Ngày nay, ứng dụng máy tính cá nhân đang là vấn đề sôi động của toàn thế giới. Không chỉ trong hoạt động khoa học kỹ thuật, lao động sản xuất mà đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo giáo dục, máy tính cũng đã trở thành công cụ trợ giúp đắc lực. Vượt ra ngoài các ứng dụng chính như giải các bài tập, phân tích, tính toán thiết kế, học trên máy tính, mô phỏng, tra cứu., máy tính còn là công cụ để đánh giá kết quả đào tạo thông qua các chương trình thi trắc nghiệm.
Trong quá trình đào tạo, đánh giá kết quả học tập bằng các kỳ thi, kiêm tra là công việc phải tiến hành thường xuyên, không kém phần nặng nhọc cho người quản lý và khó bảo đảm độ chính xác, tính công bằng khách quan đối với người học. Do đó, việc cải tiến hệ thống thi, kiểm tra đã và đang dược nhiều người quan tâm. Một trong những xu hướng chung và đầy triển vọng, được nhiều cơ sở đào tạo trên thế giới cũng như trong nước đầu tư nghiên cứu là áp dụng thi trắc nghiệm khách quan trên máy vi tính.
Đề tài luận văn của em là: "Xây dựng chương trình thi trắc nghiệm môn Tin học Đại cương cho các Trường Trung Học Quân Sự"
Hệ thống thi trắc nghiệm khách quan sẽ giúp cho việc tổ chức kỳ thi một cách nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm và đặc biệt là có tính khách quan cao trong đánh giá kết quả của các học viên. Ngoài ra nó cũng hỗ trợ cho việc kiểm tra kiến thức học viên nhắm nâng cao chất lượng học tập.
Xuất phát từ thực tế đó, cùng với sự gợi ý và hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Văn Côn, em quyết định viết luận văn này với mục đích áp dụng thử nghiệm hệ thống thi trắc nghiệm khách quan về tin học đại cương cho các Trường Trung Học Quân Sự, với mong muốn đóng góp một phần kiến thức nhỏ bé của mình vào công cuộc đổi mới của nền giáo dục nước nhà.Do trình độ kiến thức còn hạn chế, nên chương trình không tránh khỏi những thiếu sót. Em hy vọng được sự giúp đỡ của thầy cô và các bạn để hệ thống thi trắc nghiệm khách quan được hoàn thiện dần và có thể được áp dụng trong thực tiễn.
71 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Xây dựng chương trình thi trắc nghiệm môn tin học đại cương cho các trường trung học quân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, ứng dụng máy tính cá nhân đang là vấn đề sôi động của toàn thế giới. Không chỉ trong hoạt động khoa học kỹ thuật, lao động sản xuất mà đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo giáo dục, máy tính cũng đã trở thành công cụ trợ giúp đắc lực. Vượt ra ngoài các ứng dụng chính như giải các bài tập, phân tích, tính toán thiết kế, học trên máy tính, mô phỏng, tra cứu..., máy tính còn là công cụ để đánh giá kết quả đào tạo thông qua các chương trình thi trắc nghiệm.
Trong quá trình đào tạo, đánh giá kết quả học tập bằng các kỳ thi, kiêm tra là công việc phải tiến hành thường xuyên, không kém phần nặng nhọc cho người quản lý và khó bảo đảm độ chính xác, tính công bằng khách quan đối với người học. Do đó, việc cải tiến hệ thống thi, kiểm tra đã và đang dược nhiều người quan tâm. Một trong những xu hướng chung và đầy triển vọng, được nhiều cơ sở đào tạo trên thế giới cũng như trong nước đầu tư nghiên cứu là áp dụng thi trắc nghiệm khách quan trên máy vi tính.
Đề tài luận văn của em là: "Xây dựng chương trình thi trắc nghiệm môn Tin học Đại cương cho các Trường Trung Học Quân Sự"
Hệ thống thi trắc nghiệm khách quan sẽ giúp cho việc tổ chức kỳ thi một cách nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm và đặc biệt là có tính khách quan cao trong đánh giá kết quả của các học viên. Ngoài ra nó cũng hỗ trợ cho việc kiểm tra kiến thức học viên nhắm nâng cao chất lượng học tập.
