Xây dựng nguồn học liệu mở cần có trách nhiệm của cộng đồng và các cơ quan bộ ngành có liên quan, đề xuất mô hình xây dựng học liệu mở tại Thư viện Học viện Cảnh sát Nhân dân

Có thể nói, thư viện đại học trên thế giới đang có những chuyển

biến tích cực cùng với sự đổi mới của giáo dục đại học và sự phát triển

của công nghệ. Thư viện đại học của thế kỷ 21 sẽ bị ảnh hưởng bởi

ba yếu tố quan trọng, đó là: sự phát triển của công nghệ, đổi mới giáo

dục và sự thay đổi không ngừng của xã hội. Những đổi mới về vai trò

và hoạt động của thư viện ngày nay diễn ra rất nhanh chóng, trên một

phạm vi rộng lớn và hết sức sâu sắc, cùng những bước chuyển đổi to lớn

thoát ra khỏi ý nghĩa nguyên gốc của từ đã định danh nên nó - thư viện

mặc dù việc lưu giữ, bảo quản và cung cấp các điều kiện khai thác, sử

dụng nguồn tài liệu mà nó trực tiếp sở hữu vẫn là rất quan trọng. Thư

viện đang vươn tới đóng vai trò mới, rộng và đầy đủ hơn, theo hướng

làm tất cả những gì có thể để thích ứng và đáp ứng cao nhất nhu cầu về

thông tin khoa học phục vụ học tập, nghiên cứu, giảng dạy.

