Xu hướng dinh dưỡng, thực trạng và giải pháp về dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam

Ngày nay “Xu hướng Dinh dưng” thế giới (phân tích sau,ở mục 2.2) đi theo định hướng của

cách mạng 4.0;Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào các tổ chức kinh tế thế giới.Nhất là từ khi

Việt Nam ký kết FTAs“ thế hệ mới”tức hội nhập thế giới nhiều mặt; vấn đề “An toàn Dinh

dưỡng” ở nước ta cũng theo xu hướng thời đại Bằng phương pháp phân tích, tổng hợp và khảo

sát thực tế; Tác giả nghiên cứu: (1) Phân tích Dinh dưững và xu hướng dinh dưững; (2) Thực

trạng Dinh dưững và sức khỏe trẻ em ở Việt Nam: một số yếu tố Dinh dưững cơ bản tác động đến

sức khỏe, thực trạng sức khỏe trẻ em ở Việt Nam; (3) Giải pháp chủ yếu về Dinh dưững để nâng

cao sức khỏe trẻ em ở Việt Nam Từ đó rút ra kết luận.

pdf11 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 21/05/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Xu hướng dinh dưỡng, thực trạng và giải pháp về dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiết yếu giúp hấp thu canxi vào xương hiệu quả. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất năm 2015, có cứ sáu trẻ dưới năm tuổi thì có một trẻ suy dinh dư�ng. Cứ 10 trẻ có bảy trẻ thiếu kẽm. Cứ hai trẻ có một trẻ thiếu máu. Thực trạng suy dinh dư�ng và suy dinh dư�ng thấp còi ngoài yếu tố di truyền, theo TS Mai có liên quan rất nhiều đến yếu tố dinh dư�ng. Hiện nay, tình trạng thiếu vi chất dinh dư�ng cũng trong tình trạng cảnh báo. Trẻ em béo phì ở khu vực nội thành TP HCM trên 50%, tại Hà Nội khoảng 41%. Kết quả điều tra (2014-2015) về tình trạng trẻ thừa cân béo phì được TS. Bùi Thị Nhung, Trưởng khoa Dinh dư�ng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dư�ng Quốc gia, công bố tại Hội thảo Phòng chống béo phì, thừa cân cho trẻ em, ngày 18/10: Tình trạng béo phì trẻ em từ tuổi tiền học đường và học đường đến tuổi trưởng thành đang gia tăng tại Việt Nam, đặc biệt ở các thành phố lớn. Từ năm 1980-2013, tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng hơn 27% ở người lớn và tăng đến 47% ở trẻ em. Năm 1996 tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì tại Hà Nội và TP.HCM là 12%. 13 năm sau (năm 2009) tỷ lệ này 43%. Kết quả điều tra năm 2014-2015, tỷ lệ trẻ béo phì ở TP HCM trên 50%, còn khu vực nội thành Hà Nội khoảng 41%. Chỉ tính riêng TP.HCM, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ dưới năm tuổi tăng gấp ba lần trong hơn 10 năm qua. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh phổ thông cũng tăng gấp đôi, từ gần 12% (năm 2002) lên 22% (năm 2009). Ăn quá nhiều thức ăn nhanh, cộng thêm lối sống tĩnh tại, ít vận động khiến nhiều trẻ bị béo phì Ảnh: Tư liệu Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 420 Tiến sĩ Từ Ngữ, Tổng Thư ký Hội Dinh dư�ng Việt Nam cảnh báo tình trạng trẻ em bị béo phì gia tăng với cấp độ phi mã do bữa ăn gia đình bị phá v� và trẻ thiếu vận động. Trẻ con ngày nay ăn quá nhiều thức ăn nhanh, uống nhiều nước ngọt có ga; cùng với lối sống ít hoạt động thể lực, lười vận động. Khẩu phần ăn ở trường học với trẻ thừa cân, béo phì và suy dinh dư�ng đều giống nhau dẫn đến "trẻ thừa cân vẫn thừa, trẻ thiếu cân vẫn thiếu". Theo bác sĩ Lưu Thị Mỹ Thục, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), trong khi đó thực tế 30% bà mẹ có con béo phì vẫn muốn con tăng cân nữa bởi "sợ con ốm, mọi người sẽ chê cười" Thừa cân béo phì đem lại những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, tim mạch, ung thư... Tuy nhiên, người Việt Nam vẫn chưa quan tâm nhiều đến nguy cơ từ căn bệnh này đem lại. Ngoài ra, trẻ em béo phì một phần do quan niệm ăn uống của người Việt. Từ xa xưa, đất nước ta còn nghèo, thiếu ăn, người suy dinh dư�ng nhiều, người dân luôn cho rằng cứ béo là khỏe, béo đẹp nên ai cũng thích béo. Cũng theo quan niệm văn hóa của người Việt nữa là “ ăn”. Văn