặt ra cho hệ thống giáo dục và cơ sở giáo dục đại học cần lựa chọn
đúng các giải pháp đột phá để lãnh đạo dẫn dắt quá trình đổi mới giáo dục đại học
đạt hiệu quả, thực hiện được vai trò định hướng sự phát triển của kinh tế xã hội.
LỜI CẢM ƠN
Báo cáo kết quả tham luận trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu “Cơ sở khoa
học của quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam”, mã số KHGD/16-20.
ĐT.021, thuộc Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016 -
2020 “Nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản,
toàn diện nền giáo dục Việt Nam”. Tác giả xin chân thành cảm ơn Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tài trợ cho nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. British Council (2012), The shape of things to come: higher education global trends
and emerging opportunities to 2020.
2. Council of Europe (2002). “Code of Good Practice in the Provision of Transnational
Education” Directorate General IV. DGIV/EDU/HE (2002).
3. FICCI (2017), Leapfrogging to Education 4.0: Student at the core.
4. Michael Gaebel and Thérèse Zhang(2018), Trends 2018 Learning and teaching in
the European Higher Education Area, European University Asociation.
5. University of Oxford (2017), International Trends in Higher Education 2016–17.
6. France Shapes its Higher Education and Research system into 25 clusters, Ministry
of National Education (2016), p. 3 [ enseignementsup-
recherche.gouv.fr/file/COMUE/22/7/France-HigherEducation-Research-25_
clusters-2015_496227.pdf]
7. The Observatory on Borderless Higher Education (2012), ‘International branch cam-
puses: data and developments’ (www.obhe.ac.uk/documents/view_ details?id=894)
8. www.universityworldnews.com/article. php?story=20160303145339679
9. www.timeshighereducation.com/features/global-university-employabili-
tyranking-2016
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành56
10. www.qsdigitalsolutions.com/blog/qs-graduate-employability-rankings2017-
overview/
11. The European Higher Education Area in 2015: Bologna Process Implementation
Report (Luxembourg, Publications Office of the European Union) https://eacea.
ec.europa.eu/national-policies/eurydice/content/european-higher-education-
area-2015-bologna-process-implementation-report_en
12. The European Higher Education Area in 2018: Bologna Process Implementation
Report (Luxembourg, Publications Office of the European Union) https://eacea.
ec.europa.eu/national-policies/eurydice/content/european-higher-education-
area-2018-bologna-process-implementation-report_en
13.
14. https://moet.gov.vn/thong-ke/Pages/thong-ko-giao-duc-dai-hoc.aspx-
?ItemID=5877
15.
chay-chat-xam-43993.html
16.
INTERNATIONAL TRENDS IN HIGHER EDUCATION - RECOMMANDATIONS
FOR VIETNAM
Abstract: Globalization trend, rapid development of information technology,
knowledge and changes in population structure, challenges of knowledge economy
and the stakes of globalisation will lead to inevitable modifications in education
in general and specifically in higher education. This paper will analyze deeply 6
trends of higher education in the world related to: Internationalisation; Research
collaboration; Student mobility; Quality assurance; Graduate employability;
Digitalisation in higher education. From these analysis, we will compare them
with the current status of higher education in Vietnam. Then, we will put forward
recommendations for the Government, the education sector as well as higher
education institutions in Vietnam to prepare and receive those trends well.
Keywords: Trends; Higher education, Vietnam, International trends,
Recommendations.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xu_huong_phat_trien_giao_duc_dai_hoc_tren_the_gioi_cac_khuye.pdf