Xuất phát từ thực tế đó, cùng với sự gợi ý và hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Văn Côn, em quyết định viết luận văn này với mục đích áp dụng thử nghiệm hệ thống thi trắc nghiệm khách quan về tin học đại cương cho các Trường Trung Học Quân Sự, với mong muốn đóng góp một phần kiến thức nhỏ bé của mình vào công cuộc đổi mới của nền giáo dục nước nhà.Do trình độ kiến thức còn hạn chế, nên chương trình không tránh khỏi những thiếu sót. Em hy vọng được sự giúp đỡ của thầy cô và các bạn để hệ thống thi trắc nghiệm khách quan được hoàn thiện dần và có thể được áp dụng trong thực tiễn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn Côn và các thầy cô giáo, trong khoa Công Nghệ Thông Tin đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và động viên em hoàn thành đề tài này.
Chương I
TỔNG QUAN VỀ TRẮC NGHIỆM
1. Trắc nghiệm là gì?
Trắc nghiệm là một hoạt động để đo lường năng lực của đối tượng nào đó nhằm những mục đích xác định. Thi trắc nghiệp là hình thức thi mà một đề thi thường gồm rất nhiều câu hỏi, mỗi câu nên ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết sao cho học viên chỉ phải trả lời vắn tắt cho từng câu.
Trắc nghiệm là một phương pháp đánh giá kết quả học tập của học viên, trong đó ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đã được giảm thiểu đến mức tối ưu. Điểm nổi bật của phương pháp này là số lượng câu hỏi trong mỗi đề thi lớn. Số câu hỏi càng lớn, độ chính xác của việc đánh giá càng cao. Câu hỏi trắc nghiệm sẽ gồm một khái niệm, một nội dung đã có trong chương trình, kèm theo gợi ý để học viên trả lời. Từ cách gợi ý trả lời, ta sẽ có nhiều câu hỏi trắc nghiệm khác nhau. Đồng thời trắc nghiệm khách quan cũng được áp dụng cho nhiều mục đích đánh giá :
- Trắc nghiệm về khả năng riêng biệt của học viên nhằm mục đích phân nhóm học viên theo sở trường riêng của họ.
- Trắc nghiệm xếp hạng : nhằm mục đích phân loại học viên theo mức thành tích học tập (khá,giỏi,trung bình....)
- Trắc nghiệm chuẩn đoán : nhằm mục đích chuẩn đoán những khâu yếu của quá trình đào tạo.
- Trắc nghiệm kiến thức : để dánh giá kết quả học tập của học viên.
Trong đề tài này ta chỉ quan tâm chủ yếu đến trắc nghiệm kiến thức.
Có 2 phương pháp thường được áp dụng trong thi cử đó là trắc nghiệm vấn đáp và trắc nghiệm khách quan.
1.1. Phương pháp trắc nghiệm vấn đáp:
Với phương pháp này, người dự thi phải trả lời câu hỏi trực tiếp của giáo viên. Trong thời gian kiểm tra vấn đáp, giáo viên có thể hỏi bất kỳ một vấn đề nào trong lĩnh vực đã học, qua đó giáo viên sẽ đánh giá được trình độ kiến thức của học viên. Hình thức này có ưu điểm nổi bật là loại bỏ hoàn toàn việc gian lận, quay cóp trong kỳ thi. Tuy vậy phương pháp này còn có một số hạn chế:
- Quá trình tổ chức thi rất mất công sức và thời gian. Bởi một giáo viên chỉ hỏi được một học viên tại một thời điểm.
- Thời gian cho học viên ít, vì vậy số lượng câu hỏi trong một đề thì không nhiều. Do đó khó mà kiểm tra được kiến thức của toàn bộ môn thi với học viên.
- Điểm của học viên được chấm ngay sau khi kết thúc vấn đáp học viên đó. Vì vậy nó cũng không hoàn toàn chính xác, phụ thuộc vào cảm quan của người chấm.
1.2. Phương pháp trắc nghiệm khách quan:
Đây là một hình thức trắc nghiệm, trong đó đề thi bao gồm nhiều câu hỏi, được lấy từ ngân hàng câu hỏi có sẵn. Mỗi câu hỏi nêu ra một vấn đề với những thông tin cần thiết cho phép học viên trả lời thật vắn tắt từng câu hỏi, phương pháp này có một số ưu điểm nổi bật.
- Bài thi trải đều mọi lĩnh vực đã học, do đó loại bỏ hoàn toàn tình trạng học lệch, học tủ của học viên.
