Xây dựng hàng rào melaleuca nhằm kiểm soát xói lở bờ biển và phát triển rừng ngập mặn

Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu và bối cảnh

2. Mục tiêu và cách tiếp cận

3. Các hoạt động của dự án

4. Kết quả và Tác động

5. Kết luận và khuyến nghị

pdf21 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 998 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Xây dựng hàng rào melaleuca nhằm kiểm soát xói lở bờ biển và phát triển rừng ngập mặn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
INTERNATIONAL UNION FOR CONSERVATION OF NATURE XÂY DỰNG HÀNG RÀO MELALEUCA NHẰM KIỂM SOÁT XÓI LỞ BỜ BIỂN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN Mô hình tại xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang 2 Nội dung 1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu và bối cảnh 2. Mục tiêu và cách tiếp cận 3. Các hoạt động của dự án 4. Kết quả và Tác động 5. Kết luận và khuyến nghị 2 3 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu và bối cảnh Kiên Giang là tỉnh nằm về phía Tây Nam của ĐBSCL, giáp với vùng Vịnh Thái Lan. Tỉnh có chiều dài bờ biển hơn 200km, tiếp giáp với biên giới Campuchia với đường biên giới kéo dài 56.8km về phía Tây Bắc. Hiện nay, tỉnh đang phải đối mặt với các thách thức từ tác động của BĐKH gồm gió bão, xâm nhập mặn, đặc biệt là tình trạng xói lở bờ biển nghiêm trọng dẫn đến rừng đang bị mất dần, ảnh hưởng nhiều đến sinh kế và hệ sinh thái trong khu vực. 3 4 Hiện trạng xói lở dọc theo bờ biển của tỉnh Kiên Giang dựa theo chỉ số xói lở Ghi chú Xã ven biển Kè đá Bãi bồi Đã bị xói lở Đang xói lở mạnh 5  Khoảng một nửa chiều dài đường bờ biển tỉnh KG bị xói lở hay đang xói lở;  Khoảng 74% đường bờ biển Kiên Giang có thể xem là có rừng ngập mặn, mặc dù chỉ có 65% bờ biển có rừng ngập mặn đáng kể. Các hoạt động chặt phá rừng xảy ra dọc theo 77km đường bờ biển đang ảnh hưởng đến 58% rừng ngập mặn ven bờ biển;  Gần 25% đường bờ biển (30km) đang đối mặt với việc mất rừng ngập mặn do xói lở. Kết quả từ Khảo sát ghi hình bờ biển (SVAM) và phân giải ảnh vệ tinh: 6 • Bình Sơn là một xã nằm tiếp giáp với biển Tây, trãi dài trên 7km đường bờ biển. • Xã có địa hình rất thấp, nằm trong khu vực thấp nhất của vùng Tứ Giác Long Xuyên. • Diện tích rừng ngập mặn toàn xã là 173.76 ha tập trung ở ấp Vàm Rầy. Đường bờ biển được bảo vệ bởi cánh rừng ngập mặn mỏng và đê đất. 6 Trong khoảng 3 năm gần đây, 9 km bờ biển đã bị xói lở nghiêm trọng. 7 Mục tiêu và phương pháp tiếp cận 7 • Tên dự án: Xây dựng hàng rào Melaleuca nhằm kiểm soát xói lở và phát triển rừng ngập mặn • Cơ quan thực hiện: BQL Rừng phòng hộ Hòn Đất – Kiên Hà. Cơ quan phối hợp – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang. • Thời gian: 15 tháng (10/2013-12/2014) • Mục tiêu: Bảo vệ đường bờ biển nhằm phát triển rừng phòng hộ thông qua xây dựng 900m hàng rào Melaleuca tại ấp Vàm Rầy, xã Bình Sơn. 8 Mục tiêu và phương pháp tiếp cận (cont.) Phương pháp tiếp cận: • Đánh giá tính dễ tổn thương và năng lực thích ứng với BĐKH có sự tham gia (đầu năm 2012) • Thúc đẩy sáng kiến địa phương thông qua tổ chức các cuộc họp tham vấn cộng đồng, đối thoại với cộng đồng. • Sử dụng kỹ thuật kiểm soát xói lở bờ biển thích hợp từ GIZ Kiên Giang. • Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ và giám sát công trình. 9 Hoạt động dự án Khảo sát thực địa Xây dựng hàng rào Xây dựng hàng rào Giai đoạn hoàn chỉnh Giám sát mật độ bùn 10 Kỹ thuật thiết kế hàng rào chắn bùn Melaleuca Chú Thích : Cừ 4 (Melaleuca pole 4) Thanh ngang nẹp đầu cọc, cừ 4 (Melaleuca bar for connecting pole 4) Mê bồ rộng 1.2m (Bamboo mat 1.2m in width) Lưới cá khổ 1m (Fishing net 1m in width) Nuột dây cột thanh ngang (Inox wire to connect the melaleuca bar) Mối đinh để cố định thanh ngang trên hàng rào (Nail to keep the bars fixed on the fence) Thanh cọc chống đỡ 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 Hướng biển (Seaward) 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 1m rào = 26 cây cừ 4 (pole 4) 1.8m 1.8m 4 11 Kết quả và Tác động 900 m hàng rào chắn bùn Melaleuca được xây dựng hoàn chỉnh bởi chính sức lực của cộng đồng địa phương, tuân thủ thiết kế cũng như tiến độ. 