1.1.1. Lịch sửcủa rađa
Rađalà sản phẩm của sựphát triển kỹthuật vô tuyến và điện tửhọc
hiện đại, nó được đưa vào sửdụng từ trước chiến tranh thếgiới lần thứII ở
các nước có nền khoa học tiên tiến. Rađa được sửdụng cho mục đích quân sự,
dùng đểphát hiện máy bay khi chúng vẫn nằm ngoài vùng nhìn thấy được, rồi
hiển thị lên màn hình rađa. Công cụnày ngày càng được sửdụng rộng rãi để
phục vụcho mục đích quân sự.
92 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Xây dựng công thức tính lượng mưa từsốliệu ra đa đốp-Le cho khu vực trung trung bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------------------
HOÀNG MINH TOÁN
XÂY DỰNG CÔNG THỨC TÍNH LƯỢNG
MƯA TỪ SỐ LIỆU RA ĐA ĐỐP-LE
CHO KHU VỰC TRUNG TRUNG BỘ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội – 2009
2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------------------
HOÀNG MINH TOÁN
XÂY DỰNG CÔNG THỨC TÍNH LƯỢNG
MƯA TỪ SỐ LIỆU RA ĐA ĐỐP-LE
CHO KHU VỰC TRUNG TRUNG BỘ
Chuyên ngành: Khí tượng và Khí hậu học
Mã số: 60.44.87
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN HƯỚNG ĐIỀN
Hà Nội – 2009
3Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp tôi được:
Đài Khí tượng Cao không đã cho phép tiếp cận, tìm hiểu, triển khai
và nghiên cứu trên cặp số liệu khảo sát rađa thời tiết - số liệu đo mưa tự
động.
TT Quốc gia Dự báo KTTV-Phòng Dự báo Hạn ngắn, Đài Khí
tượng Thuỷ văn Khu vực Trung Trung Bộ, Công ty CMT Hà Nội đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được đến và làm việc hoàn thành kế hoạch
nhanh chóng và đạt yêu cầu.
Các chuyên gia Nhật Bản: GS.TS Matsumoto, GS.TS Kimpei
ICHIYANAGI - Viện JAMSTEC, T.S.Hironari KANAMORI tại Đại học
Tokyo, T.S Hideyuki KAMIMERA tại Viện JAMSTEC đã chuyển giao kỹ
thuật, công nghệ, trang thiết bị và cùng chúng tôi xây dựng hệ thống đo
mưa tự động.
Bên cạnh đó còn có sự giúp đỡ của các đồng nghiệp: T.S. Trần Duy
Sơn, T.S. Ngô Đức Thành, Th.S. Nguyễn Viết Thắng, Th.S. Đào Thị Loan
v.v... tại Đài Khí tượng Cao không, T.S. Tạ Văn Đa tại Viện Khí tượng
Thuỷ văn và Môi trường. Sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, các bạn
học viên ở Bộ môn Khí tượng- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại
học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của PGS.T.S.
Nguyễn Hướng Điền và sự giúp đỡ của T.S. Nguyễn Thị Tân Thanh .
Cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước những sự giúp đỡ
quý báu đó.
Hà Nội, tháng 5/2009.
4MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................... 4
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ RAĐA, RAĐA THỜI TIẾT
TAM KỲ VÀ HỆ THỐNG ĐO MƯA TỰ ĐỘNG...................................... 8
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ RAĐA........................................................ 8
1.1.1. Lịch sử của rađa ................................................................................ 8
1.1.2. Nguyên tắc hoạt động........................................................................ 8
1.1.3. Phương trình rađa đối với mục tiêu điểm trong chân không ............ 10
1.1.4. Diện tích phản xạ hiệu dụng của mục tiêu khí tượng. Thể tích phân
giải của khối xung..................................................................................... 12
1.1.5.Các phương trình rađa Probert-Jones và phương trình rađa rút gọn đối
với mục tiêu khí tượng .............................................................................. 15
1.2. RAĐA THỜI TIẾT TAM KỲ............................................................. 18
1.3.HỆ THỐNG ĐO MƯA TỰ ĐỘNG ..................................................... 20
CHƯƠNG 2: ƯỚC LƯỢNG MƯA TỪ ĐỘ PHẢN HỒI VÔ TUYẾN
CỦA RAĐA KHÍ TƯỢNG ........................................................................ 25
2.1. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MƯA.................................................... 25
2.1.1.Mưa và một vài loại mưa thường gặp............................................... 25
2.1.2.Một số đặc trưng cơ bản................................................................... 26
2.1.3.Sự phân bố hạt mưa theo kích thước hạt........................................... 27
2.1.4.Phân cấp cường độ mưa ................................................................... 29
2.1.5.Sử dụng rađa để phát hiện mưa ........................................................ 30
2.1.6.Sử dụng rađa để ước lượng mưa....................................................... 31
2.2. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA SAI SỐ KHI ƯỚC LƯỢNG MƯA
BẰNG RAĐA KHÍ TƯỢNG ..................................................................... 34
2.2.1. Sai số do hệ thống thiết bị rađa........................................................ 35
2.2.2.Sai số do địa hình ............................................................................. 35
2.2.3.Các sai số do điều kiện truyền sóng dị thường trong khí quyển ........ 36
2.2.4.Các sai số do công thức tính cường độ mưa không bao hàm hết các
đặc tính của vùng mưa .............................................................................. 37
2.2.5. Sai số do hệ thống thiết bị đo mưa mặt đất. ..................................... 38
5CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ SAI SỐ . 39
3.1. PHƯƠNG PHÁP BÌNH PHƯƠNG TỐI THIỂU ........................... 39
3.1.1.Đặt bài toán về cách tìm các tham số................................................ 39
3.1.2.Phương pháp bình phương tối thiểu.................................................. 40
3.2. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ ........................................................... 44
3.2.1. Một số kiến thức cơ bản về đánh giá ............................................... 44
3.2.2. Một số đại lượng thống kê khách quan thường được sử dụng trong
đánh giá .................................................................................................... 45
CHƯƠNG 4. CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN, KẾT QUẢ VÀ KẾT
LUẬN.......................................................................................................... 48
4.1. TIẾN HÀNH XÂY DỰNG CÔNG THỨC...................................... 48
4.1.1.Thu thập số liệu................................................................................ 48
4.1.2 Xử lí số liệu và đồng bộ số liệu theo thời gian.................................. 49
4.1.3 Tính toán và đánh giá công thức....................................................... 56
4.1.3 Giới thiệu phần mềm tính toán và kiểm nghiệm ............................... 58
4.2 KẾT LUẬN........................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 63
PHỤ LỤC.................................................................................................... 65
PL1. Dạng đầu vào số liệu rađa................................................................. 65
PL2. Dạng đầu vào của đo mưa tự động mặt đất. ...................................... 66
PL3.Mã nguồn phần mềm. ........................................................................ 69
PL4.Kết quả tính toán ............................................................................... 91
6MỞ ĐẦU
Thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế–xã hội của loài người.
Việc dự báo các hiện tượng thời tiết ngày càng trở nên cần thiết và trở thành
mối quan tâm nhiều quốc gia trên thế giới. Dự báo thời tiết thông qua dự báo
các yếu tố: áp suất, nhiệt độ, độ ẩm, gió, mưa... Như chúng ta đã biết, mưa
lớn là nguyên nhân chính gây ra lũ ở vùng Trung Trung bộ và đã để lại những
hậu quả rất nghiêm trọng cho vùng này trong nhiều năm qua nhất là trong thời
gian gần đây, vì thế dự báo định lượng mưa được quan tâm nhiều nhất. Để đo
mưa định lượng (xác định cường độ mưa, tổng lượng mưa giờ, ngày…) được
tiến hành với nhiều phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp, một trong những
phương pháp đó là sử dụng ra đa khí tượng. Ra đa có nhiều ưu điểm mạnh
trong đo mưa định lượng so với mạng lưới trạm đo mưa trực tiếp tại mặt đất
như: đo trong phạm vi rộng, xác định được diện tích vùng mưa, đo mưa với
độ phân giải cao về không gian và thời gian. Ra đa có thể đo mưa tại các vùng
sâu, vùng xa, ngoài biển nơi xây dựng rất khó khăn hoặc không thể xây dựng
được những hệ thống trạm đo đạc yếu tố khí tượng bề mặt. Hơn thế nữa ra đa
còn có thể xác định được cấu trúc không gian ba chiều của trường mây và
mưa trong vùng hoạt động của ra đa.
