Trong bài viết, chúng tôi khẳng định vai trò quan trọng của hồ sơ học tập điện tử
(E-portfolio) trong quá trình bốn năm học tập, rèn luyện tại môi trường đại học.
Tuy nhiên, việc xây dựng hồ sơ học tập điện tử ở sinh viên vẫn chưa được quan
tâm thực hiện. Với mục đích giải quyết những khó khăn trong quá trình học tập,
là nơi lưu trữ thành quả và tăng cường sự trao đổi với cố vấn học tập. Chúng tôi
đã xây dựng hồ sơ học tập điện tử (E-portfolio) cho sinh viên khóa 43. Kết quả
nghiên cứu hồ sơ học tập điện tử (E-portfolio) cho thấy, sinh viên đánh giá cao
và tỏ ra hứng thú với hồ sơ học tập điện tử. Bước đầu góp phần giải quyết những
khó khăn mà sinh viên khóa 43 gặp phải trong học tập.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Xây dựng hồ sơ học tập điện tử (E-portfolio) cho sinh viên Khóa 43 trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
339
XÂY DỰNG HỒ SƠ HỌC TẬP ĐIỆN TỬ (E-PORTFOLIO) CHO SINH
VIÊN KHÓA 43 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Đặng Mạnh Phi*, Nguyễn Như Quỳnh Anh
Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
*Tác giả liên lạc: dangmanhphi@gmail.com
TÓM TẮT
Trong bài viết, chúng tôi khẳng định vai trò quan trọng của hồ sơ học tập điện tử
(E-portfolio) trong quá trình bốn năm học tập, rèn luyện tại môi trường đại học.
Tuy nhiên, việc xây dựng hồ sơ học tập điện tử ở sinh viên vẫn chưa được quan
tâm thực hiện. Với mục đích giải quyết những khó khăn trong quá trình học tập,
là nơi lưu trữ thành quả và tăng cường sự trao đổi với cố vấn học tập. Chúng tôi
đã xây dựng hồ sơ học tập điện tử (E-portfolio) cho sinh viên khóa 43. Kết quả
nghiên cứu hồ sơ học tập điện tử (E-portfolio) cho thấy, sinh viên đánh giá cao
và tỏ ra hứng thú với hồ sơ học tập điện tử. Bước đầu góp phần giải quyết những
khó khăn mà sinh viên khóa 43 gặp phải trong học tập.
Từ khóa: E-portfolio, hồ sơ học tập điện tử, xây dựng hồ sơ học tập điện tử.
E-PORTFOLIO PROFESSIONAL EDUCATION BUILDING FOR K43
STUDENTS HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
Dang Manh Phi*, Nguyen Nhu Quynh Anh
Ho Chi Minh City University of Education
*Corresponding Author: dangmanhphi@gmail.com
ABSTRACT
This article, we are confirming the important role of e-learning in the four years
of university education. However, the development of e-learning profiles in
students has not been paid attention. For the purpose of addressing learning
difficulties, store the results and enhance communication with the academic
counselor. We have built an E-portfolio for students the course 43. The results of
the E-portfolio study show that students appreciate and are excited. with e-
learning records. Initially contributing to the difficulties faced by students in the
course 43.
Keywords: E-portfolio, e-learning profiles, e-learning profiles.
TỔNG QUAN
Hiện nay, tại các trường đại học công
cụ hỗ trợ sinh viên (SV) học tập và
nghiên cứu đã được trang bị nhưng
chưa thực sự đạt hiệu quả. Tiêu biểu
việc lưu trữ tài liệu, trưng bày các sản
phẩm trong suốt quá trình học tập hay
cung cấp nguồn thông tin ngành nghề
mà SV đang theo học vẫn chủ yếu ở
dạng bản in. Phương thức này dù được
sử dụng phổ biến, song còn nhiều hạn
chế. Với xu thế phát triển chung của
Cách mạng Công nghiệp 3.0, hồ sơ học
tập điện tử (E-portfolio) ra đời và ngày
càng chứng tỏ được những lợi thế hỗ
trợ người học một cách vượt bậc. Công
cụ này linh hoạt, tiết kiệm, giúp bản
thân mỗi SV tự theo dõi quá trình học
tập của mình, lưu trữ và sưu tầm những
nguồn thông tin bổ ích hay các nguồn
tài liệu tham khảo hỗ trợ việc học.
