Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở trong hoạt động giáo dục đại học

Trong chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, Liên

hợp quốc đã đưa ra 17 mục tiêu chung phát triển bền vững, một trong

những mục tiêu quan trọng đó là đảm bảo giáo dục công bằng và chất

lượng toàn diện, thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

UNESCO tin tưởng rằng tiếp cận phổ cập giáo dục chất lượng cao là

chìa khóa để xây dựng hòa bình, phát triển kinh tế - xã hội bền vững và

đối thoại liên văn hóa. Tổ chức này cho rằng tài nguyên giáo dục mở -

Open Educational Resources (OER) cung cấp cơ hội mang tính chiến

lược cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và tạo điều kiện để đối

thoại chính sách, chia sẻ tri thức và xây dựng năng lực cho mỗi cá nhân

(UNESCO, 2016). OER tạo ra sự bình đẳng cho mọi người việc tiếp cận

nguồn học liệu giáo dục chất lượng cao và miễn phí với giấy phép mở.

Bất kỳ ai ở bất cứ nơi đâu trên thế giới cũng có thể chia sẻ, sử dụng và

tái sử dụng tri thức. Cùng với giáo dục mở, xuất bản mở và rộng hơn

nữa là khoa học mở, OER đang tạo ra cơ hội và phương thức mới trong

việc tạo lập, chia sẻ và tiếp cận thông tin và tri thức. Với sự hỗ trợ của

Internet và các phần mềm mã nguồn mở, việc chia sẻ tài nguyên thông

tin và trao đổi tri thức đã trở nên tiện lợi hơn rất nhiều và đang trở thành

một xu thế chủ đạo trong một nền giáo dục hiện đại.

