Xây dựng Website giáo dục mở: Sự kết hợp của hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam và các cơ sở giáo dục

Giáo dục mở đang ngày càng khẳng định giá trị trong quá trình

phát triển của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Có rất

nhiều phương pháp xây dựng và cải tiến nhằm nâng cao chất lượng của

giáo dục mở. Một trong những phương pháp quan trọng là xây dựng

một hệ thống tài nguyên giáo dục mở chất lượng, được bổ sung và hoàn

thiện không ngừng. Bên cạnh đó, việc áp dụng các phương pháp tương

tác, truy cập mở (Open Access) cũng là một phần thiết yếu giúp cho quá

trình dạy và học đạt được hiệu quả cao. Với sự hỗ trợ từ Internet và các

phần mềm mã nguồn mở, việc chia sẻ tài nguyên thông tin và trao đổi

tri thức đã trở nên tiện lợi hơn rất nhiều và đang dần trở thành một xu

thế chủ đạo trong một nền giáo dục hiện đại

pdf10 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Xây dựng Website giáo dục mở: Sự kết hợp của hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam và các cơ sở giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG WEBSITE GIÁO DỤC MỞ: SỰ KẾT HỢP CỦA HIỆP HỘI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG VIỆT NAM VÀ CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ThS. Nguyễn Chu Du1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục mở đang ngày càng khẳng định giá trị trong quá trình phát triển của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Có rất nhiều phương pháp xây dựng và cải tiến nhằm nâng cao chất lượng của giáo dục mở. Một trong những phương pháp quan trọng là xây dựng một hệ thống tài nguyên giáo dục mở chất lượng, được bổ sung và hoàn thiện không ngừng. Bên cạnh đó, việc áp dụng các phương pháp tương tác, truy cập mở (Open Access) cũng là một phần thiết yếu giúp cho quá trình dạy và học đạt được hiệu quả cao. Với sự hỗ trợ từ Internet và các phần mềm mã nguồn mở, việc chia sẻ tài nguyên thông tin và trao đổi tri thức đã trở nên tiện lợi hơn rất nhiều và đang dần trở thành một xu thế chủ đạo trong một nền giáo dục hiện đại. Hệ thống tài nguyên giáo dục mở là một cơ sở để nguồn nhân lực học tập thường xuyên, liên tục, suốt đời nhằm nâng cao kỹ thuật, tri thức cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong quá trình phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 với nền kinh tế tri thức luôn đòi hỏi các cá nhân không ngừng cập nhật thông tin, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kỹ thuật tay nghề. Đối với nhóm đang được đào tạo chính qui có những điều kiện thuận lợi để họ có thể học tập trong những môi trường chính qui, thông qua những 1 Khoa Xã hội học, Trường Đại học Công đoàn. 408 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ khóa học chính thức, những lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ trong các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các trường đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu tìm kiếm và khai thác thông tin đối với nhóm người lớn là những người lao động trong các khu vực kinh tế lao động tự do, thợ thủ công, người sản xuất nông nghiệp khó có khả năng tiếp cận với các dữ liệu của các trường đại học, cao đẳng. Quá trình tìm kiếm thông tin, nâng cao khả năng tri thức của họ gặp rất nhiều khó khăn bởi để có thể có được những kinh nghiệm quí báu đó đôi khi họ phải trả giá đắt từ thực tế hoặc những thông tin đa phần đều thiếu cơ sở khoa học. Hiện nay đã có một số website, kênh truyền hình phổ biến kiến thức cho toàn dân nhưng thực tế nội dung còn rời rạc chưa liền mạch, chưa thực sự có hệ thống để đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động. Những bài giảng có hàm lượng khoa học, đảm bảo chất lượng, được thiết kế liền mạch, có hệ thống với những kiến thức từ đơn giản như nhập môn đến những kiến thức nâng cao chuyên sâu đó chính là từ các trường đại học, cao đẳng. Đây là nguồn học liệu quí giá, với kiến thức đa dạng có thể cung cấp để xây dựng nguồn tài nguyên dữ liệu mở phục vụ nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên nguồn học liệu từ các trường đại học chưa thực sự được khai thác và phổ biến kiến thức ra xã hội mà vẫn gói gọn trên các giảng đường đại học vì đối tượng các trường đại học hướng tới là sinh viên. Do vậy việc xây dựng một kênh thông tin kiến thức lấy nguồn học liệu từ các trường đại học, cao đẳng để phổ biến tri thức cho toàn xã hội là một điều hết sức cần thiết trong kỷ nguyên số. 2. KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ CÁC HÌNH THỨC HỌC TẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG HIỆN NAY Trong xu thế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi thị trường lao động ở Việt Nam phát triển linh hoạt để hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thế nhưng, do mới hình thành và phát triển chưa đồng bộ, nên thị trường lao động Việt Nam đang bộc lộ nhiều yếu điểm lẫn mâu thuẫn, trong đó nghiêm trọng nhất là mất cân bằng giữa cung và cầu, năng suất lao động thấp. Trong khi chúng ta dư thừa sức lao động ở nông thôn thì ở lĩnh vực phát triển công nghiệp, các ngành dịch vụ trung cao cấp lại thiếu hụt lao động trầm trọng. Trong 5 năm qua, 409PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam gần như ổn định và chỉ tăng nhẹ từ 1,96% lên 2,26% vào quý II/2017. Cùng với đó, tỷ lệ thiếu việc làm cũng ở mức thấp và có xu hướng giảm từ 2,74% năm 2012 xuống còn 1,62% vào quý II/2017. Mặc dù vậy, điều đáng lo ngại là chất lượng lao động của Việt Nam còn thấp với chỉ trên 23% có bằng cấp, chứng chỉ. Trong số lao động có bằng cấp, chứng chỉ thì có hơn 50% thuộc nhóm trình độ cao đẳng và đại học trở lên, trong khi số có chứng chỉ nghề trình độ trung cấp chỉ chiếm 5,42% và chứng chỉ nghề ngắn hạn chiếm 5,6% trong tổng lực lượng lao động (Viện Khoa học lao động, 2017). Tương tự như trên, báo cáo về tình hình lao động của Tổng cục Thống kê cũng thể hiện tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo (21,5 %); tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức (56,8 %) (Tổng cục Thống kê, 2018). Như vậy có thể nhận thấy cơ cấu lao động theo các cấp trình độ đào tạo còn bất hợp lý, chưa thực sự phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội. Số lượng người lớn trong độ tuổi lao động ở khu vực phi chính thức chiếm số lượng lớn, đây là nhóm đối tượng cần đặc biệt chú ý trong một xã hội học tập bởi khả năng tiếp cận cũng như những nguồn lực của họ có rất nhiều hạn chế. Theo các tiêu chuẩn về thống kê lao động quốc tế, việc làm phi chính thức bao gồm tất cả các công việc phi chính thức trong cả các doanh nghiệp thuộc khu vực chính thức, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc khu vực phi chính thức hay hộ gia đình. Người lao động làm việc tại khu vực phi chính thức hầu hết có việc làm nằm trong các nhóm: công nghiệp chế biến – chế tạo, xây dựng, và bán buôn bán lẻ - sửa chữa ô tô, mô tô xe máy. Trong lực lượng lao động có việc làm, hai nhóm tuổi có tỷ lệ lao động làm các công việc phi chính thức cao nhất độ tuổi từ 15 tới 24 chiếm 60% và độ tuổi từ 55 tới 59 trở lên chiếm 69% (Viện Khoa học lao động, 2017). Lao động phi chính thức thường có đặc điểm là việc làm bấp bênh và thiếu ổn định, thu nhập thấp và thời gian làm việc dài. Chính từ sự “danh không chính” như vậy, những người trong độ tuổi lao động làm việc tại khu vực phi chính thức thường là những lao động tự do và không được chú ý trong quá trình đào tạo mà hầu hết họ thường tự ý thức nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng, kỹ thuật để thích ứng trong thị trường lao động đầy biến đổi. 410 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Trong quá trình hướng tới xây dựng một xã hội học tập mà ở đó các cá nhân có thể “học suốt đời” (Pham Tất Dong, 2013) khi vận dụng vào hoàn cảnh xã hội nước ta thì đó là một nền tảng giáo dục bao gồm sự học tập liên tục mà sự phân biệt chỉ có tính tương đối của hai loại đối tượng tức thế hệ đang lớn lên (giáo dục thế hệ trẻ) thực hiện “đào tạo ban đầu” theo hình thức