Giới thiệu
Hoạt động phân tích thị trường trong dự án SUPA nhằm hướng tới 3 mục tiêu chính: đạt được
sự hiểu biết sâu sắc về nhận thức của thị trường châu Âu đối với ngành công nghiệp cá Tra
Việt Nam; tiến hành phân tích các đối tượng thị trường chính và xu hướng tại thị trường châu
Âu và dựa trên những thông tin này để đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện hình ảnh cá Tra
Việt Nam nhằm tăng sản lượng xuất khẩu và giá trị trên từng đơn vị của cá tra tại châu Âu
Hình ảnh cá tra ở châu Âu
Hình ảnh cá tra trong mắt các nhà bán lẻ tại châu Âu đã bị ảnh hưởng bởi các báo cáo tiêu
cực từ các phương tiện truyền thông và các chiến dịch do các đối thủ cạnh tranh về lợi ích
thực hiện tại từng thị trường nhập khẩu. Nói chung, ngành công nghiệp cá Tra được coi là
cồng kềnh, sản xuất ồ ạt và gây ra những tác động tiêu cực.
Thị trường châu Âu, các đối tượng chính và xu hướng
Dân số châu Âu đươc dự đoán sẽ tăng từ mức 501,044,066 năm 2010 lên mức 522,342,413
vào năm 2030 [1], Sự tăng trưởng này tương đương với việc bổ sung 2 quốc gia có dân số
tương tự như Bỉ và Hy Lạp (sử dụng số liệu dân số của năm 2010). Đồng thời, mức tiêu thụ
cá bình quân trên đầu người sẽ tăng 2 kg (từ 22kg đến 24kg) [2].Trong bối cảnh đó, thực tế là
châu Âu sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu cá và thủy sản để đáp ứng nhu cầu và sẽ
còn tiếp tục phụ thuộc trong tương lai gần.
79 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Xây dựng chuỗi cung ứng cá Tra bền vững tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ năm 2009. Với doanh thu từ 351 cửa hàng đạt 3.288 tỷ
Euro trong năm 2012, cộng với doanh thu từ C1000 đã đưa Jumbo Group trở thành tập đoàn
bán lẻ lớn thứ 2 tại Hà Lan.
Trang web về cá và thủy sản bền vững của Jumbo bao gồm cả trang về an sinh động vật và
phần giải thích về phương pháp tiếp cận của Jumbo bên cạnh nhãn MSC. Năm 2012, Jumbo
đã sửa đổi chính sách tìm nguồn cung ứng thủy sản với sự hỗ trợ của các nhà cung cấp,
Greenpeace, Quỹ Biển Bắc và WWF, với Global GAP là tiêu chuẩn tối thiểu và ASC là mục
tiêu hướng tới (đã có) cho cá và thủy sản nuôi [34]. Thêm nữa, Jumbo là siêu thị đầu tiên kinh
doanh các sản phẩm đạt ASC tại Hà Lan. Doanh thu từ cá ướp lạnh được sản xuất bền vững
của Jumbo tăng từ 26% trong năm 2011 lên 37% trong năm 2012 (xem hình VI.12) [121].
Hình VI.12. Tăng trưởng doanh thu từ cá ướp lạnh đạt chứng nhận MSC/ASC của Jumbo
trong năm 2012 [121].
Các thành phần khác trong chuỗi cung ứng cá tra tại Hà Lan:
Queens:
Queens là một đối tác trong dự án Xúc tiến ASC do IDH đứng đầu và là nhà cung cấp sản
phẩm cá tra đạt chứng nhận ASC đầu tiên tại Hà Lan (xem Hình VI.13).
Hình VI.13. Queens và Vĩnh Hoàn chào mừng sản phẩm cá tra đầu tiên đạt chứng nhận ASC
[122].
49
Trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, Queens Products hỗ trợ Chương trình an toàn thực phẩm
toàn cầu GFSI và khẳng định [123]:
"Trong số các tiêu chuẩn khác nhau, GFSI đã chấp nhận các tiêu chuẩn sau: BRC,
IFS, HACCP Hà Lan, FSSC 22000 và Global GAP. Các tiêu chuẩn BRC, IFS, HACCP,
FSSC 22000 được định hướng cho các khâu sản xuất và kinh doanh các sản phẩm
thực phẩm. Mục đích của các tiêu chuẩn chứng nhận là đảm bảo an toàn thực phẩm.
Các tiêu chuẩn phải đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất mà không có bất kỳ
hiểm họa nào đối với sức khỏe cộng đồng, phải tuân thủ tất cả các yêu cầu về an toàn
và chất lượng thực phẩm và tất cả các quy định bắt buộc ... Global GAP đặt ra các yêu
cầu cao đối với các nhà sản xuất thực phẩm (như nông dân, người làm vườn và ngư
dân) trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, tính bền vững và chất lượng. Global GAP
muốn thúc đẩy an toàn thực phẩm và đáp ứng các yêu cầu khác của người tiêu dùng,
chẳng hạn như nông nghiệp và thủy sản bền vững... Queens Products mang lại giá trị
lớn về an toàn thực phẩm và nhận ra tầm quan trọng của các hệ thống chất lượng.
Trong bất kỳ trường hợp nào, Queens Products mong muốn các hệ thống chứng nhận
BRC hoặc IFS từ các đối tác hay nhà cung cấp."
Anova:
Khái niệm về cá được sản xuất bền vững
Theo Anova, một sản phẩm cá được coi là sản xuất bền vững nếu sản phẩm được
nuôi, đánh bắt, chế biến theo các tiêu chuẩn được chấp nhận trên toàn cầu như Bộ quy
tắc về nghề cá có trách nhiệm của FAO, MSC, GLOBALGAP, Naturland Wildfish và
ASC. Các sáng kiến riêng của chúng tôi, bao gồm Anova Trace, Claresse ® và Fishing
& Living™ cũng được xem xét [124].
Các sáng kiến bền vững của Anova với cá tra được bắt đầu bằng chương trình Truy xuất
Panga tại Việt Nam năm 2005 [125]. Bộ tiêu chuẩn nội bộ được phát triển để hướng dẫn
nguyên tắc về tính minh bạch, truy xuất nguồn gốc và chọn lựa các nguyên liệu đầu vào nhằm
đảm bảo thực hành tốt ở cấp độ trang trại với các vấn đề về an sinh động vật và môi trường,
an toàn thực phẩm và thức ăn. Ngoài ra, các nhà máy chế biến được yêu cầu phải đạt chứng
nhận tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm được GFSI công nhận [125]. Việc sử dụng chương
trình Truy xuất Panga và chứng nhận GlobalGAP của Anova đã đem lại lợi ích trong việc đạt
được chứng nhận ASC.
Seafood Connection [127]:
Seafood Connection cũng là một thành viên sáng lập của tổ chức sáng kiến thương mại bền
vững Hà Lan (IDH) - tổ chức tài trợ Nhóm xúc tiến ASC tại Việt Nam. Trong tháng 11/ 2012,
Ông Klaas-Jan Mazereeuw của Seafood Connection đã phát biểu như sau tại một sự kiện kỷ
niệm những thành tựu của Nhóm xúc tiến ASC tại Việt Nam:
"Ngành công nghiệp cá tra đã phải đối mặt với các chỉ trích kể từ ngày xuất hiện tại
châu Âu cách đây 15 năm và đã gặp khó khăn. Doanh thu của các nhà cung cấp của
chúng tôi đã giảm tới 40% khi cá tra bị đưa vào “danh sách đỏ” của WWF. Đó là một
lời thức tỉnh cho chính phủ Việt Nam. Ngành công nghiệp cá tra bắt đầu với việc tuân
thủ Global Gap và hiện giờ có tiêu chuẩn ASC. Đối với các thương nhân như chúng
tôi, chứng nhận ASC - được coi là chặt chẽ hơn Global Gap về các vấn đề xã hội và
50
môi trường, là một yếu tố giúp chứng minh tương lai của ngành và giúp tạo ra một hình
ảnh tích cực".
Seafood Connection cũng đưa các nội dung về tính bền vững vào nhãn "Blue Planet" như
trong hình VI.14.
Hình VI.14. Nhãn Hành tình xanh - “The Blue Planet” của Seafood Connection
Hình VI.15. Tăng trưởng doanh số của các chương trình chứng nhận ở Hà Lan
Kết luận:
Mức tăng trưởng doanh thu cũng như tiêu thụ cá và thủy sản bình quân đầu người của thị
trường Hà Lan được dự báo là sẽ tăng chậm đến năm 2030.
Với các ưu điểm như hương vị nhẹ nhàng, dễ chuẩn bị và chế biến, không xương, đã được
lạng da, cá tra phi lê được xem là một lựa chọn hấp dẫn với người tiêu dùng Hà Lan.
Nhận thức về cá tra đạt chứng nhận ASC ở Hà Lan là hiệu quả từ các hoạt động của Tổ chức
Sáng Kiến Thương mại Bền vững Hà Lan (IDH), WWF Hà Lan và Hiệp hội các nhà bán lẻ của
Hà Lan (CBL).