- Lĩnh vực ra đề rộng, thời gian trả lời ngắn nên học viên không thể quay cóp, tra cứu tài liệu.
- Công tác chấm điểm dễ dàng, chính xác, khách quan.
- Đề thi được ra một cách khách quan, tin cậy.
- Việc xây dựng ngân hàng câu hỏi có tác dụng chuẩn hoá chương trình giảng dạy. Khi ra đề giáo viên phải đối chiếu theo nội dung chương trình để đặt câu hỏi cho phù hợp.
- Tiết kiệm được lao động trong các khâu xử lý trước và sau thi, giảm được chi phí văn phòng phẩm phục vụ thi.
- Tránh được hoạt động tiêu cực trước, trong và sau khi thi cử.
Nhược điểm của trắc nghiệm khách quan:
Cũng như phương pháp thi khác, trắc nghiệm khách quan vẫn không tránh khỏi được một số nhược điểm. Đó là:
- Việc biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm là rất khó. Đòi hỏi nhiều công sức của các giáo viên. Mặt khác, muốn có một bộ đề chất lượng người soạn phải là các giáo viên có kiến thức sâu sắc về môn học liên quan và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
- Không phát huy được tư duy, năng lực sáng tạo của học viên và do đó khó phát hiện được các học viên xuất sắc.
- Khối lượng trắc nghiệm phải đủ lớn.
2. Một số dạng câu hỏi trắc nghiệm:
Hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan có rất nhiều dạng câu hỏi khác nhau. Mỗi loại có những ưu điểm của nó. Vì vậy chúng ta sẽ nghiên cứu từng loại câu hỏi để tìm dạng câu hỏi phù hợp cho hệ thống thi.
2.1. Câu hỏi trắc nghiệm kiểu điền khuyết:
Đây là một dạng câu hỏi được đưa ra dưới dạng một mệnh đề thiếu một bộ phận nhất định, nhiệm vụ của học viên là tìm ra một nội dung thích hợp để điều vào chỗ trống.
Ưu điểm:
- Loại bỏ hoàn toàn được việc học viên lựa chọn hú hoạ, ngẫu nhiên một phương án trả lời bất kỳ, như trong các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan khác. Học viên phải nắm vững được kiến thức mới có thể trả lời được câu hỏi.
Nhược điểm:
- Nội dung câu hỏi thường không thể bao quát được toàn bộ kiến thức môn học. Các câu hỏi thường không mang tính tư duy thường dựa vào sự thuộc bài của học viên.
- Công việc chấm thi tương đối vất vả do mỗi học viên có một phương án trả lời khác nhau. Người chấm thi phải sử dụng kiến thức chuyên môn của mình để xem xét, phán đoán ý tưởng của học viên trong những câu hỏi phức tạp hay mập mờ, chưa rõ ràng.
2.2. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai:
Đây là dạng câu hỏi được xây dựng bằng cách đưa ra một nhận định, học viên phải lựa chọn một trong hai phương án trả lời để khẳng định nhận định đó là đúng hay sai.
Ví dụ:
1. Khi đang chạy trong môi trường WINDOWS, muốn tắt máy ta ấn vào nút POWER trên case .
a-đúng; b-sai.
2. Trong bộ nhớ máy tính các thông tin được mã hoá bằng các số 0,1 .
a-đúng; b-sai.
trả lời: a.
Ưu điểm:
- Công việc xây dựng các câu hỏi dạng này tương đối đơn giản, thích hợp với các câu hỏi nhận biết sự kiện. Trong trường hợp bài thi với số lượng câu hỏi nhiều, phương pháp này có thể kiểm tra kiến thức học viên trong nhiều lĩnh vực. Đồng thời công việc chấm điểm cũng hết sức đơn giản mà lại chính xác và khách quan.
Nhược điểm:
- Xác suất trả lời đúng đối với câu hỏi này là rất cao đến 50%. Vì vậy, học viên dù không nắm vững kiến thức vẫn trả lời đúng được nhiều câu hỏi.
Nội dung câu hỏi không thể phản ánh đúng yêu cầu của đề thi bởi vì một số câu hỏi có thể có nhiều phương án trả lời.
2.3. Câu hỏi trắc nghiệm kiểu trả lời ngắn gọn:
Đây là dạng câu hỏi đưa ra dưới dạng từng câu hỏi ngắn đòi hỏi học viên trả lời bằng nội dụng rất ngắn.
Ví dụ: Bộ phận lưu trữ thông tin là gì?