học “chính quy” trong nhà trường truyền thống và giáo dục người lao động chân tay thực hiện “học tập thường xuyên” theo hình thức “không chính quy” và “phi chính quy” tiến hành ngoài nhà trường truyền thống. Quá trình học phi chính quy hầu hết được các cá nhân đặt mục tiêu là: học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để làm người. Thông qua quá trình học tập, các cá nhân sẽ nâng cao dân trí, trình độ chuyên môn để có thể tự khẳng định mình khi tham gia thị trường lao động và có cơ hội việc làm nâng cao chất lượng cuộc sống đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Nền tảng giáo dục hiện nay của nước ta có thể chia thành (i) giáo dục trong nhà trường chính quy truyền thống cung cấp trình độ học vấn và kiến thức tiền nghề nghiệp ban đầu chủ yếu cho thế hệ trẻ và cho một bộ phận người đã trưởng thành đang tham gia sản xuất, công tác (học không tập trung, tại chức, từ xa) theo kiểu bán chính quy; (ii) giáo dục thường xuyên, học tập không chính quy (giáo dục mở, giáo dục từ xa, tự học) dành cho thanh niên không có điều kiện học tiếp con đường chính quy mà chưa có việc làm và chủ yếu cho bộ phận người lớn đang lao động nghề nghiệp để nâng cao và bổ túc một cách liên tục trình độ học vấn và nghề nghiệp; (iii) sự tự học tập phương thức giáo dục không chính quy của người lớn đang tham gia thế giới việc làm và đời sống xã hội. Đối với nước ta hai hình thức giáo dục chính qui và giáo dục thường xuyên cơ bản đã được quy định trong Luật Giáo dục. Khi tham gia học tập hai hình thức này người học sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt những qui định của đơn vị đào tạo và kết thúc quá trình học tập, họ sẽ nhận được các văn bằng, chứng chỉ chuyên môn. Hình thức tự học còn rất mới mẻ với các hoạt động được tiến hành thông qua những cuộc vận động từ gia đình, dòng họ và từ cấp cơ sở xã. Hiện nay trên các địa bàn xã, phường, thị trấn đã có các trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) được coi là cơ sở giáo dục thường xuyên trên địa bàn xã, 411PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ phường, thị trấn. Sau gần 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay, toàn quốc có 11.081 TTHTCĐ/11.159 xã, phường, thị trấn. Các trung tâm này đã tích cực hoạt động, phát triển về số lượt người học, mở rộng đối tượng, nội dung chương trình, nâng cấp cơ sở vật chất... Những kết quả ban đầu cho thấy, mô hình TTHTCĐ qua thực tiễn kiểm nghiệm đã và đang từng bước đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, phát triển nguồn lực, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, thực hiện an sinh xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 đòi hỏi cần phải có một nền tảng nguồn dữ liệu mới để mọi người dễ dàng truy cập và học tập mà hiện nay chúng ta chưa có. 3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG WEBSITE GIÁO DỤC MỞ 3.1. Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam Với vai trò nòng cốt tập hợp, đoàn kết hội viên là các trường đại học, cao đẳng trong cả nước Việt Nam, Hiệp hội phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Như vậy Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam sẽ là đơn vị chủ động tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ phối hợp với các cơ sở đào tạo để tạo nguồn dữ liệu mở cho Website từ các bài giảng thực tế của giảng viên, giáo viên các ngành nghề theo nhu cầu của người lao động. Hầu hết chương trình giảng dạy của các đơn vị đào tạo hiện nay đều được thiết kế dành cho học sinh, sinh viên chính qui và có tính kinh phí. Do vậy để có thể phổ biến tri thức từ giảng viên đến với người lao động một cách vô vị lợi, rất cần sự tham gia của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Theo Sáng kiến Budapest về truy cập mở (Open access) - truy cập mở là việc người sử dụng được tự do truy cập đến tài liệu thông qua Internet, cho phép tất cả người sử dụng đọc, tải về, sao chép, phân phối, in ấn, tìm kiếm hoặc liên kết đến toàn văn của các tài liệu đó để