Các nhà bán lẻ như Albet Heijn và Plus đang sử dụng hệ thống thẻ màu nội bộ.
Các chương trình như “Pure and Honest” (của thương hiệu bán lẻ AH), "Truy xuất Panga"
(của Anova) và nhãn "Blue Planet" (của Seafood Connection) đã dựa trên các vấn đề về phát
triển bền vững và các trách nhiệm xã hội khác để xây dựng thương hiệu và lòng trung thành
của khách hàng.
51
CHƯƠNG VII. TÓM TẮT XU HƯỚNG VÀ CÁC CHÍNH SÁCH TÌM NGUỒN CUNG ỨNG
CỦA CÁC NHÀ BÁN LẺ HÀNG ĐẦU TẠI TÂY BAN NHA
Phân tích thị trường thủy sản Tây Ban Nha
Tiêu thụ thủy sản:
Công ty truyền thông Diversified Business Communications (đơn vị tổ chức Hội chợ
thủy sản Bắc Mỹ, Hội chợ thủy sản toàn cầu và sự kiện thương mại thủy sản
Barcelona vào tháng 10/2012) đã giải thích tầm quan trọng của thị trường Tây Ban
Nha như sau:
"Tây Ban Nha là nhà nhập khẩu cá lớn thứ ba trên thế giới với sức mua đạt 5.9 tỷ USD
và cũng là nước xuất khẩu lớn thứ 9 với doanh số đạt 3.47 tỷ USD trong năm 2009(*).
Với mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người khoảng 37 kg – một trong những mức
cao nhất của châu Âu, không còn nghi ngờ về tầm quan trọng đặc biệt của thị trường
Tây Ban Nha với ngành ngư nghiệp quốc tế(*). Với tổng sản lượng cá và thủy sản,
nuôi trồng và chế biến đạt 992,489 tấn - chiếm 17% tổng sản lượng của khu vực, Tây
Ban Nha cũng là quốc gia xuất khẩu thủy sản đứng đầu châu Âu(*)" [128].
Theo số liệu của FAO năm 2010, mức tiêu thụ thủy sản bình quân trên đầu người của
Tây Ban Nha là 39 kg/người – cao thứ 2 châu Âu và chỉ đứng sau Bồ Đào Nha với
mức tiêu thụ bình quân đạt 59 kg/người (cân hơi) [129]. Có một lưu ý khá thú vị là cùng
trong báo cáo đó, FAO cũng dự đoán là vì lý do kinh tế, tiêu thụ thủy sản bình quân
đầu người của Bồ Đào Nha sẽ giảm nhẹ xuống mức 57 kg trong năm 2030 và mức
tiêu thụ của Tây Ban Nha vẫn ở mức ổn định trong khi mức tiêu thụ tại các nước khác
thuộc EU dự kiến sẽ tăng lên [129].
Ẩm thực thủy sản của Tây Ban Nha gắn liền với tình yêu món cá muối – còn gọi là
bacalo trong tiếng Tây Ban Nha. Năm 2012, cá tuyết (merluza) dẫn đầu về về sản
lượng nhập khẩu (theo khối lượng) với cả 2 dạng sản phẩm moi ruột bỏ đầu (H&G) và
phi lê, tiếp theo là cá tra [130]. Lượng cá tra nhập khẩu vào thị trường Tây Ban Nha đã
giảm từ 44.835 tấn trong năm 2011 xuống 33.617 tấn trong năm 2012 [130]. Theo
Conxemar - một hiệp hội thủy sản Tây Ban Nha, năm 2012, cá thịt trắng nhập khẩu
(bao gồm cả cá minh thái Alaska và cá rô phi) sụt giảm nhưng sản lượng nhập surimi
lại tăng đáng kể (hình VII.1) .
52
Hình VII.1. Nhập khẩu cá minh thái Alaska, cá tra và cá rô phi đông lạnh của Tây Ban
Nha [130]
Xu hướng phát triển bền vững:
Một chỉ số để xác định sự phát triển của các nguồn cung ứng bền vững trong một quốc gia là
chỉ số xếp hạng siêu thị của Greenpeace, Tây Ban Nha cũng không phải là ngoại lệ trong
trường hợp này (xem Hình VII.2).
Hình VII.2. Chỉ số xếp hạng siêu thị của Tây Ban Nha theo Greenpeace [131].
Tuy đã có tiến bộ tổng thể về hướng tới các nguồn cung ứng minh bạch và có trách nhiệm
hơn trong lĩnh vực bán lẻ so với năm 2008, nhưng thực tế là đến năm 2011 vẫn có 4 nhà bán
lẻ thuộc nhóm “màu đỏ” (chưa đủ đáp ứng). Hiện chưa có số liệu năm 2012.
