Kiểm soát ô nhiễm môi trường là một nhiệm vụhết sức quan trọng trong
công tác quản lý môi trường quốc gia, cũng nhưquản lý môi trường ởmỗi địa
phương, nhằm mục đích theo dõi kịp thời tình hình ô nhiễm môi trường, xác
định đúng nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường và đềxuất kịp thời các giải
pháp ngăn ngừa ô nhiễm, giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường
đểbảo vệsức khỏe cộng đồng, bảo vệcác hệsinh thái và đảm bảo phát triển bền
vững.
12 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Xây dựng bộ tiêu chí khoanh vùng kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng cục Môi trường
Cục Kiểm soát ô nhiễm
-----------oOo----------
Nhiệm vụ
Điều tra, khảo sát, xây dựng các bộ tiêu chí khoanh vùng ô nhiễm và đề xuất
dự án xây dựng bản đồ ô nhiễm trên phạm vi toàn quốc
XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ KHOANH VÙNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
TIẾNG ỒN
Hà Nội, tháng 12 năm 2010
1
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU 2
2. TỔNG QUAN VỀ TIẾNG ỒN 4
3. CƠ SỞ KHOA HỌC KHOANH VÙNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN 5
3.1. Các thông số về tiếng ồn 5
3.2. Cơ sở khoa học phương pháp khoanh vùng ô nhiễm tiếng ồn 7
4. LỰA CHỌN THÔNG SỐ ĐỂ XÁC ĐỊNH BỘ TIÊU CHÍ
KHOANH VÙNG TIẾNG ỒN
9
4.1. Tỷ lệ vượt giới hạn độ ồn cho phép 9
4.2. Mức độ kéo dài của âm lượng vượt giới hạn 9
4.3. Chỉ số đánh giá ô nhiễm tiếng ồn 9
4.4. Các mức khoanh vùng ô nhiễm 10
5. KẾT LUẬN 11
2
1. MỞ ĐẦU
Kiểm soát ô nhiễm môi trường là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong
công tác quản lý môi trường quốc gia, cũng như quản lý môi trường ở mỗi địa
phương, nhằm mục đích theo dõi kịp thời tình hình ô nhiễm môi trường, xác
định đúng nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường và đề xuất kịp thời các giải
pháp ngăn ngừa ô nhiễm, giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường
để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ các hệ sinh thái và đảm bảo phát triển bền
vững.
Tầm quan trọng của kiểm soát ô nhiễm trong công tác quản lý môi trường
đã được xác định trong Luật bảo vệ môi trường (năm 2005), trong Chiến lược
BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, đặc biệt là trong
Quyết định số 328/2005/QĐ - TTg, ngày 12 tháng 12 năm 2005, của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường
đến năm 2010.
Kiểm soát ô nhiễm bao gồm: kiểm soát các nguồn thải gây ra ô nhiễm môi
trường (nguồn thải khí ô nhiễm, nguồn thải nước ô nhiễm, nguồn thải chất thải
rắn, nguồn thải tiếng ồn, nguồn thải bức xạ), kiểm soát ô nhiễm môi trường
xuyên biên giới, kiểm soát ô nhiễm môi trường các ngành sản xuất công nghiệp,
kiểm soát ô nhiễm môi trường xung quanh ở các khu vực đô thị, các khu công
nghiệp, khu kinh tế, các làng nghề... và kiểm soát ô nhiễm (chất lượng) môi
trường không khí, môi trường nước mặt, nước ngầm và môi trường nước biển
ven bờ.
Việc khoanh vùng ô nhiễm phục vụ cho công tác kiểm soát ô nhiễm trong
Nhiệm vụ “Điều tra, khảo sát, xây dựng các bộ tiêu chí khoanh vùng ô nhiễm và
đề xuất dự án xây dựng bản đồ ô nhiễm trên phạm vi toàn quốc” là khoanh vùng
ô nhiễm (hay chất lượng) môi trường xung quanh mà con người và các hệ sinh
thái trực tiếp sinh cư trong các điều kiện của môi trường này, đó là môi trường
không khí xung quanh (không bao gồm môi trường tiếng ồn và môi trường bức
xạ), môi trường nước mặt xung quanh, môi trường nước biển ven bờ, môi
trường đất, môi trường tiếng ồn.