làm chỉ mục, chuyển đổi chúng thành dữ liệu cho phần mềm hoặc sử dụng chúng cho bất kỳ mục đích hợp pháp nào khác mà không có rào cản về tài chính, pháp lý hoặc kỹ thuật (Budapest Open Access 412 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Initiative, 2002). Từ khái niệm này, có thể rút ra một số đặc điểm của truy cập mở như sau: - Không hạn chế về bản quyền và cấp phép; - Người sử dụng được quyền truy cập tự do đến tài liệu; - Tài liệu ở dạng toàn văn, được truy cập trực tuyến thông qua Internet; - Tài liệu có thể được truy cập bởi tất cả mọi người, không có sự phân biệt; - Tài liệu truy cập mở có thể bao gồm nhiều dạng thức như văn bản, dữ liệu cho phần mềm, âm thanh, hình ảnh, tài liệu đa phương tiện, tài liệu khoa học, kết quả nghiên cứu và cả bản thảo của những tài liệu này. Ngoài ra, mặc dù truy cập mở cho phép người sử dụng tự do truy cập đến tài liệu, nhưng tác giả vẫn có quyền kiểm soát sự toàn vẹn đối với tác phẩm của họ, không cho phép phân phối tác phẩm của họ với mục đích thương mại, nếu muốn. Hiệp hội sẽ là đơn vị trung gian liên kết với cơ sở dữ liệu của các trường đại học, cao đẳng và được cấp quyền truy cập mở đối với các tài liệu đã được lựa chọn. Thông qua tài khoản của Hiệp hội sẽ có sự kiểm soát các lượt truy cập của các cá nhân vào hệ thống tài nguyên mở được cung cấp từ các trường đại học. Như vậy, thông qua Hiệp hội, người lao động được tiếp cận và truy cập vào các nguồn dữ liệu mở từ các trường đại học cao đẳng. Truy cập mở không chỉ loại bỏ các rào cản về chi phí, thời gian hay khoảng cách địa lý khi họ muốn sử dụng tài liệu, kết quả nghiên cứu, mà họ còn có thể chuyển đổi những điều được tiếp cận đó sang ý tưởng mới, giải quyết vấn đề, ra quyết định Ở phạm vi quốc gia, truy cập mở tạo ra sự kết nối chặt chẽ cho các nghiên cứu trong nước; trao đổi hoặc sử dụng được mạng lưới tri thức toàn cầu; làm tăng ảnh hưởng của nghiên cứu trong nước trên phạm vi quốc tế; cung cấp nhiều mối liên hệ hoặc cơ hội hợp tác nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Những tác động này sẽ đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của đất nước thông qua việc không ngừng 413PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ phát triển nền tảng khoa học quốc gia mạnh mẽ. 3.2. Đối với các đơn vị đào tạo Việt Nam hiện có 235 trường đại học, 177 trường cao đẳng, 1.974 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (Tổng cục Thống kê, 2018) tuy nhiên theo thống kê cho thấy, hiện nay có 22 cơ sở đại học và khoảng 7 tổ hợp giáo dục/ tập đoàn tham gia vào hình thức đào tạo trực tuyến hiện nay thường tập trung vào lĩnh vực kinh tế, ngôn ngữ. Trong thời gian tới sẽ có rất nhiều cơ sở đào tạo đã và đang và sẽ triển khai hình thức đào tạo E-Learning do vậy đây là một nguồn dữ liệu quan trọng để có thể xây dựng website học tập cho người lớn Bảng 1. Thống kế các hình thức đào tạo của các đơn vị đào tạo trực tuyến Ngành đào tạo Số lượng Tính phi kinh tế Kinh tế 25 Không Tiếng Anh/ngoại ngữ 20 Kỹ thuật 25 Sư phạm 5 Khác (kỹ năng mềm, nghệ thuật, thể thao) 8 (Nguồn: Thống kê từ các thông báo tuyển sinh của các trường/ tổ chức giáo dục đào tạo trực tuyến) Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức. Đặc điểm của nền kinh tế này là dịch vụ sẽ là khu vực thu hút được nhiều lao động tham gia nhất và là những lao động có tri thức cao. Do đó việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, công ty, gia đình và cá nhân. Hình thức đào tạo trực tuyến chính là một giải pháp hữu hiệu hiện nay. Quá trình giáo dục trực tuyến mang lại nhiều hiệu quả: về thời gian, không gian, nhu cầu, và mục đích sử dụng (Viện Nghiên cứu giáo dục, 2016). Việc học tập không chỉ gói gọn trong việc học phổ thông, học đại học mà là học suốt đời, tức là đối tượng học tập sẽ bao gồm cả người trong độ tuổi lao động và thậm chí cả người cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay các hình thức học tập còn có những hạn chế như nội dung chưa phù hợp với người lao động chưa