Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Bình Chánh

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh

Trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sử dụng phối hợp

các phương pháp điều tra và thu thập thông tin bằng bảng hỏi, phương pháp nghiên cứu

trường hợp, phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. Kết quả nghiên cứu trên

426 học sinh trung học phổ thông xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của các em học sinh

trung học phổ thông trên địa bàn Huyện Bình Chánh phân bổ đồng đều ở các nhóm ngành

khác nhau trong xã hội, nhưng nổi bật hơn tất cả trong các nhóm ngành đó là kinh tế, kinh

doanh rồi đến ngôn ngữ. Học sinh cũng đang bắt kịp xu thế hội nhập của đất nước, mong

muốn vươn mình ra thế giới. Học sinh đã tự lập, độc lập trong việc lựa chọn cho tương lai.

Nhưng gia đình, nhà trường, xã hội cần có định hướng đúng đắn cho học sinh trong việc lựa

chọn nghề nghiệp

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Bình Chánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2716 XU HƯỚNG LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH CHÁNH Nguyễn Thanh Kiều Xuân, Nguyễn Thị Kim Sang, Nguyễn Diệp Hà Xuyên* Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Trịnh Viết Then TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sử dụng phối hợp các phương pháp điều tra và thu thập thông tin bằng bảng hỏi, phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. Kết quả nghiên cứu trên 426 học sinh trung học phổ thông xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của các em học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Huyện Bình Chánh phân bổ đồng đều ở các nhóm ngành khác nhau trong xã hội, nhưng nổi bật hơn tất cả trong các nhóm ngành đó là kinh tế, kinh doanh rồi đến ngôn ngữ. Học sinh cũng đang bắt kịp xu thế hội nhập của đất nước, mong muốn vươn mình ra thế giới. Học sinh đã tự lập, độc lập trong việc lựa chọn cho tương lai. Nhưng gia đình, nhà trường, xã hội cần có định hướng đúng đắn cho học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Từ khóa: học sinh trung học phổ thông; nghề nghiệp; xu hướng; xu hướng lựa chọn nghề nghiệp. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay chưa có một nhà khoa học nào đưa ra định nghĩa cụ thể về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp. Khi nghiên cứu vấn đề này các nhà khoa học thường tiếp cận dưới các mặt biểu hiện của xu hướng như: Nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp, hứng thú nghề nghiệp, lý tưởng để lựa chọn nghề nghiệp [5]. Theo lý thuyết hoạt động trong tâm lý học, nhân cách của con người có bốn nhóm thuộc tính tâm lý điển hình: Xu hướng, tính cách, khí chất, năng lực. Xu hướng nói lên chiều hướng phát triển của nhân cách con người, bởi vì hoạt động của cá nhân trong xã hội bao giờ cũng hướng về một mục tiêu nào đó [2]. Chọn nghề là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng không chỉ với cá nhân mà còn với xã hội nữa. “Chọn nghề” không chỉ có nghĩa là chọn một công việc làm cụ thể nào đó, mà còn là việc chọn một cách sống cho tương lai chọn một con đường sống mai sau [6]. Lựa chọn nghề nghiệp là một việc vô cùng quan trọng đối với các em học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Trong quá trình học tập rèn luyện trong trường các em đang phải xây dựng cho mình một hệ thống kiến thức cơ bản, nhưng cũng là nền tảng để các em 2717 chuẩn bị cho tương lai [4]. Theo tác giả Trần Đình Chiến: “Việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh đòi hỏi một quá trình lâu dài và phức tạp, nó được biểu hiện ở các mức độ khác nhau ngay trong những lớp đầu của trường trung học cơ sở, được tiếp tục phát triển và hoàn thiện ở các lớp sau nhất là ở cuối cấp trung học phổ thông, trong các trường lớp dạy nghề và được tạm coi là kết thúc khi họ đã có khả năng lao động nghề nghiệp độc lập” [2]. Bathsheba và cộng sự đã nghiên cứu đề tài Quyết định chọn nghề của học sinh trung học tại Kenya. Đề tài nghiên cứu nhằm xác định những nguyên nhân thúc đẩy học sinh chọn nghề. Kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh ở khu vực nông thôn chịu sự ảnh hưởng từ cha mẹ và thầy cô giáo khi chọn nghề, còn học sinh ở thành thị chịu sự ảnh hưởng của cha mẹ nhiều hơn là thầy cô giáo. