Ngày 04/11/2013, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị
quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Theo đó,
quan điểm chỉ đạo là: “Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh
hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức
giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo” và “chủ
động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng
thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát
triển đất nước”.
Hưởng ứng triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 16/05/2018,
Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (AVU&C) đã tổ chức
hội thảo “Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ giáo dục và hội
nhập quốc tế”. Hội thảo này đã thu hút được trí tuệ của rất nhiều học giả
trong cả nước có sự quan tâm sâu sắc tới giáo dục nước nhà, đã đưa ra
nhiều khía cạnh khác nhau để giải thích cho “giáo dục mở”, “hệ thống
giáo dục mở” và các vấn đề liên quan, được đúc kết trong 3 tập kỷ yếu
với gần 1.500 trang, và một trong những khía cạnh quan trọng như vậy,
chính là tài nguyên giáo dục mở.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở trong bối cảnh của giáo dục mở và chuyển đổi số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
TRONG BỐI CẢNH CỦA GIÁO DỤC MỞ VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ
Kỹ sư Lê Trung Nghĩa1
Ngày 04/11/2013, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị
quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Theo đó,
quan điểm chỉ đạo là: “Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh
hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức
giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo” và “chủ
động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng
thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát
triển đất nước”.
Hưởng ứng triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 16/05/2018,
Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (AVU&C) đã tổ chức
hội thảo “Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ giáo dục và hội
nhập quốc tế”. Hội thảo này đã thu hút được trí tuệ của rất nhiều học giả
trong cả nước có sự quan tâm sâu sắc tới giáo dục nước nhà, đã đưa ra
nhiều khía cạnh khác nhau để giải thích cho “giáo dục mở”, “hệ thống
giáo dục mở” và các vấn đề liên quan, được đúc kết trong 3 tập kỷ yếu
với gần 1.500 trang, và một trong những khía cạnh quan trọng như vậy,
chính là tài nguyên giáo dục mở.
Cũng trong năm 2018, UNESCO đã đưa ra Khung năng lực CNTT-
TT cho các giảng viên phiên bản 3 (ICT CFT v3), một khung với nhiều
năng lực phù hợp với những biến đổi nhanh của CNTT-TT và giáo dục
1 Ban Tư vấn Phát triển Giáo dục Mở, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.
136 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
hiện nay, một khung với nhiều công nghệ phù hợp cho việc tiếp cận
cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN4) như các công nghệ di
động, công nghệ mạng, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet của Vạn vật (IoT),
dữ liệu lớn (Big Data), thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR), và
trên hết tất cả, là tài nguyên giáo dục mở (TNGDM) được xếp ở vị trí
số 1 trong các công nghệ đó, và nó được tích hợp như một yếu tố không
thể thiếu trong giáo dục mọi cấp vào trong cả 3 mức tri thức của ICT
CFT v3 gồm: (1) Giành được tri thức; (2) Đào sâu tri thức; và (3) Tạo
lập tri thức. UNESCO khuyến cáo các quốc gia tùy biến khung chung
này cho phù hợp với điều kiện của từng quốc gia thành viên, để có
khả năng hoàn thành một loạt các mục tiêu phát triển bền vững - SDG
(Sustainable Development Goal), trong đó có SDG 4 về đảm bảo giáo
dục chất lượng toàn diện và công bằng và thúc đẩy cơ hội học tập suốt
đời cho tất cả mọi người cho tới năm 2030. Đây cũng là SDG về giáo
dục mà Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu để đạt được.
Có thể là khó để Việt Nam tiếp cận được CMCN4, một cuộc cách
mạng tri thức, nếu giáo dục Việt Nam không có khả năng để giành được
tri thức một cách tự do, với chi phí thấp nhất có thể, cho số người lớn
nhất và không có giới hạn cho toàn dân Việt Nam nói chung, cho gần
25 triệu người dân Việt Nam nói riêng đang hàng ngày sống và làm
việc trong khu vực giáo dục như hiện nay, điều mà TNGDM có khả
năng mang tới, để rồi từ các tri thức giành được một cách tự do đó,
chúng ta có thể đào sâu tri thức, rồi sau đó chúng ta - các giảng viên,
sinh viên và các nhà nghiên cứu cùng với các công ty đổi mới sáng tạo
- sáng tạo tri thức mới để đáp ứng được các nhu cầu của CMCN4, chứ
không chỉ sử dụng tri thức một cách thụ động như chúng ta thường thấy
hiện nay. Điều này càng củng cố và khẳng định vai trò rất quan trọng
của TNGDM trong việc có khả năng giúp cho Việt Nam tiếp cận được
CMCN4 một cách khôn ngoan nhất.
Hội thảo năm nay là sự tiếp tục những kết qua bước đầu thu được
qua hội thảo năm 2018, với nhận thức về khía cạnh TNGDM như một
yếu tố nền tảng cơ bản, rất quan trọng của giáo dục mở cần được phát
triển, như được GS. TS. Trần Hồng Quân, Chủ tịch của Hiệp hội các
trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã nêu trong phát biểu tổng kết hội
137PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
thảo năm 2018[1]: “Cần có chủ trương và chính sách phát triển các
nguồn tài nguyên giáo dục và khoa học là điều kiện quan trọng phát
triển giáo dục mở. Cần có quy định pháp luật và chính sách liên quan
đến sở hữu trí tuệ”.