Ở các nước trên thế giới người ta thường khoanh vùng ô nhiễm/chất
lượng môi trường xung quanh vào một thời gian xác định, khoảng 5 năm hay 10
năm một lần, thí dụ như vào các năm 1990, 2000, 2005. Đối với hiện trạng quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và thời gian khoanh vùng ô nhiễm đã xác định
thì sự biến thiên tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh phụ thuộc chủ yếu
3
vào điều kiện tự nhiên. Như là đối với môi trường không khí xung quanh thì sự
biến thiên, mức độ ô nhiễm môi trường chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện khí hậu
(hướng gió và tốc độ gió), mưa, nắng .v.v..); Đối với ô nhiễm môi trường các
dòng sông thì chủ yếu phụ thuộc vào lưu lượng dòng chảy, tốc độ và hướng
dòng chảy, nhiệt độ nước.v.v.). Đối với ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ
thì chủ yếu phụ thuộc vào các dòng hải lưu và tình trạng thủy triều; Đối với ô
nhiễm môi trường đất thì chủ yếu phụ thuộc tính thẩm, thấu khuyếch tán ô
nhiễm môi trường đất và điều kiện địa chất thủy văn. Đối với khoanh vùng ô
nhiễm tiếng ồn theo thời gian kéo dài và độ ồn.
Vì vậy, ở các nước trên thế giới, người ta thường sử dụng 2 phương pháp
tiếp cận để khoanh vùng ô nhiễm/chất lượng môi trường xung quanh như sau:
- Phương pháp tính toán theo mô hình khuyếch tán ô nhiễm môi trường
bằng hệ thống thông tin địa lý (GIS). Phương pháp tiếp cận này đòi hỏi phải có
đầy đủ các thông số về các nguồn thải gây ra ô nhiễm môi trường (vị trí không
gian, lưu lượng thải, chất thải, phương thức thải và các tính chất vật lý của
nguồn thải) và phải có đầy đủ các thông số về điều kiện khí hậu, thủy văn, hải
văn, địa hình, địa chất thủy văn... của khu vực nghiên cứu. Phương pháp tiếp cận
tính toán phân bố ô nhiễm theo mô hình có thể vẽ được các đường đồng mức ô
nhiễm tương đối chính xác, tức là có thể khoanh chia vùng nghiên cứu thành các
khu vực có mức độ ô nhiễm môi trường khác nhau.
Tuy vậy, phương pháp tính toán mô hình khuyếch tán ô nhiễm không phải
là phương pháp vạn năng. Thí dụ đối với ô nhiễm môi trường không khí chỉ đảm
bảo độ chính xác tin cậy đối với các nguồn ô nhiễm công nghiệp và nguồn ô
nhiễm giao thông. Còn ô nhiễm môi trường không khí do các nguồn khác gây ra,
như là nguồn ô nhiễm không khí từ các hoạt động xây dựng và sinh hoạt dịch vụ
đun nấu của nhân dân..., nói chung không thể hoặc rất khó khăn xác định bằng
phương pháp tính toán theo mô hình khuyếch tán ô nhiễm.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê số liệu quan trắc môi trường
thực tế. Phương pháp này đòi hỏi phải có hệ thống các trạm quan trắc môi
trường xung quanh hoàn thiện, phân bố các điểm đo bao trùm cả khu vực nghiên
cứu, phân bố các điểm đo càng dày càng đạt được độ chính xác của khoanh
vùng ô nhiễm. Thời gian quan trắc phải phù hợp để kết quả quan trắc phản ánh
đúng thực trạng ô nhiễm môi trường. Việc khoanh vùng ô nhiễm trên cơ sở phân
tích, thống kê các số liệu quan trắc môi trường thường chỉ có giá trị gần đúng,
nhưng là phương pháp cơ bản, có tính khả thi, thường được sử dụng phổ biến ở
các nước trên thế giới. Trong nhiều trường hợp thiếu số liệu quan trắc môi
4
trường thực tế thì người ta kết hợp thêm với phương pháp tính toán theo mô
hình khuyếch tán ô nhiễm để khoanh vùng ô nhiễm/hay chất lượng môi trường
xung quanh.
2. TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
Trong quá trình xây dựng đất nước, phát triển kinh tế xã hội, hội nhập với
kinh tế thế giới, Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu to lớn, góp
phần cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân. Bên cạnh đó là những hạn
chế đang phát sinh và cần phải khắc phục. Ô nhiễm môi trường là một trong
những vấn đề đang nhận được sự quan tâm của không chỉ của người dân Việt
Nam mà nó còn là của cả cộng đồng các nước trong khu vực và thế giới.
Ô nhiễm tiếng ồn, từ lâu đã gây ra những tác động tiêu cực đến cuộc sống
của mọi người, do đó các cơ quan quản lý nhà nước đã và đang có những nỗ lực
để tối đa để xử lý vấn đề này.
Trước đây, trong hệ thống tiêu chuẩn về tiếng ồn đã có :
• TCVN 5949-1995. Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư. Mức ồn tối đa
cho phép.
• TCVN 5948-1995. Tiếng ồn phương tiên giao thông vận tải đường bộ.
• TCVN 3985:1999. Âm học. Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc.
• TCVS 3733/ 2002. Mức ồn cho phép tại các vị trí lao động.
Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
đang được hoàn thiện. Các tiêu chuẩn được rà soát, chuyển đổi sang thành các
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, xây dựng mới các Quy chuẩn khác cần thiết.
Mặt khác, các cơ quan quản lý nhà nước cũng tiến hành nhiều chương
trình, nghiên cứu đóng góp cho việc khắc phục, hạn chế tối thiểu vấn đề ô nhiễm
tiếng ồn.
Việc xây dựng bộ tiêu chí khoanh vùng ô nhiễm cũng là một trong những
nghiên cứu quan trọng đó. Bộ tiêu chí này giúp khoanh vùng ô nhiễm tiếng ồn,
tạo tiền đề xây dựng hệ thống bản đồ ô nhiễm tiếng ồn, cảnh báo, từ đó giúp các
nhà quản lý xây dựng các chiến lược, chính sách, biện pháp cụ thể nhằm khắc
phục và cải thiện môi trường.
5
3. CƠ SỞ KHOA HỌC KHOANH VÙNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
3.1. Các thông số về tiếng ồn
Định nghĩa
Tiếng ồn là âm thanh không có giá trị, không phù hợp với mong muốn của
người nghe.
Âm thanh (Sóng âm) là một loại dao động cơ học của không khí có biên độ
dao động và tần số dao động trong khoảng thính giác con người nhận biết được
tạo thành cảm giác âm thanh.
Sóng âm
Một sóng âm đơn giản nhất (đơn âm) có thể minh họa bằng một biểu đồ hình
sin mối quan hệ giữa áp suất âm và thời gian hoặc chiều dài quãng đường lan
truyền như hình sau:
Quan hệ giữa các đại lượng đặc trưng của sóng: f = 1/ τ λ = c/f
f: tần số, 1/s;
λ: chiều dài bước sóng, m;
c : vận tốc truyền sóng âm thanh trong không khí ở 20 oC xấp xỉ c ≈ 343 m/s.
τ : thời gian truyền được một khoảng cách = 1 bước sóng λ.
Ví dụ: Sóng âm có tần số 1000Hz thì chiều dài bước sóng sẽ là:
λ = 343 / (1000) = 0,34 m.
Các thông số
Áp suất âm P trên một mặt nào đó là tỷ số giữa lực tác dụng do các phần tử
của môi trường không khí dao động lên một mặt với diện tích của mặt đó. (Chú
ý: Áp suất ở đây là áp suất dư do sóng gây ra). Đơn vị tính là Pascan (Pa).
6
Cường độ âm I ở một điểm nào đó trên phương đã cho trong trường âm là số
năng lượng âm thanh đi qua một đơn vị diện tích bề mặt S vuông góc với
phương truyền âm tại điểm đó trong một đơn vị thời gian. Đơn vị tính là W/m2.
Mức áp suất âm và Decibel:
Người ta đánh giá tiếng ồn bằng mức áp suất âm L được tính từ công thức:
Lp = 10 lg (P/P0)2 = 20 lg (P/P0)
Trong đó: P - Áp suất âm toàn phương trung bình (Pa)
P0 - Áp suất âm nhỏ nhất tai người có thể nghe thấy (= 2.10-5 Pa).
Bel là đơn vị đo mức cường độ âm thanh (hay mức áp suất âm). 1 bel là ngưỡng
âm thanh tai người có thể nghe được. Decibel là đơn vị (bằng 1/10 bel) đo tiếng
ồn thông dụng ngày nay.