pdf12 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở trong hoạt động giáo dục đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ThS. Chung Ngọc Quế Chi1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, Liên hợp quốc đã đưa ra 17 mục tiêu chung phát triển bền vững, một trong những mục tiêu quan trọng đó là đảm bảo giáo dục công bằng và chất lượng toàn diện, thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người. UNESCO tin tưởng rằng tiếp cận phổ cập giáo dục chất lượng cao là chìa khóa để xây dựng hòa bình, phát triển kinh tế - xã hội bền vững và đối thoại liên văn hóa. Tổ chức này cho rằng tài nguyên giáo dục mở - Open Educational Resources (OER) cung cấp cơ hội mang tính chiến lược cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và tạo điều kiện để đối thoại chính sách, chia sẻ tri thức và xây dựng năng lực cho mỗi cá nhân (UNESCO, 2016). OER tạo ra sự bình đẳng cho mọi người việc tiếp cận nguồn học liệu giáo dục chất lượng cao và miễn phí với giấy phép mở. Bất kỳ ai ở bất cứ nơi đâu trên thế giới cũng có thể chia sẻ, sử dụng và tái sử dụng tri thức. Cùng với giáo dục mở, xuất bản mở và rộng hơn nữa là khoa học mở, OER đang tạo ra cơ hội và phương thức mới trong việc tạo lập, chia sẻ và tiếp cận thông tin và tri thức. Với sự hỗ trợ của Internet và các phần mềm mã nguồn mở, việc chia sẻ tài nguyên thông tin và trao đổi tri thức đã trở nên tiện lợi hơn rất nhiều và đang trở thành một xu thế chủ đạo trong một nền giáo dục hiện đại. 1 Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. 13PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Khái quát về tài nguyên giáo dục mở Sự hình thành và phát triển tài nguyên giáo dục mở (OER) Có lẽ nguồn gốc xuất xứ của OER bắt đầu xuất hiện từ năm 1985, khi Quỹ Phần mềm Tự do được thành lập bởi Richard Stallman để hỗ trợ phần mềm miễn phí và trao quyền tự do nhất định cho người dùng phần mềm. Năm 1994, thuật ngữ đối tượng học tập được Wayne Hodgins giới thiệu để chỉ các tài nguyên giáo dục kỹ thuật số có thể được chia sẻ qua World Wide Web. Năm 1999, khóa học mở (OCW, Open Courseware) đã được Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) giới thiệu nhằm phát triển giáo dục từ xa và học tập điện tử, chia sẻ kiến thức giữa các nhà giáo dục và học giả trên toàn thế giới. Năm 2002, Sự phát triển OCW được tiếp nối bởi sự ra mắt chính thức OER của diễn đàn Khóa học mở do UNESCO tổ chức. Kể từ đó, việc phổ biến và áp dụng OER đã được lan rộng bởi nhiều tổ chức nhằm mục tiêu cung cấp giáo dục miễn phí cho mọi người. Các nhà giáo dục và người học đã dần quan tâm OER. Các cột mốc quan trọng về tài nguyên giáo dục mở từ 2002 5 cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành phát triển OER từ 2002 Cột mốc 1: UNESCO lần đầu đưa ra khái niệm OER năm 2002 UNESCO lần đầu tiên đưa ra khái niệm Tài nguyên Giáo dục Mở- OER (Open Educational Resources) tại Diễn đàn UNESCO về “Ảnh 14 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ hưởng của Học liệu Mở đối với giáo dục đại học ở các quốc gia đang phát triển”. Cột mốc 2: Tuyên bố Giáo dục Mở Cape Town năm 2007 Năm 2007, những người ủng hộ OE/OER đã nhóm họp tại Cape Town, Nam Phi, đưa ra Tuyên bố Giáo dục Mở Cape Town. Tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ OE/OER, khuyến khích các nhà giáo dục và người học trở thành người tham gia tích cực phong trào OE và kêu gọi các bên tham gia đóng góp phát triển OER. Cột mốc 3: Tuyên bố Paris 2012 về OER Hội nghị Thế giới lần thứ nhất về OER ngày 20-22/06/2012 tại Paris - Pháp đưa ra Tuyên bố Paris 2012 về OER, với 10 điểm khuyến cáo cho các quốc gia, theo năng lực, quyền hạn của mình thúc đẩy OER vì sự phát triển. Tuyên bố khuyến khích các chính phủ cấp phép mở cho các tư liệu giáo dục được nhà nước cấp vốn để sử dụng công cộng. Cột