Các tiêu chí và vấn đề chính để đánh giá các nhà bán lẻ bao gồm:
• Một chính sách tìm thu mua cá và thủy sản bền vững bằng văn bản
• Ngừng kinh doanh "những thứ tồi tệ nhất" hoặc các sản phẩm không bền vững từ thủy
sản nuôi trồng hay đánh bắt tự nhiên.
• Quảng bá các sản phẩm "tốt nhất" hoặc bền vững nhất từ thủy sản nuôi trồng hay
đánh bắt tự nhiên.
53
• Thiết lập truy xuất nguồn gốc của chuỗi cung ứng và cam kết không mua cá và thủy
sản IUU
• Cam kết ghi nhãn toàn diện
• Không kinh doanh bất kỳ loài nào có trong “danh sách đỏ” của Greenpeace
• Thông tin minh bạch tới khách hàng [131].
Các nhà bán lẻ hàng đầu tại Tây Ban Nha:
Bán lẻ ở Tây Ban Nha có thể được chia thành bốn lĩnh vực riêng biệt: đại siêu thị, siêu thị, các
cửa hàng giảm giá và các cửa hàng chỉ chuyên bán cá (xem Hình VII.3).
Hình VII.3. Doanh số các nhà bán lẻ theo loại hình [132].
Năm 2011, thị trường bán lẻ Tây Ban Nha bị thống trị bởi 7 nhà bán lẻ chính (xem Hình VII.4).
Hình VII.4. Thị phần của các nhà bán lẻ tại Tây Ban Nha [132].
Báo cáo thường niên năm 2012 của Auchan Group - Pháp nói về đặc điểm chung hiện nay
của thị trường bán lẻ các quốc gia phía Nam châu Âu như sau:
"Nền kinh tế các quốc gia Nam Âu không cho thấy sự phục hồi trong năm 2012. Tỷ lệ
thất nghiệp tiếp tục gia tăng và các chính phủ tiếp tục tăng cường các biện pháp thắt
lưng buộc bụng. Thuế tăng kết hợp với tiền lương và các khoản trợ cấp hưu trí bị đóng
băng đã tác động tiêu cực đến sức mua của hộ gia đình" [133].
Mercadona:
Đến ngày 24/7/2013, nhà bán lẻ thuộc sở hữu gia đình Mercadona đã sở hữu 1.443 siêu thị ở
Tây Ban Nha [134]. Trong báo cáo thường niên năm 2012, Mercadona có đề cập đến "quy tắc
54
vàng" của các công ty và các thuộc tính được ưu tiên của sản phẩm (các điểm nổi bật được in
đậm).
"Tại Mercadona, an toàn thực phẩm là giá trị không thể thương lượng trong quá
trình chọn lựa sản phẩm. Trong năm 2012, điều này lại càng trở lên quan trọng hơn
bao giờ hết, nghĩa là tất cả các quy trình của công ty đã được sắp xếp lại theo nguyên
tắc cơ bản này. Mỗi sản phẩm được bày bán đều phải phù hợp với Quy tắc vàng của
Công ty, nghĩa là trước tiên mỗi sản phẩm phải đảm bảo an toàn thực phẩm; sau đó
là chất lượng; thứ ba là hấp dẫn; thứ tư là phải hữu dụng, thứ 5 là phải có giá cả
cạnh tranh, và cuối cùng, là phải đem lại lợi nhuận" [135].
Hoạt động tài chính của Mercadona năm 2012 cho thấy sự tăng trưởng trong các chỉ số quan
trọng như doanh số, doanh thu và lợi nhuận điều hành [135].
Carrefour Group:
Đến cuối năm 2012, Carrefour đã sở hữu 173 đại siêu thị, 115 siêu thị và 105 cửa hàng tiện
dụng tại Tây Ban Nha [16]. "Trong năm 2012, Carrefour đề ra mục tiêu tối đa hóa sức mua của
khách hàng. Tại mỗi đơn vị trong số 1.366 đại siêu thị, Carrefour đều đã phát động các chiến
dịch cạnh tranh bằng giá và duy trì hình ảnh giá cạnh tranh nhất trên thị trường. Các chiến
dịch bao gồm "Đảm bảo giá thấp nhất" tại Pháp, và giá thấp hơn trên 4.000 sản phẩm thực
phẩm hàng ngày tại Tây Ban Nha". Doanh số bán hàng ở Tây Ban Nha giảm xuống 7.795 tỷ
Euro so với mức 8.737 tỷ Euro năm 2011 [137].
