Phương thức đào tạo theo tín chỉ lấy hoạt động học làm trọng tâm.
Hoạt động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên được coi trọng, được tính vào
nội dung và thời lượng của chương trình. Việc tự nghiên cứu, tự học của sinh
viên lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó tài liệu phù hợp được cho là
rất quan trọng.
Thông qua nghiên cứu lý luận, thực tiễn công tác dạy và học môn võ
Taekwondo, đề tài xác định những hạn chế về nguồn tài liệu. Từ đó xác định
căn cứ khoa học xây dựng bộ tài liệu chuyên môn dạng đĩa DVD hỗ trợ tự
học nâng cao hiệu quả học tập môn võ Taekwondo cho nữ sinh viên không
chuyên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
9 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Xây dựng bộ tài liệu chuyên môn nâng cao hiệu quả học tập môn võ Taekwondo cho nữ sinh viên không chuyên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
254
XÂY DỰNG BỘ TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN VÕ TAEKWONDO
CHO NỮ SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
Ths. Lê Xuân Điệp1
Tóm tắt: Phương thức đào tạo theo tín chỉ lấy hoạt động học làm trọng tâm.
Hoạt động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên được coi trọng, được tính vào
nội dung và thời lượng của chương trình. Việc tự nghiên cứu, tự học của sinh
viên lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó tài liệu phù hợp được cho là
rất quan trọng.
Thông qua nghiên cứu lý luận, thực tiễn công tác dạy và học môn võ
Taekwondo, đề tài xác định những hạn chế về nguồn tài liệu. Từ đó xác định
căn cứ khoa học xây dựng bộ tài liệu chuyên môn dạng đĩa DVD hỗ trợ tự
học nâng cao hiệu quả học tập môn võ Taekwondo cho nữ sinh viên không
chuyên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Từ khóa: bộ tài liệu, hiệu quả học tập, võ Taekwondo, nữ sinh viên, tự học
I. Đặt vấn đề
Mục tiêu giảng dạy môn võ Taekwondo trong chương trình Giáo dục Thể chất
(GDTC) không chuyên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (ĐHSP Hà Nội 2) gồm:
giảng dạy kiến thức, kĩ năng chuyên môn cơ bản, giáo dục đạo đức, rèn luyện và
tăng cường thể chất, trang bị phương pháp, kĩ năng tự tổ chức rèn luyện thể chất
cho sinh viên [1].
Phương thức đào tạo theo tín chỉ lấy hoạt động học làm trọng tâm. Hoạt động
tự học, tự nghiên cứu của sinh viên được coi trọng, được tính vào nội dung và thời
lượng của chương trình. Do đặc thù môn học, hoạt động tự học, tập luyện của sinh
1 Khoa GDTC - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2;
Tel: 0988121341; Email: lexuandiep@hpu2.edu.vn.
255
viên gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Ngoài ra, sự hạn chế về kiến thức chuyên môn
cơ bản, nguồn tài liệu tham khảo, điều kiện tự học, tập luyện, cũng làm giảm
mức hứng thú, tính chủ động của sinh viên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu
quả học tập môn học.
Căn cứ chương trình, giáo trình giảng dạy môn học [1] và thống kê thực tế hệ
thống tài liệu chuyên môn môn học phục vụ hoạt động học, tập luyện của sinh viên
trong và ngoài trường cho thấy: chương trình đảm bảo các yêu cầu cơ bản về mục
tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá. Hệ thống tài liệu chuyên môn đảm bảo
đa dạng về tài liệu văn bản, sách, tập bài giảng; Hệ thống tài liệu trực quan trong
nhà trường chưa có. Nguồn tài liệu trực quan trên các phương tiện mạng xã hội
đa dạng về hình thức, nội dung nhưng thường ở dạng đơn kỹ thuật, biểu diễn cá
nhânthiếu tính hệ thống và người xem phải có trình độ chuyên môn mới có thể
đánh giá được. Điều đó dẫn đến việc người không chuyên sẽ gặp khó khăn khi thu
thập thông tin môn học.
Thông qua cơ sở lý luận, thực tiễn trên nhóm nghiên cứu xác định xây dựng bộ
tài liệu chuyên môn phù hợp, nâng cao hiệu quả học tập môn học áp dụng cho các
hoạt động tự học, tập luyện chuyên môn của các nữ sinh viên khối không chuyên.
