Để xây dựng được một quốc gia khởi nghiệp, điều kiện tiên quyết là phải hình thành nên một thế hệ doanh
nhân khởi nghiệp có năng lực sáng tạo và cung cấp các giá trị thực cho xã hội. Thế hệ doanh nhân khởi
nghiệp này chỉ có thể hình thành và phát triển trong lòng một xã hội khởi nghiệp nơi phần lớn mọi người
có tư duy khởi nghiệp, điển hình chính là trường đại học.
Song song là bối cảnh cả nước hướng đến cuộc cách mạng công nghệ thời 4.0, bài viết tiến hành phân tích,
đánh giá và đưa ra các khuyến nghị nhằm giải quyết bài toán cấp bách về việc xây dựng và hoàn thiện
vườn ươm khởi nghiệp tại trường đại học theo tinh thần của Quyết định số 844/QĐ-TTg ban hành ngày
18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
quốc gia đến năm 2025” (sau đây gọi là Đề án 844).
Từ khóa: Vườn ươm khởi nghiệp, vườn ươm doanh nghiệp khởi nghiệp trong trường đại học, khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp khởi nghiệp, cách mạng công nghiệp 4.0. Phân loại ngành : Kinh tế
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Xây dựng và hoàn thiện vườn ươm khởi nghiệp trong trường đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
620
XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN VƢỜN ƢƠM KHỞI NGHIỆP
TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC
Th.S Nguyễn Thị Hoàng Yến
Khoa Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)
TÓM TẮT
Để xây dựng được một quốc gia khởi nghiệp, điều kiện tiên quyết là phải hình thành nên một thế hệ doanh
nhân khởi nghiệp có năng lực sáng tạo và cung cấp các giá trị thực cho xã hội. Thế hệ doanh nhân khởi
nghiệp này chỉ có thể hình thành và phát triển trong lòng một xã hội khởi nghiệp nơi phần lớn mọi người
có tư duy khởi nghiệp, điển hình chính là trường đại học.
Song song là bối cảnh cả nước hướng đến cuộc cách mạng công nghệ thời 4.0, bài viết tiến hành phân tích,
đánh giá và đưa ra các khuyến nghị nhằm giải quyết bài toán cấp bách về việc xây dựng và hoàn thiện
vườn ươm khởi nghiệp tại trường đại học theo tinh thần của Quyết định số 844/QĐ-TTg ban hành ngày
18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
quốc gia đến năm 2025” (sau đây gọi là Đề án 844).
Từ khóa: Vườn ươm khởi nghiệp, vườn ươm doanh nghiệp khởi nghiệp trong trường đại học, khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp khởi nghiệp, cách mạng công nghiệp 4.0. Phân loại ngành : Kinh tế
1. MỘT SỐ GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ VƢỜN ƢƠM KHỞI NGHIỆP
Vườn ươm doanh nghiệp là một tổ chức liên kết giữa Trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học, chính
quyền và các doanh nghiệp khởi sự (hay các nhóm, cá nhân có ý định thành lập doanh nghiệp). Tổ chức
này có mục đích tạo một "lồng ấp", một môi trường "nuôi dưỡng" các doanh nghiệp khởi sự trong một
thời gian nhất định để các đối tượng này có thể vượt qua những khó khăn ban đầu, khẳng định sự tồn tại
và phát triển như những doanh nghiệp độc lập. (TS. Nguyễn Hải An, 2018, Ươm tạo doanh nghiệp - Hiện
trạng và một số giải pháp)
Vườn ươm trong trường đại học đóng vai trò quan trọng trong việc khích lệ tinh thần doanh nhân, đổi mới
sáng tạo (ĐMST) trong sinh viên, giảng viên; hỗ trợ hoạt động chuyển giao kinh nghiệm trong trường đại
học; gắn kết trường đại học với các doanh nghiệp và phát triển kinh tế địa phương. Theo tổng hợp từ mô
hình các vườn ươm khởi nghiệp tại Canada, Mỹ, Đức, Singapore ,Đài Loan,... thì có ba yếu tố chính để
xây dựng một vườn ươm khởi nghiệp, đó là phải có trường đại học, các nhà cố vấn khởi nghiệp và các nhà
đầu tư.
