Xây dựng chương trình giảng dạy môn Karatedo vào giờ thể dục tại trường Trung học Phổ thông Hữu nghị Quốc tế

Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng công tác giáo dục thể chấ (GDTC) của nhà

trường, đồng thời đề tài đã xây dựng chương trình giảng dạy môn Karatedo vào giờ thể dục tại

Trường Trung học phổ thông Hữu nghị Quốc tế, góp phần hoàn thiện chương trình giảng dạy chính

khoá và nâng cao hiệu quả của GDTC nhà trường.

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Xây dựng chương trình giảng dạy môn Karatedo vào giờ thể dục tại trường Trung học Phổ thông Hữu nghị Quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY MÔN KARATEDO VÀO GIỜ THỂ DỤC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỮU NGHỊ QUỐC TẾ Building the Karatedo curriculum in gym hours at the Friensship international High school ThS. NGÔ QUỐC HƯNG Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng Tóm tắt Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng công tác giáo dục thể chấ (GDTC) của nhà trường, đồng thời đề tài đã xây dựng chương trình giảng dạy môn Karatedo vào giờ thể dục tại Trường Trung học phổ thông Hữu nghị Quốc tế, góp phần hoàn thiện chương trình giảng dạy chính khoá và nâng cao hiệu quả của GDTC nhà trường. Từ khóa: Nghiên cứu, xây dựng chương trình, karatedo, Trung học phổ thông Hữu nghị Quốc tế. Abstract The researched results have appreciated the real situation of the physical education work of the school. The theme has also set up the teaching programme karate-do subject in self selection sports at Huu Nghi international high school, taking part in improvement the teaching programme for regular courses and increasing the results of physical education work of the high school. Keywords:Research, program development, karatedo, high school, friendship international. Ngày nhận bài 15/04/2021, Ngày phản biện,biên tập và sửa chữa 23/04/2021, Ngày duyệt đăng 04/05/2021 I. ĐẶT VẤN ĐỂ Karatedo là một trong các môn mũi nhọn của Thể thao Quốc tế. Với đặc thù là môn thể thao đối kháng trực tiếp, có sự va chạm tiếp xúc mạnh về thể chất, để đạt được thành tích cao, ngoài sự chuẩn bị tốt về kỹ chiến thuật, thể lực, tâm lý, ý chíVận động viên (VĐV) còn phải phát huy được tối đa về thể lực, đặc biệt là sức mạnh tốc độ trong các kỹ thuật tấn công. Ở Việt Nam, võ thuật được coi là môn thể thao quần chúng được nhiều người ưa thích, đặc biệt là thanh thiếu niên. Võ thuật, trong đó có Karatedo bao gồm hệ thống các bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, đa dạng và phong phú về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy. Rất thích hợp với thể trạng cũng như thể chất của người Việt Nam chúng ta, đặc biệt dễ tập luyện không đòi hỏi cao về năng lực thể chất, phù hợp với mọi lứa tuổi, phong phú về chương trình tập luyện, dễ kết hợp tạo sự hưng phấn thích thú cao với người tập cụ thể là học sinh (HS) và sinh viên (SV). Trường Trung học phổ thông (THPT) Hữu nghị Quốc tế là một trường mới thành lập từ năm 2018 đến nay nên cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, từ lực lượng giáo viên (GV) thể dục đến sân bãi, trang thiết bị và dụng cụ tập luyện. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới nội dung chương trình giảng dạy phù hợp với điều kiện thực tiễn sân bãi của nhà trường nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng chương trình giảng dạy môn Karatedo vào giờ thể dục tại Trường THPT Hữu nghị Quốc tế”. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp: tổng hợp và phân tích tài liệu có liên quan, kiểm tra sư phạm, phỏng vấn và phương pháp toán học thống kê. 1. Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy môn Thể dục tại Trường THPT Hữu nghị Quốc tế giai đoạn 2018-2020 1.1. Về đội ngũ cán bộ, GV 2 Trong từng năm học, nhà trường luôn tạo điều kiện nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn cho GV Giáo dục thể chất (GDTC). Song, số lượng HS của nhà trường ngày càng tăng mà lực lượng GV môn GDTC còn rất mỏng, năm học 2018-2019 tỷ lệ HS/GV là hơn 300 em. Năm 2019-2020 tỷ lệ 552 HS/GV, tỷ lệ này là cao hơn rất nhiều so với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (150 HS/GV). Điều này cho thấy, số lượng GV của trường có tăng nhưng chưa tương xứng với tỷ lệ HS tăng qua từng năm học. Bộ môn GDTC luôn được nhà trường quan tâm và chú trọng phát triển cả về chuyên môn lẫn trình độ qua từng năm học nhưng thực tế vẫn chưa thực sự được đảm bảo đáp ứng nhu cầu tập luyện của HS. 1.2. Về cơ sở vật chất Cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ tập luyện còn rất ít, cũ, không đáp ứng được yêu cầu của môn học và các khóa học. 1.3. Về chương trình và nội dung giảng dạy Nhìn chung, bộ môn GDTC của nhà trường vẫn chỉ vận dụng đầy đủ một cách cứng nhắc theo chương trình khung của Bộ GD&ĐT quy định, chưa có tính nâng cao trong việc mở rộng nội dung tập luyện cũng như các môn thể thao trong chương trình GDTC còn quá ít và chưa được chuẩn hóa. Hiệu quả của chương trình GDTC chưa cao. Sau khi học xong nội dung môn học GDTC thì thể lực và sức khỏe của HS chưa tăng cao. Giờ học ít hấp dẫn nên chưa lôi cuốn được HS, đồng thời cũng chưa tạo được cho các em có ý thức tự giác và tự rèn luyện trong các giờ tập luyện ngoại khóa. Kết quả học tập khi kết thúc học phần điểm của HS còn thấp. Quan sát sư phạm tại các buổi tập môn GDTC tại Trường THPT Hữu nghị Quốc tế chúng tôi cũng xác định và nhận thấy, hiệu quả của chương trình môn học còn hạn chế là do một số nguyên nhân sau: - Chương trình được xây dựng dựa trên chương trình cũ của các trường THPT trên địa bàn thành phố Hải phòng, dựa vào kinh nghiệm của GV, nội dung chương trình học thiếu hấp dẫn, ít lôi cuốn được HS, chưa tính đến nhu cầu, nguyện vọng, hứng thú, khả năng của HS nên chất lượng học tập của môn GDTC chưa được đảm bảo, mặt khác GV chưa mạnh dạn đột phá đưa vào giảng dạy môn mới , từ đó có thể phát huy được các tài năng cho Thành phố trong các cuộc thi đấu Hội khỏe Phù đổng cấp Thành phố. - Thời lượng học tập môn GDTC còn ít, chỉ 60 tiết/khóa học. Cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ tập luyện không đáp ứng được yêu cầu của các khóa học. - Mặt khác, nhà trường đã tổ chức giảng dạy môn Bóng chuyền hơi là môn thể thao tự chọn, trong khi đó, trường lại có đặc thù là một trường liên cấp, sau này khi các em học hết cấp 3 có thể theo học đại học tại trường. Trong tương lai khi học lên đại học, HS sẽ được học các ngành: Xây dựng, Quản trị, Tin học, Điện, Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Tài chính, Kế toán... Tổng số HS nam trên tổng số HS nữ chiếm tỷ lệ khoảng 40/60. Do đó, đặc thù về giới tính và sức khỏe có khác nhau so với các trường trong địa bàn thành phố. HS nữ thường có cảm giác nhút nhát, khả năng va chạm kém khi tiếp xúc và tập luyện với môn Bóng chuyền hơi. Chính vì điều này nên việc tập luyện môn GDTC