Trái tim là cơ quan có khả năng chịu đựng áp lực và bù trừ chức năng
rất cao. Ngoại trừ trường hợp bất khả kháng do dị tật bẩm sinh, tim không dễ
gì ngã bệnh trong một sớm một chiều
Thứ tự ưu tiên không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với luận lý khoa
học. Hai tiếng tim mạch là thí dụ điển hình. Tuy người ta nhắc tim rồi mới
nhớ đến mạch, nhưng trên thực tế thì đa số trường hợp bệnh tim lại bắt đầu
từ mạch máu.
Điểm yếu của hệ tuần hoàn chính là mạng lưới mạch máu trải dài
nhiều cây số nhằm phủ kín bề mặt cơ thể và toàn bộ nội tạng. Muốn làm tròn
chức năng cung ứng dưỡng khí và dưỡng chất đến tận mọi vùng sâu, vùng
xa của cơ thể, tim phải trông cậy vào các mao mạch nhỏ li ti như chân rết
nối liền với mọi ngõ ngách của cơ quan và tế bào.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1016 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Xơ vữa động mạch -Ngõ vào của nhiều bệnh chứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xơ vữa động mạch - ngõ vào của
nhiều bệnh chứng
Trái tim là cơ quan có khả năng chịu đựng áp lực và bù trừ chức năng
rất cao. Ngoại trừ trường hợp bất khả kháng do dị tật bẩm sinh, tim không dễ
gì ngã bệnh trong một sớm một chiều
Thứ tự ưu tiên không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với luận lý khoa
học. Hai tiếng tim mạch là thí dụ điển hình. Tuy người ta nhắc tim rồi mới
nhớ đến mạch, nhưng trên thực tế thì đa số trường hợp bệnh tim lại bắt đầu
từ mạch máu.
Điểm yếu của hệ tuần hoàn chính là mạng lưới mạch máu trải dài
nhiều cây số nhằm phủ kín bề mặt cơ thể và toàn bộ nội tạng. Muốn làm tròn
chức năng cung ứng dưỡng khí và dưỡng chất đến tận mọi vùng sâu, vùng
xa của cơ thể, tim phải trông cậy vào các mao mạch nhỏ li ti như chân rết
nối liền với mọi ngõ ngách của cơ quan và tế bào.
Khi chướng ngại vật là xơ vữa
Đây chính là điểm éo le trong toàn bộ vấn đề. Đã là mạch máu nhỏ
đến độ chỉ nhìn thấy dưới kính hiển vi điện tử thì vi mạch dễ gì có cấu trúc
bền vững! Chính vì thế mà mao mạch dễ bị thương tổn bởi nhiều lý do.
Chẳng hạn, do hậu quả của tình trạng viêm nhiễm, độc chất trong môi
trường ô nhiễm, khói thuốc lá..., một vài chỗ trong mạch máu bỗng nhiên
không còn trơn láng. Nếu ngay lúc đó, dòng máu lại chảy qua một cách
chậm chạp (quá đậm đặc do chứa nhiều chất mỡ hay tiểu cầu tập trung quá
độ bởi tình trạng căng thẳng thần kinh) thì chất mỡ trong máu có đủ thời giờ
và phương tiện để bám chặt vào thành mạch máu.
“Thừa nước đục thả câu”, chất vôi, chất đạm, tiểu cầu... cũng dừng lại
“nghỉ chân”, tạo thành những mảng xơ và làm cho mạch máu bắt đầu chai
cứng. Hậu quả là trái tim phải gắng sức đẩy máu vượt qua những chướng
ngại từ xa càng lúc càng nhiều, trong khi cơ quan nằm quanh vùng mạch
máu lại bị xơ vữa do thiếu dưỡng khí và dưỡng chất vì đường tiếp tế bị gián
đoạn.
Đến lúc nào đó, trái tim kiệt sức và mạch máu phải chai cứng, đứt
đoạn hay tắc nghẽn! Điều gì sẽ xảy ra nếu hiện tượng xơ vữa mạch máu xuất
hiện ngay trên thành tim, trong não, trên đáy mắt? Hậu quả không gì khác
hơn là nhồi máu cơ tim, bại liệt vì tai biến mạch máu não! Trái tim, cơ quan
cao cấp của cơ thể, phải chấp nhận thất bại một cách oan uổng chỉ vì một sự
khởi đầu... rất tầm thường. Có đáng phải trả giá như thế không?