Trả lời: Bộ nhớ
Ưu điểm:
- Bởi vì phương pháp này sử dụng các câu hỏi theo lối hỏi trực tiếp, ngắn gọn, xúc tích vì thế học viên dễ hiểu và nắm bắt được nội dung của đề bài. Học viên không thể chọn hú hoạ, ngẫu nhiên các phương án trả lời như trong các câu hỏi kiểu khác, mà phải nắm vững được kiến thức môn thi mới trả lời được.
Nhược điểm:
- Bởi vì các câu hỏi này phải hết sức ngắn gọn, xúc tích, rõ ràng, đồng thời câu trả lời cũng hết sức ngắn gọn, đủ ý. Vì vậy công việc ra đề thi rất vất vả, phải là người giáo viên có trình độ chuyên môn cao và phương pháp lý luận tốt mới có thể xây dựng được những câu hỏi dạng này. Đặc thù này cũng làm cho nội dung câu hỏi rất tóm lược, không thể bao trùm được toàn bộ kiến thức đã học.
- Công việc chấm điểm cũng tương đối khó do cùng một phương án trả lời nhưng mỗi học viên có một cách diễn đạt khác nhau, điều này gây ra sự phiền hà đối với người chấm do đó mà điểm thi cũng bị mất đi sự chính xác.
2.4. Câu hỏi trắc nghiệm kiểu ghép đôi:
Trong loại hình này, một câu hỏi thi được tạo thành từ 2 vế thông tin, một vế chứa câu dẫn, một vế chứa câu trả lời. Yêu cầu học viên phải ghép các câu ở hai vế lại với nhau sao cho thích hợp. Trong nhiều trường hợp người ta thường cho số câu ở hai vế là không bằng nhau để tránh việc học viên ghép các cặp câu hỏi cuối cùng bằng cách loại trừ các câu đã trả lời. Một hình thức câu hỏi kiểu khác cũng gần giống phương pháp này đó là hình thức câu hỏi xác định thứ tự. Ở loại hình này, mỗi câu hỏi là một tập các bước mô tả một quy trình thực hiện một công việc nào đó nhưng không được sắp xếp theo thứ tự, yêu cầu học viên phải sắp xếp lại các bước này sao cho đúng thứ tự ban đầu của nó.
Ưu điểm: Công việc xây dựng câu hỏi cũng như chấm điểm theo hình thức này rất đơn giản và chính xác. Quá trình ghép đôi từng câu hỏi một với nhau hay sắp xếp một dãy câu theo một trình tự phù hợp làm cho độ may rủi trong việc trả lời ngẫu nhiên của học viên bị giảm bớt.
Nhược điểm: Mỗi một câu hỏi gồm một dãy các câu khác nhau với lượng thông tin rất lớn, điều này làm cho các học viên không khỏi bối rối, nhầm lẫn. Vì vậy mà chất lượng bài thi không được đảm bảo.
2.5. Câu hỏi trắc nghiệm kiểu nhiều phương án chọn:
Đây là một dạng câu hỏi được sử dụng rất phổ biến, đặc biệt trong những môn học đòi hỏi sự tư duy logic và trí nhớ của người học như: Ngoại ngữ, toán học, tin học... Mỗi câu hỏi được xây dựng dưới dạng: Đưa ra một nhận định cùng với một số phương án trả lời (thường là 4 phương án trở lên), học viên chỉ được chọn một phương án đúng nhất trong các phương án đó làm phương án chọn.
Ví dụ:
Đơn vị nhỏ nhất để đo thông tin là gì?
1. Byte
2. Kilobyte.
3. Bit.
4. Megabyte.
trả lời: 3
Ưu điểm:
- Với số lượng phương án chọn lớn, yếu tố may rủi trong việc trả lời câu hỏi của học viên được giảm đi rất nhiều.
- Mỗi câu hỏi được đi kèm với một lượng lớn các phương án chọn. Do đó nội dung câu hỏi thi có thể bao trùm được toàn bộ môn học. Vì thế học viên phải sử dụng tối đa kiến thức cùng với sự phán đoán logic của mình để trả lời câu hỏi.
- Cho dù học viên không trả lời được đúng câu hỏi, thì các dạng câu kiểu này cũng giúp cho học viên nắm vững hơn kiến thức chuyên môn của mình.
- Công việc chấm điểm hết sức đơn giản, điểm được chấm một cách hết sức khách quan và chính xác.