hóa này xuất hiện thường gặp khi nói: như ăn mặc, ăn uống, ăn nằm, ăn ở, ăn chơi Do vậy, khi nền kinh tế chuyển từ chỗ nghèo đói sang kinh tế khá giả hơn nhưng chính chúng ta cũng chưa biết cách hãm cái “ăn” lại. Tóm lại, có 2 điểm mấu chốt ăn sâu trong suy nghĩ của cha mẹ là: Con tôi béo là khỏe, hai nữa có lẽ do “văn hóa ăn” chính điều này là nguyên nhân gia tăng tỉ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ DINH DƯỠNG DỂ NÂNG CAO SỨC KHỎE TRẺ EM Ở VIỆT NAM Một là, sử dung hợp lý Dinh dưỡng ăn uống. Dinh dư�ng ăn uống ảnh hưởng rất quan trọng tới tăng trưởng trẻ em. Đặc biệt, trong khẩu phần trẻ em nước ta, các yếu tố dinh dư�ng rất cần thiết đối với quá trình tăng trưởng chiều cao là canxi và vitamin D lại chưa đáp ứng được nhu cầu. Việc cung cấp đủ nhu cầu canxi hàng ngày theo nhu cầu khuyến nghị đảm bảo cho sự tạo thành khối xương và tăng cường khả năng vận động của cơ thể. Thiếu canxi làm trẻ chậm sự phát triển thể lực, hạn chế sự tăng trưởng chiều cao và là một trong những yếu tố nguy cơ của suy dinh dư�ng thấp còi. Nguồn cung cấp canxi của cơ thể gồm canxi từ thức ăn (như thực phẩm tự nhiên, thực phẩm được tăng cường canxi) và việc uống canxi bổ sung. Những thực phẩm giàu canxi như sữa, phomát, sữa chua, đậu nành; Các loại rau xanh (rau cải, rau bó xôi); đậu khô, trái cây (nhất là trái cây có múi như bưởi, cam); Các loại thức ăn nhiều đạm (cá hộp, thịt, sò, ốc). Theo khuyến cáo của Viện Dinh dư�ng (năm 2012), nhu cầu canxi cho trẻ 1-3 tuổi là 500 mg/ngày và cho trẻ 4-6 tuổi là 600 mg/ngày. Tuy vậy, nhu cầu canxi cũng có sự thay đổi tùy theo chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Chẳng hạn như, trẻ ăn nhiều thịt và các thực phẩm giàu protein khác thì cũng cần tăng thêm canxi vì lượng canxi đào thải qua nước tiểu cao hơn. Chế độ ăn giàu các yếu tố kiềm đặc biệt là rau, quả có tác dụng bảo vệ khối xương, còn các chế độ ăn mặn (nhiều natri) thì có tác dụng ngược lại. Sữa chứa nhiều canxi và là nguồn canxi tối ưu cho bé phát triển chiều cao, có một bộ xương vững chắc sau này. Thông thường với những trẻ bị suy dinh dư�ng thấp còi, bữa ăn của trẻ thường khá nghèo canxi (ít sữa). Phần lớn nguồn protein trong khẩu phần đều từ các thực phẩm như thịt, giò, chả, trứng chưa mang lại tính cân đối và hợp lý cho khẩu phần, khiến việc hấp thu và sử dụng canxi cho cơ thể cũng bị ảnh hưởng Vitamin D (calciferol) có vai trò quan trọng trong chuyển hóa và hấp thu Canxi, phospho để cấu tạo xương. Vitamin D có Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 421 rất ít trong thức ăn tự nhiên. 80% - 90% nguồn vitamin D của cơ thể là do tổng hợp từ ánh nắng mặt trời, phần còn lại, khoảng 10% - 20% được cung cấp từ thức ăn. Chính vì vậy, để cung cấp đủ nhu cầu vitamin D, cần chú ý tăng cường vitamin D vào thực phẩm, tắm nắng, hoặc thậm chí phải bổ sung vitamin D cho trẻ. Chế độ ăn cần có đủ vitamin D, thông thường là các loại sữa có tăng cường vitamin D, thậm chí phải bổ sung vitamin D. Ở Việt Nam, Viện Dinh dư�ng đưa ra khuyến nghị về vitamin D là 5 mcg/ngày (tương đương với 200 đơn vị quốc tế vitamin D) đối với trẻ em từ sơ sinh đến người trưởng thành <50 tuổi. Trong tự nhiên, rất ít thực phẩm có lượng đáng kể vitamin D (gồm một số dầu gan cá, nhất là ở các loại cá béo, gan và chất béo của động vật có vú ở biển (hải cẩu và gấu vùng cực), trứng gà được nuôi có bổ sung vitamin D, dầu tăng cường vitamin D. Hai là, chủ động sử dụng Dinh dưỡng môi trường: Trẻ em cần từng bước hòa đồng với thiên nhiên. Kết hợp các hoạt động thể chất phù hợp và có thời gian hoạt động ngoài trời hợp lý,ở những vùng thời tiết thay đổi nhiều (khi quá nóng, khi qúa lạnh); khi giao mùa (giao thời mưa sang nắng,nắng sang mưa) cần có các biện pháp can thiệp phù hợp để bảo vệ sức khỏe cho trẻ Môi trường sống gia đình và trường học lành mạnh hòa thuận; các bậc phụ huynh và giáo viên gương