Xu hướng chọn ngành đào tạo của sinh viên ngành Kinh tế, quản lý và Quản trị kinh doanh trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Bài báo tập trung phân tích các nhân tố tác động đến việc chọn ngành đào tạo

của sinh viên thuộc nhóm ngành kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh. Các nhân tố

được xem xét gồm cơ hội việc làm, môi trường học tập, cá nhân, hoạt động tư vấn tuyển

sinh, gia đình bạn bè và tài chính. Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học Kinh

tế Quốc dân với 500 sinh viên đại học chính quy đang theo học tại nhiều chuyên ngành

khác nhau. Kết quả phân tích cho thấy các biến có trong mô hình hồi quy có tác động

lên biến phụ thuộc. Do đó, các nhân tố xem xét là phù hợp ở mức độ cao cho việc giải

thích hành vi lựa chọn trường và ngành đào tạo của sinh viên. Trên cơ sở đó, bài báo

cũng đưa ra một số giải pháp để các trường đại học cân nhắc và lựa chọn nhằm nâng

cao hiệu quả của hoạt động tuyển sinh.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Xu hướng chọn ngành đào tạo của sinh viên ngành Kinh tế, quản lý và Quản trị kinh doanh trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
527 XU HƯỚNG CHỌN NGÀNH ĐÀO TẠO CỦA SINH VIÊN NGÀNH KINH TẾ, QUẢN LÝ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ThS. Lê Thị Thu Hương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Bài báo tập trung phân tích các nhân tố tác động đến việc chọn ngành đào tạo của sinh viên thuộc nhóm ngành kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh. Các nhân tố được xem xét gồm cơ hội việc làm, môi trường học tập, cá nhân, hoạt động tư vấn tuyển sinh, gia đình bạn bè và tài chính. Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với 500 sinh viên đại học chính quy đang theo học tại nhiều chuyên ngành khác nhau. Kết quả phân tích cho thấy các biến có trong mô hình hồi quy có tác động lên biến phụ thuộc. Do đó, các nhân tố xem xét là phù hợp ở mức độ cao cho việc giải thích hành vi lựa chọn trường và ngành đào tạo của sinh viên. Trên cơ sở đó, bài báo cũng đưa ra một số giải pháp để các trường đại học cân nhắc và lựa chọn nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tuyển sinh. Từ khóa: Ngành đào tạo, cơ hội việc làm, môi trường học tập 1. Đặt vấn đề Trong đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo tại Việt Nam, tự chủ đại học là xu thế phát triển tất yếu. Mục đích của chính sách này là để các trường sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của mình, đồng thời phản ứng tốt trước những yêu cầu mới của xã hội và tác động của thị trường. Tự chủ đại học đưa đến cơ hội, nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức. Một trong những khó khăn là các đơn vị phải cân đối tài chính, tích lũy để tái đầu tư. Việc tăng học phí là điều bắt buộc, nhưng bài toán tăng học phí như thế nào mà vẫn đảm bảo chất lượng và quy mô đào tạo là vấn đề các trường cần cân nhắc. Mặc dù trường đại học hiện nay đều lớn mạnh trên nhiều phương diện như môi trường học tập hoàn chỉnh, thân thiện, đội ngũ giáo viên tăng đáng kể về cả số lượng và chất lượng, tuy nhiên số lượng thí sinh tuyển được tại nhiều nơi vẫn chưa đạt được mục tiêu đặt ra. Đối với một số ngành đào tạo thuộc nhóm ngành kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, số lượng hồ sơ đăng ký chỉ đạt khoảng 60%, cá biệt có ngành ở mức 20-30% hoặc không đáng kể. Bên cạnh nguyên 528 nhân cơ bản như sự điều tiết của thị trường lao động, tỷ lệ thất nghiệp, nhu cầu ra trường có việc làm của đại bộ phận học sinh, sinh viên (Wenglinsky, 1996), Walker và cộng sự (1979) và Sevier (1987) nhận ra vai trò quan trọng của chương trình học. Người học thường mong đợi tiếp cận được kiến thức