Nhược điểm:
- Công việc biên soạn câu hỏi rất khó khăn và nặng nhọc, yêu cầu người viết câu hỏi phải am hiểu sâu sắc về lĩnh vực chuyên môn của mình cũng như phải biết được một số kiến thức về văn phạm. Bởi vì nội dung câu phải rõ ràng mạch lạc, giúp cho học viên có thể hiểu được ý tưởng của câu, đồng thời không cho họ có thể đoán trước được phương án trả lời đúng.
Từ việc phân tích những ưu, nhược điểm của từng dạng câu hỏi trong phương pháp trắc nghiệm khách quan. Ta nhận thấy kiểu câu hỏi nhiều phương pháp chọn là dạng câu hỏi có nhiều ưu thế nổi bật, nó đã giảm đến mức tối đa yếu tố may rủi trong thi cử, giúp cho người làm bài nâng cao kiến thức, giúp cho chúng ta điều tra và đánh giá được trình độ của học viên, qua đó sẽ cải tiến từng bước phương pháp học tập, giảng dạy. Do đó trắc nghiệm khách quan nhiều phương án chọn được lựa chọn trong việc thiết kế chương trình.
3. Trắc nghiệm khách quan trên máy vi tính:
Có nhiều hình thức trắc nghiệm khách quan, do con người thực hiện toàn bộ công việc trắc nghiệm hoặc nhờ máy tính hỗ trợ từng phần hoặc phần lớn công việc. Ngày nay, nhờ thành tựu công nghệ thông tin, hầu hết các công đoạn trong một kỳ thi đều có thể nhờ máy tính giúp đỡ, ngoại trừ việc biên soạn đề thi. Đây là hình thức thi trắc nghiệm rất thích hợp cho các trường kỹ thuật, vì đối với môn học kỹ thuật giáo viên dễ soạn đề thi trắc nghiệm lớn. Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay các trường kỹ thuật thường được trang bị nhiều máy vi tính. Ngoài các ưu điểm chung, trắc nghiệm khách quan trên máy vi tính còn có thêm một số ưu điểm, nhược điểm sau:
- Thông thường, việc soạn bộ đề bắt buộc phải sử dụng lao động của giáo viên. Tuy nhiên máy tính lại giúp ta lưu trữ các đề thi này, biến thành tài sản kế thừa cho nhiều năm, thậm chí cho nhiều thế hệ giáo viên. Khi cần thiết, giáo viên dễ dàng gọi bộ đề ra để chỉnh lý, cập nhật làm cho bộ đề ngày càng phong phú.
- Tiện lợi cho các khâu xử lý trước và sau khi thi. Nhờ có máy tính việc quản lý và tổ chức thi sẽ trở nên hết sức dễ dàng, không chỉ có giáo viên có thể tổ chức thi mà các bộ phận quản lý cũng tham gia trực tiếp vào công việc này.
- Tiết kiệm được nhiều học liệu trong thi. Học viên chủ yếu chỉ sử dụng chuột và bàn phím để trả lời mà không cần đến giấy bút . Ta thử làm một phép tính đơn giản như sau cũng có thể hình dung ra hiệu quả của vấn đề. Giả sử một trường nào đó tổ chức thi 5 môn vào cuối học kỳ cho 1000 học viên bằng phương pháp trắc nghiệm trên máy vi tính, ít nhất họ cũng tiết kiệm được cho xã hội 5000 tờ giấy, tương đương với 250 xếp giấy.Nếu lấy kết quả này mà nhân với nhiều học kỳ thì thật sự đây không phải là một số nhỏ. Trong khi đó chất lượng thi lại được đảm bảo.
- Nhược điểm của hình thức thi này là cần phải có đủ máy vi tính và yêu cầu học viên phải có kiến thức về tin học. Tuy nhiên với sự phát triển về tin học hoá mạnh mẽ như hiện nay thì điều này không phải là một trở ngại lớn.
- Xuất phát từ các lợi ích do trắc nghiệm khách quan trên máy vi tính mang lại, hình thức thi này đã và đang được nghiên cứu áp dụng.
Phạm vi và khả năng áp dụng của trắc nghiệm khách quan.
Đối với các nước phát triển, viêc áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan là vấn đề không còn bàn cãi. Tuy vậy, ở nước ta đây lại là vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau.