cũng chưa tạo được phong trào thể dục thể thao ngoại khóa cho HS. Vì vậy, việc nâng cao chương trình giảng dạy có tính tất yếu nhằm phát huy tinh 3 thần tự giác, tích cực tập luyện của HS. Đó là cơ sở để nâng cao chất lượng giảng dạy môn học GDTC trong nhà trường. Căn cứ đặc điểm của trường, trình độ GV GDTC, Bộ môn GDTC quyết định đưa thêm môn võ Karatedo là môn thể thao tự chọn trong chương trình GDTC của nhà trường làm đa dạng và phong phú thêm các môn thể thao, giúp HS có điều kiện lựa chọn môn thể thao phù hợp. Đồng thời, với thời lượng giảng dạy nội khóa là 60 tiết hiện nay chưa đảm bảo cho việc phát triển thể chất của HS. Chúng tôi nhận thấy nhu cầu cấp thiết cần phải tổ chức thêm 30 tiết giờ tập ngoại khóa, hoạt động thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao thể chất cho HS nhà trường. 2. Nghiên cứu lựa chọn nội dung, xây dựng chương trình giảng dạy môn Karatedo vào giờ thể dục của Trường THPT Hữu nghị Quốc tế 2.1. Lựa chọn nội dung giảng dạy Để đưa môn thể thao Karatedo vào chương trình GDTC của Trường THPT Hữu nghị Quốc tế thu được kết quả cao, chúng tôi phỏng vấn với mục đích lựa chọn những bài tập có nội dung phù hợp nhằm phát triển thể chất cho HS. Đề tài tiến hành phỏng vấn 12 GV Bộ môn Võ của Trường Đạo học Thể dục thể thao Trung ương 1 Từ sơn Bắc Ninh, các huấn luyện viên dạy môn Karatedo trong địa bàn thành phố Hải phòng. Qua kết quả phỏng vấn, đề tài đã lựa chọn được đầy đủ hệ thống nội dung giảng dạy môn Karatedo (là những nội dung có trên 70% số phiếu tán thành). Bao gồm những nội dung sau: - Lý thuyết trong môn võ Karatedo; - Các bài tập kỹ thuật cơ bản; - Hệ thống các bài tập đối kháng; - Một số bài quyền và những bài tập phát triển thể lực chung và chuyên môn. 2.2. Chương trình giảng dạy môn Karatedo tại Trường THPT Hữu nghị Quốc tế 2.2.1. Mục đích và nhiệm vụ của chương trình giảng dạy Mục đích: Phát triển các tố chất vận động và thể lực, góp phần nâng cao sức khỏe cho HS Trường THPT Hữu nghị Quốc tế. Nhằm thí điểm và làm cơ sở để phát triển môn Karatedo trong giờ học thể dục ở nhà trường, góp phần làm đa dạng và phong phú các hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường. Nhiệm vụ: Việc tập luyện môn Karatedo tại giờ học thể dục ở Trường THPT Hữu nghị Quốc tế sẽ giúp HS nắm bắt những vấn đề cơ bản ban đầu của môn võ Karatedo. Trang bị cho HS những kỹ năng cơ bản nhất của môn Karatedo thông qua những kỹ thuật cơ bản, hệ thống các bài tập đối kháng và một số bài quyền. Giáo dục đạo đức, hoàn thiện nhân cách của HS, đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu đào tạo của chương trình. Ngoài ra, sau khi kết thúc chương trình môn học, những HS nào thực sự yêu thích và có năng khiếu với môn Karatedo có thể đăng ký thi lên đai (đai trắng, đai vàng) theo quy định của Liên đoàn Karatedo Quốc tế. 2.2.2. Về phân phối chương trình giảng dạy Với những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành phân phối lại thời gian giảng dạy môn Karatedo tại Trường THPT Hữu nghị Quốc tế, nội dung được trình bày cụ thể tại bảng 1 [1, tr. 4]. Nội dung giảng dạy Môn học Thời lượng Tổng số tiết Thể dục chính khóa Môn võ Karatedo 30 tiết - Lý thuyết 4 4 - Thực hành 24 - Thi kết thúc học phần 2 Thể dục ngoại khóa Môn Võ Karatedo 30 tiết - Lý thuyết 2 - Thực hành 26 - Thi kết thúc học phần 2 Bảng 1: Phân phối thời gian chung của chương trình môn Karatedo tại Trường THPT Hữu nghị Quốc tế Qua bảng 1 