mốc 4: Tuyên bố Ljubljana 2017 về OER Từ 18-20/09/2017, tại Ljubljana, Slovenia, Hội nghị Thế giới lần thứ hai về OER với chủ đề “OER vì giáo dục bao hàm toàn diện và công bằng: từ cam kết tới hành động” thông qua Kế hoạch hành động Ljubljana. Kế hoạch kêu gọi vì dòng chủ lưu OER ở tất cả các mức giáo dục và nhắc lại lời kêu gọi các chính phủ làm cho các tư liệu giáo dục sẵn sàng theo các giấy phép mở. Cột mốc 5: Khuyến cáo của UNESCO về OER 2019 UNESCO và các quốc gia thành viên hiện đang làm việc về một văn bản khuyến cáo cho sự cộng tác quốc tế trong tương lai về OER. Khuyến cáo này sẽ đưa ra các nguyên tắc và chuẩn mực cho sự điều chỉnh quốc tế về OER. Khuyến cáo sẽ được chuyển qua Hội nghị Toàn thể của UNESCO vào cuối năm 2019. Khái niệm tài nguyên giáo dục mở Theo UNESCO, Tài nguyên giáo dục mở (OER) là bất kỳ dạng tư liệu giáo dục nào nằm trong phạm vi công cộng hoặc được giới thiệu với một giấy phép mở. Bản chất tự nhiên của các tư liệu mở đó là bất kỳ ai cũng có thể tự do và hợp pháp để sao chụp, sử dụng, tùy biến thích 15PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ nghi và định hình lại chúng. OERs trải từ các sách giáo khoa cho tới chương trình giảng dạy, đề cương khóa học, các ghi chép bài giảng, các bài tập, bài kiểm tra, các dự án, âm thanh, video và hoạt hình. OER bao gồm ba nhóm thành phần cơ bản: Nội dung học tập; các công cụ để phát triển, sử dụng, tái sử dụng và phân phối nội dung học tập, tìm kiếm và tổ chức nội dung, hệ thống quản trị học tập, công cụ phát triển nội dung, và các cộng đồng học tập; nguồn lực để thực hiện Nguyên tắc 5R của OER: Reuse - Sử dụng lại; Redistribute - Phân phối lại; Revise - Làm lại; Remix - Pha trộn; Retain - Giữ lại. 2. Vai trò tài nguyên giáo dục mở trong hoạt động giáo dục đại học Với những đặc trưng và ưu điểm của mình, OER có những lợi ích cơ bản cho hoạt động giáo dục đại học OER tạo sự kết nối giữa giảng viên và sinh viên trong hoạt động dạy học Các OER trang bị cho các giảng viên khả năng tùy biến thích nghi các tư liệu học tập đáp ứng các nhu cầu của sinh viên. OER giúp sinh viên có nguồn tài liệu học tập nhiều hơn và cơ hội tham gia vào quá trình giáo dục hiệu quả hơn. OER giúp sinh viên tiếp cận tri thức nhanh hơn, được giải đáp thắc mắc thông qua học tập tương tác và trao đổi với giảng viên. Tăng cường chất lượng đào tạo và nghiên cứu của các trường đại học OER sẽ hỗ trợ các trường đại học xây dựng, hoàn thiện khung chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, đề ra và cải thiện chính sách, chiến lược giáo dục, đưa ra những kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục ngày càng tốt hơn thông qua thu thập được nhiều hơn các ý kiến đóng góp, đề xuất, nắm bắt được nhiều hơn nhu cầu của người học, những đóng góp của đội ngũ giảng viên, các nhà nghiên cứu. Giảm giá thành xây dựng và phát triển học liệu, tăng tính hiệu quả trong sử dụng kinh phí đầu tư Nếu các trường đại học cùng hợp tác xây dựng OER thì mỗi một trường đại học chỉ phải đầu tư cho một phần học liệu của mình, sẽ chia sẻ 16 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ và sử dụng chung các phần học liệu của các trường đại học khác. Các tổ chức đào tạo và các trường đại học không phải bỏ một khoản ngân sách lớn để phát triển học liệu. OER cho phép các trường học tái mục đích tiền đầu tư cho các sách giáo khoa tĩnh vào các nhu cầu cấp bách khác. Cung cấp nguồn học liệu có chất lượng Với tính mở của mình, chất lượng các tài liệu được kiểm soát và đánh giá bởi cộng đồng và chuyên gia. Khi thực hiện việc xuất bản mở, tác giả sẽ nhận được những phản hồi, đánh giá của cộng đồng các chuyên gia, những phản biện này sẽ giúp nâng cao chất lượng của tài liệu đó. Các điều khoản sử dụng các OER cho phép duy trì chất lượng và sự thích hợp các tư liệu nhờ các cập nhật