Các mức áp suất âm
• Mức áp suất âm theo đặc tính A, đo bằng dbA (decibel-A): là mức áp suất âm
theo đặc tính A, được tính bằng công thức:
LpA = 20 lg (pA/p0).
Với: pA là áp suất toàn phương trung bình theo đặc tính A, Pa;
• Mức áp suất âm tương đương liên tục theo đặc tính A, đo bằng dexiben: giá trị
mức áp suất âm theo đặc tính A của âm thanh liên tục, ổn định trong khoảng thời
gian T, có cùng giá trị áp suất âm toàn phương trung bình với âm thanh đang
nghiên cứu có mức thay đổi theo thời gian. Mức đó được tính theo công thức:
Với: LAeq,T là mức áp suất âm tương đương liên tục theo đặc tính A
(dB) được xác định trong khoảng thời gian T, bắt đầu từ t1 và kết thúc ở t2.
Pa(t) là mức áp suất âm đo tức thời theo đặc tính A của một tín hiệu âm
thanh.
Mức áp suất âm tương đương liên tục theo đặc tính A, trong thời gian T
cũng được gọi là mức âm trung bình trong một khoảng thời gian, ký hiệu
LAeq,T, tính bằng dB. Khoảng thời gian đo lấy trung bình đã được ghi rõ trên
chỉ số. Mức áp suất âm tương đương liên tục theo đặc tính A được dùng để đánh
giá tiếng ồn nghề nghiệp tiếp xúc.
7
Tai người có khả năng cảm nhận mức cường độ âm thanh rất rộng, từ 0 –
180 dB, với 0 dB là ngưỡng bắt đầu nghe thấy và 140dB là mức cao nhất mà tai
người có thể chịu đựng nghe được, được gọi là ngưỡng chói tai.
Để đo mức âm tổng hợp ở nhiều tần số khác nhau, người ta sử dụng đơn
vị dBA tương ứng với đặc tính tần số tương đối A.
Con người có thể nghe thấy âm thanh ở tần số 16-20000 Hz. Khoảng tần
số mà tai người nhạy cảm nhất với âm thanh là từ 1000 đến 5000Hz. Người ta
chú ý đến khoảng tần số này khi cần hạn chế tiếng ồn. Âm thanh ở tần số nhỏ
hơn 16 Hz, ta có hạ âm. Âm thanh ở tần số trên 20 kHz ta có siêu âm. Để đánh
giá mức độ ồn, ta luôn xác định mức áp suất âm ứng với dải tần số nào đó.
Tần số.
Âm thanh là một dao động cơ học nên có một đại lượng đặc trưng nữa
cho âm thanh là tần số âm. Tần số âm là số lần âm thanh dao động trong một
giây. Đơn vị đo tần số là Hz.
Con người cảm nhận được âm thanh có tần số từ 16 Hz tới 20.000 Hz. Với
tần số 16 Hz âm thanh thuộc phần hạ âm và 16 Hz là sóng siêu âm, tai người
không có khả năng nhận biết được. Tuy vậy ở các cá thể khác nhau sự phân biệt
âm thanh ớ các tần số khác nhau không giống nhau.
Tiếng ồn là dạng âm thanh gây ô nhiễm đặc trưng của đô thị hoá, công
nghiệp và giao thông vận tải. Tiếng ồn càng tăng khi mật độ giao thông càng
lớn, mật độ tập trung người và máy móc thiết bị càng lớn.
Thính giác của con người có đặc tính cảm thụ cường độ âm thanh theo hàm
Logarit. Vì thế cường độ âm thanh tăng 100 lần thì người ta chỉ thấy tiếng ồn to
gấp đôi.
Âm thanh truyền đi trong môi trường không khí dưới dạng sóng dao động
cơ học. Trên đường lan truyền, âm thanh suy giảm theo qui luật tỉ lệ nghịch với
bình phương khoảng cách lan truyền. Nghĩa là: Khi khoảng cách tăng gấp đôi thì
cường độ âm thanh giảm còn ¼ và mức cường độ âm giảm đi 6 dB.
