Xây dựng bản Linux gọn nhẹ cho laptop cấu hình yếu

Với sự phát triển hàng ngày của công nghệ, những chiếc laptop cũng

được trang bị cấu hình mạnh hơn, tính năng hiện đại hơn trong khi đó

giá thành cũng rẻ hơn rất nhiều, đáp ứng hầu hết nhu cầu của người

dùng. Tuy nhiên nếu bạn vẫn đang sử dụng một chiếc laptop cũ, cấu

hình yếu thì không có nhiều lựa chọn về hệ điều hành, thường thì bạn sẽ

chọn Windows XP để cài.

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Xây dựng bản Linux gọn nhẹ cho laptop cấu hình yếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng bản Linux gọn nhẹ cho laptop cấu hình yếu Với sự phát triển hàng ngày của công nghệ, những chiếc laptop cũng được trang bị cấu hình mạnh hơn, tính năng hiện đại hơn trong khi đó giá thành cũng rẻ hơn rất nhiều, đáp ứng hầu hết nhu cầu của người dùng. Tuy nhiên nếu bạn vẫn đang sử dụng một chiếc laptop cũ, cấu hình yếu thì không có nhiều lựa chọn về hệ điều hành, thường thì bạn sẽ chọn Windows XP để cài. Bạn thường nghe nói về Linux với khả năng làm “sống lại” những thiết bị phần cứng cũ, nhưng có quá nhiều bản Linux distribution với những tính năng hiện đại sẽ làm chậm máy tính của bạn giống như Windows. Trong trường hợp này, nếu muốn sử dụng bạn cần tùy chỉnh một số cài đặt phù hợp với máy của mình. Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt Debian được thiết kế đặc biệt dành cho những mẫu laptop cũ, cấu hình yếu. Tại sao lại là Debian: Có rất nhiều các distribution mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng, trong đó Puppy và Damn Small Linuxđều phù hợp cho yêu cầu này. Vậy tại sao chúng ta nên chọn Debian? Đơn giản bởi với đặc điểm của Debian sẽ là một nền tảng thực sự lý tưởng để bạn đóng gói các phần mềm theo ý muốn. Điểm mạnh nhất của Debian (mặc dù một số người cho rằng đó là điểm yếu) là sự không thống nhất, gắn kết theo cách mà Windows, OS X thậm chí cả Ubuntu đã làm. Thay vào đó, Debian giống như một hộp Legos, mà ở đó bạn được cung cấp một nền tảng vững chắc và có thể truy cập vào toàn bộ những phần bạn cần. Điều này khiến nó như một điểm khởi đầu cho việc tùy chỉnh các hệ thống Linux và trở thành cốt lõi của nhiều máy tính để bàn sử dụng Linux distribution. Cài đặt phần cốt lõi của hệ thống: Điều quan trọng trước khi tiến hành cài đặt là những đĩa CD chứa bộ cài Debian nghiêm chỉnh được tích hợp những phần mềm miễn phí 100%. Có nghĩa là nó không chứa bất kỳ driver phần cứng nào, do đó có thể thiết bị mạng không dây trên laptop của bạn sẽ không hoạt động từ cài đặt media. Vì vậy chúng tôi khuyến cáo các bạn nên tiến hành cài đặt bằng cách sử dụng cáp Ethernet. Vì nhiều lý do nên tốt nhất bạn hãy sử dụng Network Install CD thay cho bản ISO 700MB đầy đủ. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian do không phải tải về và nâng cấp các gói không cần thiết. Quá trình cài đặt Debian qua mạng đã được giới thiệu rất nhiều trước đây (hoặc bạn có thể tham khảo thêm bản tiếng Anh tại đây), nên trong bài viết sau chúng tôi sẽ không đi sâu vào vấn đề này. Có một lưu ý quan trọng khi cài đặt là tại màn hình lựa chọn phần mềm đi kèm, chúng tôi khuyến cáo bạn bỏ chọn tại mục Graphical Desktop Environment và đánh dấu chọn tại mục Laptop. Bạn vẫn có thể chọn Graphical Desktop Environment nếu muốn, sở dĩ chúng tôi đề nghị bỏ nó bởi điều này sẽ cài đặt vanilla Gnome 2 trên máy để bàn và gây tốn dung lượng đĩa cứng. Ngoài ra có một số gói và dịch vụ bạn không cần đến cũng được cài đặt theo. Cấu hình sau khi cài đặt: Việc cài đặt hệ điều hành chỉ là bước đầu tiên. Tiếp theo chúng ta sẽ tích hợp một số gói cho nó. Một khi bạn khởi động và đăng nhập xong, điều đầu tiên có thể bạn sẽ muốn cài đặt môi trường đồ họa để thay thế Gnome. Trước tiên bạn cần thêm những phần cốt lõi cho bất kỳ phần mềm desktop nào. Chạy dòng lệnh sau (với quyền root) để thêm các tiện ích: apt-get install xorg sudo iceweasel pulseaudio Trong đó:  xorg là hệ thống đồ họa phụ trợ được sử dụng bởi tất cả các môi trường trong máy tính để bàn.  sudo cho phép bạn chạy các lệnh như là root.  