Yêu cầu về RIA ở Việt Nam
Xác định vấn đề bất cập
Xác định các mục tiêu
Xác định các phương án
Đánh giá tác động
15 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 990 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Xem xét một báo cáo RIA, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xem xét một báo cáo RIAFaisal NaruCố vấn trưởng về cải cách thể chế Dự án USAID/VNCITrình bày tại Hội nghị của Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cửNinh Thuận, ngày 29-30/07/2010Nội dung Yêu cầu về RIA ở Việt Nam Xác định vấn đề bất cậpXác định các mục tiêuXác định các phương ánĐánh giá tác động*1. Yêu cầu về RIA tại Việt Nam*1. Mục đích của RIA ̣Xác định chính xác, rõ ràng vấn đề mà cơ quan đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) cho rằng cần phải được giải quyết. Nêu rõ mục tiêu của việc ban hành VBQPPL. Thuyết minh rằng để giải quyết vấn đề, cơ quan có thẩm quyền có thể cần phải có hành động can thiệp bằng việc ban hành VBQPPL. Nêu một số giải pháp có thể để thực hiện VBQPPL, trên cơ sở đánh giá chung tác động về kinh tế, xã hội, môi trường, hệ thống pháp luật; tác động đến các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; khả năng tuân thủ của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các tác động khác.Kết luận sơ bộ rằng các phương án thay thế quy định khác không phải là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề, dựa trên so sánh những phân tích tác động tích cực và tiêu cực của các phương án đó. RIA sơ bộ nên được coi là kết luận ban đầu rằng phương án ban hành VBQPPL có nhiều khả năng là phương án tối ưu, nhưng không phải là kết luận cuối cùng A.Đưa ra bằng chứng về những tác động tích cực và tiêu cực của phương án được lựa chọn thể hiện trong dự thảo văn bản. *1. Quy trình thực hiện RIAQuy trình thực hiện RIAXác định vấn đề bất cập;Mục tiêu chính sách;Các vấn đề chính cần phân tích trong RIA;Các phương án;Các tác động;Tổ chức lấy ý kiến Cách thức tổ chức việc tuân thủ; vàTóm tắt và khuyến nghị.*2. Xác định vấn đề bất cậpBước 1: Xác định vấn đề bất cậpHướng dẫn Xác định vấn đề bất cập cần giải quyếtNêu rõ vấn đề đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, xã hội, môi trường tại Việt Nam và vấn đề đó cần phải được giải quyết bằng sự can thiệp của nhà nước.Nêu rõ bối cảnh của vấn đề và giải thích tại sao vấn đề lại tồn tại, bao gồm bất cập liên quan đến quy định hiện hành.Nguyên nhân làm phát sinh vấn đề? Biểu hiện của vấn đề là gì? Giải thích tại sao vấn đề đã xác định không thể giải quyết được bằng các quy định hiện hành (nếu có).Cung cấp thông tin về quy định pháp luật hiện hành và giải thích tại sao các quy định này không thể giải quyết được vấn đề. Trong nhiều trường hợp, vấn đề có thể được khắc phục bằng việc thực hiện tốt hơn các quy định hiện hành, thay vì ban hành các quy định mới. *2. Xác định vấn đề – Ví dụVí dụ tốt về xác định vấn đềVí dụ tồi về xác định vấn đềSự phát triển của ngành nông nghiệp hiện nay đang đi xuống mà nguyên nhân có thể do thiếu vốn đầu tư. Có hai nguyên nhân dẫn tới nguồn vốn đầu tư không đủ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) dành cho dự án nông nghiệp ngày càng giảm. Năm 1988, đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 21.6% tổng số vốn dành cho các dự án nông nghiệp. Năm ngoái, con số này chỉ là 6%. Các nhà phân tích độc lập cho biết thủ tục hành chính phức tạp, tốn thời gian và môi trường pháp lý không ổn đã khiến môi trường đầu tư ở Việt Nam trở nên kém hấp dẫn. Chẳng hạn như các nhà đầu tư phải điền khoảng 15-20 mẫu đơn, mẫu tờ khai mới được cấp đất để triển khai dự án. Thiếu vốn đầu tư để hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp ở Việt Nam trong thập kỷ vừa qua.