pdf12 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Xây dựng nguồn học liệu mở cần có trách nhiệm của cộng đồng và các cơ quan bộ ngành có liên quan, đề xuất mô hình xây dựng học liệu mở tại Thư viện Học viện Cảnh sát Nhân dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG NGUỒN HỌC LIỆU MỞ CẦN CÓ TRÁCH NHIỆM CỦA CỘNG ĐỒNG VÀ CÁC CƠ QUAN BỘ NGÀNH CÓ LIÊN QUAN, ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH XÂY DỰNG HỌC LIỆU MỞ TẠI THƯ VIỆN HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN ThS. Đỗ Thu Thơm1 Có thể nói, thư viện đại học trên thế giới đang có những chuyển biến tích cực cùng với sự đổi mới của giáo dục đại học và sự phát triển của công nghệ. Thư viện đại học của thế kỷ 21 sẽ bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố quan trọng, đó là: sự phát triển của công nghệ, đổi mới giáo dục và sự thay đổi không ngừng của xã hội. Những đổi mới về vai trò và hoạt động của thư viện ngày nay diễn ra rất nhanh chóng, trên một phạm vi rộng lớn và hết sức sâu sắc, cùng những bước chuyển đổi to lớn thoát ra khỏi ý nghĩa nguyên gốc của từ đã định danh nên nó - thư viện mặc dù việc lưu giữ, bảo quản và cung cấp các điều kiện khai thác, sử dụng nguồn tài liệu mà nó trực tiếp sở hữu vẫn là rất quan trọng. Thư viện đang vươn tới đóng vai trò mới, rộng và đầy đủ hơn, theo hướng làm tất cả những gì có thể để thích ứng và đáp ứng cao nhất nhu cầu về thông tin khoa học phục vụ học tập, nghiên cứu, giảng dạy. Ngày nay, việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động thư viện là sự đòi hỏi tất yếu song với xu hướng này đặt ra cho nhà hoạch định chính sách về hoạt động thư viện cần phải có những hướng phát triển mới về định hướng, chính sách và quy định hoạt động của thư viện phù hợp với sự tiên tiến của nó; đặt ra cho cán bộ thư viện những đòi hỏi về trình độ, hiểu biết để vận hành và đưa vào hướng dẫn khai thác sử dụng cho người dùng tin tiếp cận tài liệu mà thư viện quản lý; 1 Thư viện Công an nhân dân. 587PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Đặt ra cho tài liệu nhiều hình thức xuất bản (như xuất bản truyền thống, xuất bản online..); đặt ra cho người sử dụng nhiều lựa chọn trong khai thác sử dụng các nguồn tin. Vậy đó là những cơ hội và thách thức cho nhà hoạch định chính sách – cán bộ thư viện – xuất bản – bạn đọc những kỹ năng và kiến thức nhất định để tổ chức, quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tin trong thời đại bùng nổ thông tin một cách hiệu quả. Hoạt động thư viện tại Việt Nam vẫn đang từng bước xây dựng thư viện số, số hóa tài liệu tại các thư viện thì lại bước vào một cách thức mới đó là nguồn học liệu mở, vậy có nên chăng cần phải nhìn nhận Việt Nam đã xây dựng thư viện số và tài liệu số đến đâu để từ đó rút ra kinh nghiệm thúc đẩy các thư viện xây dựng và phát triển nguồn học liệu mở. 1. KHÁI QUÁT VỀ HỌC LIỆU MỞ Khái niệm về học liệu mở Theo UNESCO học liệu mở có thể được coi là bất cứ tài liệu giáo dục nào nằm trong phạm vi/miền công cộng hoặc được phát hành theo một giấy phép mở, bất cứ ai cũng có thể sao chép, sử dụng, sửa đổi và chia sẻ một cách hợp pháp các tài liệu này. OER có thể là giáo trình, khung chương trình đào tạo, đề cương môn học, bài giảng, bài luận, các bài kiếm tra, các kết dự án, video và hình ảnh động. Tài nguyên học liệu mở Thuật ngữ Tài nguyên giáo dục mở (OER) lần đầu tiên được thông qua tại diễn đàn UNESCO năm 2002 về tác động của Open Course Ware (OCW) cho giáo dục đại học của các nước đang phát triển dưới sự tài trợ của Quỹ William và Flora Hewlett gồm: “Nội dung học gồm: Các khoá học đầy đủ, các tài liệu học tập, các module nội dung, các đối tượng học tập, tuyển tập, tạp chí,; Công cụ: Phần mềm hỗ trợ việc tạo lập, phân phối, sử dụng và cải thiện nội dung học tập mở bao gồm cả việc tìm kiếm và tổ chức nội dung, các hệ thống quản lý nội dung và quá trình học tập (CLMS), các công cụ phát triển nội dung, và các cộng đồng học tập trực tuyến. Các tài nguyên bổ sung khác: Các giấy phép sở hữu trí tuệ để thúc đẩy xuất bản các tài liệu mở, các nguyên tắc thiết kế, và việc bản địa hoá nội dung”. 