Có sự khác biệt trong hoạt động xây dựng thương hiệu và ghi nhãn của Carrefour Group trên
toàn cầu. Ví dụ, một nhãn hiệu thể hiện về chất lượng trên sản phẩm thủy sản ở Pháp lại
tương tự như nhãn hiệu thể hiện nguồn gốc sản phẩm tại Tây Ban Nha (xem Hình VII.5 và
VII.6).
Hình VII.5. "Engagement Qualite Carrefour" - "Cam kết chất lượng của Carrefour" đảm bảo
các hoạt động nuôi (cá) tôn trọng môi trường [138].
Hình VII.6. “Calidad y Origen” - “Quality of origin” chứng thực các trái cây và rau quả tươi nhất
tại Tây Ban Nha [139]
Một ví dụ khác là việc sử dụng một nhãn hiệu tại Pháp cho cá nuôi như cá vược, cá tráp, cá
hồi và cá hồi Đại Tây Dương được nuôi bởi ít nhất 99.1% thức ăn không chứa thành phần
biến đổi gen. Nhãn này không xuất hiện tại Tây Ban Nha (Hình VII.7).
55
Hình VII.7. Dấu hiệu khác biệt của cá được nuôi bởi 99.1% thức ăn không chứa thành phần
biến đổi gen tại Carrefour Pháp [140].
Trong năm 2010, Carrefour đã công bố báo cáo "Hitos Desarrallo Sostenible" hay "Cột mốc
trong phát triển bền vững". Các vấn đề nuôi trồng thủy sản đã được giải quyết bao gồm: Mật
độ thả giống, thức ăn chăn nuôi và thú y [141].
Eroski Group:
Trong tháng 5/2013, Eroski báo lỗ năm thứ hai liên tiếp. "Kết thức ngày 31/01, hoạt động bán
lẻ ghi nhận mức 121 triệu Euro (156 triệu USD) trong 12 tháng so với mức lỗ 43.01 triệu Euro
trong cùng kỳ năm trước" [142]. Trong một bài thuyết trình vào tháng 2/2012 nói rằng Eroski
sở hữu 105 đại siêu thị và 989 siêu thị. Eroski cũng là một thành viên của tổ chức hợp tác
quốc tế Alidis cùng với Edeka của Đức và Intermarché của Pháp [143].
Tháng 9/2010, Eroski và WWF Tây Ban Nha đã tiến hành hợp tác để cải thiện tính bền vững
của thủy sản khai thác tự nhiên và thủy sản nuôi [144]. Vào thời điểm đó, Eroski đồng ý ưu
tiên cho các nhà cung cấp có tham gia Đối thoại nuôi trồng thủy sản [144]. Vào tháng 2/2012,
Eroski chia sẻ các thông tin phản hồi sau trong hồ sơ khách hàng thủy sản.
"Bộ phận khách hàng của Eroski đã thực hiện một cuộc khảo sát với hơn 31.000 khách
hàng của mình về thói quen tiêu dùng thủy sản tại Tây Ban Nha. Hầu như tất cả những
người tham gia khảo sát cho biết họ ưa thích các sản phẩm cá đánh bắt bằng các
phương pháp thân thiện với môi trường. Nhưng chỉ có 43% có thể nêu tên cụ thể
phương pháp hoặc sáng kiến, gần 50% số người được hỏi cho biết họ ủng hộ các
nguồn cung bền vững.
Theo kết quả này, Alejandro Martínez Berriochoa, Giám đốc tiêu dùng của Eroski cho
rằng "Từ nghiên cứu này, chúng ta có thể kết luận rằng có một nhu cầu rõ ràng để hỗ
trợ và công khai các sáng kiến khai thác bền vững, vì người tiêu dùng đánh giá chúng
ngay cả khi họ không biết tất cả các chi tiết" [145].
Eroski phát triển một dòng các loài thủy sản nuôi trồng "tự nhiên". Trong năm 2012, các sản
phẩm thuộc dòng này bao gồm: cá tuyết Đại Tây Dương, cá hồi Đại Tây Dương, cá vược và
cá tráp biển, cá hồi và cá bơn.
56
Hình VII.8. Quảng cáo các sản phẩm thủy sản tự nhiên của Eroski từ năm 2012 nhằm quảng
bá những lợi ích cho sức khỏe của cá hồi Nauy giàu Omega 3 [146]
Dia [147]:
"Dia là chuỗi cửa hàng giảm giá, tách ra từ Carrefour của Pháp năm ngoái, cho biết sẽ
mua lại cổ phần theo giá thị trường. Giá cổ phiếu Dia đã tăng 50% so với năm ngoái, ở
mức 5.6 Euro (7.24 USD) khi kết thúc giao dịch hôm thứ Năm.