liên tục. Thúc đẩy sự minh bạch trong hoạt động học thuật trong trường đại học Các kết quả nghiên cứu (đề tài, luận văn, luận án), các bài giảng, giáo trình hay tài liệu tham khảo được công khai, được cộng đồng sử dụng và đánh giá và ghi nhận. Bất cứ sự gian lận trong kết quả nghiên cứu, sự sao chép đều dễ dàng bị phát hiện. Cơ sở dữ liệu của tài nguyên giáo dục mở sẽ sử dụng làm công cụ phòng chống đạo văn trong các trường đại học. 3. Thực trạng tài nguyên giáo dục mở Việt Nam Sự hình thành và phát triển tài nguyên giáo dục mở Việt Nam Việt Nam có kết nối Internet vào năm 1997 và nhanh chóng trở thành một trong những nước phát triển nhanh nhất châu Á về công nghệ thông tin và truyền thông. Tận dụng lợi thế này, một số trường đại học lớn Việt Nam đã dần dần áp dụng các hệ thống học tập điện tử vào trong các hoạt động dạy và học. Tuy nhiên, học tập điện tử ở các trường đại học vẫn còn ở giai đoạn rất sơ khai. Năm 2005, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của phong trào khoá học mở (Open Course Ware - OCW)/ OER toàn cầu. Chương trình OER của Việt Nam đã giúp cho các cơ sở giáo dục, đội ngũ giảng viên và người học có nhiều cơ hội hơn để truy cập tự do các nguồn học liệu mở trong và ngoài nước. Song song đó, Bộ GD&ĐT cùng Quỹ 17PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ (VEF) phối hợp với Công ty phần mềm và truyền thông VASC triển khai dự án Học liệu mở Việt Nam (Vietnam Open Course Ware, VOCW) và phần mềm Connexions với mô hình xuất bản đơn giản và hiệu quả đã giúp triển khai rất nhiều các hoạt động OCW/OER tại các trường đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010. Dự án này đã đặt nền móng ban đầu cho hoạt động học liệu mở ở nước ta. Năm 2008, trang web VOER (www.voer.edu.vn) được thực hiện bởi Chương trình Giáo dục Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources – VOER) đã được thiết lập. VOER là thư viện học liệu mở online của Việt Nam, với mục tiêu xây dựng kho tài nguyên giáo dục mở cho người Việt sử dụng và truy cập miễn phí nguồn tài liệu hữu ích phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu, cũng như phục vụ cho toàn xã hội. Đây là một trong những kết quả ban đầu của phong trào xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở Việt Nam. Bên cạnh đó, hiện nay, tại Việt Nam, một số công ty, cá nhân cung cấp các khóa học trực tuyến và học liệu dưới dạng thương mại, cũng có nơi cung cấp miễn phí học liệu là các bài viết, học liệu hình, học liệu tiếng trên các trang mạng xã hội như Youtube, Facebook... Tại một số trường đại học, các khóa học trực tuyến và học liệu được cung cấp dưới dạng các khóa học của chương trình đào tạo, chưa cung cấp rộng rãi tới cộng đồng. Những rào cản trong xây dựng tài nguyên giáo dục mở Việt Nam Khóa học mở và OER đã xuất hiện ở Việt Nam từ khá sớm (từ 2005), mặc dù vậy, OER hầu như không phát triển có thể giải thích các nguyên nhân: Việc sử dụng OER ở các trường đại học chưa phổ biến, rất ít các trường đại học triển khai OER trong đơn vị, hầu hết giảng viên cũng chỉ dừng lại ở việc giới thiệu các nguồn học liệu miễn phí, chưa ý thức được việc tạo lập và chia sẻ OER. Người sử dụng chưa có đầy đủ thông tin, kỹ năng tiếp cận OER, chưa tin tưởng về lợi ích và giá trị mà OER mang lại. Trở ngại khác là rào cản ngoại ngữ để tiếp cận với OER tiếng nước ngoài, thiếu kiến thức và kỹ năng tìm kiếm và hiểu biết về nguồn thông tin. 18 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Giảng viên đại học và người học tại Việt Nam cho đến nay vẫn chưa được tiếp cận, lĩnh hội các cơ chế chính sách mang tính khuyến khích và hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn một cách hệ thống về OER. Vì thế, việc tham gia khai thác và phát triển OER tại các trường đại học trong nước chưa dựa trên một cơ sở pháp lý đầy đủ, chưa