[Cách xác định vấn đề này có thể đúng nhưng chỉ nêu là thiếu vốn đầu tư - không chỉ ra được nguyên nhân cốt lõi tại sao lại thiếu nguồn vốn] *3. Xác định mục tiêu chính sáchBước 2: Mục tiêu chính sáchHướng dẫnNêu mục đích chung hay mục tiêu cụ thể của dự thảo VBQPPL. “Mục tiêu” được hiểu là những kết quả hay tác động dự kiến mà dự thảo VBQPPL sẽ mang lại. Nêu các mục tiêu chi tiết trong từng vấn đề ưu tiên đánh giá cụ thể, nếu đó là một dự thảo VBQPPL phức tạp.Nêu các tiêu chí thực hiện hay các mục tiêu có thể đo được mà dự thảo VBQPPL cần đạt được (nên được chú trọng thực hiện)Nêu các mục tiêu có thể đo lường được và thời hạn để đạt được các mục tiêu đó. *3. Xác định mục tiêu chính sách – Ví dụVí dụ tốt về xác định mục tiêuVí dụ tồi về xác định mục tiêuGiảm 20% số ca tử vong và bệnh do ngộ độc thực phẩm vào năm 2015.[Cách xác định mục đích này cụ thể, có thể đo lường được, có thể giải trình được, thực tế và có thời hạn cụ thể.]Cải thiện sức khỏe người dân Việt Nam.[Cách xác định mục đích này quá chung chung, do đó không rõ kết quả trên thực tế sẽ như thế nào.]*3. Xác định các phương ánBước 3: Các phương ánHướng dẫnMô tả phương án ‘không can thiệp’. Đây luôn luôn là Phương án 1. Mọi báo cáo RIA đều phải bao gồm phương án “không can thiệp”. Nếu nhà nước không can thiệp gì thêm mà chỉ duy trì hiện trạng hay sử dụng các chính sách hiện hành thì vấn đề sẽ như thế nào (nếu có)? Phương án này nhằm đưa ra một căn cứ để so sánh các thay đổi do các phương án khác mang lại.Nêu cụ thể các phương án thay thế việc ban hành VBQPPL (các phương án không dùng quy định, mà chỉ sử dụng giải pháp thay thế quy định)Thuyết minh nếu áp dụng phương án không dùng quy định, mà chỉ dùng các giải pháp thay thế quy định, bao gồm cả phương án cải thiện thực thi của VBQPPL hiện hành (nếu có) có thể giúp gì cho việc giải quyết vấn đề? Nếu đề xuất giải pháp ban hành VBQPPL, nêu các thiết kế chính sách khác nhau.Nếu cần thiết phải ban hành VBQPPL, cần cân nhắc sơ bộ các giải pháp quy định khác nhau để giải quyết vấn đề và thực hiện mục tiêu một cách hiệu quả. Ví dụ, có nên sử dụng giấy phép không? Tại sao không sử dụng các quy định chung? *3. Phương án không dùng quy địnhPhương án không dùng quy địnhVí dụTự quy địnhBộ quy tắc về hoạt động nghề nghiệp và thương mạiĐồng quy địnhCác chiến dịch thông tin, giáo dụcChiến dịch tác động đến hành vi hoặc nhân thức về nguy cơGiải pháp tài chínhƯu đãi hoặc bỏ ưu đãi thuếDấu đảm bảo chất lượngChứng nhận chất lượng sản phẩm, ví dụ: đồ gỗTiêu chuẩn thực hiệnQuy định kết quả cần đạt được, không quy định cách thức nhằm đạt được kết quả như thế nào, ví dụ: mũ bảo hiểmTiêu chuẩn dịch vụNgành du lịch thường có bản tuyên bố tiêu chuẩn dịch vụ nhằm thiết lập tiêu chuẩn tối thiểu của các cơ sở du lịch, nhằm thu hút du khách.