2. THỰC TRẠNG
Theo số liệu thống kê năm 2018 của tạp chí Echelon (Singapore), Việt Nam hiện có khoảng hơn 3.000
doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (DNKNST), tăng gần gấp đôi so với số liệu ước tính cuối năm 2015.
Một thống kê khác của Bộ KH & CN cũng cho thấy, cả nước hiện có khoảng 600.000 doanh nghiệp, trong
đó có 3.000 doanh nghiệp ĐMST. Tính trong 2016-2017, số DNKNST chiếm đến 90% tổng số các doanh
nghiệp xin đăng kí mới. Tuy nhiên, hầu hết DNKNST có tuổi đời khoảng 1 năm, quy mô nhỏ lẻ và khả
năng tăng trưởng không cao, vốn đầu tư đa phần dưới 10 triệu USD, hoạt động gọi vốn còn nhỏ lẻ so với
DNKNST trong khu vực.
621
Về hoạt động tài chính, hiện có trên 40 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam, điển hình là
IDG Ventures, CyberAgent Ventures, Captii Ventures, Gobi Partners, 500 Startups, tăng khoảng 30 %
so với năm 2016. Bên cạnh đó, hơn 900 dự án khởi nghiệp được ươm tạo với 300 sản phẩm khởi nghiệp
đã kết nối đến với cộng đồng và các quỹ đầu tư, có khoảng 40 cơ sở ươm tạo khởi nghiệp đang hoạt động
trên cả nước. Một số tên tuổi hệ sinh thái và vườm ươm tiêu biểu như: phía Bắc có Trung tâm Đào tạo và
Hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ (TSC), Trung tâm Ứng dụng và thông tin KH&CN – Sở KH&CN
Phú Thọ, Đại học Ngoại Thương, Vườn ươm doanh nghiệp CNC Hòa Lạc; Vườn ươm doanh nghiệp công
nghệ thông tin ĐMST Hà Nội; tại miền Nam có Saigon Innovation HUB (SIHUB), Khu Công nghệ
Phần mềm ĐHQG TPHCM (ITP), Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung tâm ươm tạo
doanh nghiệp công nghệ – Trường Đại học Bách Khoa, Vườn ươm doanh nghiệp Công nghệ cao TPHCM
(SHTB-IC), Trung tâm hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp (BSSC); miền Trung có Trường Cao đẳng Công
thương miền Trung, Đại học Huế, Cao đẳng Công nghiệp Huế, Công ty CP trung tâm ươm tạo khởi
nghiệp Sông Hàn, Vườn ươm Đà Nẵng (DNES);
Có thể kể đến thành công của các vườn ươm, trung tâm tại các viện, các trường đại học trong việc ươm
tạo, hướng dẫn và cho ra đời các sản phẩm/dịch vụ từ các Start up như: Gremsy (với giải pháp chống rung
cho máy quay, drone trong lĩnh vực điện ảnh và quay phim chuyên nghiệp; thành lập năm 2011 và đến nay
doanh thu công ty đã lên đến con số triệu đô), Vexere (hệ thống đã kết nối với hơn 2.000 nhà xe và bến xe
trên cả nước, cung cấp hơn 5.000 tuyến đường; riêng trong năm 2017 thì bán được 150.000 vé xe/ngày -
tương đương 20% tổng lượng vé bán ra trên thị trường được bán thông qua Vexere), nhà thông minh Acis,
dự án công nghệ 3D Meetechlà những cái tên trong số 50 Start up trưởng thành từ SHTB-IC; Zoody
(năm 2016 đã kêu gọi được hơn 300.000 USD đầu tư, hiện được định giá 1 triệu USD cho khởi nghiệp về
