Xây dựng đại học thông minh đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ kỹ thuật quân sự trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0

Bài viết tập trung làm rõ quan niệm cơ bản về Đại học thông minh, trong đó nhấn mạnh vai trò nổi bật của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đối với việc xây dựng Đại học thông minh. Bên cạnh đó, tác giả trình bày những nội dung về xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn mới; khẳng định tính tất yếu của việc xây dựng trường Đại học thông minh nhằm mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật dưới tác động cuộc CMCN này. Từ đó gợi mở một số định hướng trong việc xây dựng nhà trường thông minh tại các cơ sở đào tạo cán bộ kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Xây dựng đại học thông minh đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ kỹ thuật quân sự trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ựng kho dữ liệu, học liệu số; Xây dựng và tăng cường sử dụng các tài nguyên, học liệu dùng chung giữa các nhà trường Quân đội Ngoài ra, để đa dạng hóa các hình thức đào tạo theo xu thế của CMCN 4.0, trường Đại học thông minh quân đội có thể nghiên cứu, triển khai “e-Learning đầy đủ” đối với một số chuyên ngành, một số khối kiến thức, một số học phần, một số bài giảng cụ thể... không bí mật quân sự. Các khối kiến thức này hoàn toàn có thể triển khai “e-Learning đầy đủ” trên mạng internet. Có thể sửa đổi hoặc ban hành mới các quy định về sử dụng thiết bị di động thông minh cá nhân cho phù họp với hình thức đào tạo mới này. Thứ sáu, xây dựng, phát triển các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin Bộ Quốc phòng đã ra Quyết định số: 4475/QĐ-BQP ngày 18/10/2018 về việc ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Quốc phòng (Phiên bản 1.0), và Quyết định số: 1676/QĐ-BQP ngày 27/4/2019 về việc ban hành Kế hoạch xây dựng Chính phủ điện tử trong Bộ Quốc phòng giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025. Theo đó, để thực hiện Chính phủ điện tử trong hệ thống các nhà trường Quân đội, tăng cường cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu 158 XÂY DỰNG ĐẠI HỌC THÔNG MINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO CÁN BỘ KỸ THUẬT QUÂN SỰ TRONG ĐIỀU KIỆN CMCN 4.0 quả công tác điều hành nhà trường thì việc ứng dụng công nghệ thông tin là yêu cầu cấp thiết, bắt buộc. Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống nhà trường Quân đội nói chung, cũng như Đại học thông minh đào tạo cán bộ kỹ thuật quân sự nói riêng, cần quan tâm thực hiện một số công việc sau: Một là, chuẩn hóa và ban hành thống nhất các quy trình trong công tác quản lý giáo dục - đào tạo tại các học viện, nhà trường; chuẩn hóa cấu trúc và nội dung thông tin (danh mục thông tin, dữ liệu dùng chung ngành nhà trường...); Hai là, xây dựng và đưa vào sử dụng các cơ sở dữ liệu dùng chung về công tác quản lý, đào tạo trong hệ thống nhà trường Quân đội bảo đảm thống nhất, hiệu quả và an toàn; Ba là, việc xây dựng, phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin cần theo phương châm đầu tư tập trung, tránh dàn trải. Thứ bảy, xây dựng, phát triển cổng thông tin điện tử Trong đặc thù của Đại học thông minh, người học tiếp cận với các dịch vụ của nhà trường thông qua cổng thông tin điện tử; ngược lại, nhà quản lý cũng như hệ thống các khoa, viện, trung tâm cũng sử dụng cổng thông tin điện tử như là cầu nối đáp ứng yêu cầu của người học. Khái niệm Portal là website được thiết kế để trở thành trung tâm tích hợp thông tin, ứng dụng trực tuyến và dịch vụ mạng. Với Portal, người sử dụng có thể khai thác thông tin từ nhiều nguồn tài nguyên khác nhau, sử dụng nhiều dịch vụ của các hệ thống phần mềm khác nhau một cách tập trung, thống nhất bằng một lần đăng nhập duy nhất. Thông qua cổng Thông tin điện