*4. Tác động về mặt kinh tếBước 4: Đánh giá tác độngHướng dẫnTác động về kinh tế tới doanh nghiệp Xác định các chi phí tuân thủ chính cho doanh nghiệp cho từng phương án. Chi phí tiết kiệm được cho doanh nghiệp được đưa vào phần lợi ích. Báo cáo RIA sơ bộBáo cáo RIAPhân tích định tính cho thấy: (1) không có tác động, (2) tác động nhỏ, (3) tác động vừa, hoặc (4) tác động lớn.Khi có thể, thực hiện phân tích định lượng đối với tác động vừa hoặc lớn.Lượng hóa chi phí tuân thủ trực tiếp theo năm bằng VND, Mô tả chính xác các tác động khác và lượng hóa khi có thể. *4. Tác động tới SMEBước 4: Đánh giá tác độngHướng dẫnTác động về kinh tế tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)Các doanh nghiệp nhỏ phải gánh chịu các gánh nặng chính sách không cân xứng so với các doanh nghiệp lớn, mà hầu hết doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ. Do đó, cần cân nhắc xem liệu phương án đang xem xét có gây các tác động tiêu cực hoặc tích cực đáng kể nào tới các SME, và liệu tác động đó có lớn hơn tác động đối với doanh nghiệp lớn. Ví dụ: Doanh nghiệp nhỏ phải chịu chi phí hành chính lớn hơn.Báo cáo RIA sơ bộBáo cáo RIAPhân tích định lượng liệu DN nhỏ có chịu tác động lớn hơn tác động đối với DN lớn. Cần xác định cụ thể các chi phí này.Phân tích định lượng liệu DN nhỏ có chịu tác động lớn hơn tác động đối với DN lớn. Cần xác định cụ thể và lượng hóa các chi phí này.*4. Tác động tới ngân sách nhà nướcBước 4: Đánh giá tác độngHướng dẫnTác động tới ngân sách nhà nước cấp trung ương và địa phươngTrong báo cáo RIA, cần lượng hóa chi phí thi hành văn bản trực tiếp phát sinh cho nhà nước ở cấp trung ương và địa phương cũng như tác động tới nguồn thu ngân sách (khi có thể). Đánh giá chi phí thành tiền (hoặc chi phí tiết kiệm được) bằng VNĐ theo năm cho ngân sách nhà nước của từng phương án.Ví dụ: Chi phí cho nhà nước có thể phát sinh từ nhu cầu tuyển dụng thêm công chức, chẳng hạn, thanh tra, hoặc mua sắm trang thiết bị như máy vi tính, hoặc nguồn lực khác như văn phòng làm việc.Báo cáo RIA sơ bộBáo cáo RIALượng hóa theo VNĐ/nămLượng hóa theo VNĐ/năm*4. Các tác động lớn khácBước 4: Đánh giá tác độngHướng dẫnCác tác động lớn khác trong các lĩnh vực sau: xã hội, môi trường, hệ thống pháp luật, quyền tự do và quyền cơ bản của công dânĐịnh tínhCân nhắc các tác động chính của từng phương án liên quan tới việc đưa ra quyết định cuối cùng của các nhà hoạch định chính sách: Tác động về mặt xã hội: Tác động của phương án đối với sức khỏe, sự an toàn của người dân, sự gắn kết xã hội và các vấn đề xã hội khác ở Việt Nam là gì? Tác động về mặt môi trường: Chất lượng môi trường sẽ chịu tác động gì? Tác động lên hệ thống pháp luật: Phương án có làm tăng tính minh bạch, độ an toàn và chất lượng của hệ thống pháp luật không? Tác động lên quyền cơ bản của công dân: Phương án có tác động đến các quyền chính đáng của công dân như được sống tự do và tận dụng các cơ hội cải thiện cuộc sống không? Báo cáo RIA sơ bộBáo cáo RIAPhân tích định tính cho thấy: (1) không có tác động, (2) tác động nhỏ, (3) tác động vừa, hoặc (4) tác động lớn.Phân tích định tính cho thấy: (1) không có tác động, (2) tác động nhỏ, (3) tác động vừa, hoặc (4) tác động lớn.Phân tích các tác động vừa và lớn khi có thể. *
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2_ria_presentation_vn_4662.ppt