ứng dụng hỗ trợ quán ăn, chăm sóc và quản lý khách hàng trong ẩm thực), Caromi (khởi nghiệp năm 2017
cùng phở sắn), Homecare (nền tảng kết nối bệnh nhân, hộ lý, y tá chăm sóc tại nhà), Dichung.vn (kết nối
du khách cùng 1 địa điểm du lịch),của vườn ươm DNES; dự án Edu2review (đến từ EBIV JSC với sản
phẩm cung cấp giải pháp đánh giá tín nhiệm cho các đơn vị giáo dục), dự án Đông trùng hạ thảo Hector,
dự án Ngân hàng Videoclip giáo dục Trạng, đến từ BSSC; Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ
– Trường Đại học Bách Khoa với các tên Start up nổi trội: ENVIBIOCHEM Binh Lan (chuyên về kít đo
nhanh chất lượng nước ao nuôi và giải pháp nuôi trồng thuỷ sản đáp ứng các tiêu chuẩn mới nhất của Hoa
kỳ, Nhật và được Bộ KH & CN Việt Nam, Bộ GD & ĐT Việt Nam, Quỹ Phát triển KH & CN Quốc gia
Việt Nam, Cơ quan Hỗ trợ Phát triển KHCN Nhật Bản, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Cơ
quan hợp tác quốc tế Thụy Điển (SIDA) tài trợ), Indefol (chuyên về máy phát điện gió trục đứng và các
giải pháp tối ưu sản xuất với dự án năng lượng mặt trời trị giá 7 triệu USD cùng liên doanh BCG vào
4/2019), Vietcontrol (cung cấp giải pháp kiểm đếm sản phẩm trên băng chuyền, giám sát và điều khiển từ
xa trong công nghiệp), BK Nature, v.v
Như vậy, có thể đánh giá sơ bộ là sự ra đời hàng loạt của các trung tâm ươm tạo và vườn ươm trong các
trường đại học đang dần chứng minh cho vai trò cần thiết và không thể tách rời của trường đại học với các
doanh nghiệp khởi nghiệp. Và hiện tất cả các tổ chức nói trên đang cùng hướng đến nhiệm vụ của đề án
844 trong năm 2019. Tuy có số lượng và một số thành công ban đầu nhưng bản thân các vườn ươm đang
gặp nhiều vấn đề như:
– Mạng lưới các nhà cố vấn khởi nghiệp, cộng đồng các nhà đầu tư thiên thần, đầu tư mạo hiểm và
các trường đại học hoặc các tổ chức sẵn sàng giúp cải thiện vấn đề khởi nghiệp chưa có sự liên kết
thường xuyên và chặt chẽ. Điều này xuất phát từ quan điểm còn nhìn nhận hoạt động khởi nghiệp
trong trường đại học theo phong trào, thiếu sự thống nhất từ các bên về mục tiêu.
– Phương hướng hoạt động: các vườn ươm tại trường đại học hiện chưa chú trọng giúp đỡ các sinh
viên trong giai đoạn hình thành ý tưởng, mà lại tập trung hỗ trợ các dự án khởi nghiệp đã nên hình
622
hài. Trong khi đó, đa phần các dự án của sinh viên đều chưa đủ nội lực để phát triển nên việc hỗ trợ
phần lớn đều thất bại. Mặt khác, nguồn hỗ trợ hiện nay từ nhà nước chưa nhiều và chưa sát nên các
vườn ươm và các công ty trong vườn ươm phải tự lực cánh sinh là chính như: nhận tìm kiếm các
khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp, đấu thầu các dự án, mở rộng chuyển giao và hỗ trợ công
nghệ ra nước ngoài (mô hình vườn uơm doanh nghiệp tại Đại học Bách Khoa, Đại học Nông Lâm
TP HCM).