588 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Giấy phép Creative Commons (CC License) Giấy phép Creative Commons là một số giấy phép bản quyền ra đời vào ngày 16 tháng 12, 2002 bởi Creative Commons, một công ty phi lợi nhuận của Hoa Kỳ thành lập vào năm 2001: “Nhiều giấy phép, đặc biệt là hầu hết các giấy phép nguyên thủy, trao những “quyền nền tảng”, như quyền phân phối một tác phẩm có bản quyền mà không được thay đổi, miễn phí, Một số các giấy phép mới hơn không trao những quyền này. Các giấy phép Creative Commons hiện có ở 34 điều luật ở toàn cầu, với chín luật khác đang được phát triển. Giấy phép nguyên thủy: Một loạt các giấy phép nguyên thủy đều cho phép những “quyền nền tảng”. Chi tiết của những giấy phép này phụ thuộc vào phiên bản, và có thể lựa chọn một hoặc vài điều kiện sau: - Ghi công (by); - Phi thương mại (Non commercial – nc); - Không phái sinh: (Non derivative - nd); - Chia sẻ tương tự: (Share allike -sa); - Trộn lẫn và so trùng những điều kiện này sinh ra mười sáu tổ hợp khác nhau, trong đó mười một giấy phép là giấy phép của Creative Commons. Trong năm giấy phép không đúng, bốn giấy phép có cả điều khoản “nd” và “sa”, những tổ hợp mâu thuẫn với nhau; và một giấy phép không có điều khoản nào cả, tương đương với phát hành tác phẩm của ai đó ra phạm vi công cộng. Năm trong số mười một giấy phép hiện hữu nhưng thiếu yếu tố Ghi công đã bị loại bỏ do 98% người cấp phép yêu cầu phải Ghi công, nhưng vẫn có thể xem được trên trang web”. Khi để nguồn học liệu mở được sử dụng và khai thác hợp pháp người ta đã xây dựng hành lang pháp lý quy định về hoạt động này, thiết nghĩ các nhà quản lý nhà nước về hoạt động thư viện tại Việt Nam cũng cần phải tính đến việc xây dựng giấy phép cụ thể cho nguồn học liệu mở theo pháp luật Việt Nam cho các thư viện Việt Nam có cơ sở pháp lý cụ thể để hoạt động, đây là vẫn đề cấp thiết cần phải được thiết lập để các thư viện dễ dàng tạo lập và cho khai thác, sử dụng nguồn học liệu mở. 2. CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ TIẾP CẬN XÂY DỰNG HỌC LIỆU MỞ Đứng trước một vấn đề mới nảy sinh trong hoạt động cung cấp thông tin của thư viện, những nhà hoạt động thư viện cần phải nhìn nhận thực tế hoạt động của thư viện Việt Nam, từ đó kiểm định lại những điều kiện 589PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ các thư viện đang có từ đó có lộ trình xây dựng và hoạch định chiến lược phát triển theo xu thế của các thư viện trên thế giới. Hiện nay, để thư viện có đủ điều kiện tiếp cận và xây dựng nguồn học liệu mở cần có sự đảm bảo về cơ sở vật chất kỹ thuật, do vậy cần có sự hoạch định của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan hướng dẫn lập kế hoạch tài chính để giải quyết vấn đề cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ, mua bản quyền,. cần có văn bản quy định và làm rõ vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ của từng loại hình tài liệu được tổ chức xây dựng nguồn học liệu mở của các cơ quan thư viện tại Việt Nam. Khi giải quyết được vấn đề này thì các thư viện sẽ có cơ chế cụ thể để quy định quyền khai thác của nguồn học liệu mở của cơ quan thư viện mình và người cung cấp, người sử dụng không vi phạm pháp luật. Đối với điều kiện về cách thức tổ chức hoạt động, hành lang pháp lý để khai thác sử dụng các thư viện cần có sự định hướng và hoạch định chính sách của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (cụ thể là Vụ thư viện) để đưa ra lộ trình phát triển chung cho nguồn học liệu mở của các cơ quan thư viện Việt Nam. Xây dựng nguồn học liệu mở cần phải được thực hiện đồng bộ để tránh việc lặp lại của hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu số của các thư viện đó là các thư viện tự số hóa dẫn đến số hóa trùng lặp gây lãng phí nguồn nhân lực và chi phí cho hoạt động số hóa. Chính sách số hóa của mỗi thư viện khác nhau; vấn đề bản quyền trong hoạt động số hóa không được tiến hành rõ ràng do vậy đến nay việc số hóa của các thư viện tại Việt Nam vẫn mạnh ai nấy làm, chồng chéo và lãng phí tài nguyên học liệu và chi phí cho các hoạt động số hóa. Do vậy, để xây dựng