Cần chiến lược phòng bệnh lâu dài
Thử xoay ngược vấn đề: Liệu có cách nào bảo vệ mặt trong của thành
mạch máu? Có thể nào giữ cho dòng máu tuy không loãng như nước lã,
nhưng cũng đừng quá đậm đặc? Có cách nào ổn định các thành phần trong
dòng máu sao cho độ nhớt của máu đừng vượt quá mức độ bình thường?
Câu trả lời dứt khoát là có, nếu thầy thuốc và bệnh nhân chú ý nhiều hơn đến
mục tiêu phòng bệnh dựa vào hoạt chất sinh học có nguồn gốc thiên nhiên.
Xơ vữa mạch máu là bệnh có thể dễ phòng ngừa nếu phương án dự
phòng được thực hiện không chỉ đúng lúc, mà càng sớm càng tốt.
Hơn thế nữa, muốn bảo vệ mạch máu để giảm bớt gánh nặng cho trái
tim thì biện pháp phòng bệnh cần được tiến hành liên tục sao cho các yếu tố
gây xơ vữa mạch máu không tìm được cơ hội thuận tiện.
Dùng thuốc ngừa xơ vữa theo kiểu “xuân thu nhị kỳ” thì không uống
thuốc nhiều khi còn tốt hơn. Không mong gì lật đổ được ngôi vị đứng đầu về
tỷ lệ tử vong của bệnh tim mạch nếu thiếu chiến lược phòng bệnh lâu dài.
Trên thực tế không thiếu phương tiện phòng bệnh, từ cách ăn uống
cho đến dược phẩm có nguồn gốc thiên nhiên. Nhưng sở dĩ bệnh tim mạch
vẫn còn là mối đe dọa chỉ vì phần lớn người bệnh, hay chính xác hơn, người
sắp bị bệnh, thiếu kiên nhẫn theo đuổi giải pháp phòng ngừa.
Muốn chống xơ, phải trị vữa
Nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây đã chứng minh,
cholesterol không phải là yếu tố đơn thuần dẫn đến tình trạng xơ vữa động
mạch. Lượng cholesterol toàn phần trong máu dù có tăng cao vẫn chưa là
điều kiện cần và đủ để mạch máu bị chai cứng trước khi đi vào tình trạng tắc
nghẽn.
Cholesterol chỉ bám được vào mạch máu khi có sự tiếp tay của một số
hoạt chất giúp dán chặt cholesterol vào thành mạch. Các chất này thường
gặp trên người thường bị bội nhiễm, hút thuốc hay ở đối tượng có cuộc sống
căng thẳng.
Một người có nhiều cholesterol trong máu nhưng nếu không thừa các
chất trên thì vẫn không bị đe dọa vì xơ vữa mạch máu. Ngược lại, người có
lượng cholesterol trong máu tuy ở mức bình thường nhưng lại quá dư các
chất “cò mồi” nên là đối tượng hàng đầu của tai biến mạch máu não, nhồi
máu cơ tim, đột quỵ... với tỷ lệ không kém nhóm tăng cholesterol.
Một số hoạt chất trong rau quả, cây thuốc rõ ràng có tác dụng chống
xơ vữa mạch máu thông qua cơ chế bảo vệ tính đàn hồi của thành mạch
máu, chống hiện tượng đông máu nội mạch và ngăn ngừa tình trạng co thắt
mạch máu.
Bên cạnh việc chủ động giải quyết nguyên nhân xuất phát từ thói quen
sinh hoạt, mâu thuẫn trong gia đình, nghề nghiệp, xã hội..., chế độ dinh
dưỡng chú trọng các vitamin và khoáng tố có tác dụng chống xơ vữa đã
được chứng minh trong thực nghiệm và trên lâm sàng, như sinh tố C, E,
folate, B12, kẽm, selen... là một trong các biện pháp nên được chú ý hàng
đầu cho người đã phát hiện tình trạng xơ vữa mạch máu.
Không hẳn lúc nào cũng cần đến hoạt chất cầu kỳ phức tạp mới ngừa
được bệnh tim mạch!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26_7.PDF