– Vấn đề thứ 3 là tình trạng “thừa vườn thiếu cây”. Điều này bắt nguồn bởi hệ sinh thái khởi nghiệp
của Việt Nam hình thành chưa lâu, được thúc đẩy và hỗ trợ theo chính sách của Chính phủ. Vì trong
giai đoạn đầu nên những hoạt động của các vườn ươm đều ở tình trạng mới mẻ dẫn đến bị thiếu về
cả số lượng các ý tưởng lẫn các mô hình ĐMST có chất lượng.
– Về doanh nghiệp khởi nghiệp trong trường đại học
– Vốn là một trong số các yếu điểm lớn nhất đối với một Start up nên họ rất cần các nhà đầu tư, các
quỹ đầu tư và các tổ chức hỗ trợ nhưng lại gặp các hạn chế về thông tin, kiến thức và một kế hoạch
cho quá trình vận hành và phát triển. Và theo đánh giá của các chuyên gia, hầu hết giá trị của các
Startup đều dựa vào sở hữu trí tuệ. Cụ thể là các tài sản vô hình bao gồm ý tưởng kinh doanh,
thương hiệu hay công thức sản xuất Tuy nhiên, để biến thành tài sản cố định vô hình làm cơ sở
đàm phán với nhà đầu tư để huy động vốn hoặc cho các mục đích khác, việc định giá cho tài sản trí
tuệ là điều vô cùng khó khăn với các DNKNST. Thêm vào đó là do thủ tục phức tạp, chi phí khá
cao và thời gian cấp phép cho sáng chế, nhãn hiệu khá dài nên khiến DNKNST chưa quan tâm đúng
mức đến việc đăng ký sở hữu trí tuệ. Một vấn để nữa là các nhà sáng lập trẻ thường chỉ quan tâm
đến sự phát triển của Startup mà không chú ý nhiều đến các rủi ro từ việc chọn sai loại hình doanh
nghiệp dẫn đến Startup bị đình trệ, bỏ lỡ các cơ hội tốt; đồng thời, gây sứt mẻ quan hệ giữa những
người sáng lập do xuất hiện xung đột lợi ích về vốn, quyền sở hữu tài sản hoặc họ phải bồi thường
cho các hợp đồng đã ký kết với đối tác.
– Tiếp đến là tính doanh nhân thể hiện chưa cao vì đa phần chủ doanh nghiệp tại các vườn ươm là
những giảng viên trẻ kiêm nhiệm, cộng thêm khó khăn về việc tổ chức, gắn kết nhân lực có chất
lượng nên các Startup dễ bị sai lầm là đưa các nhân lực thân quen nhưng lại rất hạn chế về kiến
thức, kĩ năng và kinh nghiệm cần thiết vào cơ cấu tổ chức.
– Về cố vấn doanh nghiệp khởi nghiệp: phần lớn xuất phát từ đội ngũ giảng viên nguồn với sự trang
bị tương đối về lý thuyết thông qua các khóa đào tạo ngắn ngày (từ 3 đến 7 ngày, thường ở cấp độ
thấp như giới thiệu các phương pháp và những khái niệm của khởi nghiệp tinh gọn). Sự hỗ trợ này
tuy đông đảo, nhiệt huyết nhưng tính chuyên nghiệp và năng lực của từng cố vấn khởi nghiệp còn
khá hạn chế do chưa đủ kinh nghiệm và kiến thức để hỗ trợ hiệu quả nhất. Lực lượng cố vấn đến từ
bên ngoài trường đại học thì lại khá mỏng về số lượng. Xét về chất lượng thì còn tùy thuộc rất nhiều
vào uy tín của vườn ươm, của trường đại học và các mục tiêu kết nối.
– Về cơ chế chính sách: các quỹ đầu tư từ Nhà nước cho hoạt động khởi nghiệp, đặc biệt là hoạt động
tài trợ cho các doanh nghiệp tại vườn ươm của trường đại học chưa mang tính khuyến khích do
thiếu yếu tố truyền thông và còn hạn chế quy mô. Mặt khác, thủ tục hành chính còn khá rườm rà,
phức tạp và mất nhiều thời gian của các Startup. Hiện nay, có tất cả 5719 điều kiện kinh doanh và
243 ngành nghề được quy định bởi Luật Đầu tư 2014. Trong đó, nhiều quy định, điều kiện kinh
doanh về một số ngành chưa thực sự phù hợp và là rào cản đối với doanh nghiệp khởi nghiệp.
