Xu hướng phát triển Fintech trên thế giới và ảnh hưởng của nó đến ngành Ngân hàng việt nam

Sau khủng hoảng tài chính năm 2008, các công ty khởi nghiệp tập trung vào phát

triển ứng dụng công nghệ trong tài chính (Fintech), tạo ra làn sóng đầu tư và sự bùng nổ

của các dịch vụ này trên toàn cầu, tác động mạnh đến hoạt động của các ngân hàng. Bài

viết tập trung vào một số nội dung chủ yếu về Fintech, nền tảng hình thành, xu hướng

phát triển và các tác động tới ngành Ngân hàng của Việt Nam.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Xu hướng phát triển Fintech trên thế giới và ảnh hưởng của nó đến ngành Ngân hàng việt nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
202 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QuốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" XU HƯỚNG PHáT TRIỂN FINTECH TRÊN THẾ GIỚI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NGÀNH NGÂN HÀNG VIệT NAM ThS. Trần Thị lan hương1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Sau khủng hoảng tài chính năm 2008, các công ty khởi nghiệp tập trung vào phát triển ứng dụng công nghệ trong tài chính (Fintech), tạo ra làn sóng đầu tư và sự bùng nổ của các dịch vụ này trên toàn cầu, tác động mạnh đến hoạt động của các ngân hàng. Bài viết tập trung vào một số nội dung chủ yếu về Fintech, nền tảng hình thành, xu hướng phát triển và các tác động tới ngành Ngân hàng của Việt Nam. Từ khóa: Fintech, ngân hàng, khởi nghiệp 1. Xu hướng pháT Triển FinTeCh TrÊn Thế giới và ở việT nam hiện nay Thuật ngữ Fintech mặc dù được sử dụng rộng rãi gần đây nhưng vẫn chưa có một định nghĩa chính thống vì nó liên quan đến nhiều thuật ngữ khác trong sáng tạo và công nghệ, một lĩnh vực mà sự thay đổi diễn ra rất nhanh chóng. Không những thế, một số định nghĩa tách biệt giữa sáng tạo (innovation - thích ứng với các quy định hiện nay) và đột phá (disruption - bỏ cái cũ). Theo Hội đồng vì Sự ổn định Tài chính (FSB) và Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS), Fintech được định nghĩa là “các sáng tạo trong tài chính dựa trên nền tảng công nghệ nhằm tạo ra các mô hình kinh doanh, ứng dụng, quy trình, hay sản phẩm mới có tác động cụ thể đến các thị trường và định chế tài chính, cũng như trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính”. PwC (2016) định nghĩa: Fintech là một lĩnh vực giao thoa của dịch vụ tài chính và công nghệ. Tại đó, các doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường sử dụng công nghệ để cải tiến, đổi mới các sản phẩm và dịch vụ đang được cung cấp bởi các định chế tài chính truyền thống. Theo định nghĩa của IOSCO (2017): Fintech là thuật ngữ được sử dụng để miêu tả các mô hình kinh doanh sáng tạo và công nghệ mới nổi có khả năng biến đổi ngành dịch vụ tài chính. Các mô hình kinh doanh công nghệ tài chính sáng tạo thường cung cấp một hoặc nhiều loại dịch vụ tài chính theo cách tự động hóa thông qua việc sử dụng Internet. Công nghệ mới nổi như hệ thống điện toán nhận thức, học máy, Trí tuệ nhân tạo và công nghệ sổ cái phân tán được ứng dụng bởi những tổ chức Fintech mới gia nhập thị trường và cả những định chế tài chính truyền thống có tiềm năng thay đổi cơ bản ngành dịch vụ tài chính. 