nguồn học liệu mở các cơ quan có thẩm quyền phải xác định cách thức tiến hành xây dựng học liệu mở cho từng đối tượng thư viện, quy trình xây dựng; loại hình tài liệu; giấy phép cho học liệu mở; các điều kiện cần và đủ để tiến hành xây dựng nguồn học liệu mở để các thư viện xây dựng lộ trình xây dựng nguồn học liệu mở phù hợp cho từng loại hình thư viện tại Việt Nam. Để thực hiện chức năng đó cần cơ quan có thẩm quyền tiến hành khảo sát để phân nhóm các trường có khả năng xây dựng học liệu mở, lựa chọn đơn vị làm cơ quan đầu mối tiến hành tập trung xây dựng 590 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ nguồn học liệu mở từ đó chia sẻ dùng chung cho hệ thống các thư viện trong cùng chuyên ngành đào tạo. Đối với các cơ quan thư viện chưa có đủ điều kiện để xây dựng nguồn học liệu mở cần xây dựng lộ trình để tiến hành xây dựng nguồn học liệu mở cho cơ quan mình, đồng thời tiến hành sử dụng nguồn học liệu của các cơ quan thư viện khác có nguồn học liệu mở phù hợp với chương trình đào tạo của đơn vị công tác. Xây dựng học liệu mở không phải là vấn đề đơn lẻ của từng trường đại học, khi phân nhóm các thư viện thì cần xây dựng chính sách phù hợp cho các thư viện trong việc xây dựng nguồn học liệu mở. Có như vậy, cơ quan có thẩm quyền mới xác lập được chiến lược chung cho các thư viện tiến tới xây dựng, tạo lập và sử dụng học liệu mở tại Việt Nam. Từ đó, đưa ra các bước cụ thể về hoạt động thư viện để khuyến cáo cho các thư viện khi xây dựng nguồn học liệu mở cần chuẩn bị các điều kiện: - “Hạ tầng cơ sở kỹ thuật (hệ thống máy chủ, máy số hóa, hệ thống an ninh, an toàn dữ liệu, hệ thống lưu trữ dữ liệu điện tử, hệ thống mạng tốc độ cao)” [1] (tr.9) - Hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu thư viện điện tử tích hợp mạnh mẽ có khả năng quản lý và phân phối các nguồn tài nguyên thông tin của thư viện đa dạng của thư viện, có khả năng tích hợp với các trang thiết bị điện tử hiện đại, có khả năng phân quyền người sử dụng.. - Có chính sách tạo lập kho tài nguyên số (sách điện tử, bài giảng và giáo trình án điện tử, luận văn, luận án, đề tài khoa học điện tử) - Xây dựng các liên kết tạo khả năng truy cập đến các nguồn học liệu mở. - “Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ giải quyết một vấn đề luôn đặt ra với thế giới số là vấn đề bản quyền. Bản quyền là cách làm truyền thống để bảo vệ quyền sở hữu thông tin và sự kiểm soát với họ để phổ biến thông tin và dẫn đến sự thu phí sử dụng/ truy cập. Đây là lý do dẫn đến sự tăng trưởng của công nghiệp xuất bản như chúng ta thấy ngày nay” [1] (tr.9,10). Tuy nhiên, nguồn học liệu mở mà chúng ta xây dựng là hoạt động miễn phí hoàn toàn vậy việc xác lập bản quyền như thế nào là vấn đề mà chúng ta cần giải quyết khi tạo lập nguồn học liệu mở. 591PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 3. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TẠO LẬP VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ NGUỒN HỌC LIỆU MỞ NỘI SINH TẠI THƯ VIỆN HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN Thư viện Học viện Cảnh sát nhân dân (CSND) được đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ, có mạng Internet có khả năng kết nối với tốc độ cao; hệ thống máy chủ lớn có khả năng cung cấp đa dạng các dịch vụ (web, ftp..) có hệ thống tường lửa để ngăn chặn các truy cập trái phép, một hệ thống lưu trữ dữ liệu hàng chục Terabyte và một số máy chủ cho các ứng dụng khác. Đối với hệ thống điều hành thư viện điện tử: Thư viện sử dụng phần mềm Tulip do công ty Futurneri của Hàn Quốc cung cấp, đã đảm bảo những tính năng cần thiết cho một thư viện điện tử hiện đại như sự tích hợp hai hệ thống quản lý trên một phần mềm (đó là quản lý thư viện truyền thống và quản lý thư viện điện tử trên một phần mềm). Có CSDL số hóa toàn văn là toàn bộ tài liệu nội sinh của Học viện như: giáo trình, tài liệu tham khảo, luận văn, luận án, lên đến gần 10 nghìn đầu tài liệu. Tuy nhiên đối với các thư viện trong lực lượng vũ trang nói chung và Học viện CSND nói riêng, vấn đề mà họ gặp phải đó là việc không thể kết nối chia sẻ ngoài hệ thống của lực