Ngoài ra, công cụ này còn giúp ghi
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
340
nhận các thành tích, kinh nghiệm trong
quá trình học tập. Từ đó, người học dễ
dàng xây dựng hồ sơ, trình bày thành
tích cá nhân để xin học bổng, xin việc
làm... Ngoài ra, công cụ đó còn tăng
cường sự kết nối và tương tác giữa sinh
viên và cố vấn học tập, giúp cố vấn học
tập theo dõi, định hướng và hỗ trợ SV
một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên,
công cụ hỗ trợ đó vẫn chưa được áp
dụng phổ biến tại các trường đại học
Việt Nam.
Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí
Minh là trường đại học sư phạm trọng
điểm phía Nam, “máy cái” để đào tạo
giáo viên cho cả nước, đóng góp lớn
vào việc phát triển nền giáo dục. Hằng
năm, nhà trường có hơn 3.000 SV nhập
học, phân bổ cho 36 ngành. Với yêu
cầu không ngừng nâng cao chất lượng
giáo dục và đào tạo đòi hỏi các nhà
quản lí phải tăng cường đổi mới, cập
nhật công nghệ thông tin vào hệ thống
tổ chức, sự phối hợp của các phòng ban
chức năng trong việc quản lí và đặc
biệt là hỗ trợ SV. Đối với SV khóa K43
(năm thứ nhất), việc chuyển từ môi
trường học tập phổ thông sang đại học
đã tạo nhiều khó khăn trong cuộc sống
và học tập. Do vậy, đối tượng này rất
cần các phương tiện hỗ trợ xây dựng kế
hoạch học tập, kết nối, tương tác, lưu
trữ và trình bày các sản phẩm, thông
tin.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi
chọn nghiên cứu đề tài “Xây dựng hồ
sơ học tập điện tử (E - portfolio) cho
sinh viên khóa 43 Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh”. Với
mục đích là nghiên cứu thực trạng khó
khăn trong quá trình học tập, nhu cầu
sử dụng hồ sơ học tập điện tử (E -
portfolio) của sinh viên khóa 43, đề tài
tổ chức xây dựng hồ sơ học tập điện tử
(E -portfolio) cho sinh viên khóa 43
Trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa và
khái quát hóa tài liệu liên quan đến đặc
điểm hoạt động học tập của SV, hồ sơ
học tập điện tử (E-portfolio) trong và
ngoài nước.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng bảng hỏi điều tra về những
khó khăn trong hoạt động học tập của
SV và mức độ cần thiết về các nội dung
để xây dựng hồ sơ học tập điện tử (E-
portfolio). Từ đó, đứa ra các nhận định
về thực trạng và nhu cầu của vấn đề.
Nghiên cứu thực hiện điều tra trên 200
SV khóa K43 đang học tại Trường Đại
học Sư phạm TP Hồ Chí Minh theo
phương thức phát phiếu ngẫu nhiên.
Phương pháp phỏng vấn
Xây dựng câu hỏi phỏng vấn sâu SV để
làm rõ thêm về thực trạng khó khăn
trong hoạt động học tập của SV khóa
K43.
Phương pháp khảo nghiệm sư phạm
Sau khi xây dựng hồ sơ học tập điện tử
(E-portfolio), nhóm nghiên cứu tiến
hành khảo nghiệm sản phẩm trên 10
SV khóa K43 để đánh giá mức độ hứng
thú và cần thiết của các nội dung đã xây
dựng.