chúng tôi nhận thấy, việc phân bổ chương trình và thời lượng GDTC dành cho HS là phù hợp để phát triển thể chất và kỹ năng. Ở phần thể dục chính khóa cũng tương xứng với thời lượng 30 tiết như thể dục ngoại khóa. Cùng với đó tương xứng với thời lượng đánh giá. Tuy nhiên, ở phần phân phối chương trình thì thể dục ngoại khóa nhỉnh hơn 2 tiết thực hành. Việc xây dựng chương trình được tuân thủ theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng, lượng vận động phù hợp với lứa tuổi cùng với thời gian hoạt động linh hoạt, thuận lợii không ảnh hưởng đến giờ học các môn Tự nhiên và Xã hội của HS ở trên lớp. Chương trình môn học chính khóa và ngoại khóa môn Karatedo được xây dựng với thời lượng là 60 tiết, chia ra làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn 30 tiết, mỗi tuần tập 2 tiết, mỗi tiết 45 phút. Nội dung chương trình giảng dạy và tiến trình biểu giảng dạy khi thực nghiệm được trình bày tại bảng 2 và 3 [2, tr. 6], [3, tr. 7]. 5 Nội dung Tuần học 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Lý thuyết Ý nghĩa, tác dụng và lịch sử phát triển của môn võ Karatedo + K Những nghi thức trong môn võ Karatedo + K Nguyên lý cơ bản của các kỹ thuật trong môn võ Karatedo + K Kỹ thuật cơ bản Tấn pháp (Dachi waza): Musubi (tấn chụm chân hình chữ V), Heisoku (tân chụm khép 2 chân), Hachiji (tấn chuẩn bị 2 chân rộng bằng vai), Kiba (tân ngang), Zenkutsu (tấn trước), Kokutsu (tấn sau) + - - + - - - - - Đấm (Zuki waza): Jun zuki (đấm thắng), Ọi zuki (đấm thuận), Gyaku zuki (đấm nghịch), Kizami zuki (đấm kết hợp với hông và vai cùng chiều) + + - - + - - - - - Đỡ ( Uke waza): Gedan barai (đỡ gạt dưới), Age (đỡ từ dưới lên), Spto (đỡ từ ngoài vào), Uchi (đỡ từ trong đá), Morote (đỡ tiếp lực bằng 2 tay) + + + + Đá (Geri waza): Mae geri (đá trước), Mawashi (đá vòng cầu) + + - - + + - - Zenkutsu dachi - chudan oi zuki (tiến, lùi 3 bước) + - - - - - - K Zenkutsu dachi - mae geri (tiến, lùi 3 bước) + - - - - - K Zenkutsu dachi - chudan gyaku zuki (tiến, lùi 3 bước) + - - - - - - - K Zenkutsu dachi - Soto uke - gyaku zuki (tiến, lùi 3 bước) + - - - - - ■- K Quyền (Kata) Taikyoku Shodan + + + - * - K Nhũng bài tập phát triển thể lực chung và chuyên môn K Bảng 2. Tiến trình giảng dạy môn Karatedo dành cho HS trường THPT Hữu nghị Quốc tế - Học kỳ I (15 tuần = 30 tiết) Ghi chú: (+): Là nội dung được học mới. (-): Là nội dung ôn luyện. (K): Là nội dung kiểm tra. Nội dung Tuần học 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Lý thuyết Nguyên lý cơ bản của các kỹ thuật trong môn võ Karatedo - K Luật thi đấu môn võ Karatedo + K Kỹ thuật cơ bần Tấn pháp (Dachi waza): Musubi (tấn chụm chân hình chữ V), Heisoku (tân chụm khép 2 chân), Hachiji (tấn chuẩn bị 2 chân rộng bằng vai), kiba (tân ngang), Zenkutsu (tấn trước), Kokutsu (tấn sau) _ - - - - Đấm (Zuki waza): Jun zuki (đấm thắng), Oi zuki (đấm thuận), Gyakù zuki (đấm nghịch), Kizami zuki (đấm kết hợp với hống và vai cùng chiêu) - - - - - - - Đỡ( Uke waza): Gedan barai (đỡ gạt dưới), Age (đỡ từ dưới lên), Spto (đỡ từ ngoài vào), Uchi (đỡ từ trong ra), Morote (đỡ tiếp lực bằng 2 tay) - - - - - Đá (Geri waza): Mae geri (đá trước), Mawashi (đá vòng cầu) - - - - - Đối luyện Gohon chudan + + - - - - - - - - - K Gohon jodan + + - - - - - - - - K Quyển (Kata) Heian Shodan + + + + + - - - K Nhũng bài tập phát triển thế lực chung và chuyên môn K Bảng 3 : Tiến trình giảng dạy môn Karatedo dành cho HS Trường