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy yếu tố giới tính, khái niệm bản thân và mô hình về nghề là những yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề của học sinh trung học ở Kenya [9]. Nghiên cứu về vấn đề xu hướng lựa chọn nghề nghiệp là nghiên cứu nhận thức nghề và dự định chọn nghề của học sinh trung học phổ thông của tác giả Phan Thị Tố Oanh (1996) cũng khẳng định rằng nhận thức của học sinh trung học phổ thông về nghề chỉ dừng ở các biểu hiện bên ngoài. Học sinh vẫn có xu hướng chọn học Đại học là chủ yếu, giữa nhận thức về nghề và dự định chọn nghề của học sinh chưa có sự phù hợp cao. Đồng thời, tác giả đã chỉ ra hiệu quả của việc lựa chọn nghề của học sinh phụ thuộc vào 3 yếu tố trên cơ sở “Tam giác hướng nghiệp” đó là: Nhận thức về thế giới nghề; Nhận thức về nhu cầu nghề của xã hội; Tư vấn nghề [7]. Trong bối cảnh đất nước mở của hội nhập với thế giới, xã hội hiện đại, các phương tiện thông tin đại chúng phổ biến và ngày càng quan tâm đến vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông nhiều hơn. Các em vừa có nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau làm phong phú thêm sự lựa chọn nghề nghiệp của mình [3]. Tuy nhiên đó cũng là những thách thức lớn đối với các em bởi vì các em có quá nhiều yếu tố tác động và tâm lý chưa vững vàng chưa có nhiều kinh nghiệm xã hội nên các em rất có thể lựa chọn sai lầm nghề nghiệp của mình [8]. Hoặc phải làm trái ngành như vậy gây ra một sự lãng phí rất lớn đối với thời gian của cá nhân, kinh tế gia đình và cả ngân sách quốc gia. Chính vì vậy mà đề tài nghiên cứu “Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Huyện Bình Chánh” là cần thiết để tìm biện pháp tốt nhất giúp các em định hướng bản thân và lựa chọn nghề nghiệp một cách phù hợp nhất. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài tiến hành khảo sát nghiên cứu trên học sinh trung học phổ thông ở một số trường trung học phổ thông công lập thuộc Huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Khách thể nghiên cứu của đề tài gồm 480 học sinh đang học tập tại các trường Trung học phổ thông Lê Minh Xuân và Trung học phổ thông Vĩnh Lộc B. Số phiếu phát ra là 480 phiếu, thu về 480 phiếu, trong đó có 426 phiếu có giá trị. Để giải quyết các nhiệm vụ đề ra, nghiên cứu này sử dụng phối hợp các phương pháp sau: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp quan sát và phương pháp xử 2718 lý số liệu bằng thống kê toán học. Các số liệu thu được từ khảo sát thực tiễn được xử lý theo phần mềm SPSS trong môi trường Window, phiên bản 22.0. 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Xu hướng lựa chọn ngành nghề của học sinh Trung học phổ thông Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông được xác định là những học sinh trong trường phổ thông trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi. Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt quan trọng trong các thời kỳ phát triển của trẻ em [1]. Đây là giai đoạn phát triển và dần dần hoàn thiện cấu trúc tâm lý, các phẩm chất nhân cách và thể chất, chuẩn bị cho các em bước vào cuộc sống xã hội với tư cách là một người trưởng thành [2]. Vậy xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông có những dự đình lựa chọn nào? Bảng 1. Dự định của học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông Dự định của học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông Số lượng Tỷ lệ % Tiếp tục học Đại học, Cao đẳng 198 46,5 Tiếp tục học Trung cấp, Học nghề 32 7,5 Học ngôn ngữ và xuất khẩu lao động 13 3,1 Vừa đi làm, vừa đi học 44 10,3 Đi du học 15 3,5 Tự kinh doanh 9 2,1 Phụ giúp gia đình 3 0,7 Dành một năm nghỉ ngơi sau 12 năm học 2 0,5 Chưa có dự định rõ ràng 110 25,8 Tổng 426 100 Theo kết quả khảo sát và phân tích dữ liệu cho thấy (bảng 1). Trong tổng số 426 học sinh trung học phổ thông, hầu hết học sinh trung học phổ thông đều có những dự định sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, với tỉ lệ lên đến 74,2%. Tuy nhiên, số học sinh chưa có dự định rõ ràng sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm tỉ lệ 25,8%. Cụ thể, 46,5% học sinh trung học phổ thông có dự định tiếp tục học đại học, cao đẳng; 7,5% học sinh lựa chọn tiếp tục học trung cấp, học nghề; vừa học vừa làm với tỉ lệ 10,4%; và các lựa chọn học ngôn ngữ, xuất khẩu lao động, đi du học, tự kinh doanh, phụ giúp gia đình