Phương pháp thống kê tóa n học
Đề tài sử dụng phần mền Excel để phân
tích, xử lí các số liệu thống kê, thu thập
từ phiếu khảo sát, nhằm định lượng các
kết quả nghiên cứu. Từ đó, đưa ra các
nhận xét và dự đóa n kết quả.
Lý luận về hồ sơ (E – Portfolio) cho
sinh viên
Hoạt động học tập của SV là một loại
hoạt động được tổ chức một cách có ý
thức nhằm tiếp thu những tri thức khoa
học chuyên sâu chuẩn bị cho họ trong
tương lai trở thành những chuyên gia
phát triển toàn diện và có trình độ
nghiệp vụ cao trong một lĩnh vực nghề
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
341
nghiệp nhất định. Hoạt động học tập
của SV mang những đặc điểm nổi bật
sau:
Tính chuyên nghiệp: Hoạt động học
tập của SV hướng vào việc hình thành,
phát triển và hoàn thiện nhân cách
người lao động trong lĩnh vực nghề
nghiệp tương ứng. Trong quá trình học
tập SV phải xây dựng cho mình vốn
hành trang trí tuệ và nhân cách đáp ứng
yêu cầu nghề nghiệp sau này.
Tính độc lập trí tuệ cao trong học tập:
Do yêu cầu của việc đào tạo người lao
động tương lai nên học tập của SV đòi
hỏi mức độ độc lập trí tuệ cao, SV phải
tự ý thức về học tập của bản thân.
Những khó khăn trong hoạt động
học tập của sinh viên
Thứ nhất, nhóm khó khăn xuất phát từ
bản thân SV: không xác định được mục
tiêu nghề nghiệp, mục tiêu của các môn
học, không tìm hiểu về chương trình
đào tạo hay chuẩn đầu ra của ngành
mình theo học, không biết tương lai
bản thân sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp,
không biết cách lựa chọn các môn học
phù hợp với bản thân, sắp xếp thời gian
không hợp lí giữa việc học tập, sinh
hoạtThứ hai, nhóm khó khăn xuất
phát từ giảng viên và cố vấn học tập:
không nhận thấy được ứng dụng của
môn học hay sự liên kết giữa lý thuyết
và thực hành, thiếu sự hỗ trợ và tư vấn
từ cố vấn học tập vào những lúc cần
thiếtThứ ba, nhóm khó khăn xuất
phát từ nhà trường, bạn bè: không hiểu
rõ chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra
của ngành học, thiếu sự hợp tác trong
làm việc nhóm.
Hồ sơ học tập điện tử (E-portfolio)
Hồ sơ học tập điện tử (E-porfolio) là bộ
hồ sơ được xây dựng trên những ứng
dụng công nghệ điện tử dùng để thu
thập sản phẩm của các môn học, ghi lại
các thành tích, trải nghiệm của SV dựa
trên cơ sở là những kế hoạch học tập
của SV đã xây dựng cùng với những
góp ý phản hồi từ cố vấn học tập. Kế
hoạch học tập bao gồm các mục tiêu
được xây dựng theo theo chuẩn đầu ra,
chương trình đào tạo mà nhà trường đã
ban hành.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Thực trạng về khó khăn trong hoạt
động học tập của sinh viên
Kết quả khảo sát về những khó khăn
trong học tập của sinh viên khóa K43
của nhà trường được trình bày ở bảng
dưới đây:
Bảng 1. Trung bình mức độ các khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên
STT Nội dung ĐTB Hạng
1 Xác định mục tiêu nghề nghiệp 3,59 2
2 Xác định mục tiêu các môn học 3,41 8
3 Tìm hiểu chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo 3,44 7
4
Lựa chọn các học phần phù hợp với mục tiêu của
bản thân
3,49 5
5 Nhận thấy ứng dụng của các học phần được học 3,23 10
6 Sắp xếp và quản lí thời gian học tập, sinh hoạt 3,47 6
7 Tìm kiếm tài liệu học tập 3,56 3
8 Thiếu động lực đọc sách, tài liệu 3,30 9
9 Ghi chép nội dung bài học 3,50 4
10 Hệ thống hóa nội dung học tập 3,49 5
11 Làm việc nhóm 3,56 3
12 Hoàn thành các bài tập 3,50 4
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
342
13 Ôn tập học phần 3,59 2
14 Làm các bài thi tập trung cuối kì 3,87 1
15 Tự đánh giá sự tiến bộ học tập 3,23 10
16 Tìm kiếm sự giúp đỡ, định hướng của CVHT 3,00 11
ĐTB chung 3,50
Qua bảng 1 ta thấy các giá trị nghiên
cứu ở mức độ thường xuyên (ĐTB
chung = 3,50). Trong các khó khăn mà
nhóm nghiên cứu đưa ra thì có đến
12/16 khó khăn có ĐTB lớn hơn 3,40.