12 Kết quả và Tác động • Sau 8 tháng (tháng 1 – tháng 8 năm 2014), lượng bùn lưu lại bên trong hàng rào tăng trung bình 39cm. • Hoạt động này đã thu hút 30 người dân địa phương tham gia vào công tác xây dựng, bảo trì cũng như giám sát. 13 Kết quả và Tác động • Số liệu giám sát lượng bùn lắng giai đoạn từ tháng 1 – 8 năm 2014 Tháng Bên trong hàng rào Bên ngoài hàng rào Cột1 (cm) Cột 2 (cm) Cột 3 (cm) Cột 4 (cm) Cột 5 (cm) 01/2014 151 118 113 132 128 02/2014 151 118 113 132 128 03/2014 142 112 108 125 122 04/2014 136 105 102 117 113 05/2014 130 130 95 145 120 06/2014 144 121 100 135 121 07/2014 123 140 100 155 138 08/2014 90 84 70 120 86 14 Kết quả và Tác động Bùn lắng bên trong hàng rào sau 8 tháng (tăng lên 39cm) 15 Kết quả và Tác động Bùn bên ngoài hàng rào sau 8 tháng (tăng 27cm) 16 Kết quả và Tác động • Dự án bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan cũng như đạt được mục tiêu đề ra. Bùn lắng đang tăng dần tạo điều kiện cho sự phát triển của rừng ngập mặn. Môi trường sống của các loài thủy sinh đang trong quá trình được phục hồi. • Cải thiện sinh kế cho người dân địa phương sống dựa vào tài nguyên thiên nhiên dưới tán rừng có thêm thu nhập, nâng cao nhận thức của người dân trong việc quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ hàng rào. • Hiện nay, tỉnh Kiên Giang đã có kế hoạch phát triển trồng rừng trên diện tích bãi bồi để thúc đẩy quá trình phục hồi RNM. • Tổ chức GIZ Kiên Giang cũng đang tiếp tục nhân rộng mô hình hàng rào chắn sóng, giữ bùn sang những khu vực khác. Vì đây là một mô hình bước đầu mang lại hiệu quả và có tính khả thi cao. 17 Kết quả và Tác động Người hưởng lợi từ mô hình thí điểm này gồm nhiều đối tượng: • Trực tiếp: – Người dân sống ven biển. – Những người khai thác tài nguyên dưới tán rừng, – Các công trình. • Gián tiếp: – Quản lý của chính quyền địa phương trên địa bàn sẽ dễ hơn. – Môi trường sống của những người dân ở sâu hơn trong đất liền sẽ ổn định hơn. 18 Bài học kinh nghiệm và kiến nghị Bước đầu, mô hình đã phát huy những tác dụng tích cực khi chỉ trong vòng 08 tháng thực hiện, lượng phù sa lắng tụ đã tăng trên 39cm, tác động tốt đến hệ sinh thái rừng ngập mặn. Điều này chứng tỏ: • Thứ nhất: IUCN đã đầu tư đúng vào lĩnh vực cần can thiệp để thích ứng với BĐKH • Thứ hai: BQL rừng và chính quyền địa phương tích cực triển khai thực hiện cũng như giám sát chặt chẽ các hoạt động, kịp thời điều chỉnh bổ sung các vấn đề phát sinh. • Thứ ba: Được sự quan tâm, chỉ đạo, ủng hộ của các cấp lãnh đạo của tỉnh Kiên Giang cùng với sự tham gia của người dân trong vùng dự án trong quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ hàng rào 19 Bài học kinh nghiệm và kiến nghị Thách thức và bài học • Quá trình xây dựng hàng rào gặp nhiều khó khăn do các tác động nằm ngoài dự báo của thời tiết như sóng to, gió lớn đã gây thiệt hại 30% công trình. Bài học rút ra tại giai đoạn thiết kế dự án là cần phải lên ngân sách cho hoạt động sửa chữa, bảo trì hàng rào trong suốt vòng đời của nó (khoảng 5 năm). • Mô hình xây dựng hàng rào chắn sóng, giữ bùn thực sự là một hoạt động can thiệp khả thi. Do đó, mô hình này nên được áp dụng rộng rãi hơn không chỉ ở trong khu vực tỉnh Kiên Giang, các tỉnh lân cận và các quốc gia có điều kiện tương tự như: Thái Lan, Campuchia, • Tuy nhiên, việc phân tích chi phí – lợi ích giữa các mô hình hàng rào giữ bùn (hàng rào chữ T và hàng rào Melaleuca) cũng cần được thực hiện nhằm có cơ sở dữ liệu chính xác hơn hỗ trợ cho việc lựa chọn áp dụng loại mô hình phù hợp 20 Bài học kinh nghiệm và Kiến nghị Ngoài các hoạt động đang thực hiện như triển khai như mô hình trồng thêm rừng do Sở NN&PTNT thực hiện, nhân rộng mô hình xây hàng rào bảo vệ bờ biển do GIZ tài trợ, lãnh đạo Tỉnh đã và đang kêu gọi các nhà khoa học, các dự án hỗ trợ cho nghiên cứu sâu hơn các vấn đề tổng thể liên quan đến trồng rừng ven biển, các mô hình có tính khả thi để định hướng phát triển kinh tế, xã hội và ứng phó với biến đổi khí hậu. 21 XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN THANK YOU FOR YOUR ATTENTION!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxaydunghangraomelaleucanhamkiemsoatxoilobobien_5937.pdf