và kỹ năng chuyên môn phù hợp với công việc chuyên môn và nhu cầu của xã hội. Họ cũng cho rằng, danh tiếng về học thuật của ngành học hoặc trường đại học sẽ năng cao cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp (Canale và cộng sự, 1996; Sevier, 1992; Freeman, 1999). Các tác giả Krumboltz và cộng sự (1975), Martinez (1980), Gottfredson (1981), Gideon rulmani và rmani (2004) khẳng định rằng quyết định chọn nghề không phải là đưa ra một sự lựa chọn mà là cả một quá trình. Quá trình này bị chi phối bởi nhiều nhân tố như kĩ năng hiểu bản thân, kĩ năng lựa chọn và phân tích thông tin Chapman (1981) đề xuất mô hình tổng quan về việc chọn trường đại học của học sinh. Dựa vào kết quả thống kê mô tả, Chapman tìm thấy có hai nhóm nhân tố ảnh hưởng chính gồm đặc điểm gia đình, cá nhân và nhân tố ảnh hưởng bên ngoài như nỗ lực giao tiếp của các cơ sở đào tạo đối với học sinh. Carpenter và Fleishman (1987) cho rằng nguyện vọng được học ngành theo sở thích cá nhân và mong muốn thành công trong tương lai là những nhân tố quan trọng để người học có cái nhìn tổng quan hơn khi lựa chọn trường đại học và ngành đào tạo. Gorman (1976) cho rằng địa điểm học có vai trò quyết định đối với một số cá nhân có mong muốn tìm kiếm cơ sở đào tạo đại học gần nhà hoặc gần nơi làm việc. Kết quả của Gorman một lần nữa được khẳng định trong nghiên cứu của McDonough (1997), Berge (1998). Tiếp cận theo một cách khác, Gao (2011) sử dụng mô hình quá trình chọn trường của Hossler và Gallagher (1987) và phương pháp nghiên cứu tình huống. Tác giả chỉ ra rằng, ở Trung Quốc, vốn văn hóa và tiềm lực tài chính của gia đình ảnh hưởng đến cơ hội học tập đại học và lựa chọn trường học cũng như chuyên ngành học của học sinh phổ thông. Ở Mỹ, có rất nhiều vấn đề về tài chính gia đình ảnh hưởng đến lựa chọn trường đại học và ngành học của người Mỹ gốc Phi (Allen, 1987; Canale và các tác giả, 1996; Clark và Crawford, 1992; Sevier, 1992; Wenglinsky, 1996). 37% sinh viên Mỹ gốc Phi đến từ những gia đình có tổng thu nhập một năm dưới $18.581 (Clark và Crawford, 1992). Những sinh viên này luôn quan tâm đến việc gia đình họ liệu có đáp ứng được chi phí học tập ở trường đại học hoặc ngành học lựa chọn. Họ cũng bận tâm rất lớn về những chi phí cố định mà gia đình họ phải cung cấp để học tập ở bậc đại học (Canale và các tác giả, 1996; Sevier, 1992). Sinh viên với nền tảng kinh tế vững chắc có xu hướng lựa chọn ngành học 529 phù hợp với khả năng (Hossler & Gallagher, 1987; Litten, 1982). Bên cạnh đó, bạn bè giữ vai trò nhất định đến lựa chọn của họ. Các em thường đăng ký vào trường và ngành đào tạo có người quen hoặc bạn bè theo học ( braham và Jacobs, 1990). Tuy nhiên, đối với sinh viên thuộc nhóm ngành nghiên cứu thì nhân tố này chỉ giữ ảnh hưởng ở mức vừa phải (Lowe và Simons, 1997). 2. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân với 500 sinh viên đại học chính quy đang theo học tại nhiều chuyên ngành khác nhau. Bảng hỏi gồm 2 phần trong đó, phần thứ nhất thu thập các thông tin cơ bản của sinh viên về độ tuổi, giới tính, quê quán và chuyên ngành đang theo học tại trường nhằm phân tích các khía cạnh như giới tính, điều kiện học tập ở các khu vực khác nhau có mức độ ảnh hưởng như thế nào tới sự lựa chọn các chuyên ngành đào tạo của trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Phần hai sử dụng thang đo likert từ 1 (ảnh hưởng rất tiêu cực) đến 5 (ảnh hưởng rất tích cực) để đánh giá về các yếu tố tác động tới quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên. Các biến được sử dụng trong bảng hỏi được xây dựng dựa trên các nghiên cứu đã có và kết quả thảo luận của nhóm nghiên cứu. Ngoài ra, để đảm bảo sự phù hợp và tính toàn diện của các nhóm yếu tố trong bảng hỏi, nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra thí điểm với 10 sinh viên đại học chính quy của trường. Sau đó, bảng hỏi được phát trên diện rộng tới 500 sinh viên thuộc các chuyên ngành khác nhau để điều tra. Số phiếu không hợp lệ là 18. 