Hội thảo năm nay được tiến hành trong bối cảnh Luật Giáo dục số
43/2019/QH14 vừa được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2019 với mục
tiêu tổng quát được nêu trong Luật là: “Xây dựng nền giáo dục mở, thực
học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức
giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện
nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa
và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng
xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo
dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”;
Để thực hiện được mục tiêu tổng quát đó, Luật đã chỉ rõ trong Điều 4,
Khoản 3: “Phát triển hệ thống giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập
nhằm tạo cơ hội để mọi người được tiếp cận giáo dục, được học tập ở
mọi trình độ, mọi hình thức, học tập suốt đời”; và trong Điều 6, Khoản 1:
“Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm
giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên”.
Hệ thống giáo dục mở Việt Nam đang hướng tới trong bối cảnh
tự chủ và hội nhập quốc tế, như được nêu trong nghị quyết trung ương
số 29 và Luật Giáo dục số 43 được nêu ở trên có nhiều khía cạnh khác
nhau[2], như: mở cho mọi đối tượng học; mở về không gian học; mở về
phương pháp giảng dạy - đào tạo; mở về quan hệ đào tạo xuyên quốc
gia; mở với các công nghệ đào tạo như với sự tham gia của các công
nghệ thông tin và truyền thông; mở về các loại hình học tập; mở về thời
gian học, và một khía cạnh không thể thiếu, là TNGDM.
Không thể xây dựng và phát triển một hệ thống giáo dục mở
mà không xây dựng và phát triển TNGDM!
Hội thảo năm nay “Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở”
kỳ vọng sẽ có những gợi ý và ý kiến đóng góp thiết thực cho việc xây
dựng các văn bản dưới luật để phát triển hệ thống giáo dục mở, và đưa
hệ thống giáo dục quốc dân thành hệ thống giáo dục mở, góp phần xây
dựng nền giáo dục mở như mục tiêu của Luật đã đề ra.
138 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
Bên cạnh đó, hội thảo năm nay 2019 diễn ra trong bối cảnh chính
phủ đang đẩy mạnh và hoàn thiện việc xây dựng Đề án Chuyển đổi số
quốc gia với nhiều yếu tố mở như tài nguyên giáo dục mở, truy cập mở,
dữ liệu mở, cổng dữ liệu chính phủ mở, hạ tầng mở, phần mềm nguồn
mở, định dạng mở, tiêu chuẩn mở, .v.v., những vấn đề mang tính liên
ngành mà khó có ngành nào một mình có thể làm được. Điều này gợi ý
cho sự kết hợp ngày càng chặt chẽ giữa CNTT-TT với giáo dục, khoa
học và văn hóa, giống như những gì UNESCO - Tổ chức của Liên hiệp
quốc về giáo dục, khoa học và văn hóa đã trình bày trong ứng dụng và
phát triển Khung năng lực CNTT-TT cho các giảng viên phiên bản 3
như được nêu ở trên.
Chính vì lý do này, năm nay, Hiệp hội các trường đại học, cao
đẳng Việt Nam (AVU&C) chủ trì, phối hợp với Hội Thư viện Việt Nam
(VLA), Hội Tin học Việt Nam (VAIP) và 2 đơn vị trực thuộc Hội Tin
học Việt Nam là Câu lạc bộ Phần mềm Tự do Nguồn Mở Việt Nam
(VFOSSA) và Câu lạc bộ các Khoa - Viện - Trường Công nghệ thông
tin và Truyền thông Việt Nam (FISU) đồng tổ chức hội thảo “Xây dựng
và khai thác tài nguyên giáo dục mở”.
Đây là cơ hội để các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề
nghiệp, cùng với các đơn vị chuyên ngành thư viện và công nghệ thông
tin trong cả nước - các bên tham gia không thể thiếu trong ứng dụng và
phát triển giáo dục mở và tài nguyên giáo dục mở, cùng nhau nghiên
cứu, trao đổi, chia sẻ nhận thức và kinh nghiệm triển khai thực tế các
vấn đề đó trong thời gian qua để từ đó có các hoạt động tốt hơn trong
thời gian tới. Hy vọng hội thảo dạng liên ngành mới mẻ này của các đơn
vị đồng tổ chức năm nay sẽ còn được duy trì và mở rộng trong những
năm tới, góp phần đáp ứng nhu cầu đưa Việt Nam tiếp cận CMCN4
đồng bộ và đồng vận hơn, và thực tế hơn.