Tuy nhiên, thực tế biến động của trường mưa rất phức tạp, nhất là tính
biến động ngẫu nhiên của chúng theo quy mô thời gian và không gian, thể
hiện qua cường độ, phạm vi. Bên cạch đó hệ thống các trạm đo mưa trên lãnh
thổ Việt Nam vẫn còn khá thưa thớt, một số vùng quan trọng mạng trạm đo
mưa không đủ dày, độ chính xác ước lượng mưa bằng ra đa phụ thuộc rất
nhiều vào các tham số như: độ rộng, mức độ bị che khuất của cánh sóng ăng
ten, Một điểm nữa là các công thức tính lượng mưa khu vực Trung trung Bộ
chưa có hoặc mới ở giai đoạn áp dụng thử nghiệm vài hệ số thực nghiệm của
7nước ngoài, vì thế ảnh hưởng rất lớn tới các phương pháp dự báo thời tiết,
cảnh báo hệ quả của hiện tượng thời tiết nguy hiểm.
Xuất phát từ nhu cầu có được số liệu tốt phục vụ mục đích dự báo, điều
tra, nghiên cứu nên việc sử dụng những tính năng ưu việt của ra đa thời tiết
kết hợp với hệ thống đo mưa tự động để đo mưa mà đặc biệt là mưa diện rộng
chính là mực tiêu của luận văn này.
8CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ RAĐA, RAĐA THỜI TIẾT
TAM KỲ VÀ HỆ THỐNG ĐO MƯA TỰ ĐỘNG
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ RAĐA
1.1.1. Lịch sử của rađa
Rađa là sản phẩm của sự phát triển kỹ thuật vô tuyến và điện tử học
hiện đại, nó được đưa vào sử dụng từ trước chiến tranh thế giới lần thứ II ở
các nước có nền khoa học tiên tiến. Rađa được sử dụng cho mục đích quân sự,
dùng để phát hiện máy bay khi chúng vẫn nằm ngoài vùng nhìn thấy được, rồi
hiển thị lên màn hình rađa. Công cụ này ngày càng được sử dụng rộng rãi để
phục vụ cho mục đích quân sự.
Ngày nay, khi công nghệ khoa học kỹ thuật phát triển, rađa có tác dụng
lớn trong quốc phòng, kinh tế quốc dân và cả trong nghiên cứu khoa học. Nhờ
những ưu điểm nổi bật mà rađa được sử dụng rộng rãi trong ngành khí tượng
nhằm phát hiện, theo dõi, nghiên cứu mục tiêu, trong đó có các mục tiêu khí
tượng.
1.1.2. Nguyên tắc hoạt động
RADAR (RAdio Detection And Ranging) là một phương tiện kỹ thuật
dùng để phát hiện và xác định vị trí của mục tiêu ở xa bằng sóng vô tuyến
điện. Có một điều thú vị là bản thân từ RADAR trong tiếng anh có thể đánh
vần ngược từ cuối lên đầu mà vẫn giữ nguyên các âm tiết như khi đọc xuôi,
như thể nó mang hàm ý rằng sóng của rađa phát đi vào không gian và lại quay
ngược trở lại rađa.