Bộ tài liệu có giá trị quan trọng trong việc hình thành, hoàn thiện cảm giác và kĩ
năng vận động chuyên môn.
Ưu điểm của bộ tài liệu gồm: Phù hợp với đối tượng thực tế; người học kiểm
soát được quá trình học; phương pháp trình bày hiện đại khoa học, chi tiết thông
qua nhiều điểm mới, chưa từng có; hiệu quả cao trong hoạt động tự đánh giá, đối
chiếu; phát huy tính chủ động tích cực tự học, tập luyện; nâng cao hiệu quả học tập
môn học của sinh viên trong thực tế.
II. Phương pháp, nội dung nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Phân tích,
tổng hợp tài
liệu
Quan sát
sư phạm
Phỏng vấn
tọa đàm
Tin học
thực hành
Kiểm tra sư
phạm
Thực
nghiệm sư
phạm
Toán học
thống kê
Trong đó:
- Phương pháp tin học thực hành: Đối tượng ghi hình là các sinh viên chuyên
sâu ngành GDTC (có trình độ, đã tham gia biểu diễn và thi đấu chuyên môn);
XÂY DỰNG BỘ TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN VÕ TAEKWONDO...
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
256
phương tiện ghi hình là Sony Handycam HDR-PJ675 9.2MP; phần mềm xử lí là
“Nero 8” (với quy trình định trước).
- Phương pháp kiểm tra sư phạm: đề tài nghiên cứu, lựa chọn 5 test chuyên
môn đánh giá đối tượng nghiên cứu đảm bảo tính khoa học cơ bản (r≥0.8 tại
ngưỡng p≤0.01) gồm:
+ Test 1: Đấm + Đá căn bản (4 lần; điểm)
đánh giá kĩ thuật phối hợp cơ bản.
+ Test 2: Gạt + Đá căn bản (4 lần; điểm)
đánh giá kĩ thuật phòng thủ phản công cơ
bản.
+ Test 3: Đối luyện căn bản (2 lần; điểm)
đánh giá kĩ thuật phối hợp chiến thuật cơ
bản.
+ Test 4: Thực hành quyền Thái cực số 1 và
2 (điểm) đánh giá kĩ thuật tổng hợp cơ bản.
+ Test 5: Chạy 30m xuất phát cao (s) đánh
giá sức mạnh tốc độ chuyên môn.
Bảng 2.1. Tiêu chí chung của test 1, 2, 3,4
TT Tiêu chí đánh giá Điểm
1 Hình thái kĩ thuật cơ bản 1
2 Tính lực động tác 1
3 Vũ khí cơ thể, điểm đòn 1
4 Tính ổn định tấn và trọng tâm 2
5 Biên độ kĩ thuật 2
6 Kĩ năng phối hợp vận động 2
7 Biểu hiện, thần thái 1
Tổng điểm 10
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Quy trình xây dựng bộ tư liệu
Nghiên cứu phân tích, tổng hợp tài liệu; xây dựng cấu trúc, nội dung; thiết kế
tổng quan bộ tài liệu; quay, ghi hình kĩ thuật và xử lí hình ảnh; hoàn thành bộ tư
liệu; ứng dụng thực nghiệm; mời và đánh giá chuyên môn; hoàn thiện bộ tư liệu.
2.2.2. Cấu trúc bộ tài liệu
Bộ tài liệu được chia thành 02 phần (tài liệu tham khảo chuyên môn và bộ
đĩa hình tổng hợp) với nội dung thống nhất theo chương trình giảng dạy môn võ
Taekwondo không chuyên [1] gồm: mở đầu, giới thiệu môn học; đặc điểm, nguyên
lý vận động, phương pháp học, tập luyện khoa học; hệ thống kỹ thuật căn bản
(Seogi, Jireugi, Makky, Chagi, Chigi); đối luyện và Poomsae; phương pháp tập
luyện và ứng dụng cơ bản; luật cơ bản; bài tập phát triển chuyên môn.
2.2.3. Nội dung trình bày
- Nội dung trình bày tổng thể: tuân theo cấu trúc định trước (tài liệu tham khảo
chuyên môn); kết hợp trình bày bằng văn bản, lời dẫn, hình ảnh và hình động mô
phỏng cơ bản (bộ đĩa hình).
257
- Nội dung trình bày chi tiết kĩ thuật được thống nhất theo trình tự:
+ Giới thiệu kĩ thuật: tên, nhóm, đặc điểm, hướng ứng dụng chuyên môn,
phương pháp và bài tập phát triển chuyên môn.