Về phạm vi áp dụng có ý kiến cho rằng trắc nghiệm khách quan chỉ phù hợp với các môn học thuộc lĩnh vực tự nhiên như toán, lý, tin học và các môn kỹ thuật còn đối với các môn xã hội không thể áp dụng cho hình thức thi này. Trong khi đó, một số trường đã tổ chức thi trắc nghiệm thí điểm cho cả môn triết học. Theo quan điểm của chúng tôi sẽ không có sự hạn chế nào trong sự áp dụng của thi trắc nghiệm đối với các môn học xã hội. Đương nhiên, việc soạn đề thi trắc nghiệm cho các môn học này sẽ khó hơn, đòi hỏi giáo viên phải bỏ công sức nhiều hơn.
Trước đây vài năm, một số người còn do dự về khả năng áp dụng trắc nghiệm khách quan, nhất là trắc nghiệm khách quan trên máy vi tính. Sự hỗ trợ của máy vi tính là yếu tố quyết định chất lượng kỳ thi, đặc biệt là tính khách quan. Sự do dự lại chủ yếu tập trung ở khả năng trang bị máy vi tính một cách rộng rãi. Tuy nhiên, ngày nay giá và chất lượng máy vi tính đang được cải thiện nhanh chóng. Việc trang bị máy vi tính cho các đơn vị trường học đã là một hiện thực hiển nhiên . Đây chính là yếu tố quyết định khả năng áp dụng rộng rãi trắc nghiệm khách quan.
4. Vấn đề an ninh của hệ thống:
Do đặc thù của hệ thống được áp dụng cho các kỳ thi hết chương kết thúc môn, một môi trường giáo dục hết sức nghiêm túc, lành mạnh. Vì lẽ đó mà công việc đảm bảo an toàn cho các dữ liệu thông tin trong hệ thống, tránh bị xâm hại một cách bất hợp pháp là yếu tố rất quan trọng. Có rất nhiều nguy cơ có thể gây thiệt hại về thông tin cho hệ thống như thông tin đưa vào không chuẩn xác, thuật toán xử lý không chính xác... Các nguy cơ này có thể khắc phục được bằng cách yêu cầu sự kiểm tra cẩn thận của người lập dữ liệu khi đưa thông tin vào. Đối với người lập trình thì phải đưa vào sự kiểm tra tính toàn vẹn dữ liệu và bẫy lỗi các thao tác, lỗi tính toán, giải quyết hết các khả năng có thể xảy ra. Còn nguy cơ thông tin bị xoá sửa, thất thoát là những nguy cơ rất dễ xảy ra và gây tổn hại rất nhiều cho hệ thống, làm cho hệ thống không đáng tin cậy. Vì vậy, việc khắc phục các nguy cơ này là rất quan trọng. Để khắc phục được những nguy cơ trên ta phải dựa vào việc phân quyền truy cập hệ thống cho từng đối tượng một cách nghiêm ngặt. Làm sao cho hệ thống đảm bảo được việc thi cử của học viên diễn ra nghiêm túc, công bằng, hợp lý, điểm thi được chấm một cách khách quan và chính xác.
Chương II
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
1. Các khái niệm:
Trước khi đi vào tìm hiểu hoạt động của hệ thống thi trắc nghiệm cũ để xây dựng hệ thống mới, ta hãy làm rõ một số khái niệm sẽ sử dụng sau:
Điểm công tác: là các điểm đầu mối phát sinh hay thu nhận thông tin đồng thời cũng là nơi lưu trữ (có thể là tạm thời) các thông tin và xử lý nó.
Tài liệu: là mọi giá trị mang thông tin sử dụng trong hệ thống.
Nhiệm vụ: là một hoặc nhiều công việc nhằm thực hiện một chức năng của hệ thống.
2. Mô tả hệ thống thi trắc nghiệm trong trường Trung học Quân sự:
Bài toán của tôi nhằm thiết kế hệ thống thi trắc nghiệm môn Tin học Đại Cương cho các trường Trung học Quân Sự dựa trên giáo trình Tin học đại cương, áp dụng cho các kỳ thi kiểm tra hết chương, hết môn. Vì vậy, trước khi xây dựng mô hình hệ thống thi trắc nghiệm kiểu mới, ta hãy khảo sát hệ thống trắc nghiệm kiểu cũ.