3.2. Cơ sở khoa học phương pháp khoanh vùng ô nhiễm tiếng ồn
Việc khoanh vùng ô nhiễm tiếng ồn trong toàn bộ lãnh thổ quốc gia có thể
căn cứ vào các chỉ tiêu ô nhiễm tổng quát của khu vực tiến hành khoanh vùng
khu vực đó thành 4 loại như sau:
- Khu vực yên tĩnh - màu xanh da trời;
- Khu vực bị ô nhiễm tiếng ồn - màu vàng;
8
- Khu vực bị ô nhiễm tiếng ồn nặng - màu đỏ;
- Khu vực bị ô nhiễm rất tiếng ồn nặng - màu tía.
Việc khoanh vùng ô nhiễm tiếng ồn là việc phân chia một vùng không gian
địa lý của các tỉnh/thành hay toàn quốc gia thành các khu vực có mức độ ô
nhiễm tiếng ồn khác nhau bằng bộ tiêu chí đánh giá mức độ ô nhiễm.
Bộ tiêu chí khoanh vùng ô nhiễm tiếng ồn về cơ bản căn cứ vào tiêu chuẩn về
tiếng ồn đã ban hành và có tham khảo dự thảo Quy chuẩn tiếng ồn.
Hai thông số chính để khoanh vùng ô nhiễm tiếng ồn là mức áp suất âm
(dbA) và thời gian diễn ra mức áp suất âm đó tại một khu vực, không gian nhất
định tại một thời điểm quy ước.
Theo TCVN 5949-1998, giới hạn tối đa cho phép khu vực công cộng và dân
cư (theo mức âm tương đương).
Đơn vị: dBA
Khu vực
Thời gian
Từ 6h đến
18h
Từ 18h đến
22h
Từ 22h đến
6h
1. Khu vực đặc biệt yên tĩnh:
Bệnh viện, thư viện, nhà điều
dưỡng, nhà trẻ, trường học, nhà
thờ, chùa chiền
50 45 40
2. Khu dân cư, khách sạn, nhà
nghỉ, cơ quanh hành chính
60 55 50
3. Khu dân cư xen kẽ trong khu
vực thương mại, dịch vụ, sản
xuất
75 70 50
Ngoài giới hạn độ ồn trên đây thì cần thiết phải đưa yếu tố thời gian diễn ra
tiếng ồn, tức là thời gian độ ồn kéo dài bao lâu để đánh giá chính xác hơn.
Nếu chỉ sử dụng duy nhất thông số độ ồn thì là chưa chính xác. Bởi vì trong
điều kiện hiện nay của đất nước ta thì khu vực dân cư, khách sạn, thương mại,
bệnh viện, thư viện, nhà điều dưỡng là gần như không riêng biệt, nên tiếng ồn
vượt giới hạn trong mỗi khu vực là khá phổ biến do đó phải lồng ghép thêm yếu
tố thời gian tiếng ồn kéo dài bao lâu.
9
Trong bộ tiêu chí này không phân biệt nguồn gây tiếng ồn mà chỉ đặc biệt sử
dụng thông số mức áp suất âm và thời gian kéo dài. Cả hai thông số này đều có
thể dễ dàng quan trắc được.
4. Lựa chọn thông số để xác định bộ tiêu chí khoanh vùng
4.1. Tỷ lệ vượt giới hạn độ ồn cho phép
)∑ ∑
= =
⎜⎜⎝
⎛=
m
j
n
i jP
Pij
nm
Fj
1 1 0
11
(1)
Trong đó:
- Fj là mức độ độ ồn vượt giới hạn cho phép ở khu vực thứ j
- Pij là áp suất âm đo được tại địa điểm thứ i của khu vực j
- P0j là áp suất âm giới hạn cho phép trong khu vực j
Theo tiêu chuẩn tiếng ồn thì phân ra làm 3 khu vực nên j=1,2,3.
Còn đối với n thì phụ thuộc vào số lần đo độ ồn tại mỗi khu vực j, n càng lớn
thì càng chính xác
4.2. Mức độ kéo dài của âm lượng vượt giới hạn
xTi
tkj
60
= (2)
Trong đó:
- t là số phút bình quân âm lượng vượt độ ồn cho phép tại mỗi khu vực (nếu
tính t là giờ thì trong công thức 2 sẽ bỏ hằng số 60)
- Ti là thời gian (giờ) theo các thời điểm ban đêm, tối, và ban ngày.
Ứng với thời gian từ 6h đến 18h; 18h đến 22h và 22h đến 6h là k1, k2, k3.