được quan tâm thỏa đáng và chưa có tính kế hoạch chiến lược rõ ràng. Tiềm năng phát triển tài nguyên giáo dục mở Việt Nam Việt Nam đang ở giai đoạn hội tụ của “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” cho quá trình xây dựng và phát triển tài nguyên giáo dục mở. Yếu tố “thiên thời” Công nghệ của thời đại mới Việt Nam và các Quốc gia trên thế giới đang bước vào thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, thời kỳ của Trí tuệ nhân tạo, Vạn vật kết nối và dữ liệu lớn. OER ra đời và phát triển được nhờ công nghệ, phụ thuộc vào công nghệ, đặc biệt là Internet - công cụ làm nổi bật lợi thế và chuyển tải tốt giá trị của OER. Thời đại 4.0 là thời kỳ thuận lợi phát triển OER. Sự hỗ trợ từ các tổ chức, kinh nghiệm của các quốc gia đã phát triển OER OER không là một vấn đề quá mới mẻ đối với các Quốc gia trên thế giới, thậm chí nhiều nước đạt được những thành tựu và đang hưởng thụ rất nhiều lợi ích từ việc khai thác OER. Đây là những bài học kinh nghiệm thực tế rất đắt giá để Việt Nam học hỏi, đẩy nhanh quá trình xây dựng và khai thác hiệu quả OER. OER không còn là một vấn đề riêng của bất kỳ quốc gia, tổ chức nào mà nó đã trở thành vấn đề quan tâm của cả thế giới, của nhiều tổ chức. Điều này tạo thuận lợi cho các quốc gia đang xây dựng và phát triển hệ thống OER từ việc tiếp nhận kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, sự hỗ trợ về kinh phí và các vấn đề khác từ các tổ chức trong và ngoài nước. Phát triển OER vì nhu cầu đổi mới và cạnh tranh của các trường đại học Nhu cầu giáo dục đại học ngày càng tăng và sự mở rộng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông tạo ra những thách thức 19PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ cho các cơ sở giáo dục đại học trong thời kỳ nguồn lực khó khăn. Tài nguyên giáo dục mở có thể đóng góp đáng kể vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn đầu tư vào hoạt động giáo dục. Điều này thúc đẩy các cơ sở giáo dục quan tâm nhiều hơn vấn đề xây dựng và phát triển OER. Yếu tố “địa lợi” Sự quan tâm nhà nước, các cơ quan bộ ngành Giáo dục đại học ở Việt Nam được Nhà nước và xã hội rất quan tâm. Có thể thấy vấn đề liên quan đến OER đã được đề cập trong một số văn bản của Nhà nước. Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, trong đó xác định một trong những giải pháp thực hiện đổi mới giáo dục đại học là “ Khai thác các nguồn tư liệu giáo dục mở và nguồn tư liệu trên mạng Internet. Lựa chọn, sử dụng các chương trình, giáo trình tiên tiến của các nước”[1]. Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục&đào tạo đã đưa ra một trong những nhiệm vụ và giải pháp đổi mới giáo dục và đào tạo là “Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập” [2]. - Tầm nhìn và quan điểm của nhà quản lý về phát triển OER Những chính sách và sự ủng hộ của lãnh đạo nhà trường đóng vai trò quyết định cho việc phát triển của OER nói riêng và học liệu nói chung. Thực tế cho thấy, lãnh đạo nhà trường đã có những nhận thức phát triển OER là một hướng đi quan trọng. Các nhà quản lý tại các trường đại học đã có cách nhìn đổi mới trong tiếp cận, đổi mới phương pháp dạy học, xem học liệu là công cụ không thể thiếu trong dạy học. Đây là tiền đề cho quá trình xây dựng và phát triển OER. - Sự hợp tác và tham gia của các trường đại học trong phát triển OER OER phát triển được phải dựa trên nền tảng của một cộng đồng xây dựng và sử dụng. Các dự án OER thất bại là do chưa tạo lập được một cộng đồng cùng đóng góp cho kho tài nguyên OER. Hiện nay, hầu hết các trường đại học Việt Nam đã có nhận thức tầm quan trọng của vấn 20 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ đề này, trong tương lai chắc chắn sẽ có những động thái, giải pháp liên kết giữa các trường trong vấn đề phát triển VOER và rộng hơn là OER giữa các trường đại