Hội thảo năm nay diễn ra còn trong bối cảnh UNESCO đang chuẩn
bị thông qua Khuyến cáo chính thức về TNGDM nhân Hội nghị Toàn
thể phiên thứ 40 của UNESCO[3] vào tháng sau, tháng 11/2019. Từ
cuối tháng 5/2019, bản phác thảo Khuyến cáo đã được đưa ra, kêu gọi
và khuyến khích đầu tư toàn cầu vào 5 lĩnh vực hỗ trợ TNGDM: (1) xây
139PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
dựng năng lực, (2) phát triển chính sách hỗ trợ, (3) đảm bảo truy cập
bình đẳng và có sự tham gia tới TNGDM chất lượng, (4) các mô hình
bền vững cho TNGDM, và (5) hợp tác quốc tế.
Sau khi Khuyến cáo được thông qua, UNESCO đã có dự kiến
mời các quốc gia thành viên thực hiện tiến trình luật hóa để triển khai
Khuyến cáo đó vào thực tế cuộc sống ở từng quốc gia thành viên. Hy
vọng các khía cạnh của Khuyến cáo này sẽ định hướng tốt cho nhiều
nội dung của các hội thảo những năm tới về giáo dục mở nói chung,
TNGDM nói riêng ở Việt Nam.
Bằng hành động cụ thể và thiết thực để chào mừng hội thảo “Xây
dựng và khai thác TNGDM”, cũng như chào mừng sự kiện UNESCO
sẽ phê chuẩn Khuyến cáo về TNGDM vào tháng 11 tới, bên cạnh các sự
kiện giới thiệu và demo TNGDM, trong thời gian vài tháng qua, Hiệp hội
các trường đại học, cao đẳng Việt Nam chúng tôi đã tổ chức hàng loạt
các khóa tập huấn thực hành “Khai thác TNGDM” theo phương thức
huấn luyện huấn luyện viên ở các trường đại học, cao đẳng ở các tỉnh
thành khác nhau như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Tiền
Giang và Vĩnh Long cho các cán bộ thư viện, các cán bộ công nghệ thông
tin, các giảng viên, các nhà nghiên cứu và một số cán bộ quản lý cấp khoa
- phòng - bộ môn - trung tâm với số lượng hơn 320 người tham dự, gấp
hơn ba lần so với từ năm 2018 trở về trước (xem bảng ở phần phụ lục).
Hiệp hội chúng tôi cũng có ý định sẽ tiếp tục tiến hành hàng loạt
các khóa tập huấn thực hành đó ngay sau khi kết thúc hội thảo này, và
kỳ vọng sẽ hợp tác với các đơn vị đồng tổ chức hội thảo để triển khai
các hoạt động như vậy ở phạm vi càng rộng càng tốt ở khắp các cơ sở
giáo dục mọi cấp ở Việt Nam, với mong muốn chuyển ‘Từ cam kết
thành hành động’[4] cụ thể, hệt như khẩu hiệu được Hội nghị Toàn cầu
lần thứ 2 về TNGDM tại Slovenia năm 2017 đã đưa ra cho thế giới.
Ngay trước thềm của hội thảo này, Hiệp hội các trường đại học, cao
đẳng Việt Nam đã cho ra mắt website Giáo dục Mở - Tài nguyên Giáo
dục Mở - Ứng dụng và Phát triển ở địa chỉ
để quảng bá và triển khai việc ứng dụng và phát triển GDM, TNGDM
và các lĩnh vực mở khác trong thời gian tới.
140 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
CHÚ GIẢI
1. Kỷ yếu hội thảo. Trích bài phát biểu tổng kết hội thảo của giáo sư Trần
Hồng Quân. Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ giáo dục và hội
nhập quốc tế, tập 3, trang 17
2. GS. TS. Phạm Tất Dong, Hội Khuyến học Việt Nam: Trường đại học trong
sự nghiệp xây dựng xã hội học tập, góp phần đào tạo nhân lực chất lượng
cao trước bối cảnh phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kỷ yếu
hội thảo “Tái cấu trúc hệ thống giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp của
Việt Nam cho các thập nhiên đầu của thế kỷ XXI”, tập 3, tr. 1-21.
3. Lê Trung Nghĩa biên dịch: Cuộc họp của các chuyên gia liên chính phủ
thông qua Khuyến cáo Phác thảo được làm lại về Tài nguyên Giáo dục Mở:
https://vnfoss.blogspot.com/2019/07/cuoc-hop-cua-cac-chuyen-gia-lien-
chinh.html
4. Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2017: Tài nguyên giáo dục mở - Từ cam kết
tới hành động - học tập vì sự phát triển bền vững: https://www.dropbox.
com/s/vyoczt07w3r49pf/2017_COL_OER-From-Commitment-to-
Action-Vi-15102017.pdf?dl=0
5. Lê Trung Nghĩa, 2018: Sáng kiến: Tạo video truy cập mở - bước khởi đầu
thực tế cho các thư viện, các cơ sở đại học và cao đẳng ứng dụng và phát
triển các tài nguyên truy cập mở và được cấp phép mở: https://vnfoss.
blogspot.com/2017/12/sang-kien-tao-video-truy-cap-mo-buoc.html
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_va_khai_thac_tai_nguyen_giao_duc_mo_trong_boi_canh.pdf