Đảng ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một trong
những điều kiện và môi trường tiên quyết của một quốc gia tiến hành công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và một xã hội phát triển tiên tiến.
Nội dung quan trọng của Nhà nước pháp quyền là khẳng định cội nguồn quyền lực
nhà nước là ở nhân dân. Để bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, trong
đó nhà nước là của nhân dân chứ không phải nhân dân là của nhà nước, Nhà nước
pháp quyền đề cao tính hợp hiến, hợp pháp trong tổ chức và hoạt động của nhà
nước, nhà nước chỉ được làm những điều pháp luật cho phép, còn nhân dân được
làm tất cả những điều pháp luật không cấm, pháp luật bảo đảm cho sự phát triển tự
do tối đa của nhân dân. Vai trò của pháp luật trong việc xây dựng và duy trì một
xã hội trật tự ổn định, trong đó không chỉ mỗi công dân, mỗi cá nhân, mà bản thân
nhà nước và những người đứng đầu chính quyền cũng phải tôn trọng pháp luật đã
được khẳng định. Hai mặt dân chủ và pháp luật trong Nhà nước pháp quyền gắn
bó hữu cơ, làm tiền đề tồn tại cho nhau và tạo nên bản chất của Nhà nước pháp
quyền trong lịch sử nhân loại. C. Mác, Ph. Ăng-ghen và V.I. Lê-nin đánh giá cao
giá trị nhân văn của họcthuyết Nhà nước pháp quyền mà cách mạng tư sản đã
cống hiến cho nhân loại.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,
do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của đảng
Đảng ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một trong
những điều kiện và môi trường tiên quyết của một quốc gia tiến hành công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và một xã hội phát triển tiên tiến.
Nội dung quan trọng của Nhà nước pháp quyền là khẳng định cội nguồn quyền lực
nhà nước là ở nhân dân. Để bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, trong
đó nhà nước là của nhân dân chứ không phải nhân dân là của nhà nước, Nhà nước
pháp quyền đề cao tính hợp hiến, hợp pháp trong tổ chức và hoạt động của nhà
nước, nhà nước chỉ được làm những điều pháp luật cho phép, còn nhân dân được
làm tất cả những điều pháp luật không cấm, pháp luật bảo đảm cho sự phát triển tự
do tối đa của nhân dân. Vai trò của pháp luật trong việc xây dựng và duy trì một
xã hội trật tự ổn định, trong đó không chỉ mỗi công dân, mỗi cá nhân, mà bản thân
nhà nước và những người đứng đầu chính quyền cũng phải tôn trọng pháp luật đã
được khẳng định. Hai mặt dân chủ và pháp luật trong Nhà nước pháp quyền gắn
bó hữu cơ, làm tiền đề tồn tại cho nhau và tạo nên bản chất của Nhà nước pháp
quyền trong lịch sử nhân loại. C. Mác, Ph. Ăng-ghen và V.I. Lê-nin đánh giá cao
giá trị nhân văn của học thuyết Nhà nước pháp quyền mà cách mạng tư sản đã
cống hiến cho nhân loại.