Iceweasel là Debian 100% miễn phí với thương hiệu riêng của Firefox.  PulseAudio là một trong những hệ thống âm thanh được sử dụng hầu hết trong Linux. Một số người có thể gặp rắc rối với PulseAudio. Nếu gặp vấn đề này bạn hãy thử cài đặt alsa-base và alsa-utils để làm cho hệ thống của mình sử dụng cấu trúc âm thanh nâng cao của Linux. Sau khi hoàn thành, hãy chắc chắn rằng username của bạn có quyền sudo và bạn đã sẵn sàng để cài đặt máy tính để bàn của mình. Lựa chọn 1: LXDE: Dựa trên OpenBox, LXDE là một môi trường desktop rất nhẹ và nhanh. Nó bao gồm một vài ứng dụng nhỏ như một terminal quản lý trình chơi nhạc được thiết kế đặc biệt để sử dụng trong LXDE. LXDE rất thích hợp cho những ai muốn chạy ngay lập tức, hoặc những người muốn sử dụng máy tính để bàn phong cách Windows với menu Start. Bạn có thể dễ dàng cài đặt nó thông qua dòng lệnh sau: sudo apt-get install lxde Lựa chọn 2: Window Maker: Nếu bạn có một chút mạo hiểm, hoặc sẵn sàng “chọc ngoáy” các thiết lập thì có thể dùng đến Window Maker. Mặc dù điều này không còn mới mẻ và không được ưa nhìn cho lắm nhưng với một vài sự tinh chỉnh, nó sẽ có thể phát huy hết hiệu suất của máy tính để bản. Toàn bộ bài viết này được thực hiện trên chiếc laptop HP cũ chạy Debian và Window Maker như đã mô tả. Và desktop của chúng tôi đáp ứng tốt hơn cả Windows 7, thậm chí là Linux đang chạy trong môi trường lớn hơn. Cũng giống như LXDE, bạn có thể dễ dàng cài dặt Windows Maker thông qua lệnh: sudo apt-get install wmaker Bộ phần mềm: Tại thời điểm này các bạn đã có thể sở hữu một hệ thống Debian, tuy nhiên mới chỉ ở mức độ một người quản lý cửa sổ và một trình duyệt web. Tiếp theo đây chúng tôi khuyên bạn nên cài thêm các ứng dụng sau để tăng năng suất hoạt động cao hơn và sử dụng ít tài nguyên hơn.  NDISWrapper Driver Tool – cho phép bạn sử dụng nhiều driver của Windows để chạy các thiết bị trên Linux (rất tiện dụng cho WiFi).  PCManFM File Manager – Ngay cả khi bạn không sử dụng LXDE, đây sẽ là một trình quản lý tập tin tuyệt vời với sự gọn nhẹ mà vẫn đáp ứng theo cách của bạn.  Geany Code Editor – Nếu bạn là nhà phát triển phần mềm, Geany là một trình biên tập xuất sắc với nhiều tính năng hửu ích và nhanh chóng.  VLC Media Player – không phân biệt giữa các distribution hay hệ điều hành, VLC là một trình chơi nhạc tuyệt vời.  Audacious Music Player – là một trong những trình chơi nhạc cuối cùng theo phong cách WinAmp, nó vẫn làm việc một cách rất hiệu quả.  LightDM – đây là trình quản lý đăng nhập desktop, dự định sẽ thay thế cho những tên tuổi lớn như GDM và KDM. Kết luận: Hy vọng rằng sau bài viết này bạn sẽ tự cài đặt và cấu hình được Debian cho chiếc máy tính cũ của mình để trải nghiệm tốc độ nhanh và khả năng làm việc trơn tru của nó. Chỉ với những tiện ích gọn nhẹ như Debian và Windows maker, chúng sẽ làm cho máy sử dụng hiệu quả hơn với sự lộn xộn ở mức tối thiểu nhất. Chúc các bạn thành công!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_ban_linux_gon_nhe_cho_laptop_cau_hinh_yeu.pdf
Tài liệu liên quan