860
3;
460
2;
1260
1
x
tk
x
tk
x
tk ===
4.3. Chỉ số đánh giá ô nhiễm tiếng ồn
Quy ước chỉ số đánh giá ô nhiễm tiếng ồn là N thì ta có
NQI= ∑
=
3
1
Fj.kj
3
1
j
(3)
10
NQI có thứ nguyên bằng 0; không có đơn vị
Căn cứ vào trị số N và bằng thực nghiệm mà ta chia thành các khoảng giá
trị để đánh giá từng khu vực tại các thời điểm có mức độ ô nhiễm tiếng ồn khác
nhau.
4.4. Các mức khoanh vùng ô nhiễm
Chúng tôi kiến nghị khoanh vùng ô nhiễm tiếng ồn ở nước ta theo 4 mức
hay 4 vùng: có chất lượng tốt/yên tĩnh/không bị ô nhiễm; bị ô nhiễm, bị ô nhiễm
nặng và ô nhiễm rất nặng, tương ứng với 4 khoảng chỉ tiêu ô nhiễm tổng quát
như sau:
- Khu vực không bị ô nhiễm tiếng ồn NQI≤ 0.2;
- Môi trường bị ô nhiễm tiếng ồn 0.2 <NQI ≤ 0.5;
- Môi trường bị ô nhiễm tiếng ồn nặng 0.5< NQI≤ 0.7;
- Môi trường bị ô nhiễm tiếng ồn rất nặng, NQI> 0.7;
11
5. KẾT LUẬN
Trên thế giới Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) vừa đưa ra bản đồ toàn
diện nhất về ô nhiễm tiếng ồn, tiết lộ mức độ mà dân châu Âu đang tiếp xúc với
ô nhiễm âm thanh quá mức. Theo báo cáo của EEA, hơn 41 triệu người từ 19
nước trong khu vực phải chịu đựng tiếng ồn của đường sá ở mức từ 55 decibel
trở lên - mức cao nhất cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới. Nửa dân số ở các
thành phố của Châu Âu phải chịu đựng ô nhiễm tiếng ồn từ đường bộ, đường
sắt, và đường hàng không, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ, học tập, và
sức khoẻ của dân. Trong số các thủ đô Châu Âu, Bratislava (Slovakia) là thành
phố ồn ào nhất, với gần 55% dân số chịu đựng ô nhiễm tiếng ồn; Tiếp theo sau
là Warsaw (Ba Lan) và Paris (Pháp). Cũng theo báo cáo của EEA, khoảng 3.6
triệu dân thành phố phải chịu đựng ô nhiễm tiếng ồn ở mức độ 70 decibel hoặc
cao hơn. Đầu năm nay, EEA ước tính khoảng 67 triệu dân thành phố ở 27 nước
thuộc Liên minh Châu Âu phải chịu đựng ô nhiễm tiếng ồn trên 55 decibel.
Ở nước ta, các số liệu đã chứng minh cho chúng ta thấy các thành phố Hà
Nôi, Hồ Chí Minh đang bị ô nhiễm tiếng ồn trầm trọng. Do đó việc xây dựng bộ
tiêu chí khoanh vùng giúp xây dựng hệ thống bản đồ ô nhiễm là hết sức cần
thiết. Qua bộ tiêu chí khoanh vùng ô nhiễm trên chúng tôi có một số kết luận
sau:
• Chúng tôi đã mạnh dạn đưa yếu tố “thời gian độ ồn kéo dài” vào trong
việc xây dựng bộ tiêu chí. Đây là yếu tố chưa có trong các tiêu chuẩn và
quy chuẩn về âm học.
• Chúng tôi không coi múi giờ nào quan trọng hơn, để bằng nhau, từ 6 đến
18h; 18h đến 22h, và 22h đến 6h. Ban đêm thì thường độ ồn thấp hơn,
thời gian độ ồn không kéo dài nên trong công thức tính NQI sẽ kéo giá trị
này xuống.
• Việc tính bán kính của vùng ô nhiễm tiếng ồn từ 1 điểm xác định là không
thể thực hiện do đó chỉ sử dụng kết quả quan trắc thực tế để khoanh vùng
đánh giá mức độ ô nhiễm tiếng ồn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5_bo_tieu_chi_tieng_on_pcda_final.pdf