Làm thế nào để giúp bé phát huy tính sáng
tạo? Đó là câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ
quan tâm. Bài phỏng vấn chuyên gia Todd
Lubart, tiến sĩ, giáo sư tâm lý học, trườngĐại
học Yale và Đại học René-Descartes, tác
giả cuốn "Tâm lý sáng tạo", sẽ giúp bạn phần nào
hiểu hơn về điều này.
8 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Xây dựng và phát triển tính sáng tạo ở trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng và phát triển
tính sáng tạo ở trẻ
Làm thế nào để giúp
bé phát huy tính sáng
tạo? Đó là câu hỏi mà
nhiều bậc cha mẹ
quan tâm. Bài phỏng
vấn chuyên gia Todd
Lubart, tiến sĩ, giáo sư
tâm lý học, trường Đại
học Yale và Đại học
René-Descartes, tác
giả cuốn "Tâm lý sáng tạo", sẽ giúp bạn phần nào
hiểu hơn về điều này.
Phóng viên: Tính sáng tạo có phải do bẩm sinh?
Nên để bé tự thể hiện khả
năng của mình.
Todd Lubart: Không. Có một vài nhân tố là do bẩm
sinh, xuất hiện ngay khi bé chào đời, và tùy thuộc vào
từng cá thể như tư duy sắc bén (tính linh hoạt trong
nhận thức), khả năng khám phá điều mới lạ hay
nghiên cứu cảm giác. Còn lại là các nhân tố có cơ sở
sinh học và dựa trên môi trường sống như: kinh
nghiệm, hoàn cảnh gia đình, môi trường văn hóa và
trường học. Có nhiều yếu tố tích lũy hơn là các yếu tố
bẩm sinh.
Phóng viên: Ở lứa tuổi nào người ta có thể thấy được
tính sáng tạo bộc lộ?
Todd Lubart: Nếu bạn cho rằng những đứa trẻ tỏ ra
sáng tạo khi chúng tìm cách vẽ lên bàn hoặc lên
tường, thì trên thực tế, chúng chỉ đang thử để nhận
biết các giới hạn, điều gì chúng được phép làm và
điều gì bị cấm. Ở lứa tuổi khi đứa trẻ bắt đầu học
được cách tôn trọng một vài nguyên tắc, tính sáng
tạo mới bộc lộ. Lớn hơn một chút, khoảng từ 4 – 5
tuổi, các giá trị này mới được khẳng định và đáng tin
cậy.
Phóng viên: Việc đặt ra các giới hạn có làm ức chế
tính sáng tạo của trẻ không?
Todd Lubart: Một nghiên cứu đã được tiến hành tại
các trường học. Ba mẫu gia đình được lựa chọn: Quy
tắc nghiêm ngặt, quy tắc mềm dẻo và không có quy
tắc. Với mẫu gia đình thứ nhất, các quy tắc đặt ra
luôn phải được tuân thủ chặt chẽ: "Chỉ được xem ti vi
1h đồng hồ mỗi ngày, từ khoảng 19h – 20h". Với mẫu
gia đình thứ hai, các quy tắc linh hoạt hơn "Xem ti vi
từ khoảng 19 – 20h mỗi ngày nhưng có những
trường hợp ngoại lệ". Và mẫu gia đình thứ ba, được
gọi là ngẫu hứng, không có các quy tắc bắt buộc:
"Xem ti vi tùy thích khi nào bạn muốn". Kết quả, trong
các gia đình quá nghiêm khắc hay quá tự do, tính
sáng tạo phát triển kém hơn.
Phóng viên: Tại sao?
Todd Lubart: Vì tính sáng tạo là một sản phẩm độc
đáo, phát sinh theo yêu cầu của một ngữ cảnh cụ thể.
Một môi trường quá cứng nhắc sẽ cản trở việc bộc lộ
các ý tưởng, nảy sinh các lối mòn. Trong ngữ cảnh
đó, các ý tưởng không được cho phép cũng không
được khuyến khích. Một môi trường quá tự do lại
thiếu các nguyên tắc cốt yếu để tạo điều kiện cho các
ý tưởng nảy sinh và gắn kết với một ngữ cảnh cụ thể.
Phóng viên: Vậy điều gì ức chế tính sáng tạo, quá
nhiều hay quá ít giới hạn?
