Đánh giá mức độ đạt được năng lực tự học trực tuyến của sinh viên
trong mô hình dạy học kết hợp dựa trên việc nghiên cứu, xây dựng rubric hướng
dẫn đánh giá và tự đánh giá có cấu trúc 3 tầng bậc gồm: các tiêu chuẩn
(standard), các tiêu chí (criteria) và các chỉ báo (indicator) mô tả cụ thể chỉ số
hành vi trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phù hợp với yêu cầu sư phạm và
lôgic cấu trúc thao tác của mỗi kĩ năng thành phần, cho phép thu thập được
những thông tin cần thiết để đánh giá khách quan, chính xác mức độ đạt được
năng lực tự học trực tuyến của sinh viên trong mô hình dạy học kết hợp (Blended
learning).
9 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Xây dựng rubric đánh giá năng lực tự học trực tuyến của sinh viên trong mô hình dạy học kết hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Có tính sáng tạo.
M4
Thiết lập được dàn ý báo cáo kết quả học tập khoa học và chính
xác, nhưng chưa giải thích thấu đáo logic của dàn ý.
M3
Thiết lập được dàn ý báo cáo kết quả học tập, nhưng đôi chỗ còn
chưa khoa học, không giải thích thấu đáo logic của dàn ý, nhưng
vẫn đạt hiệu quả nhất định.
M2
Thiết lập dàn ý báo cáo kết quả học tập chưa hợp lí, chưa chính xác
và thiếu tính khoa học, không giải thích tính logic của dàn ý.
M1
D2. Tự
hệ thống
hóa nội
dung
học tập
Thực hiện nhanh và chính xác các thao tác sắp xếp logic các nội
dung học tập trở nên có hệ thống, thể hiện tốt mối quan hệ giữa các
nội dung để hiểu biết đầy đủ bản chất nội dung học tập. Có tính
sáng tạo.
M4
Thực hiện chính xác các thao tác sắp xếp logic các nội dung học
tập trở nên có hệ thống. Nhưng chưa thể hiện rõ logic quan hệ giữa
các nội dung đó, nên hiểu biết về bản chất nội dung học tập còn
hạn chế, nhưng không đáng kể.
M3
Bước đầu tiến hành được quy trình các thao tác sắp xếp logic các
nội dung học tập trở nên có hệ thống. Nhưng còn lúng túng, thiếu
tính linh hoạt, nhưng vẫn đạt hiệu quả nhất định.
M2
Biết các thao tác sắp xếp logic các nội dung học tập trở nên có hệ
thống, nhưng phải được hướng dẫn, thao tác còn lúng túng, chưa
đảm bảo yêu cầu, nên kết quả còn có những hạn chế nhất định.
M1
E. Tự
kiểm
tra,
đánh
giá kết
quả
học tập
E1. Tự
đặt câu
hỏi
Thực hiện nhanh và chính xác các yêu cầu thao tác đặt câu hỏi về:
mục đích hỏi, cách diễn đạt câu hỏi bằng các động từ chỉ dẫn hoạt
động tìm tòi, câu hỏi rõ ràng để tránh việc hiểu nhầm và định
hướng cách trả lời, hạn chế phạm vi tìm tòi để có câu trả lời đơn
trị, xác định. Các câu hỏi hướng vào trọng tâm và có tính hệ thống.
Có tính sáng tạo.
M4
Thực hiện chính xác các yêu cầu thao tác đặt câu hỏi về: mục đích
hỏi, cách diễn đạt câu hỏi bằng các động từ chỉ dẫn các hoạt động
tìm tòi, câu hỏi rõ ràng để tránh việc hiểu nhầm và định hướng
cách trả lời, hạn chế phạm vi tìm tòi để có câu trả lời đơn trị, xác
định. Các câu hỏi hướng vào trọng tâm và có tính hệ thống. Có thể
còn một vài lỗi nhỏ, nhưng không đáng kể.
M3
Bước đầu tiến hành các yêu cầu thao tác đặt câu hỏi mà không cần
hướng dẫn về: mục đích hỏi, cách diễn đạt câu hỏi bằng các động
từ chỉ dẫn các hoạt động tìm tòi, câu hỏi rõ ràng để tránh việc hiểu
nhầm và định hướng cách trả lời, hạn chế phạm vi tìm tòi để có câu
trả lời đơn trị, xác định. Các câu hỏi hướng vào trọng tâm và có
tính hệ thống. Tuy còn lúng túng, thiếu tính linh hoạt, nhưng vẫn
M2
PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1259
Tiêu
chuẩn
Tiêu chí Chỉ báo hành vi Mức
đạt hiệu quả nhất định.
Đã tiến hành được một số thao tác trong quy trình đặt câu hỏi theo
hướng dẫn, nhưng thao tác còn lúng túng, chưa đảm bảo yêu cầu,
diễn đạt dài dòng, dễ gây hiểu nhầm hoặc khó hiểu. Còn có thái độ
thiếu tập trung và phải nhắc nhở hay trợ giúp, nên kết quả còn có
những hạn chế nhất định.
M1
E2. Tự
đưa ra
câu trả
lời
Phân tích chính xác, nhanh chóng yêu cầu của câu hỏi và tự đưa ra
câu trả lời đúng, đủ yêu cầu của câu hỏi. Diễn đạt nội dung câu trả
lời ngắn gọn, logic, súc tích và sáng tạo.