Dia, với các hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Tây Ban Nha, Pháp và Bồ Đào Nha, đã
thoát khỏi suy thoái nặng nề của của thị trường bán lẻ nội địa do khách hàng chuyển
sang các chuỗi sản phẩm giá rẻ, đã thu được lợi nhuận" Nguồn: Reuters 22/3/2013
[148].
Mô hình giảm giá Dia ra đời tại Madrid, Tây Ban Nha năm 1979 [149]. Ngoài Tây Ban Nha, Dia
còn có các cửa hàng ở Argentina, Brazil, Trung Quốc, Pháp, Bồ Đào Nha và Thổ Nhĩ Kỳ,
Doanh thu của Tập đoàn đạt 11.679 tỷ Euro [150]. Tại Tây Ban Nha, mô hình giảm giá đóng
vai trò quan trọng với sự hiện diện của 2925 cửa hàng giảm giá và thu về mức lợi nhuận 4.9 tỷ
trong năm 2012. Có 5 lĩnh vực được coi là “nền tảng” cần tập trung để thân thiện với môi
trường trong báo cáo phát triển bền vững năm 2012 của Dia là: ”quản lý chất thải thích hợp;
quản lý năng lượng hiệu quả; sử dụng ít hơn các túi nhựa; sáng tạo bao bì sản phẩm và hạn
chế tối đa các tác động môi trường của tất cả các hoạt động hậu cần" [151].
Tất cả các sản phẩm mang nhãn hiệu riêng của Dia phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau:
"Khi lựa chọn nhà cung cấp các sản phẩm mang nhãn hiệu riêng, các ứng viên phải
vượt qua vòng đánh giá nghiêm ngặt ban đầu nhằm đảm bảo an toàn tại từng nhà máy
nơi sẽ sản xuất các sản phẩm của DIA. Như một điều kiện tiên quyết để chọn giữa các
nhà sản xuất, họ cũng phải tham dự và vượt qua các bài kiểu tra tiêu dùng được thiết
kế nhằm đánh giá ý kiến người tiêu dùng về các tính chất cảm quan của sản phẩm
được phát triển (các tính chất được kiểm tra bởi các giác quan như: vị, mùi, cấu trúc và
hình ảnh). Tất cả các kiểm tra của DIA phù hợp với tiêu chuẩn UNE 87004:1979 và
UNE 87023:1995 về phân tích cảm quan" [152].
Hình VII.9. Các sản phẩm thủy sản đông lạnh, bao gồm cả cá tra, mang nhãn hiệu riêng của
Dia [153].
Auchan Group: Alcampo
57
Trong năm 2012, hoạt động tại Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha và Luxembourg kết hợp đóng
góp đến 24% trong tổng số 46.9 tỷ Euro doanh thu của Auchan Group [154], mức doanh thu
này giảm 288 triêu Euro so với năm 2011. Doanh thu tại Tây Ban Nha của tập đoàn này được
đóng góp bởi 55 đại siêu thị Alcampo và 123 cửa hàng Simply [155].
Ngày 31/3/2009, các nhà hoạt động của tổ chức Greenpeace đã thể hiện sự phản đối bằng
cách treo một biểu ngữ nói Alcampo "phá hủy các đại dương" tại một siêu thị ở Madrid (xem
Hình VII.10).
Hình VII.10. Người biểu tình của tổ chức Greenpeace treo biểu ngữ cùng với 1 con cá dài 16
m và nặng 150 kg tại một siêu thị Alcampo ở Madrid [156].
Trong 2 thông cáo báo chí được phát hành sau đó, Alcampo bảo vệ các hoạt động thu mua
của mình. Thông cáo báo chí thứ hai được phát hành vào tháng 10/2009, đã đặc biệt trích dẫn
“nuôi trồng thủy sản bền vững như một yếu tố bổ sung để đảm bảo nguồn cung cá" [157].
Hiện nay, công ty Auchan mô tả phương thức tuân theo tính bền vững trong ngành thủy sản
của mình thông qua Tập đoàn Auchan.
Alcampo đã phát triển một nhãn đặc biệt được gọi là "Auchan Producción Controlada" (APC)
hay “Kiểm soát sản xuất bởi Auchan". Nhãn này xác nhận sản phẩm: có thể đảm bảo mức
chất lượng cao nhất; tươi và an toàn thực phẩm; lưu giữ các hương vị tự nhiên; đảm bảo an
sinh động vật cao nhất và giảm thiểu các tác động môi trường [159].