1 Email của tác giả: lanhuong1702@gmail.com 203 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QuốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Ở Việt Nam, Theo NHNN, Fintech được định nghĩa như sau: “Fintech là viết tắt của cụm từ financial technology (công nghệ tài chính), được hiểu theo nghĩa là việc áp dụng các công nghệ đổi mới, sáng tạo và hiện đại cho lĩnh vực tài chính (bao gồm ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, dịch vụ thanh toán và các cơ sở hạ tầng tài chính...), nhằm mang tới cho khách hàng các giải pháp/dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu quả và thuận tiện với chi phí thấp hơn so với các dịch vụ tài chính truyền thống.” Như vậy, thuật ngữ Fintech liên quan tới việc ứng dụng sáng tạo công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực tài chính, thiết kế và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính số hóa. Các công ty khởi nghiệp Fintech sử dụng những tiến bộ công nghệ để cải tiến các dịch vụ tài chính như quá trình thanh toán, chống gian lận, cải thiện các kế hoạch tài chính, quản lý tài sản, cho vay và gây quỹ. Nền tảng cho sự ra đời và phát triển bùng nổ của Fintech (i) Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 tới niềm tin vào hệ thống ngân hàng và dịch vụ tài chính truyền thống. Khủng hoảng tài chính năm 2008 đã dẫn tới sự mất tin tưởng của thị trường vào những ngân hàng lớn. Đồng thời, thị trường trở nên cởi mở hơn đối với những dịch vụ tài chính mới, được đưa ra bởi các công ty khởi nghiệp. Khủng hoảng năm 2008 cũng làm gia tăng các quy định bắt buộc để đảm bảo an toàn hệ thống, nhiều ngân hàng không đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng, đồng thời chi phí hoạt động của các định chế tài chính truyền thống có xu hướng tăng, hệ thống hoạt động thiếu linh hoạt, thiếu minh bạch và ẩn chứa nhiều tiêu cực. (ii) Kỳ vọng của khách hàng đối với dịch vụ tài chính. Khách hàng ngày càng quen thuộc với trải nghiệm công nghệ số tiện ích do các công ty công nghệ như Google, Amazon, Facebook và Apple cung cấp, do đó, họ cũng mong đợi những dịch vụ mới có chất lượng tương đương, cho phép cá nhân hóa và số hóa các tương tác của khách hàng từ nhà cung cấp dịch vụ tài chính. (iii) Rào cản gia nhập thị trường đối với các công ty Fintech tương đối thấp. Các công ty Fintech có cơ hội tận dụng lợi thế của công nghệ mới và các dịch vụ sẵn có trên điện toán đám mây, giao diện lập trình ứng dụng (API) để tiết kiệm chi phí đầu tư. Chi phí của việc khởi tạo một doanh nghiệp công nghệ đang ngày một giảm. Trong khi đó, việc tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm thuận tiện hơn. Các quỹ đầu tư mạo hiểm đã tăng đầu tư vào Fintech trong những năm qua, chạm mốc 25 tỷ USD vào năm 2015. Các công ty Fintech cũng chưa bị giới hạn bởi các điều luật và quy định chặt chẽ về vốn, hoạt động... như các định chế tài chính truyền thống, quy mô lớn, do đó các Fintech có chi phí hoạt động thấp hơn và nhiều thuận lợi hơn khi đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 204 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QuốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" (iv) Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ mới nổi. Sự phát triển và phổ biến của mạng xã hội, phân tích Dữ liệu lớn và truy xuất thông tin qua điện thoại di động tạo điều kiện cho các Fintech phát triển lớn mạnh. Các ứng dụng điện tử, mô hình hỗ trợ vốn từ thị trường và marketing dựa vào con người tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Fintech so với các nền tảng tài chính truyền thống. Mạng lưới thanh toán nhanh hơn giúp giảm thời gian chuyển tiền từ 2 - 3 ngày xuống còn vài giây, Dữ liệu lớn cho phép tăng doanh số bán hàng nhờ vào kết hợp phân tích và tiếp thị sản phẩm mới trên thị trường, cải tiến dịch vụ, làm cho quy trình truyền thống trở nên hiệu quả và minh bạch hơn. Bitcoin và các loại tiền tệ kỹ thuật số cho phép chuyển giao phi tập trung tài sản mà không cần cơ quan thanh toán bù trừ trung ương. Mạng xã hội tạo môi trường cho việc giới thiệu và tạo ra các cộng đồng số, góp phần giảm chi phí mua thông tin khách hàng, tạo thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế chia sẻ. Trên thế giới, sự phát triển nhanh chóng của Fintech được đánh dấu bởi sự gia tăng số lượng các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech trong giai đoạn 2010 - 2016, đạt 4.000 doanh nghiệp vào năm 2015 (theo báo cáo của Moody). Chỉ tính riêng trên thị trường châu Á, số lượng công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech đã tăng từ 800 doanh nghiệp vào tháng 4/2015 lên 2.200 doanh nghiệp tính đến cuối năm 2015 (theo báo cáo của McKinsey). Đầu tư toàn cầu vào các công ty Fintech tăng nhanh, từ 9 tỷ USD với 319 giao dịch vào năm 2010 lên 47 tỷ USD với 1.255 giao dịch vào cuối năm 2015. Tính đến cuối năm 2016, đầu tư toàn cầu vào các công ty tài chính đạt 24,7 tỷ USD với 1.076 giao dịch, giảm tương ứng gần 50% và 14,3% so với năm 2015, do tâm lý thận trọng của giới đầu tư trước những kết quả và tác động khó dự đoán của sự kiện cử tri Anh bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu (Brexit), bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, suy giảm kinh tế tại Trung Quốc, những biến động tỷ giá trong biên độ rộng và các yếu tố khu vực khác. Ngược lại, tổng vốn đầu tư mạo hiểm trong năm 2016 tiếp tục xu hướng tăng. Đầu tư bằng đồng USD tăng từ 12,7 tỷ lên 13,6 tỷ, trong khi hoạt động giao dịch giảm từ 940 giao dịch xuống còn 840 giao dịch so với năm 2015. Nguồn vốn đầu tư mạo hiểm và các giao dịch liên quan tới Fintech đã tăng hơn 2 tỷ USD với 199 thỏa thuận trong quý IV/2016. Đầu tư vào Fintech tập trung chủ yếu tại các thị trường phát triển như Hoa Kỳ, châu Âu, nhưng đang có xu hướng chuyển dịch sang các thị trường mới nổi châu Á. Từ năm 2010 - 2014, tổng vốn đầu tư vào Fintech tại Bắc Mỹ là 32,36 tỷ USD, tiếp theo là Châu Âu với 9,9 tỷ USD, châu Á với 6,67 tỷ USD (theo William Garrity). Tuy nhiên, xu hướng đầu tư đang thay đổi, hướng tới các thị trường mới nổi và đang phát triển tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đầu tư vào Fintech tại khu vực này tăng gấp bốn lần trong 205 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QuốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" năm 2015, đạt 4,3 tỷ USD, chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng đầu tư toàn cầu của năm 2015 - 2016, chỉ sau khu vực Bắc Mỹ (theo Accenture). Tại châu Á, Singapore dẫn đầu trong việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực Fintech, giúp quốc gia này duy trì vị thế hàng đầu trong lĩnh vực tài chính và công nghệ trong khu vực, đồng thời giúp Singapore trở thành điểm đến hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có nhiều biến động. Chính phủ các nước đã bắt đầu nhìn nhận vai trò quan trọng của Fintech trong việc hỗ trợ tài chính bao quát toàn diện, nâng cao hiệu quả hệ thống ngân hàng, qua đó cải thiện tốc độ phát triển kinh tế nói chung. Một số chính phủ và các cơ quan quản lý tài chính sớm ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển các trung tâm và công ty Fintech, giải quyết các thách thức về quy định, điều luật liên quan tới công nghệ mới. Chính phủ một số quốc gia có chủ trương hợp tác, giảm thiểu các rào cản pháp lý liên quan đến sự phát triển của các công ty Fintech. Tại Anh, trong năm 2016, Chính phủ chủ trương thiết lập các cầu nối Fintech với Úc, Singapore và Trung Quốc, dự kiến sẽ thiết lập với Bỉ và Canada trong năm 2017. Cũng trong năm 2016, Chính phủ các nước Anh, Úc, Singapore, Malaysia và Thái Lan đã công bố việc phát triển các chương trình quy định bảo mật máy tính. Tại Việt Nam, Fintech đang trong giai đoạn mới phát triển, dự báo sẽ phát triển mạnh hơn trong giai đoạn tới, nhờ vào những tiềm năng từ thị trường như dân số Việt Nam với hơn 90 triệu người, tỷ lệ dân số trẻ và