Điều này cho thấy SV thường xuyên
gặp phải những khó khăn khi bước
chân vào môi trường học tập mới, 12
khó khăn mà SV đánh giá gặp khó
khăn ở mức độ thường xuyên: làm các
bài thi tập trung cuối kì (ĐTB = 3,87);
ôn tập học phần, xác định mục tiêu
nghề nghiệp (ĐTB = 3,59); tìm kiếm
tài liệu học tập, làm việc nhóm (ĐTB =
3,56); ghi chép nội dung bài học, hoàn
thành các bài tập (ĐTB = 3,50); lựa
chọn các học phần phù hợp với mục
tiêu của bản thân, hệ thống hóa nội
dung bài tập (ĐTB = 3,49); sắp xếp và
quản lí thời gian học tập, sinh hoạt
(ĐTB =3,47); tìm hiểu chuẩn đầu ra và
chương trình đào tạo (ĐTB = 3,44);
xác định mục tiêu các môn học (ĐTB
= 3,41). Các khó khăn còn lại được
đánh giá ở mức độ thỉnh thoảng gặp
khó khăn.
Nhu cầu xây dựng hồ sơ học tập điện
tử của sinh viên khóa K43
Hồ sơ học tập điện tử (E-portfolio)
được thiết kế dựa trên việc nghiên cứu
thực trạng khó khăn trong hoạt động
học tập của sinh viên khóa K43, cũng
như lấy ý kiến về nhu cầu xây dựng hồ
sơ học tập điện tử (E-portfolio). Việc
xây dựng hồ sơ điện tử (E-portfolio)
như một biện pháp giải quyết được
phần nào những khó khăn mà SV khóa
K43 đang phải đối mặt. Dưới đây là kết
quả khảo sát nhu cầu xây dựng hồ sơ
học tập điện tử (E-portfolio) của sinh
viên khóa K43.
Bảng 2. Trung bình về mức độ cần thiết các nội dung của E - portfolio
STT Nội dung xây dựng E-portfolio ĐTB Hạng
1 Hướng dẫn sử dụng E-portfolio 4,25 2
2
Chương trình đào tạo (chuẩn đầu ra, hệ thống môn
học)
4,25 2
3 Thông tin cá nhân 3,81 8
4 Các mục tiêu dài hạn 4,04 7
5 Các mục tiêu ứng với từng học kì 4,15 5
6 Các mục tiêu ứng với từng môn học 4,16 4
7 Góc trao đổi của cố vấn học tập 4,11 6
8 Kho lưu giữ các bài tập, sản phẩm từng môn học 4,23 3
9 Nhật ký đọc sách 3,70 10
10 Sơ đồ tổng kết nội dung chính mỗi môn học 4,26 1
11 Kho lưu giữ các “thành tựu” 3,77 9
ĐTB chung 4,10
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
343
Bảng 2 cho thấy các nội dung mà nhóm
nghiên cứu đưa ra khảo sát được SV
khóa K43 đánh giá ở mức cần thiết với
ĐTB chung = 4,10. Điều đó chứng tỏ
rằng, các nội dung mà nhóm nghiên
cứu đưa ra khảo sát đã đáp ứng được
mặt nội dung của một hồ sơ học tập
điện tử.