và nghĩ ngơi 1 năm chiếm tỉ lệ thấp chiếm từ 0,5% đến 3,5%. Như vậy, đa số học sinh trung học phổ thông muốn nắm bắt tri thức để đạt được trình độ chuyên môn và có được nghề nghiệp ổn định trong tương lai sau này. Tuy nhiên, dựa vào số liệu khảo sát được cũng cho thấy số em chưa có dự định rõ ràng cho nghề nghiệp trong tương lai cũng cao đứng thứ hai với 25,8%. Điều này cho thấy sự cấp bách trong việc định hướng nghề nghiệp từ phía gia đình, nhà trường và xã hội nhằm giúp các em nhận thức bản 2719 thân, để tìm được hướng đi trong tương lai cho chính mình. Giúp các em luôn cố gắng phấn đấu tích cực học tập đạt đến tri thức cần thiết cho nghề nghiệp trong tương lai và trở thành một người có ích cho xã hội. Qua trò chuyện, trao đổi, chúng tôi thấy có một điều chắc chắn rằng học sinh trung học phổ thông nhận thức được học lực của bản thân, sự khó khăn của việc thi đại học... nhìn chung các em nhận thức được khả năng có thể hay không có thể thi đậu vào Đại học. Tuy nhiên ngay cả những HS có học lực trung bình, yếu vẫn nộp hồ sơ thi Đại học mặc dù biết bản thân khó có thể thi đậu, với những nhận thức hết sức sai lầm như “thi cho biết; học tài thi phận; tìm kiếm vận may, nếu không học Đại học thì không còn con đường nào khác...” Điều này gây ra sự lãng phí cho gia đình và xã hội, gây ra sự phức tạp cho công tác tuyển sinh của các trường Đại học và Cao đẳng. 3.2 Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp chính là những biểu hiện sâu sắc nhất, cụ thể nhất trên các mặt như nhu cầu, hứng thú, lý tưởng của lựa chọn nghề nghiệp. Các yếu tố này chính là động cơ, động lực mạnh mẽ nhất giúp co người đi đến lựa chọn nghề nghiệp, lựa cho con đường phía trước phù hợp với bản thân. Vậy xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông có những dự đình và lựa chọn nào sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông? Bảng 2. Các nhóm ngành nghề được học sinh trung học phổ thông lựa chọn Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Nhóm ngành khoa học cơ bản 2,46 1,325 Nhóm ngành sư phạm 2,48 1,307 Nhóm ngành kinh tế, kinh doanh 3,43 1,315 Nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ 2,90 1,373 Nhóm ngành kiến trúc, xây dựng 2,44 1,364 Nhóm ngành giao thông vận tải 2,05 1,262 Nhóm ngành khoa học xã hội 2,56 1,288 Nhóm ngành ngôn ngữ 3,13 1,437 Nhóm ngành nông–lâm–ngư nghiệp 2,17 1,272 Nhóm ngành năng khiếu (nghệ thuật, hội họa, thẩm mỹ) 2,88 1,498 Nhóm ngành công an, quân đội 2,37 1,453 Khác 1,41 1,052 2720 Kết quả phân tích (Bảng 2) cho thấy, học sinh trung học phổ thông quan tâm đến nhóm ngành mình lựa chọn với mức mức quan tâm ít và trung bình, học sinh trung học phổ thông quan tâm nhất đến nhóm ngành kinh tế, kinh doanh (ĐTB= 3,43; ĐLC= 1,315); nhóm ngành ngôn ngữ (ĐTB=3,13; ĐLC= 1,437); nhóm ngành kỹ thuật công nghệ (ĐTB= 2,90; ĐLC = 1,37), các nhóm ngành khoa học cơ bản; sư phạm ứng dụng; kiến trúc xây dựng; giao thông vận tải, khoa học xã hội; nông lâm – ngư nghiệp, năng khiếu; quân đội công an, và nhóm ngành khác, học sinh trung học phổ thông cũng quan tâm đến và tìm hiểu đến các nhóm ngành này . Tuy nhiên, thì xu hướng lựa chọn được chia đều ở các nhóm ngành khác nhau và không có sự chênh lệch nhiều. Cho thấy không có sự đổ xô chọn ngành hot, ngành nổi. 3.3 Các yếu tố tác động đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông Để tìm hiểu các yếu tố tác động đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông, chúng tôi đã thiết kế thang đo bao gồm 29 item là những yếu tố tác động đến xu hướng lựa chọn nghề của học sinh trung học phổ thông có liên quan đến gia đình, xã hội, bản thân và bạn bè. Kết quả điều tra thực trạng và phân tích dự liệu cho thấy những yếu tố tác động đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông gồm: gia đình, thông tin từ xã hội, quan niệm xã hội, nhu cầu xã hội, bản thân HS, bạn bè. Bảng 3. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Gia đình 2,82 0,83 Thông tin từ xã hội 2,99 0,77 Quan niệm xã hội 2,94 0,95 Nhu cầu của xã hội 3,59 0,74 Bản thân HS 4,09 0,64 Bạn bè 2,28 0,91 Kết quả phân tích dữ liệu (Bảng 3) cho thấy: Có nhiều các yếu tố tác động đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh, yếu tố gia đình (ĐTB = 2,82; ĐLC = 0,83); Yếu tố thông tin từ xã hội (ĐTB= 2,99; ĐLC= 0,77); Quan điểm xã hội (ĐTB= 2,94; ĐLC= 0,95); Nhu cầu xã hội (ĐTB = 3,59; ĐLC= 0,74); Bản thân học sinh (ĐTB= 4,09; ĐLC= 0,64); Bạn bè (2,88; ĐLC= 0,92). Trong những yếu tố tác động đến sự lựa chọn nghề nghiệp của HS THPT thì yếu tố chính bản thân HS (ĐTB=4,09; ĐLC= 0,64), có mức độ ảnh hưởng cao hơn so với các yếu tố tác động từ nhu cầu xã hội (ĐTB = 3,59; ĐLC= 0,64); Gia đình (ĐTB= 2,82; ĐLC= 0,83). Tuy nhiên, khi xét riêng từng yếu tố liên quan đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp 2721 của học sinh trung học phổ thông, những yếu tố có thể ảnh hưởng với mức độ khác nhau có liên quan đến cá nhân, gia đình, bạn bè và xã hội. 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh là một hiện tượng tâm lý rất phức tạp, nó được hình thành trong một quá trình khá lâu dài nên có sự ổn định và tương đối bền vững. Là một hiện tượng xã hội cho nên nó chịu sự tác động của các hiện tượng xã hội khác như kinh tế, giáo dục, dư luận xã hội... Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của các em học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Huyện Bình Chánh phân bổ đồng đều ở các nhóm ngành khác nhau trong xã hội, nhưng nổi bật hơn tất cả trong các nhóm ngành đó là kinh tế, kinh doanh rồi đến ngôn ngữ. Cho thấy các em cũng đã và đang bắt kịp xu thế hội nhập của đất nước, mong muốn vươn mình ra thế giới. Tuy nhiên, dưới tác động của nền kinh tế thị trường và quan niệm “trọng bằng cấp” ở nước ta, học sinh chủ yếu vẫn có xu hướng, nguyện vọng thi vào các trường Đại học, Cao đẳng. Học sinh đã tự lập, độc lập trong việc lựa chọn cho tương lai. Nhưng gia đình, nhà trường, xã hội cần có định hướng đúng đắn cho học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Trong nhà trường trung học phổ thông, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh là trách nhiệm của tất cả các giáo viên, mỗi giáo viên đều phải có ý thức định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua chính môn học, bài học mà mình phụ trách. Đổi mới nhận thức và tư duy về giáo dục hướng nghiệp, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo hướng đa dạng hoá và tích cực hoá hoạt động của học sinh, thu hút học sinh tham gia một cách tự giác. Quan tâm đầu tư trang bị cơ sở vật chất phục vụ công tác hướng nghiệp, tăng cường việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá tại các cơ sở sản xuất cho học sinh. Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh, cha mẹ và người thân trong gia đình trước hết cần phải có một quan niệm, một cách nhìn đúng đắn, phù hợp về nghề nghiệp và việc làm trong xã hội hiện đại. Phải có sự hiểu biết về nhu cầu, hứng thú, sở thích, năng lực... của con em mình, đồng thời cũng cần phải có những hiểu biết nhất định về các ngành nghề trong xã hội, những đặc trưng và yêu cầu của mỗi nghề, nhu cầu của xã hội đối với mỗi nghề...Trên cơ sở đó để tìm hiểu, định hướng cho con em mình lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Đình Chiến. (2008). Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 trường THPT dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường - Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học. Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên. [2] Phạm Tất Dong, & Nguyễn Như Ất. (2000). Sự lựa chọn cho tương lai. NXB. Thanh niên. [3] Phạm Tất Dong, Đặng Danh Ánh, Nguyễn Thế Trường, Trần Minh Thu, & Nguyễn Dục Quang. (2004). Hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 12. NXB. Giáo dục. 2722 [4] L.A Iôvaisa. (1983). Những vấn đề hướng nghiệp cho học sinh. NXB. Giáo dục Liên Xô. [5] Đào Thị Oanh. (2008). Tâm lý học Lao động. NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội. [6] Phạm Thị Tố Oanh. (1995). Nghiên cứu nhận thức nghề và dự định chọn nghề của học sinh THPT - Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Sư phạm – Tâm lý. Đại học Sư phạm Hà Nội. [7] Trần Văn Quí, & Cao Hào Thi. (2009). Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh phổ thông trung học. Tạp chí phát triển KH&CN, Tập 12, Số 15. [8] Bathsheba K. Osoro, Norman E. Amundson, & William A. Borgen. (2000). Career decision-making of high school students in Kenya. International Journal for the Advancement of Counselling, Volume 22, Issue 4.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxu_huong_lua_chon_nghe_nghiep_cua_hoc_sinh_trung_hoc_pho_tho.pdf
Tài liệu liên quan