học khắp thế giới. Yếu tố “nhân hòa” Nguồn nhân lực dồi dào cho OER Các giảng viên, nhà nghiên cứu và các chuyên gia là những người tạo ra nội dung cho OER. Hiện nay nguồn nhân lực này của nước ta không thiếu, nhưng do vướng mắc các vấn đề về chính sách, nhận thức, các vấn đề khác chưa được tháo gỡ vì vậy chưa phát huy được vai trò của mình trong quá trình xây dựng và phát triển nguồn tài nguyên giáo dục mở quốc gia và rộng hơn là của thế giới. Khi những vướng mắc được tháo gỡ nguồn nhân lực dồi dào này sẽ góp phần rất lớn trong việc xây dựng và phát triển bền vững VOER/OER. 4. Một số đề xuất thúc đẩy xây dựng và khai thác hiệu quả tài nguyên giáo dục mở Việt Nam trong bối cảnh mới Trong phạm vi của bài viết này tác giả xin kiến nghị một số giải pháp hứng đến xây dựng phát triển OER với các bên liên quan sau: Chính phủ - các bộ ngành liên quan, các trường đại học, giảng viên, sinh viên và các trung tâm thư viện. Chính phủ, các bộ ngành liên quan Chính phủ, các cơ quan bộ ngành có liên quan (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học Công nghệ...) cần phối hợp xây dựng một chính sách quốc gia về tài nguyên giáo dục mở với kế hoạch cụ thể, phù hợp tình hình thực tế của đất nước. Chính phủ cần xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định liên quan đến vấn đề xây dựng và khai thác nguồn tài nguyên giáo dục mở. Thực hiện chiến dịch quảng bá rộng rãi trong cộng đồng về OER giúp các bên có liên quan hiểu rõ hơn OER. Đồng thời kêu gọi sự tham gia tích cực của cộng đồng trong việc cung cấp nội dung và phát triển công nghệ cho OER. 21PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Xây dựng mô hình hợp tác phát triển OER phù hợp với điều kiện Việt Nam. Tạo lập hệ sinh thái OER cho các trường đại học tại Việt Nam. Hệ sinh thái cộng sinh giữa bên cung cấp nội dung, bên cung cấp giải pháp công nghệ và người sử dụng. Các trường đại học Xây dựng các chiến lược, chính sách của trường cho việc xây dựng và sử dụng OER phù hợp với điều kiện của trường. Khuyến khích hỗ trợ đầu tư vào phát triển, tiếp thu và điều chỉnh tài liệu học tập chất lượng cao. Đầu tư cho giảng viên xuất bản bài giảng, giáo trình, tài liệu tham khảo, gắn kết với các hình thức khen thưởng phù hợp. Công nhận vai trò quan trọng của nguồn tài nguyên giáo dục mở trong các quy trình đảm bảo chất lượng nội bộ và định kỳ đánh giá việc thực hiện OER tại trường. Đảm bảo cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để giảng viên và sinh viên có thể khai thác OER thuận lợi. Xây dựng kho OER trực tuyến của trường. Giảng viên Xây dựng kỹ năng và thực hiện đánh giá OER. Giảng viên sẽ tìm kiếm các OER và lựa chọn xem cái nào phù hợp cho các khóa học họ đang giảng dạy. Giảng viên cần cung cấp ý kiến phản hồi về các tài liệu được cấp phép mở trong lĩnh vực của mình, tham gia chỉnh sửa và sử dụng lại, cung cấp phản hồi của sinh viên về đánh giá nguồn học liệu này. Xem xét việc công bố OER do mình tạo ra, hợp tác với đồng nghiệp để công bố công khai các tài liệu đang được soạn thảo cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Thu thập và điều chỉnh học liệu mở cho phù hợp với bối cảnh nhằm đáp ứng tốt các nhu cầu học đa dạng của sinh viên và hỗ trợ các hình thức tiếp cận học tập khác nhau để đạt được mục đích học tập đề ra. Học tập các kiến thức và công nghệ liên quan đến OER. Xây dựng mạng lưới chuyên môn. Hợp tác các giảng viên/nhà nghiên cứu cùng lĩnh vực để xây dựng các tài liệu học thuật, chia sẻ kinh nghiệm sử dụng OER. 22 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Khuyến khích sinh viên tham gia OER. Hướng dẫn sinh viên khai thác các học liệu mở, sẵn sàng tiếp thu ý kiến phản hồi của sinh viên. Sinh viên Chủ động tham gia sử dụng OER, xem OER là nguồn học liệu chính thống sử dụng nguồn học liệu này vào việc nâng