M4
Phân tích chính xác yêu cầu của câu hỏi và tự đưa ra câu trả lời
đúng, đủ yêu cầu của câu hỏi. Diễn đạt nội dung câu trả lời ngắn
gọn, súc tích. Có thể còn một vài lỗi nhỏ như logic lập luận hạn
chế, nhưng không đáng kể.
M3
Bước đầu phân tích được đúng yêu cầu của câu hỏi mà không cần
trợ giúp, trả lời được các yêu cầu của câu hỏi, nhưng còn tốn nhiều
thời gian. Diễn đạt nội dung câu trả lời còn lan man, chưa súc tích,
thiếu lập luận, nhưng vẫn đạt hiệu quả nhất định.
M2
Xác định được đúng yêu cầu của câu hỏi, nhưng câu trả lời còn
nhiều ý sai hoặc thiếu ý so với yêu cầu của câu hỏi; vẫn cần sự gợi
ý hay trợ giúp khác khi trả lời câu hỏi. Diễn đạt nội dung câu trả
lời còn lủng củng, nên kết quả có những hạn chế nhất định.
M1
E3. Tự
đối
chiếu
kết quả
học tập
với mục
tiêu học
tập
Tự đối chiếu kết quả học tập so với mục tiêu để tự đánh giá nhanh,
chính xác và khách quan kết quả đạt được của bản thân, chỉ rõ
được những ưu điểm và hạn chế cần khắc phục.
M4
Tự đối chiếu kết quả học tập so với mục tiêu để tự đánh giá chính
xác và khách quan kết quả đạt được của bản thân, nhưng do logic
lập luận của câu trả lời hạn chế, nên chưa chỉ rõ được những ưu
điểm và hạn chế cần khắc phục.
M3
Bước đầu tiến hành tự đối chiếu kết quả học tập so với mục tiêu để
tự đánh giá kết quả đạt được của bản thân, nhưng do nội dung câu
trả lời còn lan man, chưa súc tích, thiếu lập luận, nhưng vẫn đạt
hiệu quả nhất định.
M2
Đã biết tự đối chiếu kết quả học tập so với mục tiêu để tự đánh giá
kết quả đạt được của bản thân, nhưng chưa nắm vững mục tiêu học
tập, nên các ý kiến tự đánh giá còn chủ quan, sơ sài.
M1
4. KẾT LUẬN
Xây dựng thành công rubric đánh giá mức độ đạt được của NLTHTT phản ánh đầy
đủ các tiêu chuẩn, tiêu chí thực hiện và chỉ báo hành vi của từng kĩ năng thành phần giúp
cho giảng viên đánh giá và SV tự đánh giá một cách khách quan, chính xác mức độ đạt
được về NLTHTT của SV. Qua đó, góp phần hình thành và phát triển NLTHTT của SV,
đồng thời phát triển, mở rộng và nâng cao hiệu quả của mô hình dạy học kết hợp.
1260 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phan Thị Thanh Hội, Kiều Thu Giang (2016). Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy
học chương “Cảm ứng” - Sinh học 11. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, tr. 184-189, Kì 1 tháng
7/2016.
Nguyễn Hồng Lĩnh (2012). Một cách hiểu về dạy học kết hợp, Tạp chí Giáo dục. Số 284- kỳ 2.
Bloom, B. Engelhart, M. Furst, E. Hill, W. Krathwohl, D. (1956). Taxonomy of educational
objectives: the classification of educational goals. Handbook 1: Cognitive Domain. Longmans
Green, New York.
Biggs, J. B. Collis, K. F. (1982). Evaluating the Quality of Learning: The SOLO Taxonomy.
Academic Press, New York.
Brabrand, C. Dahl, B. (2009). Using the SOLO Taxonomy to Analyze Competence Progression of
University Science Curricula. Higher Education, Vol. 58 (4), pp. 531-549.
Chan, C. C. Chui, M. S. Chan, M. Y. C. (2002). Applying the Structure of the Observed Learning
Outcomes (SOLO) taxonomy on student’s learning outcomes: An empirical study.
Assessment & Evaluation in Higher Education, Vol. 27 (6), pp. 511-527.
Dreyfus, Stuart E. Dreyfus, Hubert L. (1980). A Fiwe-Stage Model of the Mental Actiưities
involved in Directed Skill Acquisition. Washington, DC: Storming Media.
Malcolm Shepherd Knowles, (1975). Self-directed learning: A guide for learners and teachers.
Association press, Michigan University, Pg 18.
Taylor, B., (1995). Self- directed learning: Revisiting an idea most appropriate for middle school
students. (ERIC Document No. ED395287).
DEVELOPING THE RUBRIC FOR ASSESSING STUDENTS' ONLINE
SELF-STUDY ABILITY IN BLENDED LEARNING MODELS
Duong Tien Sy*, Ha Thi Huong2
Abstract: Assessing undergraduate students' self-study ability in blended
learning and teaching models is based on developing the rubric for assessment
and self-assessment with 3-level structure including standards, criteria and
specific behavior indicators in accordance with pedagogical requirements and
the logical structure of component skills. A good rubric will allow assessors to
gather necessary information to assess objectively and accurately the level of
students' online self-study ability in the blended learning model.
Keywords: Rubric, assessment, competence, online self-study, blended learning.
1Hanoi National Universiy of Education
2Hong Duc University
*Email: tiensyduong@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_rubric_danh_gia_nang_luc_tu_hoc_truc_tuyen_cua_sinh.pdf