2.1. Hệ thống tổ chức thi trắc nghiệm khách quan kiểu cũ.
Bắt đầu vào mỗi kỳ thi học kỳ cuối năm, sau khi xác định được nội dung môn học thi trắc nghiệm, cũng như mức độ kiến thức đề thi cần đưa ra. Người giáo viên phụ trách môn thi đó sẽ lập ra đề thi trắc nghiệm bằng cách xây dựng một số câu hỏi khác nhau, cùng số điểm cho từng câu và thời gian làm bài. Tuỳ vào cách thức ra đề của mỗi một người, các câu hỏi này có thể được lấy ra từ ngân hàng câu hỏi đã có hoặc được viết mới trực tiếp. Phụ thuộc vào quy mô của kỳ thi mà người ra đề sẽ xác định số lượng đề cần thiết, với yêu cầu trong hai đề thi bất kỳ có thể có những câu hỏi giống nhau nhưng không được hoàn toàn trùng nhau, đồng thời phải đảm bảo mức độ kiến thức ở các đề là tương đương nhau.
Quá trình thi được tiến hành như sau: Sau khi xác định số lượng học viên đủ tư cách thi, văn phòng khoa sẽ gửi danh sách học viên được thi lên phòng đào tạo. Sau đó phòng đào tạo sẽ bố trí lịch thi cho môn học đó. Đến đúng ngày thi các học viên có đủ điều kiện thi sẽ đến đúng phòng thi để làm bài. Người giám thị sẽ kiểm tra thẻ của từng học viên để đảm bảo tính hợp lệ của học viên đó cũng như đề phòng tình trạng thi hộ. Đến giờ thi, giám thị sẽ phát đề thi cho từng học viên với bố trí chỗ ngồi sao cho những học viên gần kề nhau không có đề thi trùng nhau. Học viên làm bài thi trên giấy bằng cách chọn các phương án hợp lệ để điền vào trong bài. Hết giờ thì học viên nộp bài làm của mình cho giám thị, sau khi đã điền đầy đủ các thông tin cần thiết của mình vào trong bài làm.
Sau khi tiến hành thi xong, văn phòng khoa sẽ tiến hành tổ chức chấm thi. Điểm của bài thi được tính bằng cách đối chiếu với đáp án trong ngân hàng câu hỏi, điểm của bài làm chỉ được tính nếu phương án chọn của học viên trùng với đáp án của câu hỏi đó. Sau khi chấm xong khoa sẽ gửi kết quả lên phòng đào tạo để công bố lên trên trường. Toàn bộ các khâu trong các quá trình này đều được làm bằng tay do những người phụ trách công tác thi cử làm.
Đối tượng tìm thấy: Học viên, Môn thi, Đề thi, Câu hỏi Phương án chọn.
Điểm công tác: Học viên, Giáo viên ra đề.
Nhiệm vụ của hệ thống: Lập đề thi, tổ chức thi, chấm điểm và báo cáo kết quả.
Chi tiết từng nhiệm vụ.
2.1.1. Nhiệm vụ lập đề thi:
Điều kiện khởi động:
- Cuối mỗi học kỳ khi có yêu cầu cần có đề thi trắc nghiệm cho môn học.
Kết quả: Một số lượng đề thi trắc nghiệm được tạo ra.
Tần xuất: Vào cuối mỗi học kỳ, đối với từng môn học nhiệm vụ này được xây dựng cho các bài thi.
Quy tắc:
Quy tắc quản lý: Đề thi phải được tổ chức từ những câu hỏi của môn thi đó, mức độ của câu hỏi phải phù hợp với trình độ chung của học viên, thời gian thi phải không vượt quá thời gian yêu cầu.
Quy tắc tổ chức: Giáo viên được chỉ định ra đề thi mới được quyền ra đề.
2.1.2. Nhiệm vụ tổ chức thi:
Điều kiện khởi động:
- Khi có lịch thi của văn phòng khoa.
- Khi học viên đã vào phòng thi đầy đủ.
Kết quả: những học viên có đủ điều kiện sẽ được thi.
Quy tắc:
Quy tắc quản lý: Học viên không được nghỉ quá 20% học phần của môn thi mới được thi.
Học viên không vi phạm kỷ luật.
Quy tắc tổ chức: Những học viên trước khi vào phòng thi phải được kiểm tra xem có trong danh sách thi hay không mới được vào thi.
2.1.3. Nhiệm vụ chấm điểm và lên kết quả:
Điều kiện khởi động:
- Khi các học viên đã làm xong bài thi.