+ Phân tích chuyên môn: vũ khí, điểm đòn (hình ảnh tĩnh), phương chiều (hình
động chậm có lời dẫn), lực và cảm nhận lực (hình động nhanh hướng trước và bên
phải), các giai đoạn thực hành kỹ thuật thuộc các pha nhanh, chậm (phân chia và
hợp nhất trong các góc nhìn phía trước, bên và sau).
+ Thực hành mẫu + lỗi và sửa lỗi sai cơ bản: bằng hình ảnh thực tế động, mỗi
động tác được chia thành các phần, mỗi phần quay thực hiện 2 lần nhanh, chậm (03
hướng phía trước, bên và sau).
+ Phương pháp tập, tự tập luyện cơ bản: các bài tập hình thành và hoàn thiện
tối ưu; Hướng tập luyện, phát triển cơ bản; Sắp xếp kĩ thuật trong thiết kế giờ tự
tập luyện.
+ Ứng dụng và phát triển chuyên môn: Rèn luyện, phối hợp cơ bản; Bài tập
luyện, biểu diễn cơ bản; Bài tập ứng dụng và phát triển; Hình thức, hiệu quả trong
thi đấu và biểu diễn chuyên môn.
2.2.4. Quy trình thực nghiệm nghiên cứu
- Đối tượng thực nghiệm: các nữ sinh viên học môn võ Taekwondo thuộc
chương trình GDTC không chuyên trường ĐHSP Hà Nội 2 (tự chọn 1, 2).
- Điều kiện lựa chọn đối tượng thực nghiệm: ngẫu nhiên, chia ra làm 2 loại tham
gia thực nghiệm (tự nguyện - NTN) và không tham gia (NĐC), các thành viên hai
nhóm đều không tham gia các hoạt động ngoại khóa thể thao trong, ngoài trường.
- Quy trình thực nghiệm: NĐC tham gia học theo chương trình giảng dạy cơ
bản. NTN học theo chương trình cơ bản kết hợp sử dụng bộ tài liệu.
Trong đó: NTN được hướng dẫn sử dụng bộ tài liệu và theo dõi quá trình thực
nghiệm bằng phiếu điều tra cá nhân; NTN phải hoàn thành 02 bài thu hoạch tự luận
chuyên môn trong thời gian thực nghiệm.
- Điều kiện thực nghiệm: thống nhất giống nhau về chương trình, các điều kiện
và thời gian thực nghiệm nghiên cứu.
III. Kết quả nghiên cứu
Đề tài tiến hành đánh giá đối tượng nghiên cứu trước thực nghiệm qua đó xác
định yếu tố khách quan, khoa học của hoạt động nghiên cứu:
XÂY DỰNG BỘ TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN VÕ TAEKWONDO...
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
258
Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra chuyên môn trước thực nghiệm của hai nhóm
nghiên cứu
TT Test x ttính P
δ±TNx
(n=13)
(n=12)
δ±ÐCx
1 Đấm + Đá căn bản (4 lần; điểm) 7.72 ± 1.52 7.01 ± 1.86 1.040
P
> 0.05
2 Gạt + Đá căn bản (4 lần; điểm) 6.25 ± 1.56 6.14 ± 1.72 0.167
3 Đối luyện căn bản (2 lần; điểm) 5.73 ± 1.53 5.46 ± 1.64 0.425
4 Thực hành quyền Thái cực số 1
và 2 (điểm) 2.07 ± 1.35 2.01 ± 1.51
0.104
5 Chạy 30m xuất phát cao (s)
4.58 ± 0.14 4.56 ± 0.10
0.530
Kết quả thu được: t
tính
= 0.530→1.040 0.05 [5]
⇒ đủ điều kiện đưa hai nhóm vào nghiên cứu thực nghiệm đánh giá.