Ở nước ta để bảo đảm phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì một trong những vấn đề chiến lược
là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới
sự lãnh đạo của Đảng. Do vậy, cần làm sáng tỏ về bản chất, nội dung cũng như
những đặc trưng của nó, tạo thành hệ thống quan điểm lý luận định hướng cho
việc hoàn thiện nhà nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
Hiện nay, Việt Nam đã có đủ các tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội để từng bước
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền Việt Nam
của dân, do dân, vì dân, có sắc thái riêng, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị,
xã hội, truyền thống, văn hóa của Việt Nam. Cần nhận thức rằng việc xây dựng
nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là quá trình lâu dài, phải được tiến hành từng
bước, chia thành nhiều giai đoạn, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mỗi giai đoạn
tương ứng với một mức độ phát triển của xã hội và của nhà nước. Xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của
Đảng cần quán triệt những vấn đề có tính nguyên tắc sau:
1 - Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là
cách thức cơ bản để phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân. Đó là Nhà
nước trong đó bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, vì thế quyền
lực nhà nước là thống nhất, không tam quyền phân lập nhưng có sự phân công và
phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước
về mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đó là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp
luật, tăng cường pháp chế, xử lý nghiêm minh kịp thời mọi vi phạm pháp luật
nhằm thực hiện và bảo vệ được các quyền tự do dân chủ, đặc biệt là quyền tự do
kinh doanh và lợi ích hợp pháp của nhân dân, ngăn ngừa mọi sự tuỳ tiện lạm
quyền từ phía cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước, đồng thời ngăn ngừa
hiện tượng dân chủ cực đoan, vô kỷ luật, thiếu kỷ cương. Đó là Nhà nước mà mọi
tổ chức (kể cả tổ chức đảng), hoạt động phải dựa trên cơ sở pháp luật, tuân thủ
pháp luật, chịu trách nhiệm trước công dân về mọi hoạt động của mình. Vì vậy,
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có quan hệ khăng khít với xây
dựng xã hội công dân. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,
do dân, vì dân, là cách thức cơ bản để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy
động nội lực của toàn thể nhân dân, của tất cả các thành phần kinh tế vào sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền, nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và xã hội công dân là bộ ba hợp thành không thể tách rời,
là điều kiện và tiền đề cho nhau, là bảo đảm và kết quả của công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
2 - Hiến pháp và pháp luật nước ta ghi nhận quyền của công dân tham gia quản lý
nhà nước, quản lý xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa
phương, kiến nghị, đề đạt nguyện vọng, yêu cầu của mình với các cơ quan nhà
nước. Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền khiếu nại, tố cáo,
v.v.. Các quyền và sự tự do đó trong nhiều trường hợp là điều kiện để nhân dân
kiểm tra hoạt động của Nhà nước, nhưng trước hết đó là một trong những phương
thức quan trọng để thực hiện dân chủ. Vì vậy, cần chăm lo cho con người, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; tôn trọng và thực hiện các điều ước
quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Đổi mới cơ
chế, xác định trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, công chức trong
việc giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo của công dân.
Quyền lực nhà nước ở nước ta là quyền lực nhà nước thống nhất. Sự thống nhất đó
là ở mục tiêu chung phục vụ lợi ích của nhân dân, của đất nước, của dân tộc. Xét
theo cơ chế tổ chức thì quyền lực nhà nước tối cao, tức là những chức năng và
thẩm quyền cao nhất thuộc về những cơ quan đại diện cho nhân dân. Ở nước ta, đó
là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Quốc hội có thẩm quyền lập hiến và
lập pháp; quyền giám sát tối cao; quyền quyết định kế hoạch phát triển đất nước;
quyền lập ra các cơ quan và chức vụ quốc gia cao nhất. Hội đồng nhân dân các cấp
là những cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện
vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách
nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
3 - Một trong những điểm cơ bản của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của
dân, do dân, vì dân là quyền lực nhà nước thống nhất trên cơ sở phân công và phối
hợp trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Có thể hiểu rằng,
sự thống nhất là nền tảng, sự phân công và phối hợp là phương thức để đạt được
sự thống nhất của quyền lực nhà nước.
Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động lập pháp đang đứng trước những nhiệm vụ
mới mẻ và phức tạp của việc điều chỉnh pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Lập
pháp phải bảo đảm tính khả thi của các quy định pháp luật, tính hiệu lực và hiệu
quả của việc áp dụng pháp luật vào cuộc sống. Hoạt động lập pháp phải vừa bảo
đảm chất lượng, vừa theo kịp yêu cầu của sự phát triển. Muốn vậy, cần tổ chức tốt
hơn nữa quy trình lập pháp. Quy trình đó phải vừa bảo đảm phản ánh được sự phát
triển sống động của đời sống xã hội trong các lĩnh vực, lại vừa bảo đảm tính
chuyên môn pháp lý của các quy định để có sự phối hợp chặt chẽ giữa khâu làm
luật với việc ban hành các văn bản dưới luật, tổ chức thực hiện pháp luật.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực đổi mới và cải cách nhưng tổ chức và hoạt động của bộ
máy hành pháp của nước ta còn nhiều nhược điểm, còn nhiều mặt chưa theo kịp và
đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước. Tổ chức hành pháp chưa thông
suốt, còn yếu trong việc xử lý những mối liên kết dọc và ngang, thậm chí còn có
hiện tượng cục bộ. Chế độ phân cấp trách nhiệm còn thiếu rành mạch, làm trầm
trọng thêm tác phong làm việc quan liêu và dựa dẫm. Thẩm quyền và trách nhiệm
cá nhân chưa được quy định chặt chẽ. Thái độ làm việc và trách nhiệm trước dân
của đội ngũ cán bộ, công chức vẫn còn là vấn đề đáng nói hiện nay.