Máy phát của rađa tạo ra một sóng điện từ mạnh truyền vào khí quyển
thông qua anten. Trong quá trình truyền sóng trong khí quyển, sóng điện từ
9gặp các mục tiêu, bị các mục tiêu tán xạ và hấp thụ. Mục tiêu tán xạ sóng điện
từ theo mọi hướng trong đó một phần năng lượng sẽ quay trở lại anten.
Hình 1.1. Anten rađa truyền
sóng vào khí quyển
Hình 1.2. Xung phản hồi lại rađa
Anten nhận tán xạ sóng điện từ trở lại, tập hợp chúng và khuyếch đại
chúng lên nhờ bộ phận khuyếch đại điện từ. Tuy vậy, tín hiệu trở về có mức
năng lượng nhỏ hơn rất nhiều so với tín hiệu truyền đi. Mục tiêu càng tán xạ
mạnh thì công suất tín hiệu nhận về càng cao.
Sóng điện từ mà anten truyền ra có 3 thuộc tính cơ bản sau:
- Tần số lặp (pulse repetition frequency)
- Thời gian phát xung (transmission time)
-Độ rộng cánh sóng (beam width).
Tần số lặp là số lần xung phát trong một giây, nó tuỳ thuộc từng loại
rađa. Thời gian phát xung (còn gọi là độ rộng xung) là khoảng thời gian mà
rađa phát ra một xung. Khi một chùm tia di chuyển với tốc độ ánh sáng thì độ
dài của một xung (pulse length) có thể được tính một cách dễ dàng qua thời
gian phát xung. Độ rộng cánh sóng được xác định bởi độ rộng của góc hợp
bởi hai tia có độ chói bức xạ bằng một nửa độ chói cực đại và ở những rađa
10
thời tiết hiện đại nó có độ lớn khoảng 10. Dựa vào độ rộng cánh sóng, độ dài
của một xung và khoảng cách từ rađa tới xung ta có thể tính được thể tích
xung phát (pulse volume).
Hình 1.3. Hình ảnh mô tả sóng điện từmà rađa truyền ra
1.1.3. Phương trình rađa đối với mục tiêu điểm trong chân không
Khi lan truyền trong môi trường vật chất bất kì, sóng điện từ ít nhiều
đều bị suy yếu dọc đường do bị hấp thụ và khuếch tán bởi các phần tử của
môi trường. Trong chân không, sóng điện từ không bị suy yếu bởi các hiện
tượng này mà chỉ bị suy yếu nếu năng lượng sóng phải phân bố trong một
vùng không gian ngày càng rộng lớn hơn. Tuy nhiên, khí quyển sạch, không
chứa các hạt aerosol (xon khí) chỉ hấp thụ và khuếch tán rất ít sóng vô tuyến
điện từ mà các rađa thường sử dụng, do vậy có thể xem nó như một môi
trường không gây ra sự suy yếu sóng. Trong mục này ta xét một mục tiêu
điểm nằm trong môi trường như vậy hoặc trong chân không.
Nếu anten phát sóng với công suất xung Pt và hệ số khuếch đại của
anten là G thì tại mục tiêu ở khoảng cách r sẽ có mật độ dòng năng lượng
sóng điện từ Im là:
11
24 r
GP
I tm (1.1)
Như vậy, nếu mục tiêu có diện tích phản xạ hiệu dụng là m thì dòng
(thông lượng) năng lượng do mục tiêu tán xạ ra mọi hướng sẽ là:
m
t
mmm
r
GP
IP 24
(1.2)
Mật độ dòng năng lượng thu được tại anten rađa Ia là:
m
t
m
tm
a
r
GP
rr
GP
r
P
I 42222 164
1
44
(1.3)
Từ đây dễ dàng nhận thấy khi anten có diện tích phản xạ hiệu dụng Ae,
dòng năng lượng điện từ tại anten thu (tức công suất thu) của rađa sẽ là:
m
et
ear r
GAP
AIP 4216 (1.4)
Giữa hệ số khuếch đại G và diện tích phản xạ hiệu dụng Ae của anten
lại có mối quan hệ sau:
4
2G
Ae (1.5)
Thay (1.5) vào (1.4) ta được công suất thu:
m
t
r r
GP
P
43
22
64
(1.6)
Hệ thức (1.6) là phương trình rađa cho một mục tiêu điểm trong chân
không (hoặc trong môi trường không gây ra sự suy yếu sóng của rađa).