Todd Lubart: Việc thiếu trân trọng các giá trị của sáng
tạo và giá trị của chính đứa trẻ là nguyên nhân. Việc
sợ bị thất bại cũng vậy. Một đứa trẻ sợ bị thất bại sẽ
không dám thử làm những điều khác biệt. Hơn nữa,
môi trường giáo dục cổ điển cũng không hướng tới
việc đề cao các giá trị của tính sáng tạo. Một ý tưởng
sáng tạo có thể bị coi như biểu hiện tiềm tàng như
một sự rối loạn, cũng có thể không phải là một ý
tưởng được mọi người mong đợi. Chúng ta luôn
mong đợi đứa trẻ đưa ra các câu trả lời chuẩn mực
hay nói những gì chúng được dạy…
Phóng viên: Làm cách nào để phát triển tính sáng tạo
ở trẻ?
Todd Lubart: Hãy đề nghị bé tham gia vào cách hoạt
động kích thích óc sáng tạo và giúp bé sáng tạo một
cách năng động. Một vài hoạt động hiện nay dường
như quá mang tính chỉ dẫn đối với bé. Nó đòi hỏi bé
phải có câu trả lời chính xác giống như khi ở trường
học. Không phải là các hoạt động sáng tạo khi đứa bé
phải tô màu bức tranh với những màu sắc đã định
trước hay vẽ một bức tranh theo các con số… Các
hoạt động sáng tạo không bao giờ đòi hỏi một câu trả
lời chuẩn mực.
Phóng viên: Ông có thể nói rõ hơn về điều đó được
không?
Todd Lubart: Các hoạt động này phải tạo ra sự tự do
trong một giới hạn nhất định và đòi hỏi một quá trình
làm việc công phu. Hãy yêu cầu bé vẽ theo một chủ
đề, hoặc đưa cho bé tiêu đề của một bức tranh, đề
nghị bé sắp xếp các phần khác nhau thành một câu
chuyện hoàn chỉnh…
Phóng viên: Biểu hiện đặc trưng của tính sáng tạo là
gì?
Todd Lubart: Sáng tạo là sự hội tụ của nhiều yếu tố
như khả năng nhận thức, tính cách cá nhân, cảm xúc
và yếu tố môi trường. Không thể có tiềm năng sáng
tạo lớn nếu không có môi trường gia đình, trường học
và môi trường văn hóa thuận lợi. Tính sáng tạo không
thể tự mình bộc lộ được.
Phóng viên: Những nét tính cách cá nhân nào được
coi là điều kiện thuận lợi để phát triển tính sáng tạo?
Todd Lubart: Đó là dám mạo hiểm, không hùa theo xu
hướng nhất thời, có tư tưởng cởi mở và có tính kiên
trì (không bỏ cuộc giữa chừng), có động cơ nội tại.
Thiếu những nét tính cách đó bạn không thể làm gì
được
Phóng viên: Động cơ nội tại là gì?
Todd Lubart: Khi đứa trẻ làm một việc gì đó, một công
việc nhà, hoặc vẽ một bức tranh, vì có người nói với
nó "Hãy làm đi, con sẽ được thưởng kẹo hoặc được
cho tiền", tức là đứa trẻ đang bị thúc đẩy bởi những
động cơ bên ngoài. Động cơ nội tại là mong muốn
của chính đứa trẻ, muốn bộc lộ cho mọi người thấy
năng lực, tài năng và sự khéo léo của mình… Đó là
mong muốn được cha mẹ thừa nhận, được khen ngợi
và được đề cao giá trị bản thân.
Phóng viên: Làm cách nào để tạo cho trẻ một môi
trường sáng tạo?
Todd Lubart : Hãy tìm cách khuyến khích trẻ. Một đứa
trẻ khi vẽ tranh trong một căn phòng phủ đầy các bức
áp phích sẽ tạo ra một tác phẩm giàu tính sáng tạo
hơn so với một đứa trẻ vẽ trong một căn phòng trống
trơn, nơi các bức tường sơn màu trắng. Cha mẹ
đừng quên rằng bản thân mình cũng là một yếu tố
quan trọng, làm gương cho trẻ. Cha mẹ ham mê sáng
tạo sẽ là nguồn động lực rất lớn kích thích trẻ sáng
tạo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_sang_tao_8338.pdf