tử, người quản trị Đại học thông minh chỉ cần quản lý, theo dõi tất cả các thông tin điều hành tại một nơi duy nhất. Cổng Thông tin điện tử còn có khả năng tương tác nhiều chiều giúp người sử dụng không chỉ khai thác được thông tin mà còn có thể đưa ra những yêu cầu để được phục vụ và thực hiện một số dịch vụ hành chính qua mạng. Điều này đảm bảo cho người học tiếp cận kịp thời, cũng như sử dụng thành thạo công cụ này trong quá trình học tập, trở thành tiền đề giúp cho cán bộ kỹ thuật quân sự tương lai thành thục trong quá trình công tác về sau, bởi Cổng thông tin điện tử tích hợp cũng áp dụng những công nghệ mới nhất của CMCN 4.0 trong quá trình xây dựng. Thứ tám, xây dựng tạp chí khoa học đạt tiêu chuẩn quốc tế Trong thời đại CMCN 4.0, trở thành tạp chí trực tuyến (có chỉ số Online ISSN) là xu thế chung đối với mọi tạp chí khoa học và cũng là bước đi đầu tiên trên con đường phát triển để đạt tiêu chuẩn quốc tế (có trong cơ sở dữ liệu của Scopus, ISI). Đối với trường Đại học thông minh đào tạo cán bộ kỹ thuật quân sự, có thể cân nhắc các khuyến nghị sau trong quá trình xây dựng, phát triển tạp chí khoa học: Khuyến khích các nhà khoa học có năng lực nghiên cứu khoa học tốt công bố kết quả nghiên cứu của mình trên các tạp chí của nhà tường. Đây là một giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng, đồng thời nâng cao sự nhận diện (Visibility) của các tạp chí. Thông thường, những nhà khoa học này đã có những công bố chất lượng tốt trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín, và họ đã tự “xác lập” được “chuẩn mực” cao đối với các công bố khoa học của mình. Những bài báo của các tác giả này khi đăng trên tạp chí của Đại học thông minh có thể sẽ được trích dẫn nhiều hơn từ các nhà khoa học trong nước và quốc tế. Các tạp chí nên có một số bài tổng quan (Review) của các nhà khoa học có thành tích nghiên cứu khoa học tốt (các “Big Name”): Đây là chính sách rất hiệu quả, đã được các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín áp dụng từ lâu. Đảm bảo tính khách quan trong quá trình phản biện bài báo: Nên tăng tỷ lệ người phản biện là các nhà khoa học có uy tín từ các cơ sở đào tạo/cơ sở nghiên cứu khác trong nước, các nhà khoa học Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài, số lượng người phản biện nên ít nhất là 2 người đối với mỗi bài báo. Việc xây dựng và cập nhật danh sách cộng tác viên, phản biện theo các chuyên ngành hẹp là hết sức quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của tạp chí. Đa dạng hóa thành phần Hội đồng biên tập, Ban biên tập: Một số tạp chí ở bên ngoài Quân đội đã thực hiện khá tốt việc này (Hội đồng biên tập/Editorial Board có một tỷ lệ đáng kể các nhà khoa học Việt Nam có uy tín, làm việc tại nhiều cơ sở đào tạo/cơ sở nghiên cứu khác nhau cả trong nước và nước ngoài và các nhà khoa học quốc tế). Điều này góp phần tăng tính khách quan và nâng cao chất lượng của tạp chí. Ngoài ra, đây cũng là một tiêu chí được các cơ sở dữ liệu trong khu vực ASEAN và trên thế giới ưu tiên, cân nhắc khi lựa chọn một tạp chí khoa học vào hệ thống của họ. Trực tuyến hóa: Giải pháp này sẽ giúp các tạp chí tăng độ nhận diện một cách hiệu quả. Hình thức truyền thống (dạng bản in) của các tạp chí đã không còn phù hợp trong thời đại công nghệ thông tin, kỷ nguyên số hóa như hiện nay. Tất cả các tạp chí thuộc danh mục ISI và Scopus hiện nay đều có phiên bản trực tuyến (Online ISSN). Đây là cách hữu hiệu để các bài báo của mỗi tạp chí có thể được truy cập nhanh chóng “mọi lúc - mọi nơi” và công việc nghiệp vụ của tạp chí (nhận bài, phản biện, phát hành...) được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả. Với các tạp chí của các nhà trường Quân đội mới chỉ có phiên bản in (Print ISSN), cần có lộ trình thích hợp để số hóa và trực tuyến hóa. Sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ công bố: tạp chí của Đại học thông minh nên thành lập một bộ phận chuyên trách để chuyển ngữ các bài báo gốc tiếng Việt sang tiếng Anh. Sau một thời gian phù hợp, cần đặt ra yêu cầu bắt buộc lả chỉ nhận, xuất bản các bài báo bằng tiếng Anh. Hiện nay, một số tạp chí ở bên ngoài Quân đội đã thực hiện được điều này. Có định dạng (Format) tạp chí phù hợp với chuẩn mực quốc tế: Đây là một yếu tố tuy mang tính hình thức nhưng cũng khá quan trọng khi muốn nâng cao chất lượng tạp chí. Đồng thời, đây cũng là một tiêu chí được cân nhắc khi lựa chọn một tạp chí nào đó vào cơ sở dữ liệu khu vực ASEAN (Asean Citation Index- ACI) và các cơ sở dữ liệu uy tín trên thế giới (Scopus, ISI). Mỗi tạp chí cần có quy định cụ thể về cấu trúc bài báo; cách trích dẫn tài liệu tham khảo Nguyễn Trọng Luật 159 (References); cách trình bày hình vẽ, bảng số liệu minh họa, sử dụng đơn vị đo... phù hợp với thông lệ của tạp chí khoa học quốc tế. Cần nâng cao nhận thức về chống đạo văn: Đạo văn là hiện tượng nhức nhối hiện nay. Chính vì vậy, các tạp chí cần phải đặc biệt quan tâm tới vấn đề này và cương quyết chống đạo văn dưới mọi hình thức. Có như vậy, tạp chí khoa học của nhà trường mới có thể nâng tầm và hướng tới tiêu chuẩn quốc tế. IV. KẾT LUẬN Xây dựng Đại học thông minh trong đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật quân sự là xu thế tất yếu nhằm trang bị cho đội ngũ này những năng lực, phẩm chất đáp ứng được những yêu cầu của chiến tranh hiện đại trong điều kiện CMCN 4.0. Với việc ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng này vào mọi yếu tố cấu thành của Đại học thông minh, CMCN 4.0 vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật quân sự; trong đó cần tập trung vào nhóm các nội dung về Xây dựng chương trình, Khuôn viên thông minh, Đào tạo trực tuyến Nhưng trên hết cần đảm bảo định hướng Sư phạm thông minh, Giảng dạy thông minh được thấm nhuần vào mọi cá nhân, thành tố của quá trình này, bởi đây là nội dung liên quan trực tiếp tới nhân tố con người, chủ thể quyết định tới việc đảm bảo ứng dụng có hiệu quả thành tựu của khoa học - công nghệ của CMCN 4.0. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vladimir L. Uskov, Jeffer P. Bakken, Robert J. Howlett and Lakhmi C. Jain (2018), Smart University: A new concept and technologies, Switzerland: Spinger. [2] S. N. Ikwumelu, Ogene A. Oyibe and E. C. Oketa (2015) Adaptive teaching: An Invaluable Pedagogic Practice in Social Studies Education, Journal of Education and Practice, Vol.6, No.33. [3] Marian Cata (2015). The Smart University, a new Concept in the Internet of Things. International Conference - Networking in Education and Research, IEEE, 2015. [4] Kwok, L.F (2015), A vision for the Development of i-Campus, Smart Learning Environments, https://link.springer.com/article/10.1186/s40561-015-0009-8 (Acceesed date: 28/5/2020). BUILD A SMART UNIVERSITY TO MEET THE REQUIREMENTS OF TRAINING MILITARY TECHNICIANS IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Nguyen Trong Luat ABSTRACT: The paper focused on clarifying the basic concept of Smart University, which emphasized the remarkable role of the Fourth Industrial Revolution (Industrial Revolution 4.0) in building Smart University. Besides, the author presented the contents of building a technical staff in the Vietnam People's Army in the new period; confirmed the indispensability of building a smart university with the aim of training technical staff under the impact of Industrial Revolution 4.0. From that point, it is suggested that some orientations in building smart schools at the organizations of training technicians in the Vietnam People's Army today.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_dai_hoc_thong_minh_dap_ung_yeu_cau_dao_tao_can_bo_k.pdf
Tài liệu liên quan