Những quy định về đầu tư nước ngoài vào DNKNST chưa rõ; thủ tục đối với DNKNST đăng ký sở
hữu trí tuệ không đơn giản, cộng thêm chi phí khá cao và thời gian cấp phép, cấp bằng đối với sáng
chế, nhãn hiệu cũng không ngắn.
623
3. CÁC KHUYẾN NGHỊ
Giải quyết vấn đề “Khan hiếm dự án” thông qua Chuỗi hoạt động trong vườn ươm
1. Đào tạo trải nghiệm và đổi mới sáng tạo: khuyến khích sinh viên phát triển các ý tưởng sáng tạo và
thông qua chương trình học thực nghiệm sẽ đưa chúng ra thị trường.
2. Phát triển khởi nghiệp: đưa cộng đồng trong và ngoài trường đại học đến với khởi nghiệp mà trường
đại học đóng vai trò hỗ trợ chính từ tư vấn đến kết nối các nguồn lực cần thiết
3. Mạng lưới kết nối: giữ vai trò liên lạc, nắm bắt thông tin, tạo mối liên hệ và kết nối giữa các nhà
đầu tư, các nhà cố vấn, các quỹ đầu tư tư nhân lẫn chính phủ với các DNKNST.
4. Chuyển giao tri thức: bao gồm những hoạt động truyền thông trao đổi qua lại giữa sinh viên các
khoa và có các hoạt động của các công ty trong chương trình học của trường đại học (như các hội
thảo, các chuyên đề, các module đào tạo, ...)
5. Ươm tạo: cung cấp cơ sở hạ tầng cả phần cứng lẫn phần mềm nhằm giảm thiểu rủi ro cho doanh
nghiệp khởi nghiệp bên trong lẫn bên ngoài trường đại học.
6. Cung cấp kiến thức và cung cấp thông tin: các dự án, ý tưởng ĐMST của sinh viên sẽ nhận được sự
tư vấn của chuyên gia, sự hỗ trợ từ phía nhà trường và từ bộ phận thương mại hóa sản phẩm từ các
phòng lab của trường.
7. Hỗ trợ tài chính: thành lập các trung tâm/ban tăng tốc khởi nghiệp (Accelerator) với từng nhóm lĩnh
vực cụ thể và tiến hành bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp qua từng giai đoạn kèm
các KPIs cụ thể; quỹ hỗ trợ phát triển các ý tưởng về Media số; các ACE strart up Grant (the Action
Community for Entrepreneurship) để “đầu tư mồi”.
Bộ máy nhân sự
Nhân sự cần tinh gọn và thể hiện được tính đại diện cho những hoạt động chính của vườn ươm. Để bộ
máy này vận hành hiệu quả thì cần có sự cộng tác thường xuyên, liên tục từ các chuyên gia ươm tạo khởi
nghiệp từ bên ngoài, sự cộng tác của sinh viên tình nguyện với vai trò hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp,
hoặc thực tập trong chính các doanh nghiệp này.
Về nhà cố vấn doanh nghiệp khởi nghiệp
Trước tiên và không thể thiếu đó là đội ngũ tư vấn giáo dục khởi nghiệp tại các trường. Sau đó, để quá
trình ươm tạo và hỗ trợ mang tính thực tiễn thì cần sử dụng nguồn lực tự nguyện từ các cựu sinh viên, cựu
doanh nghiệp khởi nghiệp và các nhà cố vấn tình nguyện. Họ tham gia vườn ươm với nhiều hoạt động từ
việc đóng góp kinh nghiệm, kiến thức dưới hình thức như: các diễn đàn, các hội thảo, các chuyên đề, các
buổi học thuật, đến cố vấn chuyên sâu cho các đề án.