lượng vũ trang, nhưng có thể tạo lập CSDL dùng chung trong CAND. Chính vì vậy giải pháp của đơn vị này đó là tạo lập nguồn học liệu mở tại các trung tâm thư viện lớn nhất và tạo lập các liên kết cho các đơn vị trong cùng lực lượng truy cập và sử dụng. Thư viện Học viện CSND là đơn vị có nguồn học liệu lớn trong tất cả các trường CAND đảm bảo đủ điều kiện để xây dựng và tạo lập nguồn học liệu mở, chính vì vậy bước đầu của việc tạo lập là sử dụng những dữ liệu sẵn có xây dựng nguồn học liệu mở nội sinh của Học viện. Sử dụng gói phần xây dựng nguồn học liệu mở Dspace để tạo lập kho học liệu mở nội bộ của các khoa, phòng ban, trung tâm trong học viện, tích hợp vào hệ thống phần mềm thư viện điện tử, như vậy xây dựng nguồn học liệu mở sẽ đạt hiệu quả cao. Việc lựa chọn phần mềm Dspace vì có một vài tính năng có thể đáp ứng việc truy cập mở và xây dựng học liệu mở : Phần mềm mã nguồn mở miễn phí; Hoàn toàn tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu của người sử dụng; Quản lý và tích hợp tất cả các định dạng nội dung kỹ thuật số (PDF, Word, JPEG, MPEG, TIFF files); Tìm kiếm tùy chỉnh. 592 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Hình 3.1: Cấu trúc của Dspace [5] (tr.3) Hình 3.2. Tính năng của Duraspace family [5] (tr.4) Theo hình 3.2, các nguồn học liệu mở nội sinh tại Học viện được quản lý bằng một phần mềm Dspace và được kết nối với nhau bằng một cổng thông tin quản lý và truy cập duy nhất. Tài liệu có thể tồn tại dưới các hình thức khác nhau như dạng truyền thống, dạng số, dạng trực tuyến, đa phương tiện... Về ý nghĩa, có thể thấy nguồn học liệu gồm các tài liệu thuộc các loại như sách, tạp chí, tài liệu công cụ, nguồn tin khoa học nội sinh. Tài liệu trong nguồn tin khoa học nội sinh có thể là sách, tạp chí, tài liệu công cụ, nguồn học liệu song cũng có thể không thuộc các nhóm đã nêu 593PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ (các tài liệu chưa xuất bản). Tài liệu tham khảo, phiếu điều tra, tài liệu ghi chú trong quá trình học, tài liệu học thuật, bài báo luận văn phát biểu trong hội thảo học thuật, tài liệu phục vụ cho hội thảo đều lưu trữ trong kho này tất cả mọi loại tài liệu nội sinh. Mỗi đơn vị (khoa, phòng, bộ môn, Trung tâm) trong Học viện sẽ có tài khoản cá nhân riêng và sẽ chịu trách nhiệm đưa các tài liệu trên các kênh mà họ được cấp phép cho tải dữ liệu lên, họ sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về chất lượng tài liệu mà mình đưa lên, người sử dụng có thể đánh giá tài liệu sử dụng trực tiếp trên hệ thống quản trị tài liệu này. Thư viện chỉ là người quản lý chung của toàn hệ thống kho nội sinh của các đơn vị khoa, phòng, bộ môn và đảm bảo cho việc truy cập tới nguồn tài liệu của bạn đọc trên hệ thống một cách dễ dàng thông qua cổng thông tin của thư viện. Mô hình dưới đây (hình 3.3) là mô hình mô tả việc tạo lập và khai thác hệ thống CSDL nguồn học liệu mở tại thư viện học viện Cảnh sát nhân dân (PPA – People’s Police Academy - Học viện Cảnh sát nhân dân), trong đó có thể hiện vai trò và quan hệ giữa Thư viện Học viện CSND (PPA Library) chủ thể tổ chức, xây dựng CSDL nguồn học liệu để cung cấp cho người học - Kho lưu trữ nội sinh (Institutional Registry) - các phòng, khoa, bộ môn (Department1, 2.) chủ thể tạo lập và cung cấp các dữ kiện về bài giảng, giáo án, tài liệu tham khảo, lịch trình, kế hoạch đào tạotạo lập nguồn học liệu mở nội sinh. Hình 3.3. Tích hợp nguồn học liệu mở vào hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu thư viện điện tử tích hợp của Thư viện Học viện CSND [3] (tr.13) 594 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Khi Việt Nam chưa có sự thống nhất về luật bản quyền đối với tài liệu số và giấy phép cho học liệu mở việc xây dựng học liệu mở nội sinh là bước đầu trong hoạt động xây dựng phát triển mở rộng nguồn học liệu mở tại mỗi cơ quan thư viện. Bởi nguồn học liệu mở nội sinh này cũng là nguồn học liệu tối quan trọng của mỗi học viện, nhà trường. Đó là hệ thống CSDL đề cương bài giảng; CSDL học liệu: CSDL này được kết nối với CSDL toàn văn đề cương bài giảng căn cứ vào danh mục học liệu trong