Trong lĩnh vực hoạt động tư pháp, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước ta trước
sau như một đều khẳng định các yêu cầu về bình đẳng, công bằng, về sự độc lập
của toà án khi xét xử, bảo đảm mọi vi phạm đều bị xử lý, tăng cường bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của người dân. Trong giai đoạn hiện nay,
hoạt động tư pháp đã trở thành một hoạt động hết sức quan trọng của Nhà nước ta,
thể hiện vai trò mới, những đòi hỏi và những nhiệm vụ mới của lĩnh vực hoạt động
đó. Trên cơ sở những thành tựu và kinh nghiệm đã có, cần đẩy mạnh cải cách tư
pháp theo Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị (khóa IX) mà những nội dung cơ bản
phải là cải cách hoạt động xét xử và cải cách các thủ tục tố tụng, nâng cao năng
lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm chính trị - pháp lý của cán
bộ tư pháp.
4 - Một trong những nội dung cơ bản của nguyên tắc phân công và phối hợp quyền
lực nhà nước và cải cách hành chính là sự phân công, phân cấp giữa trung ương và
địa phương. Sự phân công, phân cấp ấy phải nhằm khuyến khích và nâng cao tính
chủ động của chính quyền địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý
lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.
Việc phân công và phân cấp giữa trung ương và địa phương phải dựa trên nền tảng
của một hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, có tính chuyên nghiệp cao và đủ sức
giải quyết mọi vấn đề do thực tiễn đặt ra. Đây đang là một khâu yếu.
5 - Đề cao pháp luật, tăng cường pháp chế phải đi liền với việc đưa pháp luật vào
cuộc sống, tạo thói quen và nếp sống tôn trọng pháp luật trong cán bộ và mọi tầng
lớp nhân dân. Cho nên, xây dựng pháp luật và đưa pháp luật vào cuộc sống phải
thực sự là hai mặt của một nhiệm vụ. Đổi mới và hoàn thiện pháp luật phải đi liền
với đổi mới và hoàn thiện thực tiễn áp dụng pháp luật. Tăng cường hoạt động xây
dựng pháp luật phải đi liền với việc khuyến khích và tạo điều kiện cho các hoạt
động của các tổ chức và công dân nhằm sử dụng đầy đủ quyền và thực hiện tốt
nghĩa vụ của họ, sự khuyến khích tính tích cực pháp lý phải đi liền với việc hoàn
thiện các thủ tục pháp lý, đổi mới và cải cách hành chính và hệ thống tư pháp.
Đồng thời, đề cao pháp luật và pháp chế còn đặt ra nhiệm vụ phải bằng mọi cách
nâng cao sự hiểu biết pháp luật, đấu tranh có hiệu quả với các vi phạm và tội
phạm, kiên quyết chống quan liêu và tham nhũng trong bộ máy của Đảng và Nhà
nước.
6 - Thực thi quyền lực và thi hành pháp luật là những hoạt động luôn luôn cần đến
sự kiểm tra, giám sát đầy đủ và hữu hiệu. Các hình thức và cơ chế kiểm tra, giám
sát phải thực sự được coi trọng và hoàn thiện ở mức cao nhất, bảo đảm cho quyền
lực nhà nước luôn nằm trong quỹ đạo phục vụ nhân dân và đất nước, pháp luật
luôn luôn được tôn trọng, pháp chế và kỷ cương được giữ vững. Đối với các cơ
quan nhà nước, kiểm tra, giám sát là cách tốt nhất để các cơ quan đó thực hiện
đúng chức trách và thẩm quyền của mình, đồng thời là điều kiện phối hợp các hoạt
động một cách có hiệu quả. Đến lượt mình, các hoạt động, các hình thức và cơ chế
kiểm tra, giám sát phải có sự phân công, phối hợp đầy đủ và hoàn thiện hơn.