12
1.1.4. Diện tích phản xạ hiệu dụng của mục tiêu khí tượng. Thể tích phân
giải của khối xung
Độ lớn của năng lượng phản xạ được đánh giá bởi thông số m , gọi là
diện tích phản xạ hiệu dụng của mục tiêu. Diện tích phản xạ hiệu dụng của
mục tiêu khí tượng m phụ thuộc không những vào kích thước, trạng thái,
nhiệt độ và sự phân bố của các hạt mà còn vào tần số sóng (hoặc bước sóng).
Việc tính toán m bằng giải tích là phức tạp, vì như trên đã nói, bản thân mục
tiêu khí tượng rất phức tạp. Để đơn giản, người ta tính toán m của mục tiêu
khí tượng với các giả thiết sau:
- Coi như các hạt đều có hình cầu, bán kính a của hạt nhỏ hơn rất nhiều
so với bước sóng (a /32 = 0,03); khi đó diện tích phản xạ hiệu dụng của
một hạt thứ i nào đó được tính bằng hệ thức thu được từ lí thuyết tán xạ của
Rayleigh:
26
4
564
ii Kai
(1.7)
trong đó,
2
2
2
2
2
1
i
i
i
m
m
K phụ thuộc vào trạng thái pha, nhiệt độ của hạt
và bước sóng (ở đây mi là chỉ số khúc xạ phức của hạt thứ i) . Sự phụ thuộc
của 2iK vào bước sóng và nhiệt độ không lớn lắm. 2iK phụ thuộc chủ yếu
vào trạng thái pha của hạt. Đối với hạt nước, 2iK có giá trị bằng 0,93 0,004,
trong khi đó đối với hạt băng 2iK có giá trị bằng cỡ 0,197 tức là nhỏ hơn
khoảng 5 lần.
- Sự phân bố các hạt không ảnh hưởng lẫn nhau, nghĩa là khoảng cách
giữa các hạt đủ lớn để trường điện từ của các hạt không tác dụng qua lại, lúc
đó diện tích phản xạ hiệu dụng của mục tiêu khí tượng trong một đơn vị thể
13
tích là tổng các diện tích phản xạ hiệu dụng của tất cả các hạt trong đơn vị thể
tích đó. Diện tích phản xạ hiệu dụng của một đơn vị thể tích của mục tiêu
khí tượng là:
N
i
ii
N
i
i aK
1
62
4
5
1 λ
π64 (1.8)
trong đó N là số hạt trong một đơn vị thể tích. còn gọi là hệ số tán xạ,
có đơn vị là m-1.
- Tín hiệu phản xạ thu được tại đầu vào của máy thu rađa tại một thời
điểm là tín hiệu phản xạ từ tập hợp tất cả các hạt nằm trong một phần Vu của
thể tích khối xung, cùng về tới máy thu cùng vào thời điểm đó. Vu được gọi là
thể tích phân giải của khối xung.
Diện tích phản xạ hiệu dụng của mục tiêu khí tượng m khi đó sẽ là:
N
i
iuum VV
1
. (1.9)
Một cách gần đúng, có thể chứng minh được rằng Vu bằng nửa thể tích
khối xung. Thật vậy, khi một khối xung nằm trọn trong một mục tiêu khí
tượng (hình 1.14), các hạt mây hoặc mưa trong khối xung sẽ bị sóng chiếu
vào và cùng tạo ra các sóng phản hồi. Tuy nhiên, các sóng phản hồi này lại
không về tới rađa cùng một lúc vì khoảng cách từ nơi phản hồi tới rađa không
bằng nhau. Chẳng hạn, do khoảng cách giữa mặt sóng đầu và cuối là h (chiều
dài không gian của khối xung) nên các sóng từ những hạt ở mặt sóng cuối của
khối xung sẽ về đích trước các sóng từ những hạt ở mặt sóng đầu một khoảng
thời gian bằng (
c
h ). Do thời gian phân giải của radar bằng /2 (tức là các
tín hiệu thu ở những thời điểm quá gần nhau, cách nhau ít hơn /2 thì rađa
không phân biệt được), như vậy công suất thu ở một thời điểm t thực chất là
14
công suất trung bình trong cả một khoảng thời gian bằng /2 (từ 4/t đến
4/t ) do đóng góp của tất cả các hạt nằm trong một nón cụt có chiều dài
bằng h/2 (h là chiều dài không gian của một xung) dọc theo búp sóng ở lân
cận khoảng cách r (từ 4/hr đến 4/hr ), mặt bên là mặt bên của búp sóng.