cao hiểu biết, làm các bài nghiên cứu cũng như hoàn thành các bài tập trong từng môn học. Sinh viên cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cơ bản liên quan đến việc sử dụng OER. Trong khả năng của mình tham gia đóng góp vào việc xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục mở thông qua các phản hồi, đóng góp ý kiến khi sử dụng OER. Các trung tâm thư viện Các thư viện đại học chủ động thu thập các OER sẵn có, tìm kiếm, lưu trữ và đánh chỉ mục OER có chất lượng từ nhiều nguồn khác nhau. Ứng dụng công nghệ thông tin, tạo lập cơ sở hạ tầng tốt để tạo điều kiện cho người sử dụng khai thác được OER một cách hiệu quả nhất. Tạo lập cộng đồng sử dụng OER thông qua làm việc với các khoa, các giảng viên và sinh viên để giới thiệu các OER mà thư viện đang có hoặc biết, hỗ trợ tối đa việc khai thác sử dụng nếu người dùng có nhu cầu. Các thư viện chủ động đề xuất với lãnh đạo nhà trường trong việc đưa ra những chính sách về tạo lập và sử dụng OER. Làm việc với giảng viên và nhà nghiên cứu để phát triển OER. Hỗ trợ các giảng viên, nhà nghiên cứu về công nghệ và công cụ để giúp họ xây dựng nội dung, xuất bản các học liệu mở; phối hợp giới thiệu OER đến người sử dụng. Hướng sinh viên vào việc sử dụng các nguồn thông tin mở, nhận thức tốt hơn về vấn đề bản quyền, hướng dẫn người dùng các kỹ năng như: tìm kiếm, đánh giá và sử dụng nguồn thông tin, mô tả nguồn và siêu dữ liệu cũng như biết các quản trị và phân phối thông tin số. Đào tạo thủ thư học liệu mở (OER Virtual Librarians). Mỗi thư viện cần có ít nhất một thủ thư am hiểu về OER để hỗ trợ chính thư viện trong việc xây dựng và chia sẻ nguồn tài nguyên này một cách hiệu quả. 23PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ KẾT LUẬN Tài nguyên giáo dục mở đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Đã có rất nhiều trường đại học trên thế giới thành công với mô hình truy cập mở đến nguồn tài nguyên giáo dục mở. Nắm bắt được xu thế chủ đạo đó, giáo dục đại học Việt Nam cần có những đổi mới mạnh mẽ hơn nữa để hòa nhập vào dòng chảy tri thức của nhân loại và nâng cao chất lượng giáo dục. Hy vọng rằng với chủ trương, giải pháp đúng đắn và kịp thời đẩy mạnh quá trình xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở nói riêng, nền giáo dục mở Việt Nam nói chung, giáo dục của Việt Nam sẽ mau chóng cất cánh, đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, để tạo tiền đề thúc đẩy đất nước ngày một phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2005), Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020, Hà Nội. 2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, (2013), Nghị quyết số 29-NQ/ TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội. 3. Đỗ Văn Hùng, (2017), “Tài nguyên giáo dục mở – yếu tố tích cực cho đổi mới giáo dục đại học và mục tiêu phát triển bền vững quốc gia”, Tạp chí Thông tin và tư liệu,(Số 5/2017), trang 3-14. 4. Lê Trung Nghĩa, (2018), “ Những cột mốc quan trọng của Giáo dục Mở/ Tài nguyên Giáo dục Mở (OED/OER) trong chương trình nghị sự quốc tế”, truy cập https://letrungnghia.mangvn.org/Author/nhung-cot-moc- quan-trong-cua-giao-duc-mo-tai-nguyen-giao-duc-mo-oed-oer-trong- chuong-trinh-nghi-su-quoc-te-6092.html 5. Nguyễn Danh Minh Trí, (2017), “Vai trò của tài nguyên giáo dục mở và truy cập mở trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (Số 01/2017), trang 48-53. 6. UNESCO, Guidelines for Open Educational Resources (OER) in Higher Education, (2015). Truy cập từ 0021/002136 /213605e.pdf 7. UNESCO, (2016), “Open educational resources”, truy cập http:// www.unesco.org/new/en/communication-and-information/access-to- knowledge/open-educational-resources.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_va_khai_thac_tai_nguyen_giao_duc_mo_trong_hoat_dong.pdf
Tài liệu liên quan