50 câu hỏi trong bảng hỏi được chia thành 6 nhóm yếu tố lớn ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành của sinh viên. Trong đó, nhóm 1 bao gồm các yếu tố về cơ hội việc làm và kỳ vọng của sinh viên trong tương lai, nhóm 2 đánh giá các yếu tố về môi trường học tập của trường và các chương trình đào tạo, nhóm 3 liên quan đến các yếu tố thuộc sở thích và điểm mạnh của cá nhân sinh viên, nhóm 4 đánh giá về ảnh hưởng của hoạt động tư vấn tuyển sinh qua nhiều kênh trước khi sinh viên đăng ký lựa chọn chuyên ngành, nhóm 5 đánh giá ảnh hưởng từ gia đình và bạn bè, và nhóm 6 gồm các yếu tố về tài chính. Điều tra được thực hiện vào thời điểm sau khi kết thúc năm thứ nhất đại học nhằm giúp sinh viên có đủ năng lực xem xét tác động của các nhóm yếu tố, nguyên nhân và hiệu quả của việc chọn ngành đào tạo. Bảng hỏi được phát đến từng sinh viên, sau đó, được nhóm nghiên cứu thu thập lại ngay sau khi sinh viên hoàn thành trả lời các câu hỏi. Để đảm bảo tính khách quan, bảng hỏi chỉ được gửi tới những sinh viên tình nguyện tham gia nghiên cứu. Với những bảng hỏi có các câu hỏi được trả lời dưới 75% thì sẽ bị loại khỏi kết quả nghiên cứu. 530 Tỉ lệ sinh viên nữ tham gia điều tra là 52%, sinh viên nam là 48%, đây là tỉ lệ hoàn toàn phù hợp với điều kiện của trường Đại học Kinh tế quốc dân. Phần lớn các sinh viên tham gia trả lời điều tra đều đến từ khu vực 2 (60.7%), còn lại là đến từ khu vực 1 và khu vực 3. Đây cũng là một điều hợp lý đối với một trường đại học hàng đầu như Kinh tế quốc dân. Do tỉ lệ sinh viên có thể biết rõ mức thu nhập trung bình của gia đình là thấp nên câu hỏi về đặc điểm kinh tế xã hội của sinh viên bị loại bỏ. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Kiểm định sự phù hợp của các nhân tố Để đánh giá sự phù hợp của nhân tố (Reliability of scale) được thiết kế, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng tiêu chí Cronbach lpha. Theo Nunnally (1994), tiêu chí này cũng đánh giá tính đơn hướng của nhân tố được sử dụng. Trong nghiên cứu này, các biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và Cronbach‟s lpha có giá trị từ 0.7 trở lên. Tuy nhiên, có quan điểm khác cho rằng hệ số Cronbach chỉ cần đạt 0.6 trở lên thì nhân tố được xem là đảm bảo độ tin cậy (Hoàng và Chu, 2008). Bảng 1. Độ tin cậy của các nhóm nhân tố Các nhân tố Cronbach's Alpha Cơ hội việc làm 0.730 Môi trường học tập 0.753 Cá nhân 0.613 Tư vấn tuyển sinh 0.607 Gia đình và bạn bè 0.646 Tài chính 0.641 Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát nhóm nghiên cứu Từ Bảng 1 có thể thấy tất cả các nhóm nhân tố đều có chỉ số đánh giá độ tin cậy của các biến ở mức cao. Cụ thể, môi trường học tập và cơ hội việc làm là hai nhóm nhân tố có chỉ số cronbach‟s alpha ở mức cao nhất, lần lượt là 0.753 và 0.730; các nhóm khác như đặc điểm gia đình và bạn bè và vấn đề tài chính đều có kết quả 64.0 ; hai nhóm yếu tố còn lại là hoạt động tư vấn tuyển sinh và đặc điểm cá nhân có chỉ số alpha thấp nhất với 607.0 và 613.0 . Tuy 531 nhiên, đây vẫn là chỉ số ở mức chấp nhận được để tiếp tục thực hiện các phân tích nhân tố và hồi quy. 3.2. Phân tích nhân tố khám phá Để khám phá và nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành của sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân, đầu tiên tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EF (Exploratory Factor nalyses) nhằm nhận diện các nhân tố ấy. Để đánh giá sự phù hợp của việc sử dụng EF tác giả sử dụng kiểm định KMO (KMO Test) cũng như kiểm định sự phù hợp của nhân tố căn cứ vào giá trị của Cronbach‟s lpha. Cuối cùng, để đánh giá vai trò cũng như tác động của các nhân tố ấy lên biến phụ thuộc tác giả sử dụng phân tích hồi quy đa biến. Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy sau khi loại bỏ đi một vài biến ở các nhóm nhân tố, tính hội tụ của các biến vào các nhóm nhân tố theo khá sát với mô hình nghiên cứu đề xuất. Tuy nhiên, một biến thuộc nhóm môi trường đã hội tụ về nhóm biến tư vấn. Lý do có thể được hiểu là do biến này cho biết thông tin về nội dung của chương trình đào tạo trong chuyên ngành, một trong những khía cạnh sinh viên thường tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định lựa chọn chuyên ngành. Bảng 2. Kết quả phân tích nhân tố EFA Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0.648 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 3255.721 Df 630 Sig. 0.000 Nguồn: Kết quả điều tra Kết quả phân tích EF trong Bảng 2 chỉ ra rằng Sig. = 0.000 < 5% (tương ứng với giá trị của KMO Test là 0.648) nên chúng ta có thể bác bỏ giả thuyết gốc. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta có bằng chứng thống kê đủ mạnh chỉ ra rằng sử dụng EF là phù hợp cho việc phân tích số liệu. 3.3. Phân tích hồi quy Bằng thực hiện phân tích EF cho số liệu thu được cũng như thực hiện các kiểm định cần thiết, chúng ta nhận diện và rút ra được 6 nhân tố có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên. Tuy nhiên, để đánh giá vai trò cũng như tác 532 động của các nhân tố này lên biến phụ thuộc, chúng ta cần phải sử dụng phân tích hồi quy. Kết quả của phân tích hồi quy được cho trong bảng: Bảng 3. Kết quả hồi quy Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients T Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) 2.758 .019 141.807 .000 Cơ hội việc làm .001 .019 .053 .067 .000 1.000 1.000 Môi trường học tập .003 .019 .037 .139 .000 1.000 1.000 Cá nhân .006 .019 .015 .315 .000 1.000 1.000 Hoạt động tư vấn tuyển sinh .009 .019 .023 .475 .005 1.000 1.000 Gia đình và bạn bè .003 .019 .057 .176 .004 1.000 1.000 Tài chính .002 .019 .006 .123 .002 1.000 1.000 * Biến độc lập: Kết quả chọn ngành đào tạo Nguồn: Kết quả điều tra Qua đó có thể thấy nhân tố Gia đình và bạn bè là nhân tố có tác động nhiều nhất tới kết quả chọn ngành đào tạo của sinh viên. Tiếp theo đó là nhân tố Cơ hội việc làm và Môi trƣờng học tập. Trong khi đó, các nhân tố như Đặc điểm cá nhân hay Vấn đề tài chính có tác động rất nhỏ tới kết quả chọn ngành. Tất cả những nhân tố trên đều có ý nghĩa về mặt thống kê, bằng chứng là chúng đều có Sig. <0.05. Bảng 4. Kết quả phân tích ANOVA Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression .288 6 .048 .291 .000b Residual 70.768 429 .165 Total 71.056 435 Nguồn: Kết quả điều tra 533 Kết quả phân tích ANOVA (Bảng 4) với giá trị Sig.=0.00 <0.05 cho ta biết các biến có trong mô hình hồi quy có tác động lên biến phụ thuộc. Do đó, mô hình nghiên cứu là phù hợp ở mức độ cao cho việc giải thích hành vi của biến phụ thuộc. 4. Kết luận và kiến nghị Mỗi ngành cụ thể lại có những mô hình đặc thù riêng. Mục tiêu của bài báo là tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chuyên ngành đào tạo của nhóm ngành kinh tế và quản trị kinh doanh. Các nhân tố được xem xét gồm cơ hội việc làm, môi trường học tập, cá nhân, hoạt động tư vấn tuyển sinh, gia đình và bạn bè và tài chính. Qua kết quả phân tích, nhóm nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị như sau: - Thứ nhất, kết quả thu được cho thấy trong quá trình lựa chọn chuyên ngành đào tạo, nhân tố gia đình và bạn bè đóng vai trò rất quan trọng đối với quyết