Thể tích của nón cụt này xấp xỉ bằng nửa thể tích của khối xung, theo định
nghĩa, chính là thể tích phân giải của khối xung và có thể tính được như sau:
2
2 hRVu (1.10)
trong đó R là bán kính mặt cắt ngang của khối xung. Giữa R, độ rộng
cánh sóng (tính bằng rađian) và khoảng cách từ rađa đến mục tiêu r có mối
liên hệ:
2
rR (1.11)
Do vậy:
822
222 hrhr
Vu
(1.12)
Hình 1.4. Để tính nửa thể tích xung phát
Tuy nhiên, muốn tính chính xác hơn thể tích phân giải của khối xung,
Probert và Jones đã tính đến sự khác biệt giữa vai trò của các hạt nằm dọc
theo trục của búp sóng với những hạt nằm xa trục đó vì rõ ràng là công suất
15
sóng chiếu tới chúng khác nhau. Với giả thiết “công suất” sóng phát mạnh
nhất theo hướng trục búp sóng (Pmax) và giảm dần ra xung quanh (tới P1/2 ở rìa
búp sóng) theo qui luật phân bố chuẩn, Probert và Jones đã tìm được công
thức tính thể tích phân giải "hiệu dụng" của khối xung:
2ln16
. 22 hr
Vu
(1.13)
Dưới đây ta sẽ dùng Vu tính theo công thức này (nếu búp sóng có dạng
elip thì 2 trong công thức trên phải thay bằng tích ).
Đưa các hệ thức của và Vu từ (1.8) và (1.13) vào (1.9) ta có thể tính
được diện tích phản xạ hiệu dụng của mục tiêu khí tượng:
N
i
ii
N
i
iim aK
hr
aK
hr
1
62
4
226
1
62
4
522
λ
θ8π
λ
64π
.
8
θ.π. (1.14)
1.1.5.Các phương trình rađa Probert-Jones và phương trình rađa rút gọn
đối với mục tiêu khí tượng
Thay m từ hệ thức trên vào hệ thức (1.6), bỏ qua sự suy yếu dọc đường
truyền của sóng rađa, ta có phương trình rađa đối với mục tiêu khí tượng như
sau:
N
i
ii
t
N
i
ii
t
r DK
r
cGP
aK
rh
r
GP
P
1
62
22
223
1
62
4
226
43
22
2ln024λ1
τθπ
λ2ln16
θπ64
π64
λ
(1.15)
Nếu tính đến sự suy yếu năng lượng dọc đường truyền trong khí quyển
thực và dọc đường truyền từ anten đến máy thu, ta phải nhân vế phải của
phương trình với một hệ số L (L<1) đặc trưng cho phần (tỉ lệ) năng lượng về
tới máy thu:
N
i
ii
t
r DKL
r
cGP
P
1
62
22
223
2ln024λ1
τθπ
(1.16)
16
Phương trình (1.16) được gọi là phương trình rađa Probert-Jones đối
với mục tiêu khí tượng trong môi trường khí quyển thực.
Giá trị
6
1
2
i
N
i
i DKZ
(1.17)
được gọi là độ phản hồi vô tuyến (PHVT) của mục tiêu khí tượng . Đại lượng
này có thứ nguyên là m3 trong hệ SI, còn trong Khí tượng rađa nó có thứ
nguyên là mm6/m3.