- Khi có yêu cầu phúc tra hay thắc mắc về bài thi.
- Khi kết thúc một học kỳ.
Quy tắc:
Quy tắc quản lý: Sau khi chấm điểm các môn thi xong điểm thi của môn đó sẽ được công bố. Hoặc sau khi kết thúc một học kỳ, khi đã giải quyết những thắc mắc, phúc tra điểm, điểm tổng kết tất cả các môn học của từng học viên sẽ được công bố.
2.2. Những nhược điểm và hạn chế của hệ thống cũ:
- Quá trình xây dựng đề thi được làm thủ công gây lãng phí thời gian, mất công sức đối với giáo viên ra đề.
- Đề thi được xây dựng dựa trên chủ quan của người ra đề, do đó sẽ không mang tính khách quan, số lượng đề thi lớn nhưng phải đảm bảo nội dung giữa các đề phải khác nhau vì vậy dễ gây sự nhầm lẫn cho người ra đề.
Bài thi được làm trên giấy phát đến từng học viên sẽ không tránh khỏi những hiện tượng tiêu cực xảy ra như: quay copy, trao đổi bài, hay nội dung đề thi có thể bị lộ từ trước.
Giáo viên mất rất nhiều thời gian kiểm tra số lượng bài của học viên, khó phát hiện những trường hợp học viên không nộp bài.
Giáo viên mất thời gian đánh dấu những bài học viên nộp muộn.
Quá trình chấm điểm gây mất nhiều thời gian và công sức của người chấm, với số lượng đề lớn công việc chấm thi dễ xảy ra những sai sót.
Học viên không biết điểm ngay để sau khi kiêm tra để điều chỉnh phương pháp học tập, khắc phục kịp thời các sai sót về kiến thức.
Giáo viên không nắm bắt được ngay lập tức kết quả học tập của học viên để điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp, khắc phục các sai sót của học viên.
* Việc lưu kết quả kiểm tra vào sổ điểm cũng như lập các báo cáo, thống kê mất rất nhiều thời gian mà thường gây ra sự nhầm lẫn.
Đây là những nhược điểm và hạn chế của hệ thống thi trắc nghiệm thủ công. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với hệ thống mới được tin học hoá là phải giải quyết những nhược điểm nêu trên và hoàn chỉnh tất cả các khâu trong kỳ thi một cách khép kín và tự động hoá.
2.3. Hệ thống thi trắc nghiệm khách quan kiểu mới trên máy vi tính:
Qua việc khảo sát mô hình hệ thống thi trắc nghiệm kiểu cũ. Từ những đối tượng, quy tắc tìm thấy, đồng thời nghiên cứu những nhược điểm và hạn chế của hệ thống cũ đã vấp phải. Ta có thể xây dựng một hệ thống thi kiểu mới được tin học hoá, sẽ gồm những phần công việc chính được tin học hoá sau:
Quản lý hệ thống: phần này chỉ dành cho giáo viên phụ trách việc ra đề, giáo vụ khoa của trường, người quản trị hệ thống mới có quyền được trực tiếp thực hiện. Nó gồm có những công việc chính sau:
Cập nhật hệ thống: Việc cập nhật danh sách học viên thi thường được làm trước mỗi kỳ thi học kỳ, sau khi phòng đào tạo đưa ra danh sách học viên được thi học kỳ, người có trách nhiệm cập nhật hệ thống sẽ căn cứ vào những thông tin, mà lên danh sách học viên thi.
Biên soạn ngân hàng đề: Bao gồm việc cập nhật, sửa đổi các phương hướng đề thi trong ngân hàng đề thi. Dạng đề thi sẽ gồm thông tin về số lượng các loại câu hỏi khác nhau cùng với điểm số cho từng loại câu hỏi đó. Công việc được tiến hành thường xuyên khi có nhu cầu cập nhật, đồng thời nội dung các dạng đề thi cũng được bảo mật tuyệt đối, chỉ có giáo viên bộ môn phụ trách thi trắc nghiệm mới được quyền biết.
Biên soạn ngân hàng câu hỏi: Tạo lập sửa đổi nội dung các thông tin về các câu hỏi trong ngân hàng câu hỏi: Các thông tin này bao gồm: nội dung câu hỏi, các phương án trả lời, phương án trả lời đúng, thời gian thi. Công việc này được làm thường xuyên do các giáo viên phụ trách các môn học có thi trắc nghiệm v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tin04.docx