Xây dựng xã hội học tập – Điều kiện tiên quyết thực hiện giáo dục cho mọi người ở Việt Nam

Để thực hiện được Giáo dục cho mọi người, điều kiện tiên quyết

cần xây dựng một xã hội học tập. Bài viết trình bày khái quát những vấn đề

có tính toàn cầu trong xây dựng xã hội học tập thực hiện giáo dục cho mọi

người và được xem xét trong thực tiễn Việt Nam như: Xã hội học tập, giáo

dục ban đầu, giáo dục chính quy, giáo dục tiếp tục, giáo dục thường xuyên,

giáo dục không chính quy. Từ đó rút ra những bài học thực hiện giáo dục cho

mọi người ở Việt Nam.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 2download
Nội dung tài liệu Xây dựng xã hội học tập – Điều kiện tiên quyết thực hiện giáo dục cho mọi người ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
600 XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP – ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT THỰC HIỆN GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI Ở VIỆT NAM GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc1 Tóm tắt: Để thực hiện được Giáo dục cho mọi người, điều kiện tiên quyết cần xây dựng một xã hội học tập. Bài viết trình bày khái quát những vấn đề có tính toàn cầu trong xây dựng xã hội học tập thực hiện giáo dục cho mọi người và được xem xét trong thực tiễn Việt Nam như: Xã hội học tập, giáo dục ban đầu, giáo dục chính quy, giáo dục tiếp tục, giáo dục thường xuyên, giáo dục không chính quy. Từ đó rút ra những bài học thực hiện giáo dục cho mọi người ở Việt Nam. Từ khóa: Giáo dục cho mọi người; xã hội học tập; giáo dục tiếp tục - giáo dục thường xuyên; giáo dục chính quy; giáo dục không chính quy. Đặt vấn đề Một xã hội học tập là một xã hội trong đó tất cả các tổ chức và cá nhân trong xã hội đó đều là người cung cấp giáo dục (All for Education) và toàn thể công dân đều học tập và triệt để tận dụng các cơ hội do xã hội học tập cung cấp (Education for All). Đối với các nền kinh tế chưa phát triển, dường như ý tưởng này là không thể. Tuy vậy, bối cảnh khách quan, trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ đã khiến cho mọi quốc gia phải thay đổi suy nghĩ này. Một xã hội học tập đã trở thành mục tiêu phát triển hiện thực. Trong xã hội học tập , mọi người đều tham gia giáo dục từ lúc sinh ra cho đến hết cuộc đời - giáo dục được tiến hành suốt cuộc đời. Khi người dân trong cộng đồng đã nhận thức rõ hơn vai trò và ý nghĩa của giáo dục, coi giáo dục như phương tiện để cải thiện cuộc sống thì họ có khuynh hướng đề ra mục tiêu học tập dài hạn, bổ sung các kế hoạch học tập ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu trước mắt. Họ có thể lựa 1 Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN. chọn chương trình giáo dục chính quy (Formal Education), giáo dục không chính quy (Non-formal Education), hoặc giáo dục phi chính quy (Informal Education). Thông thường khi còn trẻ người ta hay lựa chọn giáo dục chính quy, khi đã lớn tuổi, nhu cầu học tập sẽ thay đổi , việc học tập có xu hướng cấu trúc không còn chặt chẽ, nên những cơ hội học tập không chính quy và phi chính quy dường như phù hợp hơn và cũng là những phương thức học tập chủ yếu. Như vậy, giáo dục cho mọi người trong xã hội học tập, giáo dục thường xuyên, giáo dục suốt đời trở thành phương châm phát triển, bởi giáo dục cung ứng cơ hội học tập suốt đời nhằm thúc đẩy sự phát triển tài nguyên con người, với nguồn tài nguyên con người được cải thiện sẽ tác động đến phát triển kinh tế xã hội. Vào thập niên 80 của thế kỷ 20, Edgar Faure - Chủ tịch Ủy ban quốc tế về phát triển giáo dục , trong báo cáo “Learning to be “ đã đưa ra ý tưởngvề xã hội học tập (Learning Society). Ông chia sẻ: Thực hiện sự gắn kết hoàn toàn giữa giáo dục với xã hội phải có một xã hội học tập. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ và nhịp độ thay đổi với gia tốc lớn của xã hội, không ai có thể coi kiến thức giáo dục ban đầu có thể đủ cho đến hết đời, vì vậy cần phải học tập thường xuyên, suốt đời, vì vậy cần loại bỏ quan niệm coi người dạy có vị trí cao hơn người học, mà phải chuyển sang dựa trên sự học, người học, lấy người học làm trung tâm. Một xã hội chấp nhận vị trí của giáo dục và giao cho giáo dục một thể chế như vậy thì gọi là xã hội học tập. Năm 1996, ông Jacques Delors - Chủ tịch Hội đồng quốc tế về giáo dục thế kỷ 21 đã trình lên UNESCO một báo cáo với tên gọi “ Học tập - một kho báu tiềm ẩn” (Learning: The Treasure within). Trong báo cáo này, Hội đồng khuyến nghị các quốc gia trên thế giới xây dựng nền giáo dục thế kỷ 21 phải hướng tới một xã hội học tập dựa trên tư tưởng chủ đạo là giáo dục suốt đời với bốn trụ cột: Học để biết, Học để làm, Học để cùng chung sống, Học để thành người. Sau khi UNESCO công bố báo cáo này, nhiều tổ chức quốc tế các quốc gia