L trong phương trình Probert-Jones được gọi là độ truyền qua, nó có
thể được viết lại thành:
rda LLL (1.18)
với La là độ truyền qua trong khí quyển, còn Lrd là độ truyền qua các đường
dẫn sóng bên trong rađa. Nghịch đảo của các đại lượng này gọi là độ hao tổn
(loss factor):
L
M
1 - độ hao tổn toàn phần (1.19)
a
a L
M
1 - độ hao tổn trong khí quyển (1.20)
rd
rd L
M
1 - độ hao tổn qua các đường dẫn sóng bên trong rađa (1.21)
Khi một rađa được lắp đặt, chỉ có những tham số sau đây không phải là
cố định: độ phản hồi Z, độ hao tổn bởi môi trường Ma và khoảng cách r.
Những tham số còn lại đều không đổi và được tổng hợp để tạo ra hằng số Cr
(ở một chế độ hoạt động của rađa, Cr là không đổi). Phương trình rađa trên có
thể viết dưới dạng đơn giản (rút gọn):
17
a
r
r L
r
ZC
P
2
(1.22)
trong đó:
rd
t
r L
cGP
C
2ln1024 2
223
(1.23)
Cr được gọi là thế hay hằng số của rađa (chỉ phụ thuộc vào các thông số
riêng của rađa). Giá trị của hằng số rađa được sử dụng để hiệu chỉnh độ phản
hồi vô tuyến đo được bởi rađa. Độ truyền qua La luôn 1 (còn Ma thì luôn
1). La = 1 trong trường hợp không có sự hao tổn, tức không có sự suy yếu do
hiện tượng hấp thụ và tán xạ sóng bởi môi trường dọc đường truyền. Sự suy
yếu tuân theo định luật Bouguer-Lambert, cho nên độ truyền qua khí quyển
được tính theo công thøc
r
,
e
r
e
r
e
r
e drdr,drln
dr
a eL 0000
2434302
10
2
2
101010 . (1.24)
trong đó e là hệ số suy yếu sóng trong khí quyển, còn e,e , 43430 là độ
suy yếu (attenuation), thường biểu thị trong đơn vị dB/km (1 dB/km = 10-4 m-
1). Khi có mây hoặc mưa dọc đường truyền sóng thì sự suy yếu chủ yếu do
mây và mưa gây ra.
Với một biến đổi nhỏ, phương trình trên sẽ có dạng:
ar
r
a
r
r
LC
rP
M
C
rP
Z
22
(1.25)
Với việc đo khoảng cách r và năng lượng phản hồi về tới radar Pr, phương
trình trên cho phép các nhà khí tượng tính toán trực tiếp độ phản hồi vô tuyến
Z của mục tiêu khi biết Cr và La. Trong thực tế, radar đo Pr và r rồi tự động
tính Z bằng cách khuếch đại Pr với một số lần để bù lại sự suy yếu do khoảng
cách và sự hao hụt cường độ phản hồi do suy yếu dọc đường truyền trong khí
18
quyển và trong radar, tức là khuếch đại lên một số lần bằng
arLC
r2 hoặc
a
r
M
C
r 2 . ở các radar hiện đại, độ truyền qua La hoặc độ hao tổn Ma được tính
toán và sử dụng cho từng khoảng cách ngay trong lúc radar đang hoạt động
(trong thời gian thực). Độ truyền qua La giảm đi nhiều khi tín hiệu phải truyền
qua mây hoặc nhất là vùng đang mưa. Để hiệu chỉnh sự suy yếu trong mây
hoặc mưa đối với Z, cần phải tính được La.