tài khoản sử dụng Internet ở mức cao, tỷ lệ người sở hữu tài khoản ngân hàng chiếm 20%, với 3% người có thẻ tín dụng. Các doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào mảng thanh toán trực tuyến (MoMo, Moca, 123Pay, VinaPay, Onepay...), gây quỹ cộng đồng (FundStart, Comicola, Betado, Firststep), cho vay trực tuyến (BankGo), quản lý dữ liệu tài chính cá nhân (MoneyLover, Mobivi). Hiện tại, các doanh nghiệp khởi nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài đều đánh giá còn nhiều cơ hội chưa được khai thác ở mảng Fintech tại Việt Nam. Theo Fintech News (2017), Việt Nam có 48 công ty Fintech và 48% công ty tham gia vào hoạt động thanh toán, cung cấp cho khách hàng và các nhà bán lẻ các dịch vụ thanh toán trực tuyến hoặc các giải pháp thanh toán kỹ thuật số. Một số ít công ty hoạt động trong lĩnh vực gọi vốn, chuyển tiền, blockchain, quản lý tài chính cá nhân, quản lý POS, quản lý dữ liệu, cho vay và so sánh thông tin. So với một số quốc gia trong khu vực cho thấy, số lượng các công ty Fintech tại Việt Nam còn khá ít; tại Indonesia, đã có sự tăng trưởng nhanh chóng về sản phẩm dịch vụ và các công ty Fintech trong những năm gần đây, theo Hiệp hội Fintech Indonesia xác định có khoảng 120 công ty Fintech trong nước vào cuối 2016; tại Singapore, tính đến tháng 11/2016 có hơn 300 công ty khởi nghiệp 206 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QuốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Fintech, hơn 20 ngân hàng toàn cầu, các công ty bảo hiểm đã thiết lập các văn phòng và trung tâm nghiên cứu đổi mới ở Singapore (Clipford Chance, 2017). Bảng 1: Các công ty Fintech tại Việt Nam STT Lĩnh vực hoạt động Công ty Số công ty Tỷ lệ 1 Thanh toán (di động) 2C2P, VTPay, OnePay, VTCPay, BankPlus, VinaPay, VNPay, Senpay, NganLuong, ZingPay, BaoKim, 123Pay, WebMoney, Cyberpay, 1Pay, SohaPay, Moca, Vimo, Payoo, OnOnPay, MoMo, FPT 22 48% 2 Gọi vốn (Crowdfunding) FundStart, Comicola, Betado, Firststep 4 8% 3 Blockchain Bitcoin Vietnam, VBTC Bitcoin, Copyrobo, Cardano Labo 4 8% 4 Quản lý tài chính cá nhân Mobivi, Money Lover, Timo, kiu 4 8% 5 Chuyển tiền Matchmove, Cash2vn, Nodestr, Remittance Hub 4 8% 6 Cho vay Loanvi, Tima, TrustCircle 3 6% 7 Quản lý POS Hottab, SoftPay, ibox 3 6% 8 Quản lý dữ liệu CircleBii, TrustingSocial 2 4% 9 So sánh thông tin BankGo, gobear 2 4% Tổng cộng 48 100% Nguồn: Fintech News (2017), Fintech in Vietnam Update and new Infographic 2017 Chính sách phát triển Fintech ở Việt Nam cũng được thực hiện nhằm hỗ trợ cho sự phát triển thông qua nhiều chương trình, đề án liên quan đến phát triển Fintech; trong đó, tập trung vào hoàn thiện, tạo lập khung khổ hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi để phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ; xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng, các mô hình kinh doanh, hệ thống thanh toán điện tử; xây dựng cổng thông tin khởi nghiệp; hỗ trợ kinh phí, đào tạo,... Bên cạnh đó, việc thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực Công nghệ tài chính của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thể hiện chính sách tập trung cho các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ sinh thái, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho Fintech ở Việt Nam phát triển. Đây là các Chương trình, Đề án rất quan trọng đối với phát triển Fintech, các chính sách đã tổng quan về những kết quả đạt được trong phát triển dịch vụ ngân hàng theo xu thế nâng cao trình độ hiện đại, tiện ích và hiệu quả. Theo Thời báo Ngân hàng (2017), trong những năm qua, NHNN chủ động trong việc tiếp cận vấn đề và đối thoại với các doanh nghiệp trong lĩnh vực Fintech, tạo điều 207 