các đề cương môn học do các trường quy định; CSDL bài tập - lời giải: CSDL này được kết nối với CSDL toàn văn đề cương bài giảng căn cứ vào nội dung chi tiết học phần trong các đề cương môn học do các trường quy định; CSDL lịch trình giảng dạy: phản ánh thời điểm, địa điểm giảng dạy của môn học, CSDL này được kết nối tới các CSDL đề cương bài giảng căn cứ vào lịch trình giảng dạy trong các đề cương môn học do các trường quy định; CSDL học liệu: được xây dựng theo hướng là CSDL toàn văn hoặc CSDL thư mục đính kèm tệp toàn văn, định dạng pdf, hoặc có kết nối đến tài liệu trực tuyến, theo các kết quả nhận được sẽ là CSDL thư mục đính kèm tệp toàn văn có định dạng pdf và các liên kết tới tài liệu trực tuyến. CSDL bài tập - lời giải cũng được xây dựng theo quy trình trên. Các chương trình giảng dạy của giảng viên đã được thực thi theo chính sách chung của trường đại học, được thẩm định bởi hội đồng nghiệm thu đề cương bài giảng của trường đại học trước thời gian tiến hành giảng dạy tối thiểu trong một khoảng thời gian cụ thể do trường quy định. Điều này cũng tương tự như quá trình triển khai dịch vụ xuất bản thư viện đối với các tài liệu khác như các báo cáo kết quả nghiên cứu, luận án, luận văn, kỷ yếu, tạp chí khoa học ... theo chế độ đọc phản biện. Các nội dung trên cho phép xác định vai trò của các chủ thể khác nhau trong việc tạo lập và cung cấp nội dung thông tin của trường đại học, ở đây, thư viện đại học có trách nhiệm trong việc xử lý, quản lý, lưu giữ và cung cấp thông tin (thông qua các phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật dành cho hoạt động thông tin-thư viện) theo quy định do trường đại học ban hành. 595PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 4. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN, CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TẠI VIỆT NAM Đã đến lúc hoạt động thư viện cần tính đến một chiến lược hoạt động có chiều sâu và phù hợp với xu thế chung của thế giới. Học liệu số, học liệu mởđều nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các thư viện tạo nên CSDL tập chung, phục vụ nhu cầu thông tin khoa học, nguồn học liệu đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo là yêu cầu cấp thiết cần được nghiên cứu triển khai với những bước đi vững chắc. Các cơ quan thư viện cần có được một phương thức và mô hình hoàn chỉnh về liên thông, trao đổi thông tin. Trên cơ sở đó tạo nên một hệ thống thư viện phát triển bền vững, cần được sự quan tâm chỉ đạo của các Cơ quan các cấp có thẩm quyền thực hiện các chỉ đạo như: - “Cần ban hành Quy chế hoạt động thống nhất của cơ quan thư viện. Trong đó việc tiêu chuẩn hoá thư viện (về cơ sở vật chất, cán bộ, kỹ thuật ở từng loại hình, hạng thư viện), đặc biệt là sự liên thông để khai thác nguồn lực thông tin giữa các thư viện là mục tiêu yêu cầu của thư viện hiện đại cần được thực hiện hướng tới việc khai thác dùng chung nguồn học liệu mở” [2] (tr.60). - Cần xác định rõ ràng về giấy phép cho học liệu mở đối với các cơ quan thư viện tại Việt Nam, để khi các cơ quan thư viện đưa nguồn học liệu mở vào sử dụng sẽ không vi phạm luật bản quyền, luật sở hữu trí tuệ với từng loại hình tài liệu theo quy định của Việt Nam và quốc tế. - Cần hoạch định chiến lược phát triển các cơ quan thư viện tại Việt Nam với các chiến lược ngắn hạn và dài hạn với mục tiêu phát triển đồng bộ về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, vốn tài liệu và các ứng dụng dùng chung cho cộng đồng thư viện Việt Nam. - Cần tham mưu cho các cấp có thẩm quyền có lộ trình đầu tư kinh phí cho các hạng mục thư viện như: “Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang bị các trang thiết bị thư viện hiện đại; đầu tư áp dụng mạnh mẽ CNTT&TT và mạng thông tin toàn cầu Internet tạo điều kiện để các thư viện phát triển thư viện điện tử/ thư viện số, tạo lập nguồn học liệu mở. Các thư viện cần đầu tư hạ tầng CNTT, tăng cường khả năng trao đổi, 596 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ hợp tác quản lý và khai thác sử dụng thông tin trong môi trường mạng, thực hiện sự phối hợp, chia sẻ nguồn lực thông