Hình VII.11. Nhãn Auchan APC cho thủy sản – Đảm bảo độ tươi: đảm bảo cá từ ao nuôi đến
khi được khách mua trong điều kiện tốt nhất [159].
58
Alcampo đưa ra chính sách phát triển bền vững thủy sản của họ trong một tài liệu trực tuyến
mang tên "nuestros cuidar ngựa es cuidar del Futuro" hay "chăm sóc biển là chăm sóc cho
tương lai của chúng ta". Cam kết số 5 xác thực về nuôi trồng thủy sản bền vững và sự kết hợp
của các loài động vật ăn cỏ. (Đường dẫn 1).
Đường dẫn 1: Chính sách thủy sản bền vững của Alcampo (tiếng Tây Ban Nha)
El Corte Ingles Group [160]:
Trong năm 2011 đại siêu thị Hipercor và siêu thị Supercor đóng góp tương ứng 2,114.14 và
402.21 triệu Euro vào tổng doanh thu 15,777.75 triệu Euro của El Corte Inglés Group. Tổng lợi
nhuận hoạt động sụt giảm do lợi nhuận tại đại siêu thị Hipercor và siêu thị Supercor giảm lần
lượt 33.5% và 9.8%.
Năm 2011, El Corte Inglés đưa ra chính sách mua thủy sản bền vững và có trách nhiệm.
Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2012, El Corte Inglés mô tả chính sách này như sau :
"Bằng quá trình làm việc chặt chẽ với nhà cung cấp, chúng tôi đã đạt được thỏa thuận song
phương về chất lượng, an ninh và an toàn của các vùng biển và các loài thủy sản tại đó. Với
dự án đầy tham vọng này, khi tham gia vào các giai đoạn khác nhau trong quá trình thực hiện
và đánh giá, chúng tôi hướng tới mục tiêu góp phần vào sự tồn tại của loài sinh vật biển trong
khi đảm bảo đáp ứng các nhu cầu về thủy sản trong tương lai và hỗ trợ liên tục cho tất cả các
ngành liên quan đến công nghiệp đánh bắt cá" [161]. Trong phần trách nhiệm xã hội của công
ty tại báo cáo thường niên năm 2011, El Corte Inglés khẳng định "Ngoài ra, nuôi trồng thủy
sản đạt chứng nhận đã được quan tâm bởi sự tiếp nhận Global GAP - chương trình chứng
nhận sản xuất chính lớn nhất trên thế giới. Tại thời điểm này, 100% sản phẩm cá hồi Đại Tây
Dương và 50% cá hồi tươi của Tập đoàn cung cấp trên thị trường đạt chứng nhận Global
GAP nghĩa là đảm bảo các hoạt động thực hành cá nuôi tốt" [162].
Hình VII.12. Sản phẩm cá tra mang nhãn hiệu riêng của El Corte Inglés [163].
Lidl [164]:
Trên trang web của Lidl Tây Ban Nha có phần "Guía del Pescado" - "Hướng dẫn về cá", trong
đó có mục "La Pesca sostenible" - "Nghề cá bền vững". Phần lớn trang web thủy sản bền
vững nói về MSC, Lidl cũng thể hiện các tuyên bố về nuôi trồng thủy sản và "kiểm soát chặt
chẽ". Ngoài ra còn có các trang web khác như: cá và nghề cá, khu vực đánh bắt, Bách khoa
59
toàn thư về cá, và một phần hỏi đáp. Cá tra được đề cập trong phần bách khoa toàn thư về
cá.
Các thành phần khác trong chuỗi cung ứng cá tra tại Tây Ban Nha:
Caladero – Thuộc sở hữu của Mercadona
Freiremar – Thương hiệu “Nakar”:
Grupo Delfin: Thương hiệu “Delfin”;
Mascato –
Pescanova – Gần đây đã tuyên bố phá sản.
Pescatrade –
Kết luận:
Theo Conxemar, nhập khẩu cá tra cũng như đại đa số các sản phẩm cá thịt trắng vào Tây Ban
Nha năm 2012 giảm so với cùng kỳ năm trước.
Trong lĩnh vực bán lẻ, đa số cá và thủy sản được mua tại các siêu thị.
Khó khăn của nền kinh tế có tác động trực tiếp đến chi tiêu của người tiêu dùng như trích
đoạn sau từ Báo cáo năm 2011 của Chủ tịch El Corte Inglés.