đã ban hành các tuyên bố về xã hội học tập thực hiện giáo dục cho mọi người : Hội đồng Canada thuộc UNESCO cho ra mắt ấn phẩm “Học tập cùng nhau suốt đời” năm 1997; Ủy ban châu Âu Lisbone công bố “Bị vong lục về giáo dục và đào tạo suốt đời” vào năm 2000; Năm 2002, nước Úc ban hành chính sách “Hướng tới nhận thức về xã hội học tập”; Cũng năm này, EU phát hành tài liệu “Các thành tố học tập suốt đời”; Nhiều nước đã xây dựng luật giáo dục mới như “Luật giáo dục suốt đời” của Hàn Quốc, Luật Xây dựng nền giáo dục suốt đời ở Thái Lan. 601XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP – ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT THỰC HIỆN GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI Ở VIỆT NAM PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 602 Nhìn chung, mô hình giáo dục ở các quốc gia đều có cấu trúc chung như sau: Giáo dục ban đầu: bao gồm các cơ sở giáo dục chính quy từ mầm non đến đại học, sau đại học. Giáo dục tiếp tục/giáo dục thường xuyên: bao gồm các cơ sở giáo dục không chính quy (là hình thức tổ chức giáo dục có tính mềm dẻo các chương trình giáo dục chính quy: từ xác định mục tiêu đến cách thức thực hiện, thời lượng, kiểm tra, đánh giá) và giáo dục phi chính quy (là hình thức tổ chức giáo dục đáp ứng nhu cầu cần gì học nấy). Theo cách hiểu của cộng đồng giáo dục quốc tế thì giáo dục thường xuyên là một chính sách xã hội của một xã hội hiện đại, trong đó học tập là quyền của con người. Như vậy, nếu phân chia hệ thống giáo dục ra làm hai hệ thống thành phần là hệ thống giáo dục ban đầu và hệ thống giáo dục tiếp tục, thì sự liên kết, liên thông, kết nối được tiến hành không đứt đoạn nhờ sự đan xen và liên tục của sự học ở mỗi con người, đó chính là giáo dục thường xuyên. Ở Việt Nam, các loại hình học tập không chính quy được đưa vào khái niệm giáo dục thường xuyên. Như vậy, giáo dục thường xuyên là một hệ thống gồm các loại hình học tập thuộc phạm vi giáo dục tiếp tục. Do vậy, giáo dục thường xuyên không bao hàm các hình thức giáo dục chính quy trong hệ thống giáo dục ban đầu. Nói đến giáo dục thường xuyên hiểu là giáo dục tiếp tục, giáo dục không chính quy (do Luật Giáo dục 2005 quy định: giáo dục tiếp tục bao gồm mọi loại hình giáo dục không chính quy. Do vậy, nói đến Giáo dục thường xuyên ai cũng hiểu đó là giáo dục không chính quy.) Giáo dục cho mọi người và vấn đề xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng CSVN đã chỉ rõ: Việt Nam phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước. Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập linh hoạt đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của người dân. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đã chỉ rõ: xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội cho mọi người ở mọi trình độ, ở mọi lứa tuổi, mọi nơi có thể học tập suốt đời phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mỗi cá nhân, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án“ Xây 603 dựng xã hội học tập”: Xây dựng cả nước trở thành xã hội học tập với tiêu chí cơ bản là tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, học tập suốt đời; huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục. Mọi người đều có trách nhiệm, nghĩa vụ trong học tập và tham gia tích cực xây dựng xã hội học tập. Xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập được dựa trên nền tảng phát triển đồng thời, gắn kết, liên thông của hai bộ phận cấu thành: giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên (bao gồm không chính quy và phi chính quy) của hệ thống giáo dục quốc dân. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, trên một số mặt hoạt động đã có những chuyển biến tích cực tạo tiền đề xây dựng xã hội học tập giáo dục, tạo cơ hội giáo dục cho mọi người, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Thể hiện qua các mặt sau: Mạng lưới cơ sở giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên (GD không chính quy) phát triển phủ rộng khắp địa bàn dân cư. Giáo dục chính quy, bao gồm: trường mầm non, mẫu giáo, trường phổ thông các cấp, trường trung ấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng và đại học, trường của các đoàn thể, chính trị. Giáo dục không chính quy, bao gồm: lớp xóa mù chữ; trường lớp bổ túc tiểu học, Trung học cơ sở, trung học phổ thông; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm dạy nghề ngắn hạn; trung tâm dạy tin học, ngoại ngữ (do những thay đổi về quản lý nhà nước, nên hiện nay các loại trung tâm này đang được sắp xếp tổ chức lại theo chủ trương là tích hợp dưới những cách gọi tên khác nhau của từng địa phương); Các trung tâm học tập cộng đồng; bưu điện văn hóa xã; các loại hình câu lạc bộ, nhà văn hóa, các tổ chức học hàm thụ, học từ xa, tự học có hướng dẫn. Nội dung, chương trình giáo dục đa dạng, hình thức học tập linh hoạt tạo điều kiện cho mọi người được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, góp phần năng cao dân trí, bao gồm: chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học (cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ); chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ; chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân. Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ đã tăng tỉ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15-35 lên là 98,80%. Nhiều địa phương đã thực hiện phổ cập tới bậc THCS và một số địa phương đã phổ cập tới bậc THPT cho trẻ em trong độ tuổi. Số người học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông hàng năm tăng tới hàng trăm ngàn người . XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP – ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT THỰC HIỆN GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI Ở VIỆT NAM PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 604 Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân hàng năm có hàng trăm ngàn người theo học. - Hằng năm có hàng trăm ngàn người theo học các lớp cao đẳng, đại học đào tạo từ xa theo hình thức vừa học vừa làm. Ngoài ra các chương trình đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kĩ năng chuyển giao công nghệ số người học tăng lên hằng năm với số nhiều triệu, do chương trình đem lại hiệu quả thiết thực. Tuy vậy, trong triển khai cương lĩnh giáo dục cho mọi người ở Việt Nam còn nhiều hạn chế: Cơ hội tiếp cận giáo dục của những đối tượng bị thiệt thòi còn hạn chế (như người dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em gái, thanh thiếu niên và người lao động ở vùng kinh tế -xã hội khó khăn) vẫn chưa có giải pháp khả thi nào để khắc phục . Chất lượng giáo dục thường xuyên còn rất thấp so với giáo dục chính quy. Phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá còn lạc hậu, bất cập, chưa có hệ thống kiểm định chất lượng. Chương trình, tài liệu học tập chưa phù hợp với đối tượng người học Tính mềm dẻo, linh hoạt, ưu việt của giáo dục thường xuyên tạo cơ hội đem giáo dục đến cho mọi người cũng là điểm yếu dễ bị ảnh hưởng mặt trái tiêu cực của cơ chế thị trường trong tuyển sinh, thi cử. Quy mô giáo dục thường xuyên, học tập suốt đời tuy có tăng hàng năm nhưng vẫn còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao dân trí , đào tạo nhân lực của nhiều địa phương. Chủ trương giáo dục cho mọi người chưa có sự quản lý, chỉ đạo thống nhất, thiếu sự phối hợp giữa các bộ ngành, Trung ương với địa phương, giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các cơ sở giáo dục . Thiếu cơ chế, chính sách và nguồn lực để thực hiện giáo dục cho mọi người, Giáo dục cho mọi người còn mang nặng tính tự phát từ phía xã hội, vai trò nhà nước còn khá mờ nhạt. Nguồn lực để xây dựng một xã hội học tập chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, chưa tương xứng với vai trò, nhiệm vụ và vị trí chiến lược của nó, dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa cung và cầu, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển quy mô người học và nâng cao chất lượng giáo dục. Từ những hạn chế trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp xây dựng xã hội học tập thực hiện triết lý giáo dục cho mọi người ở nước ta: 605 1. Phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên, giáo dục không chính quy hướng tới xây dựng xã hội học tập. So sánh với thế giới, hệ thống giáo dục chính quy và không chính quy (bao gồm cả phi chính quy) của Việt Nam còn gặp rất nhiều thách thức. Với số lượng người theo học ở hệ thống không chính quy gấp 3 lần so với hệ thống chính quy. Nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, đặc biệt là giáo dục thường xuyên/ giáo dục không chính quy nói riêng làm thay đổi được quan niệm của xã hội, của các nhà quản lý, cuả các nhà sử dụng lao động về chất lượng nhân lực của hệ thống giáo dục không chính quy là yếu tố sống còn của hệ thống giáo dục. Để tổ chức triển khai có hiệu quả đề án “Xây dựng xã hội học tập” cần: - Tiếp tục thực hiện phong trào “Cả nước trở thành một xã hội học tập”, nâng cao nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm mỗi cá nhân, mỗi tập thể về học tập thường xuyên, học tập suốt đời và tham gia xây dựng xã hội học tập để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh mới. - Thiết lập và thực hiện cơ chế hoạt động, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, ngành giáo dục, các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể từ trung ương đến địa phương cam kết vì mục đích Giáo dục cho mọi người, thông qua việc xây dựng các văn bản như Nghị quyết