định của sinh viên. Điều này có thể tạo ra sự thiếu lao động trong một số ngành nghề và dư thừa lao động trong các ngành nghề khác. Xu thế của thế giới là trông chờ vào sự điều tiết của thị trường việc làm. Tuy nhiên với điều kiện cụ thể của Việt Nam thì cần thiết phải có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước. Các chính sách thúc đẩy kinh tế phải đi đôi với dự báo nhu cầu nhân lực trong trung và dài hạn. Bên cạnh đó, thông tin đến gia đình học sinh cần chính xác và kịp thời để các em có thể lựa chọn ngành đào tạo phù hợp nhất với bản thân và định hướng phát triển của đất nước. Do đó, các cơ sở giáo dục đại học cần chú trọng hơn công tác tiếp thị, quảng bá hình ảnh thông qua các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình hoặc đài phát thanh. - Thứ hai, tài chính đóng góp rất nhỏ trong quyết định chọn trường và ngành đào tạo. Điều này cho thấy các cơ sở giáo dục đại học có thể tăng học phí để đảm bảo cân đối thu chi, tích lũy để tái đầu tư cho đơn vị. Tuy nhiên bài toán tăng bao nhiêu và sử dụng nguồn học phí như thế nào để cải thiện môi trường học tập, đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ giảng viên, trong khi không làm tăng quy mô đào tạo là vấn đề các trường cần phải nghiên cứu và xem xét một cách thận trọng. - Thứ ba, hoạt động hướng nghiệp giữ vai trò quyết định trong việc thu hút người học. Hướng nghiệp giúp cho các em có thái độ đúng đắn với ngành nghề đào tạo, chọn ngành học theo sở thích và phù hợp với năng lực của bản thân. Sinh viên cần trang bị đủ kiến thức và kỹ năng để đáp ứng các đòi hỏi khắt khe của công việc. Để hướng nghiệp đạt hiệu quả cần phải đa dạng hóa hình thức hướng nghiệp, hướng nghiệp thường xuyên: bắt đầu từ hoạt động tư vấn tuyển 534 sinh và kéo dài trong suốt những năm các em theo học trong nhà trường; Đoàn thanh niên là đơn vị chủ trì tổ chức sự kiện với sự tham gia của các cơ quan, đoàn thể và doanh nghiệp sử dụng lao động. - Cuối cùng, các trường đại học cần nâng cao hiệu quả của công tác giảng dạy và học. Nhóm giải pháp gồm tăng cường chất lượng, chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giảng viên. Bên cạnh đó chương trình đào tạo phải được cập nhật thường xuyên để phù hợp với xu hướng phát triển xã hội và tiệm cận chương trình đào tạo quốc tế. Tài liệu tham khảo 1. Abraham, A., and Jacobs, W. (1990), Black and White students‟ perceptions of their college campuses, GA: Southern Regional Education Board, Atlanta (ERIC Document Reproduction Service No. 326 094). 2. Allen, W. R. (1987), Black colleges vs. White colleges: The fork in the road for Black students, Change, 19, 28-34. 3. Arulmani and Armani (2004), Career Counseling a Handbook, Tala McGram – Hill Publishing Company Limited, New Deli. 4. Baird, L. L. (1988), The college environment revisited, Higher Education Handbook of Theory and Research, 25, Agathon, Edison, New Jersey, 1–52. 5. Berge, D. A. (1998), Factors influencing the college enrollment choice of first-yearstudents at a masters (comprehensive) college/university, Doctoral dissertation, University of Minnesota. 6. Burns, M. J. (2006), Factors influencing the college choice of african-american students admitted to the college of agriculture, food and natural resources, A Thesis presented to the Faculty of the Graduate School, University of Missouri-Columbia. 7. Chapman, D. W. (1981), „ model of student college choice‟, The Journal of Higher Education, 52(5), 490-550. 8. Freeman, K. (1999), „The race factor in frican mericans‟ college choice‟, Urban Education, 34, 4-25.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxu_huong_chon_nganh_dao_tao_cua_sinh_vien_nganh_kinh_te_quan.pdf
Tài liệu liên quan