tin; Đối với hệ thống điều hành Thư viện điện tử đầu tư hệ điều hành đảm bảo đủ các điều kiện phục vụ cho việc xây dựng và phát triển thư viện điện tử, quản lý và đưa vào khai thác sử dụng nguồn học liệu mở” [2] (tr.62). - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (cụ thể là Vụ thư viện ) cần sớm hình thành hệ thống quan điểm thống nhất xây dựng, phát triển thư viện Việt Nam; xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch và đề án phát triển thư viện Việt Nam; thống nhất các quy chuẩn nghiệp vụ áp dụng chung cho tất cả các Thư viện Việt Nam như sử dụng chung các khổ mẫu dữ liệu thư mục, quy tắc biên mục, bảng phân loại, đề mục chủ đề, chuẩn trao đổi dữ liệu, phương thức trao đổi thông tin tại các cơ quan thư viện. Cần xây dựng và ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ thư viện dùng chung cho hệ thống các thư viện đây là tiền đề để các thư viện thuận lợi trong hoạt động hợp tác, trao đổi và chia sẻ nguồn lực thông tin trong thời gian tới đây. - Đối với cán bộ thư viện: Xây dựng các chương trình dồi dưỡng và đào tạo CNTT với mục đích trang bị kiến thức thông tin cơ bản: Mạng máy tính & Internet, xây dựng các thông tin điện tử; bồi dưỡng các khóa ngoại ngữ nâng cao năng lực ngoại ngữ; bồi dưỡng các khoa học chuyên môn nghiệp vụ cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và không ngừng quan tâm phát triển đội ngũ người làm thư viện chuyên nghiệp theo hướng thích ứng với những điều kiện và đòi hỏi mới trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu tại các học viện, nhà trường theo hướng cán bộ thư viện chuyên trách; người cán bộ thư viện phải thực sự nỗ lực để trở thành những trợ giảng đắc lực cho giảng viên và là người định hướng cho sinh viên trong việc tra cứu, khai thác và sử dụng thông tin được tạo lập từ giảng viên, nhằm thực hiện mục tiêu cần đạt tới, đó là từ chỗ chỉ cung cấp thông tin một cách thụ động trước nhu cầu của người dùng tin, chuyển sang việc bảo đảm cung cấp thông tin theo cách đưa cho người dùng tin quyền truy cập mở - học liệu mở. 597PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ KẾT LUẬN Thư viện đang ngày càng thay đổi và phát triển theo hướng công nghệ dịch vụ và mục tiêu thiết yếu là thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin và hỗ trợ đào tạo nếu nhu cầu tin của người dùng tin không được đáp ứng thì mục đích của hoạt động thư viện sẽ thất bại. Trong hoàn cảnh hiện tại và khi các thư viện có các vấn đề như là: sự thay đổi, sự không rõ ràng, sự gia tăng các nhu cầu, ảnh hưởng của công nghệ thông tin, sự tái thiết lại và phát triển, thì quá trình này phải được sắp xếp trên cơ sở nguyên tắc và hợp lý. Việc xây dựng nguồn học liệu mở dẫn đến một cách tiếp cận chính thống vừa mang tính hệ thống để giải quyết những vấn đề trên và vừa có kết quả trong một quá trình mà sự cải tiến liên tục các dịch vụ là kết quả cuối cùng của hoạt động thư viện. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Huy Chương, Nguyễn Tiến Hùng. (2011). Học liệu mở và hướng phát triển tài nguyên số tại các thư viện đại học Việt Nam. huc.edu.vn/bitstream/Học liệu mở và hướng phát triển tài nguyên số tại các thư viện đại học Việt Nam 2. Đỗ Thu Thơm. (2016). Chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các Trung tâm thông tin khoa học và tư liệu giáo khoa trong các trường trong Công an nhân dân, Học viện CSND, Đề tài khoa học cấp cơ sở, năm 2016, 76 tr. 3. LEE Sang Hun. (2017). Introduction to the policy consulting For digital library at the People’s Police Academy in Viet Nam, Paper presented at the meeting of Koica for PPA, People’s Police Acadyme, Ha Noi, 16 tr. 4. LEE Sang Hun. (2017). Conclusion of the policy consulting For digital library at the People’s Police Academy in Viet Nam, Paper presented at the meeting of Koica for PPA, People’s Police Acadyme, Ha Noi,13 tr. 5. LEE Sang Hun. (2017). Building institutional repository, Paper presented at the meeting of Koica for PPA, People’s Police Acadyme, Ha Noi, 4tr.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_nguon_hoc_lieu_mo_can_co_trach_nhiem_cua_cong_dong.pdf