"Bối cảnh này có ảnh hưởng trực tiếp đến ngành công nghiệp bán lẻ. Cuộc khủng
hoảng đã tác động tới thói quen mua sắm, với sự điều chỉnh ngân sách của các gia
đình, và ảnh hưởng lớn nhất là sự sụt giảm trong tiêu thụ. Hai đặc điểm rõ nét trong
năm là sự sụt giảm mức tiêu thụ và doanh số, đặc biệt trong lĩnh vực hàng gia dụng,
mua lại các hàng hóa khác và vật dụng cá nhân.
Kết quả là doanh số bán lẻ suy giảm kéo dài đã tác động thêm tới thói quen mua sắm:
giảm chi tiêu tại các khu thương mại, thiên về các sản phẩm giá rẻ hơn và tăng doanh
số với các sản phẩm được giảm giá đặc biệt. Tóm lại, đây là một năm khó khăn cho
ngành công nghiệp, đồng thời cũng kiểm tra khả năng thích ứng với thực tế của thị
trường và đáp ứng hiệu quả nhu cầu của người tiêu dùng của các công ty."53
Thị trường bán lẻ Tây Ban Nha có những bước tiến trong hoạt động thiết lập các hướng dẫn
chứng nhận minh bạch và toàn diện cho các chính sách thu mua cá và thủy sản. Điều này
được chứng minh qua các báo cáo của các công ty và xếp hạng các siêu thị của Tổ chức
Greenpea.
Nhìn chung, tiến độ chứng nhận thủy sản cũng bị cản trở bởi điều kiện kinh tế khó khăn ở Tây
Ban Nha, nơi mà các chiến lược bán hàng cơ bản là nhằm mục đích định giá thấp để duy trì
thị phần.
60
CHƯƠNG VIII. TÓM TẮT XU HƯỚNG VÀ CÁC CHÍNH SÁCH TÌM NGUỒN CUNG ỨNG
CỦA CÁC NHÀ BÁN LẺ HÀNG ĐẦU TẠI PHÁP
Phân tích thị trường thủy sản Pháp
Tiêu thụ thủy sản
Tiêu thụ thủy sản tại Pháp năm 2012 tăng 3.4% đạt giá trị 6.81 tỷ Euro [165]. Tổ chức FAO
ước tính năm 2010, tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người tại Pháp đạt 32 kg, với mức dân số
64,714,074 người [166], có thể ước tính mức tiêu thụ thủy sản trên toàn nước Pháp đạt
2,070,850 tấn [167]. Theo mức ước tính này, Pháp là thị trường tiêu dùng cá và thủy sản lớn
nhất châu Âu (xem Hình VIII.1).
Hình VIII.1. Tiêu thụ thủy sản ở châu Âu dựa trên số liệu ước tính năm 2010 [166,167]
FAO dự báo mức tiêu thụ cá và thủy sản bình quân đầu người tại Pháp chỉ tăng 1 kg và đạt
mức 33 kg trong năm 2030 [166,167]. Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp và Đại Dương của Pháp
đã đưa ra mức tiêu thụ bình quân đạt 36 kg/người/năm, cao hơn mức dự báo của FAO [168].
Trong tháng 11/2012, Undercurrent News cho biết, "đến cuối tháng 8/2012, doanh số bán cá
tra cho trong các hộ gia đình Pháp đã giảm 24% trong 12 tháng so với cả năm trước đó, theo
một báo cáo của FranceAgrimer" [169]. Trong báo cáo tháng 7/2013 của FrenchAgrimer đã
tổng kết rõ hơn về sự suy giảm của doanh số kinh doanh cá tra như sau. "Doanh số sản phẩm
cá rã đông trong siêu thị đã giảm 43% trong 3 năm (từ 5600 tấn trong năm 2009 xuống 3300
tấn năm 2012), chủ yếu do sự sụt giảm sản phẩm cá tra rã đông (-52% trong 3 năm). Trong
thực tế, năm 2009 là thời điểm các báo cáo đầu tiên về phương pháp nuôi cá tra ở Việt Nam
xuất hiện, gây mất uy tín của toàn bộ ngành công nghiệp. Kể từ đó tiêu thụ loại cá này ở trạng
thái rã đông đã liên tục sụt giảm" [170].
Tiêu thụ cá và thủy sản ở Pháp chủ yếu là cá hồi và cá ngừ. Tuy nhiên có sự khác biệt đáng
kể giữa các loài tiêu thụ mạnh nhất khi xem xét về khối lượng và giá trị (xem Hình VIII.2 &
VIII.3).
61
Hình VIII.2. 5 loài cá tiêu thụ mạnh nhất tại Pháp xét theo khối lượng [165].
Hình VIII.3. 5 loài cá tiêu thụ mạnh nhất tại Pháp xét theo giá trị [165].
15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu sang Pháp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- word_market_study_totalfinal_17_6_2014_1354_9032.pdf