mẫu, mọi người hãy là “Mẹ hiền” của con trẻ. Từ đó trẻ tăng cừơng sức khỏe cả về thể chất và trí tuệ. Ba là, giải pháp can thiệp hiệu quả và khả thi để phòng chống béo phì trẻ em là khuyến khích chế độ ăn phù hợp, tăng cường hoạt động thể lực trong trường học, thiết kế những trò chơi vận động và trang bị các dụng cụ thể dục thể thao tại trường. Ngoài ra, cần phải điều chỉnh cấu trúc bữa ăn học đường cho học sinh; không khuyến khích trẻ uống nước ngọt có ga đều đặn và thường xuyên. Trẻ cần hoạt động trung bình 60 phút mỗi ngày. Bé dưới hai tuổi không xem tivi, trẻ lớn hơn thì chỉ được xem tivi dưới hai giờ mỗi ngày hoặc dưới 14 giờ mỗi tuần. Bên cạnh đó trẻ cần ngủ đủ, giai đoạn 0-5 tuổi bé ngủ đủ 11 giờ mỗi ngày; 5-10 tuổi ngủ 10 giờ mỗi ngày; trên 10 tuổi ngủ đủ 9 giờ một ngày. Xây dựng thực đơn phong phú, đầy đủ các nhóm thực phẩm, bổ sung vitamin (A, C, D, và nhóm B,) và các khoáng chất (sắt, kẽm, selen, iod, canxi,), các enzym tiêu hóa thông qua các loại thực phẩm khác nhau, hoặc một số sản phẩm chế phẩm hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ và cả gia đình. Định kỳ (khoảng 6 tháng) kiểm soát cân nặng, chiều cao và khám sức khỏe tổng quát để điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt vui chơi và học tập của trẻ. Bốn là, Dinh dưỡng thai nhi. Thai nhi (em bé còn trong bụng mẹ) khỏe là tiền đề trẻ vào đời khỏe. Do vậy bà mẹ khi mang thai cần được chăm sóc chu đáo cả Dinh dư�ng ăn uống và Dinh dư�ng môi trường (nếu gia đình không hòa thuận bà mẹ dễ bị stress, tác động xấu sức khỏe em bé). Gần đây xuất hiện Khoa học Thai giáo (giáo dục thai nhi): khoảng 10 tuần, thai nhi đã có thể cử động trong bụng mẹ. Khi bào thai được 23 tuần, bé yêu có thể nghe được giọng nói và các âm thanh của mẹ, thậm chí phản ứng lại những gì nghe được. Người mẹ và cha có thể giúp bé yêu phát triển trí não một cách tự nhiên bằng cách tương tác, nói chuyện và hát. Theo một số nghiên cứu, đọc truyện, nghe nhạc, nói chuyện với thai nhi sẽ giúp bé yêu được học từ trong bụng mẹ, sẽ phát triển nhanh các giác quan và trí tuệ. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 422 KẾT LUẬN Ngày nay,“An toàn Dinh dưỡng ăn uống và Dinh dưỡng môi trường” cùng với sức khỏe ngày càng được chú ý. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự liên quan chặt chẽ giữa Dinh dư�ng và sức khỏe, an toàn Dinh dư�ng không chỉ đáp ứng nhu cầu cấp thiết hàng ngày, mà còn là biện pháp để duy trì, nâng cao sức khỏe và tăng tuổi thọ. Công nghệ Dinh dưỡng (Công nghệ thực phẩm) và các hoạt động kinh tế-xã hội khác là tiền đề quyết định chất lượng Dinh dưỡng ăn uống và Dinh dưỡng môi trường. Ăn các loại thực phẩm “sạch” khác nhau, vì mỗi loại có chất dinh dư�ng mà loại khác không có. Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức trung bình so với chiều cao. Để tránh tăng cân quá mức, ăn đủ số năng lượng (không thừa,hay thiếu chất) mà cơ thể cần. Để trẻ vận động thể chất, tiếp xúc với thiên nhiên, với xã hội phù hợp; chú trọng “hoá giải” khắc nghiệt của các yếu tố Dinh dư�ng môi trường; định kỳ (khoảng 6 tháng) đưa bé đến cơ sở y tế kiểm tra tổng quát sức khỏe cho bé Thực hiện tốt các vấn đề trên để đạt tối ưu bé khỏe-bé ngoan. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo Lao động các năm 2015 – 2018. [2] Báo Phụ nữ Việt Nam các năm 2015 – 2018. [3] Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 23/5/2014. [4] ni%E1%BB%87m-v%E1%BB%81-dinh-d%C6%B0%E1%BB%A1ng-nutrition.html [5] duong.html [6] https://www.dutchlady.com.vn/dinh-duong-van-dong/tinh-trang-dinh-duong-tre-em-viet- nam.html [7] https://vov.vn/suc-khoe/nhi-khoa/dinh-duong-nao-cho-tre-phat-trien-ve-chieu-cao-va-can- nang-751455.vov [8] https://baomoi.com/bao-dong-thua-can-beo-phi-o-tre-em-vi-dau-nen-noi/c/23614771.epi [9]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf63_6528_1_2470279.pdf
Tài liệu liên quan