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QuốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" kiện cho việc gia nhập thị trường. Từ năm 2008, NHNN đã nghiên cứu và cho phép nhiều công ty không phải là ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán. Đến nay, sau khi thiết lập khuôn khổ pháp lý tương đối rõ ràng, NHNN đã cấp phép hoạt động chính thức cho các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Lĩnh vực Fintech là lĩnh vực đầy tiềm năng tại Việt Nam xét theo quy mô dân số và lợi thế so sánh về nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Khung khổ pháp lý quản lý của Việt Nam về cơ bản mới chỉ đáp ứng được một phần cho lĩnh vực công nghệ tài chính trong thanh toán, khung khổ pháp lý chưa hoàn thiện và đồng bộ cho các lĩnh vực tài chính khác. Hoạt động của các công ty Fintech tại Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn đầu, chưa đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, phần lớn là hoạt động thanh toán. Một trong những nguyên nhân là số lượng người sử dụng các dịch vụ ngân hàng chưa cao, chủ yếu là rút tiền từ tài khoản và ngân hàng vẫn chiếm phần lớn thị phần các dịch vụ tài chính. Bên cạnh đó, hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa các chủ thể bao gồm cơ quan quản lý, các định chế tài chính, công ty Fintech và các doanh nghiệp khởi nghiệp, quỹ đầu tư, hạ tầng tài chính, viễn thông,... Hoạt động kết nối để cung ứng sản phẩm dịch vụ cho người tiêu dùng chủ yếu là hợp tác giữa công ty Fintech và ngân hàng. 2. ảnh hưởng Của FinTeCh đến ngành ngân hàng Của việT nam Dựa trên nền tảng công nghệ, các doanh nghiệp Fintech tham gia cạnh tranh vào hầu hết các dịch vụ hiện có của ngân hàng, từ hoạt động tín dụng, huy động vốn, thanh toán, và quản lý đầu tư. Theo khảo sát mới nhất của BCBS, khoảng 41% các doanh nghiệp Fintech cung cấp các dịch vụ liên quan đến thanh toán, lưu ký bảo lãnh; 27% các dịch vụ bổ trợ trong dịch vụ tài chính; 18% trong cho vay, tiền gửi và huy động vốn; 9% là dịch vụ quản lý đầu tư và 5% là các dịch vụ khác. Các ngân hàng, luôn đương đầu với nhiều rủi ro như thanh khoản, tín dụng, hoạt động... thì hiện nay và sắp tới còn phải ứng phó với nhiều rủi ro khác từ cạnh tranh với Fintech. Tác động của công nghệ đối với ngành ngân hàng diễn ra ngày càng nhanh vì khả năng tiếp cận công nghệ nhanh của công chúng. Nếu như trước đây, công nghệ ATM cần hơn hai thập niên, thì Internet/Mobile Banking phổ cập nhanh hơn nhiều. Các rủi ro do sự phát triển và áp dụng công nghệ vào lĩnh vực ngân hàng tác động lên không chỉ khách hàng mà cả hệ thống ngân hàng. Các khách hàng có thể bị đe dọa về quyền riêng tư, an toàn của thông tin, gián đoạn dịch vụ ngân hàng, hay các cách thức tiếp thị không phù hợp. Theo ước tính của nhiều chuyên gia, khoảng 10 - 40% doanh thu và 20 - 60% lợi nhuận của ngân hàng bán lẻ bị Fintech đe dọa trong vòng 10 năm tới. Một số liệu khác còn cho thấy khoảng một phần ba các khoản vay trên thị trường phi chính thức (shadow 208 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QuốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" banking) do các doanh nghiệp Fintech nắm giữ. Nhưng cũng có nhiều chuyên gia lạc quan khi cho rằng các ngân hàng đủ khả năng thâu tóm các đối thủ này, từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả của ngân hàng. Ngành Ngân hàng có thể bị đe dọa về lợi nhuận, gia tăng mức độ các nhóm rủi ro khác trong kinh doanh, không đáp ứng được hay vi phạm các yêu cầu của các cơ quan quản lý như bảo mật thông tin khách hàng, chống rửa tiền, tài trợ hoạt động khủng bố... Như vậy, ảnh hưởng của Fintech đến ngành Ngân hàng sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của