Kết thúc quy trình thực nghiệm thực tế, đề tài tiến hành lập test kiểm tra đối
tượng nghiên cứu qua đó thu thập đánh giá kết quả nghiên cứu:
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra chuyên môn sau thực nghiệm của hai nhóm
nghiên cứu:
TT Test x ttính P
δ±TNx
(n=13)
(n=12)
δ±ÐCx
1 Đấm + Đá căn bản (4 lần; điểm) 9.41 ± 1.23 8.02 ± 1.46 2.564
P
< 0.05P
> 0.05
2 Gạt + Đá căn bản (4 lần; điểm) 9.28 ± 1.06 7.91 ± 1.14 3.105
3 Đối luyện căn bản (2 lần; điểm) 9.03 ± 1.11 7.68 ± 1.05 3.125
4 Thực hành quyền Thái cực số 1
và 2 (điểm) 4.15 ± 1.01 2.91 ± 1.02
3.051
5 Chạy 30m xuất phát cao (s) 4.31 ± 0.14 4.46 ± 0.10 2.210
Bảng 3.3. So sánh kết quả kiểm tra của hai nhóm trước và sau thực nghiệm
(n = 25)
TT Test Tham số Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm
NTN (P < 0.05)
1 Đấm + Đá căn bản (4 lần; điểm) δ ±
x 7.72 ± 1.52 9.41 ± 1.23
t 3.616
259
2 Gạt + Đá căn bản (4 lần; điểm)
x ± δ 6.25 ± 1.56 9.28 ± 1.06
t 5.718
3 Đối luyện căn bản (2 lần; điểm)
x ± δ 5.73 ± 1.53 9.03 ± 1.11
t 6.260
4 Thực hành quyền Thái cực số 1 và 2 (điểm)
x ± δ 2.07 ± 1.35 4.15 ± 1.01
t 4.383
5 Chạy 30m xuất phát cao (s)
x ± δ 4.58 ± 0.14 4.31 ± 0.14
t 4.909
(NĐC (P < 0.05
1 Đấm + Đá căn bản (4 lần; điểm)
x ± δ 7.01 ± 1.86 8.02 ± 1.46
t 1.481
2 Gạt + Đá căn bản (4 lần; điểm)
x ± δ 6.14 ± 1.72 7.91 ± 1.14
t 2.975
3 Đối luyện căn bản (2 lần; điểm)
x ± δ 5.46 ± 1.64 7.68 ± 1.05
t 3.950
4 Thực hành quyền Thái cực số 1 và 2 (điểm)
x ± δ 2.01 ± 1.51 2.91 ± 1.02
t 1.711
5 Chạy 30m xuất phát cao (s)
x ± δ 4.56 ± 0.10 4.46 ± 0.10
t 2.500
Kết quả cho thấy: - NTN: ttính > tbảng(=1.96)⇒ sự khác biệt có ý nghĩa khoa
học trong ngưỡng P < 0,05.
- NĐC: ttính tại test số 2, 3, 5 ttính > tbảng(=1.96)⇒ sự khác biệt có ý nghĩa
khoa học trong ngưỡng P < 0,05. Test 1, 4 ttính < tbảng(=1.96)⇒ sự khác biệt
không có ý nghĩa khoa học trong ngưỡng P < 0,05.
Nhằm khẳng định giá trị tăng tiến hơn hẳn của NTN so với NĐC sau thực
nghiệm, đề tài so sánh mức độ khác biệt theo x của hai nhóm nghiên cứu; so sánh
mức tăng trưởng trên cùng thời gian thực nghiệm so sánh; đánh giá số liệu A3 môn
học nhằm qua đó so sánh hiệu quả học, tập chuyên môn của hai nhóm như sau
:
XÂY DỰNG BỘ TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN VÕ TAEKWONDO...
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
260
Bảng 3.5. Kết quả thi A3 của hai nhóm đối tượng nghiên cứu sau thực nghiệm
TT Nhóm
Điểm Tổng
(%/n)
(%/A (n (%/B (n (%/C (n (%/D (n
1 Nhóm thực
nghiệm
3/23.08 9/69.23 1/7.69 0/0 13/100
2 Nhóm đối chứng 1/8.33 6/50 4/33.33 1/8.33 12/100
Kết thúc nghiên cứu thực nghiệm thực tế, đề tài thu được kết quả:
- NTN: Tại ngưỡng p<0.05 thu được x
STN-NTN
> x
STN-NĐC
; WNTN(4.29→8.44) >
W
NĐC
(2.24→6.19); A3-NTN>A3-NĐC⇒ hiệu quả học, tập luyện chuyên môn của đối
tượng thực nghiệm cao hơn đối tượng đối chứng. Nói cách khác bộ tài liệu đề tài
nghiên cứu xây dựng có hiệu quả cao hơn so với chương trình cũ trong điều kiện
thực nghiệm thực tế như nhau và được khẳng định có ý nghĩa, độ tin cậy khoa học
trong ngưỡng xác suất p<0.05.