Cách thức thiết kế hồ sơ học tập điện
tử (E-portfolio)
Để thiết kế hồ sơ học tập điện tử, chúng
tôi đã tiến hành các bước xây dựng hồ
sơ học tập điện tử (E-portfolio):
Đầu tiên, để tiện lợi cho việc xây dựng
hồ sơ học tập điện tử, nhóm nghiên cứu
chọn mã nguồn mở Moodle, vì đây là
mã nguồn mở rất mạnh trong việc xây
dựng hệ thống. Mã nguồn mở được
viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP. Thứ
hai, chạy thử nghiệm và kiểm tra trên
localhost bằng phần mềm Xampp.
Cuối cùng, upload mã nguồn (source)
và cơ sở dữ liệu (database) của website
lên host và trỏ tên miền về host để
website có thể chính thức hoạt động.
Địa chỉ website:
và giao diện
của hồ sơ học tập điện tử bao gồm các
thành phần sau: trang ngoài, trang chủ
và trang cá nhân. Mỗi trang chứa đụng
các mục con, cụ thể như trong trang cá
nhân bao gồm thông tin cá nhân, hồ sơ
học tập và các nội dung khác. đăng
nhập tài khoản; trang chủ gồm: tin tức
của các thành viên. Trong mỗi hồ sơ
học tập điện tử (E-portfolio) cá nhân,
chúng tôi đã thiết kế ra những mục sau:
Chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra,
hướng dẫn sử dụng, thông tin cá nhân,
mục tiêu học tập, lưu trữ tài liệu, hồ sơ
cá nhân.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Đề tài đã khái quát lịch sử nghiên cứu
về hồ sơ học tập điện tử (E-portfolio)
trên thế giới và tại Việt Nam. Hiện nay,
hồ sơ học tập điện tử vẫn chưa được áp
dụng một cách rộng rãi và chỉ được áp
dụng giới hạn trong một số môn học ở
nhà trường Việt Nam. Ngoài ra, những
khó khăn trong hoạt động học tập của
SV, cách thức xây dựng hồ sơ học tập
điện tử (E-portfolio) cũng đã được hệ
thống một cách khái quát. Nghiên cứu
cũng đã làm rõ thực trạng những khó
khăn trong hoạt động học tập của sinh
viên khóa K43.
Trong 16 khó khăn được đưa ra lấy ý
kiến thì có 12/16 khó khăn SV gặp ở
mức độ thường xuyên như làm bài thi
cuối kỳ, ôn tập học phần, hệ thống hóa
môn học, xác định mục tiêu học tập,
làm việc nhóm, ghi chép lưu trữ các tài
liệu Những khó khăn trên phần lớn
đều ảnh hưởng bất lợi đến học tập của
SV, làm giảm động lực học tập, nghiên
cứu, kết quả học tập không cao. Qua
đó, thấy được tầm quan trong của việc
giải quyết những khó khăn của SV
đang gặp phải.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
HOÀNG THỊ QUÝ, (2014). Khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên
người dân tộc Chăm tại trường Cao đẳng Ninh Thuận. Luận văn Thạc sĩ
Tâm lý học. Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.
NGUYỄN THỊ TỨ, ĐÀO THỊ DUY DUYÊN, (2013). Những khó khăn trong
cuộc sống của sinh viên năm nhất Trường Đại học Sư phạm TP.HCM. Tạp
chí khoa học Trường Đại học Sư phạm TP.HCM. số 50, 120-130.
TRƯƠNG THỊ NGỌC ĐIỆP VÀ ĐỒNG NGHIỆP, (2012). Thuận lợi và khó
khăn trong học tập của sinh viên năm nhất tại trường Đại học Cần Thơ.
Tạp chí khoa học Cần Thơ. số 2012:21a 78 – 91.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_ho_so_hoc_tap_dien_tu_e_portfolio_cho_sinh_vien_kho.pdf