7 - Nhà nước pháp quyền của chế độ ta thể hiện những tư tưởng, quan điểm tích
cực, tiến bộ, phản ánh mơ ước và khát vọng của nhân dân đối với công lý, tự do,
bình đẳng. Trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,
do dân, vì dân hiện nay, về mặt nhận thức, cần khẳng định các mối quan hệ chủ
đạo giữa các nguyên tắc và yêu cầu của Nhà nước pháp quyền với hệ thống chính
trị duy nhất một đảng lãnh đạo; với phương thức tổ chức nhà nước tập trung có
phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp; với việc tôn trọng các quyền tự do của công dân và nghĩa vụ,
trách nhiệm của công dân trong việc bảo đảm một xã hội trật tự, kỷ cương.
Về nguyên tắc, Nhà nước pháp quyền không mâu thuẫn với hệ thống chính trị một
đảng lãnh đạo. Vấn đề là ở chỗ, bản chất của đảng cầm quyền thế nào, mục tiêu
chính trị của nó có phải vì lợi ích chung của dân tộc, vì con người hay không và do
đó có sẵn sàng tuân theo những quy định của pháp luật hay không; có đủ phẩm
chất đạo đức để vượt qua các cám dỗ quyền lực to lớn mà một đảng cầm quyền
duy nhất có nhiều khả năng gặp phải hay không và nó có đặt ra và thực hiện được
những kỷ luật nghiêm khắc cho chính mình hay không, v.v..
Thực tiễn phát triển của xã hội ta, đất nước ta xác nhận và khẳng định vai trò lãnh
đạo của Đảng. Hơn 74 năm qua, Đảng thể hiện tập trung ý chí, nguyện vọng và trí
tuệ của toàn dân tộc. Đường lối của Đảng là sự thể hiện nhận thức của toàn xã hội
về các quy luật khách quan của sự phát triển đất nước. Đó chính là căn cứ, là điều
kiện cần thiết để chúng ta hoàn thiện pháp luật. Hiến pháp của nước ta đã ghi nhận
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để khẳng định vai trò lãnh đạo của
Đảng phù hợp với những nguyên tắc của nhà nước pháp quyền, căn cứ vào kinh
nghiệm thực tiễn và yêu cầu của xã hội, cần cụ thể hóa hơn nữa mối quan hệ lãnh
đạo của Đảng, mà cụ thể là các tổ chức đảng và cấp ủy các cấp, cán bộ lãnh đạo
Đảng với các cơ quan nhà nước và các chức vụ nhà nước các cấp. Hoàn thiện
những cơ sở pháp lý đó sẽ giúp tránh được những biểu hiện bao biện, làm thay hay
can thiệp không đúng nguyên tắc của cấp ủy và cán bộ Đảng vào công việc chính
quyền mà có thời kỳ nhiều nơi mắc phải.
Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, mở rộng dân chủ, phát huy tối đa vai trò
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của các tổ chức chính trị - xã hội trong xây
dựng và quản lý nhà nước, trong vai trò phản biện và trong giám sát hoạt động của
các tổ chức trong hệ thống chính trị. Sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường
không phải chỉ dựa vào quyền uy, mệnh lệnh, mà là bằng trí tuệ, năng lực lãnh đạo
của Đảng, ở khả năng vạch ra đường lối chính trị đúng đắn, ở sự gắn bó với nhân
dân và khả năng giáo dục, thuyết phục toàn xã hội chấp thuận, ở vai trò tiên phong
của đảng viên và tổ chức đảng trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị -
xã hội, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
là điều kiện quan trọng nhất, cơ bản nhất đối với sự nghiệp xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
* GS, TS, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội
** Ban Dân chủ và Pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 128_163.pdf