công nghệ và mức độ phát triển của thị trường. Cụ thể: Thứ nhất, các ngân hàng hiện tại tự đổi mới thông qua hiện đại hóa và số hóa. Trong trường hợp này, với lợi thế về hiểu biết thị trường, tiềm lực tài chính, các ngân hàng ứng dụng các công nghệ mới hoặc phát triển các công nghệ hiện có như Điện toán đám mây, Dữ liệu lớn (Big Data), Trí tuệ nhân tạo (AI), sổ cái phân tán (DLT) trên nền tảng blockchain. Ngoài ra, các công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp phi ngân hàng cũng có thể được các ngân hàng truyền thống sử dụng, như sinh trắc học, chatbot, thanh toán di động, tư vấn tự động. Thứ hai, ngân hàng thế hệ mới (neo-bank) thay thế ngân hàng truyền thống. Trong tình huống này, các ngân hàng truyền thống không thể tồn tại trước làn sóng công nghệ đột phá và bị thay thế bởi các ngân hàng thế hệ mới hay các ngân hàng của các công ty công nghệ lớn. Vũ khí quan trọng của các neo-bank là hiệu quả trên chi phí và sự sáng tạo. Các ngân hàng này vẫn tuân thủ quy định trong việc cấp giấy phép hiện hành và giao dịch trực tiếp với khách hàng. Một số neo-bank đang nổi lên trên thị trường như Atom, Monzo (Anh), Bunq (Hà Lan), WeBank (Trung Quốc), N26 (Đức), Simple, Varo Money (Mỹ), Fidor (Anh và Đức), Wanap (Argentina). Thứ ba, ngân hàng kết hợp cùng doanh nghiệp Fintech cung cấp dịch vụ tài chính. Theo đó, các ngân hàng truyền thống hợp tác cùng các doanh nghiệp Fintech dưới nhiều hình thức khác nhau để cùng chia sẻ việc cung cấp các dịch vụ. Minh chứng cho mô hình này là việc gia tăng sử dụng các APIs mở (open API), các dịch vụ thanh toán di động (Apple Pay, Samsung Pay, Android Pay) và DLT giữa các ngân hàng. Thứ tư, ngân hàng trở thành bên thứ ba cung cấp dịch vụ, nhường dịch vụ khách hàng trực tiếp cho cho các doanh nghiệp Fintech hay Bigtech. Trong tình huống này, các ngân hàng truyền thống được sử dụng do đã có giấy phép trong các dịch vụ ngân hàng cơ bản. Các doanh nghiệp Fintech thông qua các giao diện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng của mình, cung cấp nhiều dịch vụ từ nhiều ngân hàng khác nhau. 209 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QuốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Thứ năm, ngân hàng không còn phù hợp và biến mất, vì khách hàng tương tác trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ tài chính cá nhân là các Fintech. Khả năng này dù ít xảy ra, nhưng đã có những dấu hiệu như sự xuất hiện của các nền tảng cho vay giữa các cá nhân (P2P lending) cũng như các loại tiền mã hóa (cryptocurrencies). Tài liệu Tham Khảo 1. Accenture (2016), Fintech and the Volving Landscape: Landing Points for the Industry. 2. Business Insider (2016), The Fintech Feport 2016: Financial Industry Trends and Investment. 3. BI Intelligence Report (2016), The Fintech Ecosystem Report: The Emerging Technologies and Firms Driving Change in Financial Services and How Legacy Players Can Navigate the Disruption. 4. Capgemini (2017), World Fintech Report 2017. 5. CIO (2016), The Fintech Effect and the Disruption of Financial Services. 6. International Trade Administration (2016), 2016 Top Markets Report: Financial Technology. 7. Kirby, E. and Worner, S. (2014), Crowd-funding, an Infant Industry Growing Fast, IOSCO Research Department Staff Working Paper. 8. PwC (2016), Blurred Lines: How Fintech is Shaping Financial Services - Global Fintech Report. 9. UNEP (2016), Fintech and Sustainable Development: Assessing the Implications. Ngày gửi bài: 17/5/2018 Ngày gửi lại bài: 27/5/2018 Ngày duyệt đăng: 02/06/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxu_huong_phat_trien_fintech_tren_the_gioi_va_anh_huong_cua_n.pdf
Tài liệu liên quan