liên tịch, thông tư liên tich, chương trình phối hợp, kế hoạch phối hợp để triển khai, có biện pháp cụ thể thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập có chất lượng và hiệu quả cao. - Khuyến khích, đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa sự nghiệp giáo dục nhằm huy động thu hút mọi lực lượng xã hội tham gia xây dựng xã hội học tập. Hình thành ý thức thường xuyên học tập, tự học, tự nâng cao trình độ của mỗi người, của mỗi gia đình, của mỗi cộng đồng. 2. Phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên/giáo dục không chính quy đồng thời với việc tiếp tục củng cố và hoàn thiện giáo dục chính quy. Giáo dục thường xuyên/không chính quy phải bảo đảm được bốn chức năng cơ bản sau: Chức năng thay thế (tạo cơ hội cho mọi người đều được học, mang lại công bằng xã hội và bình đẳng trong giáo dục); Chức năng nối tiếp (nối lại quá trình học tập đứt đoạn, làm cho việc học tập lại được thực hiện tiếp tục, liền mạch); Chức năng bổ sung (bù đắp những thiếu hụt về tri thức , kĩ năng trước những biến đổi của bối cảnh, điều kiện, công nghệ... làm cho con người thích nghi và phát triển); Chức năng hoàn thiện (mang lại cơ hội học tập, qua đó con người làm cho vốn kinh nghiệm, năng lực của mình được nâng cao, sức khỏe được tăng cường, phẩm chất nhân cách được phát triển hài hòa và hoàn chỉnh hơn) XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP – ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT THỰC HIỆN GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI Ở VIỆT NAM PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 606 Thế giới đã khẳng định, qua những công bố của UNESCO về mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ của hệ thống giáo dục chính quy và hệ thống giáo dục thường xuyên/ giáo dục không chính quy: - Giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy/ giáo dục thường xuyên đều có tầm quan trọng như nhau đối với sự phát triển tài nguyên con người. - Giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy/ giáo dục thường xyên bổ sung cho nhau, vì vậy cần khuyến khích các chương trình giáo dục tương đương. - Giáo dục thường xuyên/ giáo dục không chính quy là một phần tiếp tục của giáo dục chính quy, vì vậy cả hai loại chương trình này cần được tiến hành song song. - Giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy/ giáo dục thường xuyên đều hướng tới phát triển các kĩ năng hành dụng “Học đi đôi với hành” - Việc quản lý, điều hành và đánh giá giáo dục chính quy cũng như giáo dục không chính quy phải được thiết lập một cách có tổ chức - Giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy đều được cấu trúc theo chương trình chuẩn, tương đương, tuy vậy cách thức triển khai của giáo dục không chính quy mềm dẻo hơn. 3. Xây dựng cơ sở vật chất, chương trình, phương pháp giáo dục phù hợp với các mô hình tổ chức giáo dục: Nâng cao chất lượng các chương trình giáo dục không chính quy, đặc biệt là các chương trình để lấy văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân. Đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tối đa vai trò chủ động, năng lực tự học và khai thác tiềm năng, kinh nghiệm vốn có của người học. Sử dụng phương tiện công nghệ một cách sâu rộng để triển khai các chương trình giáo dục hiệu quả. 4. Phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên đáp ứng yêu cầu của một xã hội học tập vì mục đích mọi người đều được học tập thành công. Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí phát triển nghề nghiệp đối với cán bộ quản lí, giáo viên, giảng viên. Thực hiện cơ chế mở, liên thông mạnh trong sử dụng nguồn nhân lực của hệ thống giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy. Khuyến khích các nhà giáo giỏi, các nhà khoa học, các chuyên gia tham gia vào giáo dục không chính quy, xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội đem giáo dục đến cho mọi người và mọi người đều có trách nhiệm với giáo dục của đất nước. 607 Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên), Những vấn đề cơ bản về quản lí cơ sở giáo dục thường xuyên, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2012 2. Các Nghị quyết TW, văn kiện đại hội Đảng 7, 8, 9, 10, 11 3. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010; 2011-2020 4. Jacques Delors, Học tập: Một kho báu bí ẩn, NXB Giáo dục, H..2002 5. UNESCO, Construction a Society Education. 6. Luật Giáo dục (2005). 7. Luật Giáo dục sửa đổi (2009). XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP – ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT THỰC HIỆN GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI Ở VIỆT NAM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_xa_hoi_hoc_tap_dieu_kien_tien_quyet_thuc_hien_giao.pdf
Tài liệu liên quan