- NĐC: Tại ngưỡng p<0.05 thu được x
TTN
> x
STN
; W
NĐC
(2.24→6.19); test2,3,5
t
tính
> t
bảng
⇒ chương trình hiện hành có hiệu quả tăng tiến thực tế trên đối tượng
học tập được đảm bảo trong giá trị tin cậy tại ngưỡng p<0.05. Tuy nhiên mức
tăng trưởng thấp hơn so với nhóm thực nghiệm ở tất cả các test kiểm tra sau thực
nghiệm; test1,4 ttính < tbảng⇒hiệu quả học tập tăng tiến không có ý nghĩa thống kê
khoa học [5].
Biểu đồ 3.1: Mức khác biệt x sau thực
nghiệm của hai nhóm nghiên cứu
Bảng 3.4. So sánh mức tăng trưởng của
hai nhóm sau thực nghiệm
TT Test WNĐC WNTN
1 Đấm + Đá
căn bản (4
lần; điểm)
2.68 5.73
2 Gạt + Đá
căn bản (4
lần; điểm)
3.41 7.28
3 Đối luyện
căn bản (2
lần; điểm)
6.19 8.44
4 Thực hành
quyền
Thái cực
số 1 và 2
(điểm)
2.24 5.01
5 Chạy 30m
xuất phát
cao (s)
3.07 4.29
261
III. Kết luận
Thông qua thực nghiệm thực tế, bộ tài liệu chuyên môn chứng minh được tính
hiệu quả hơn hẳn khi sử dụng trên đối tượng thực nghiệm với độ tin cậy khoa học
trong ngưỡng xác suất p<0.05.
Bộ tài liệu chuyên môn chứng minh tính hiệu quả thực tế cao hơn so với các
nhóm tài liệu học tập hiện hành. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất áp dụng sản
phẩm thu được của đề tài vào thực tế giảng dạy và phát triển hướng nghiên cứu.
Qua đó hoàn thiện chương trình giảng dạy và nâng cao hiệu quả học tập của các
sinh viên khối môn GDTC không chuyên trường ĐHSP Hà Nội 2
Tài liệu tham khảo
1. Lê Trường Sơn Chấn Hải và các cộng sự, 2013, Giáo trình GDTC không
chuyên, (dành cho đối tượng sinh viên không chuyên ngành GDTC), trường
ĐHSP Hà Nội 2, từ trang 250 đến 271.
2. Lê Trường Sơn Chấn Hải và các cộng sự, 2017, Giáo trình GDTC (dành cho
đối tượng chuyên ngành GDTC), trường ĐHSP Hà Nội 2.
3. Mai Tú Nam, 2013, Giáo trình Taekwondo, NXB TDTT.
4. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn, 2000, Lý luận và phương pháp TDTT, NXB
TDTT Hà Nội.
5. Nguyễn Đức Văn, 2000, Phương pháp thống kê trong TDTT, NXB TDTT Hà
Nội, trang 27; 30; 103.
XÂY DỰNG BỘ TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN VÕ TAEKWONDO...
262
BUILDING PROFESSIONAL MATERIAL TO ENHANCING
LEARNING EFFICIENCY OF TAEKWONDO FOR FEMALE
STUDENTS AT HANOI PEDAGOGICAL UNIVERSITY 2
M.A. Le Xuan Diep1
Abstract: Credit-based learning and teaching approach takes the learning
process as the focus. In this approach, students’ self-study and research are
emphasized and are counted to the content and the total learning hours in
programs. Self-study depends on many factors including self-consciousness,
diligence and learning materials. Learning materials play an important role
and they need to be diverse and suitable to students’ needs.
Based on the theoretical knowledge and teaching and learning practice of
Taekwondo, this paper discusses the limitations of the material sources used
in this course. The discussion provides the researcher with the scientific base
to develop a material in DVD format to support female students’ self-study of
Taekwondo at Hanoi Pedagogical University 2.
Keywords: studying material, learning efficiency, Taekwondo, female
students, self- study.
1 Faculty of Physical Education - Hanoi Pedagogical University 2;
Tel: 0988121341; Email: lexuandiep@hpu2.edu.vn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_bo_tai_lieu_chuyen_mon_nang_cao_hieu_qua_hoc_tap_mo.pdf