Cộng đồng nhà đầu tư
Trường đại học với vườn ươm doanh nghiệp và các nhà đầu tư cần xem việc ươm tạo, hỗ trợ và đầu tư cho
DNKNST như đang đầu tư cho nguồn “vốn xã hội” của chính mình thông qua giá trị nhận được từ sự
tương tác các bên cùng có lợi, động lực và khả năng sáng tạo của các bên.
Cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp
Có sự cam kết hỗ trợ trở lại đối với vườn ươm trong số các vai trò như nhà cố vấn khởi nghiệp, các nhà
đầu tư, hay đơn giản là việc sẵn lòng tiếp nhận các sinh viên thực tập trong chính doanh nghiệp khởi
nghiệp của họ.
Cơ chế chính sách.
624
– Hỗ trợ tài chính cho vườn ươm: được hỗ trợ từ 50 – 70% chi phí vận hành từ ngân sách nhà nước
thông qua các chương trình khuyến khích khởi nghiệp từ các bộ, ban ngành. Các vườn ươm phải
cạnh tranh nhận tài trợ bằng cách viết đề xuất và báo cáo về hoạt động của mình mỗi năm.
– Giảm bớt sự rườm rà, phức tạp trong thủ tục hành chính nhằm thu hút sự đầu tư từ các nhà đầu tư
trong và ngoài nước dành cho các Start up ở các trường đại học. Ngoài ra, cần thêm các chính sách
thuế mang tính khuyến khích các tập đoàn, các công ty đa quốc gia thành lập, hoạt động hỗ trợ các
quỹ đầu tư khởi nghiệp hay các chương trình về ĐMST.
– Tạo nền tảng thông tin công khai, khách quan, hoạt động liên tục và liên kết giữa các quỹ hỗ trợ,
quỹ đầu tư với các vườn ươm doanh nghiệp khởi nghiệp tại các trường đại học, đồng thời cho phép
tất cả sinh viên có thể truy cập miễn phí.
Hoạt động quản lý của trường đại học
– -Xây dựng các KPIs đánh giá hoạt động vườn ươm: để đảm bảo không chỉ đáp ứng nhu cầu tức thời
và hình thức thì trường đại học cần xem vườn ươm như 1 ban bệ thật sự, có các tiêu chuẩn đánh giá,
theo dõi và báo cáo.
– -Hướng đến xây dựng thương hiệu vườn ươm và sản phẩm/ dịch vụ mang thương hiệu vườn ươm
trường doanh nghiệp của chính trường đại học
– -Hoạt động giáo dục tại các trường vẫn giữ vai trò chủ đạo nhưng cần là giáo dục chủ động và hỗ
trợ người học từ lý thuyết đi đến thực tiễn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ tư pháp ,2014. Luật đầu tư
[2] Bộ Khoa học và Công nghệ, 2005. Đề tài nghiên cứu “Một số kinh nghiệm quốc tế về ươm tạo
doanh nghiệp công nghệ cao ứng dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và một số gợi suy cho khu
CNC Thành phố Hồ Chí Minh”. Thành phố Hồ Chí Minh.
[3] Chính phủ Việt Nam, 2016. Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến
năm 2025”. Việt Nam.
[4] Nguyễn Thị Lâm Hà, 2009. Đề tài cấp bộ:“ Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển cơ sở ươm tạo
doanh nghiệp công nghệ ở Việt Nam”.Hà Nội: Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW.
[5] Hiệp hội vườn ươm doanh nghiệp Quốc gia Mỹ (NBIA), 2008. Báo cáo về Vườn ươm doanh
nghiệp. US.
[6] TS. Nguyễn Hải An, 2018. Báo cáo “Ươm tạo doanh nghiệp - Hiện trạng và một số giải pháp”
[7]
[8]
[9]
hay-de-129577.html
[10]
nghiep.html
[11]
[12]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_va_hoan_thien_vuon_uom_khoi_nghiep_trong_truong_dai.pdf