Cần nói thêm rằng các radar chưa số hoá không thể tính được La
(người ta chỉ coi La là một hàm của khoảng cách, chẳng hạn như coi nó tỉ lệ
nghịch với r chứ không lấy được tích phân (1.24)), thậm chí ngay cả những
radar số hoá thế hệ cũ với tốc độ tính toán không cao cũng không làm được
điều này. Đối với các radar số hoá hiện đại thì khác, chẳng hạn như radar
DWSR-2500C, người ta lấy b*,e AZ tính ra dB/km, với A = 6,9.10-5 và b =
0,67 tại mọi điểm dọc đường truyền sóng (Z* là độ PHVT ở mỗi điểm trên
đường truyền sóng) và tính được tích phân La một cách nhanh chóng; Hiệu
chỉnh Z do suy yếu trong mây hoặc mưa (tính Z theo công thức (1.25), tức là
bằng cách khuếch đại Pr lên một số lần bằng
arLC
r2 sau khi tính được La) cần
được thực hiện sau khi đã hiệu chỉnh ảnh hưởng của địa hình. Z thu được cuối
cùng thường được gọi là cường độ phản hồi vô tuyến đã hiệu chỉnh (corrected
intensity), còn Z thu được khi không tính được tích phân La là cường độ phản
hồi vô tuyến chưa hiệu chỉnh.
1.2. RAĐA THỜI TIẾT TAM KỲ.
Trạm rađa Tam Kỳ là loại Doppler DWSR-93C được lắp đặt và sử
dụng từ tháng 4 năm 1998 tại thành phố Tam Kỳ-Tỉnh Quảng Nam. Tuy quá
trình hoạt động với thời gian dài các Modul của hệ thống đã xuống cấp, nhiều
19
bộ phận đã được sửa chữa, thay thế và hoạt động không thật sự ổn định nhưng
rađa này đã đóng góp một phần không nhỏ trong công tác nghiệp vụ dự báo
bão và các đợt mưa lớn.
Hệ thống phần mềm điều khiển là EDGETM của Hãng EEC -Mỹ chạy
trên hệ điều hành Unix 4.0, thuộc chủng loại ra đa tương đối hiện đại với các
sản phẩm cơ bản như sau:
Rađa DWSR thực hiện quét khối (volume scan) để thu được các số liệu
thô tại một vùng không gian nào đó, từ đó có thể tái tạo các sản phẩm cơ bản
và tạo ra các sản phẩm dẫn xuất. Sản phẩm cơ bản của rađa gồm: các ảnh về
cường độ phản hồi, tốc độ gió Doppler, độ rộng phổ…. Từ số liệu quét khối
có thể tạo ra các sản phẩm dẫn xuất nhờ các phần mềm.
Một số sản phẩm dẫn xuất:
a. Sản phẩm CMAX(Z): là sản phẩm hiển thị giá trị cường độ phản hồi
vô tuyến cực đại (dBz) phía trên bề mặt diện tích.
Với sản phẩm này cho phép ta xác định nhanh các ổ mây đố lưu, vùng
có hiện tượng thời tiết nguy hiểm (dông mạnh, tố, lốc, mưa đá .. vv)
b. Sản phẩm ETOP: là sản phẩm hiển thị đỉnh phản hồi vô tuyến của
mây (độ cao mây km). Sản phẩm này có ý nghĩa quan trọng trong hàng
không, bởi nó giúp phi công lựa chọn độ cao bay. Ngoài ra sản phẩm này còn
là một trong các yếu tố quan trọng để xác định chỉ tiêu nhận biết hiện tượng
thời tiết nguy hiểm (dông mạnh, tố, lốc, mưa đá .. vv).
c. Sản phẩm LRA(Z): Giá trị phản hồi trung bình của một lớp phản
hồi vô tuyến là sản phẩm độ PHVT trung bình giữa hai mặt cắt ngang song
song với mặt đất.
20
d. Sản phẩm CAPPI(Z). Là giá trị PHVT trên mặt phẳng ở độ cao nhất
định.
e. Độ cao của PHVT cực đại (HMAX). Là giá trị độ cao mà ở đó PHVT
đạt cực trị trên mỗi pixel bề m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lvths_hoang_minh_toan_0491.pdf