qua đào tạo và đang làm tại các khu vực phi chính thức. Kiến thức chưa gắn với các ngành nghề lao động 414 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ phổ thông, và chưa hướng đến đối tượng là người cao tuổi. Đặc biệt là người học phải bỏ ra một chi phí không nhỏ để theo học các khóa học trực tuyến. Như vậy các đơn vị đào tạo hiện nay chính là nguồn lực dồi dào để có thể hợp tác xây dựng một nền tảng giáo dục mang tính phi kinh tế phục vụ nhu cầu học tập của mọi người hướng tới một xã hội học tập. Thông qua website cũng là một kênh truyền thông hữu hiệu để các đơn vị đào tạo quảng bá thương hiệu cũng như chương trình học tập của mình đến với người học. Nếu tiến xa hơn nữa từ nguồn dữ liệu đã được xây dựng, các trường có thể thông qua đây tổ chức cấp các văn bằng chứng chỉ nếu người học có nhu cầu và vượt qua các bài kiểm tra của đơn vị đào tạo. Đồng thời thông qua website cũng là cầu nối cung cấp các thông tin cần thiết khác như các đơn vị cung cấp các trang thiết bị, vật tư, các địa chỉ mua hàng uy tín để giúp người học có thêm những lựa chọn trong công việc. 3.3. Cấu trúc website giáo dục mở Từ nghiên cứu nhu cầu thực tiễn của nhóm đối tượng học tập là người lao động đang làm trong các khu vực chính thức và phi chính thức website có thể tập trung xây dựng dữ liệu nguồn thông qua các cụm chủ đề mà xã hội đang cần như sau: Bảng 2: Một gợi ý về cấu trúc hình cây trong xây dựng nội dung website Chủ đề Nhánh Ngành nghề Công nghiệp Công nghiệp xây dựng Kiến trúc Thi công công trình Kỹ thuật xây – trát An toàn lao động Công nghệ cơ khí chế tạo Sửa chữa ô tô Sửa chữa xe máy Kỹ thuật hàn Công nghệ kỹ thuật điện Sửa chữa môtơ (quạt, máy..) Điện dân dụng Điện công nghệp 415PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Nông nghiệp Trồng trọt Thâm canh lúa Thâm canh rau Cây ăn quả lâu năm Cây rừng Chăn nuôi Gia súc Gia cầm Sức khỏe Thuốc đông y Các bài thuốc quí Một thiết kế website đơn giản và với những mô đun được trình bày từ mức độ đơn giản đến phức tạp sẽ giúp người học dễ dàng tiếp cận được với những kiến khoa học và họ yên tâm sử dụng những kiến thức khoa học đó ứng dụng vào trong thực tiễn đời sống xã hội. 4. KẾT LUẬN Xây dựng xã hội học tập là mục tiêu quan trọng mà Đảng, Nhà nước ta quan tâm. Việc phát động các phong trào, xây dựng các mô hình học tập hết sức quan trọng để toàn dân có thể tham gia vào quá trình học tập suốt đời. Hiện nay hệ thống giáo dục của nước ta quan tâm đến nhóm người học chính qui còn những người lao động tự do khó có khả năng tiếp cận đối với những kiến thức khoa học mới. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những bài giảng trên giảng đường có thể được số hóa và đi vào thực tiễn cuộc sống thông qua quá trình phổ biến kiến thức mà Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam có vai trò nòng cốt trong hoạt động này. TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 1. “Budapest Open Access Initiative”. Republished in JLIS.it. Vol.3, n.2 (Dicembre/December 2012): Art. #8629, p. 1–5. DOI: 10.4403/jlis.it- 8629. 2. Phạm Tất Dong (2013) Xây dựng xã hội học tập - một xu hướng đổi mới phát triển của giáo dục thế kỉ XXI, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Nghiên cứu Giáo dục, Tập 29, Số 1 (2013) 57-66. 3. Viện Khoa học lao động và xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2017), Xu hướng lao động và xã hội Việt Nam giai đoạn 2012 – 2017, NXB Lao động xã hội. 416 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 4. Viện Nghiên cứu giáo dục (2016), Đào tạo trực tuyến trong nhà trường Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Hội thảo khoa học. 5. Tổng cục Thống kê (2018), Thông cáo báo chí về tình hình lao động, việc làm quý I năm 2018, cập nhật 20h 19/5/2018. 6. Tổng cục Thống kê (2018), Số liệu chung về đại học, cao đẳng trung cấp năm 2018, cập nhật 22h 19/5/2019.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_website_giao_duc_mo_su_ket_hop_cua_hiep_hoi_cac_tru.pdf
Tài liệu liên quan