THPT Hữu nghị Quốc tế - Học kỳ II (15 tuần = 30 tiết) 6 Ghi chú: (+): Là nội dung được học mới. (-): Là nội dung ôn luyện. (K): Là nội dung kiểm tra Qua bảng 2 và bảng 3 chúng tôi nhận thấy, với thời lượng 30 tiết đủ để HS của trường tiếp thu được những lý thuyết, luật và kỹ thuật cơ bản của môn Karatedo, từ đó tiếp tục rèn luyện nâng cao. Phần cơ bản đã đưa vào giảng dạy tương đối đầy đủ bao gồm: Tấn, đấm, đỡ, đá và đối luyện, qua đó giúp HS nắm được căn bản để ứng dụng trong thực tiễn. Ngoài ra, trong xây dựng chương trình còn chú trọng tới việc phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn. Qua đó từng bước nâng cao về thể chất cho HS khi tham gia tập luyện ngoại khóa. 2.2.3. Phương pháp kiểm tra, đánh giá Khi kiểm tra học phần tự chọn gồm 2 nội dung lý thuyết và thực hành (kỹ thuật + thể lực). Trong đó, phần lý thuyết sẽ kiểm tra vấn đáp hoặc hình thức trắc nghiệm kết hợp trong buổi thi thực hành theo nội dung học. Điểm thực hành = Kỹ thuật + thể lực. Như vậy, điểm học phần tự chọn được tính như sau: + Điểm học phần = (Điểm lý thuyết + Điểm thực hành x 2)/3. + Điều kiện: Điểm học phần bất kỳ nội dung nào (lý thuyết hay thực hành < 5) đều nợ học phần. III. KẾT LUẬN Có thể nói, võ thuật cũng là một môn thể thao nhưng là môn thể thao truyền thống. Nói võ cũng là môn thể thao, bởi vì cũng như các môn thể thao khác, toàn bộ kỹ thuật và quyền pháp của võ đều xây dựng trên nền tảng các nguyên lý về tâm sinh lý và vật lý, giúp phát triển toàn diện con người, giúp con người có được “Một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện”. Vì vậy, xây dựng được chương trình môn võ Karatedo tại Trường THPT Hữu nghị Quốc tế là yêu cầu quan trọng, phù hợp với xu thế hiện nay. Ngoài môn thể thao là Bóng chuyền hơi có thể đưa môn Karatedo vào chương trình giảng dạy môn GDTC và ngoại khóa để tạo sự đa dạng các môn học trong giờ GDTC phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, giúp HS có điều kiện lựa chọn môn thể thao phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển lành mạnh của tuổi trẻ. Từ những kết quả nghiên cứu trên ta thấy: Kết quả nghiên cứu của đề tài bước đầu đã xây dựng được chương trình giảng dạy môn võ Karatedo vào giờ thể dục tại Trường THPT Hữu nghị Quốc tế. Kết quả nghiên cứu cho phép đánh giá chính xác và khách quan chương trình giảng dạy môn võ Karatedo vào giờ thể dục chính khóa. Các thức (quy trình) đánh giá, các phương pháp, phương tiện sử dụng trong quá trình nghiên cứu là những chỉ dẫn quan trọng cho các nhà chuyên môn trong công tác huấn luyện VĐV Karatedo trẻ hiện nay. Do đó, các nhà trường có thể sử dụng đề tài này làm tài liệu giảng dạy môn võ Karatedo trong chương trình đào tạo GV thể dục cho các trường THPT trong cả nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Ái (2000), Chương trình huấn luyện Karatedo, Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội. 2. Dương Nghiệp Chí (1997), Đo lường Thể thao, Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội. 3.Trịnh Trung Hiếu (1999), Lý luận và phương pháp thể dục thể thao trong nhà trường, Nxb 7 Thể dục Thể thao, Hà Nội. 4. Trần Tuấn Hiếu, Nguyễn Đương Bắc (2001), Giáo trình Giảng dạy môn võ Karatedo, Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội. 5. Đồng Văn Triệu (2000), Thể thao trường học, Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_chuong_trinh_giang_day_mon_karatedo_vao_gio_the_duc.pdf
Tài liệu liên quan