Xây dựng bài tập kết hợp âm nhạc phát triển sức nhanh cho sinh viên không chuyên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Sinh viên sư phạm phần lớn là sinh viên nữ, nên nhu cầu tự tham

gia hoạt động thể thao nhằm phát triển và duy trì tố chất vận động không thực

sự được quan tâm. Trong hoạt động hàng ngày, cũng như trong quá trình

tham gia học tập sinh viên chỉ tập luyện những nội dung thi với mức độ thấp.

Từ đó, chúng tôi xây dựng các bài tập đơn giản kết hợp âm nhạc nhằm kích

thích nhu cầu tập luyện của sinh viên. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử

dụng các phương pháp: phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương

pháp phỏng vấn và tọa đàm; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp

kiểm tra sư phạm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm và phương pháp toán

học thống kê. Đề tài tiến hành thực nghiệm có nhóm đối chứng, mỗi nhóm 40

sinh viên nữ. Các bài tập được sử dụng trong khởi động, cuối buổi học thể

chất; ngoài ra sinh viên còn sử dụng tự rèn luyện tại nhà. Qua quá trình thực

nghiệm và kiểm tra sư phạm cho thấy Sức nhanh của sinh viên khối không

chuyên GDTC tăng rõ rệt, đánh giá được tính hiệu quả của bài tập.

pdf11 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Xây dựng bài tập kết hợp âm nhạc phát triển sức nhanh cho sinh viên không chuyên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
230 XÂY DỰNG BÀI TẬP KẾT HỢP ÂM NHẠC PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 ThS. Đỗ Đức Hùng1 Tóm tắt: Sinh viên sư phạm phần lớn là sinh viên nữ, nên nhu cầu tự tham gia hoạt động thể thao nhằm phát triển và duy trì tố chất vận động không thực sự được quan tâm. Trong hoạt động hàng ngày, cũng như trong quá trình tham gia học tập sinh viên chỉ tập luyện những nội dung thi với mức độ thấp. Từ đó, chúng tôi xây dựng các bài tập đơn giản kết hợp âm nhạc nhằm kích thích nhu cầu tập luyện của sinh viên. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp: phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn và tọa đàm; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm và phương pháp toán học thống kê. Đề tài tiến hành thực nghiệm có nhóm đối chứng, mỗi nhóm 40 sinh viên nữ. Các bài tập được sử dụng trong khởi động, cuối buổi học thể chất; ngoài ra sinh viên còn sử dụng tự rèn luyện tại nhà. Qua quá trình thực nghiệm và kiểm tra sư phạm cho thấy Sức nhanh của sinh viên khối không chuyên GDTC tăng rõ rệt, đánh giá được tính hiệu quả của bài tập. Từ khóa: Sức nhanh, sinh viên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, bài tập, âm nhạc. 1. Đặt vấn đề Giáo dục thể chất là “giáo dục thông qua thể chất”. Nó nhằm mục đích phát triển năng lực và kiến thức về chuyển động và an toàn của học sinh và khả năng sử dụng chúng để thực hiện trong một loạt các hoạt động liên quan đến sự phát triển của lối sống năng động và lành mạnh. Nó cũng phát triển sự tự tin và kỹ năng chung của học sinh, đặc biệt là các kỹ năng cộng tác, giao tiếp, sáng tạo, tư duy phê phán và đánh giá thẩm mỹ. 1 Khoa Giáo dục Thể chất, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. ĐT: 0869997889; Email: doduchung@hpu2.edu.vn 231 Sức nhanh là một trong những tố chất vận động cơ bản và quan trọng đối với con người cũng như các vận động viên thể thao. Nhanh nhẹn là một trong những thành phần chính của thể dục và có giá trị trong nhiều hoạt động thể thao và thể chất. Nhanh nhẹn giúp cho người tập phát triển phản xạ tốt trong cuộc sống, trong tư duy công việc, trong học tập. Hiện nay các trường đại học sư phạm, sinh viên chủ yếu là sinh viên nữ, nên phong trào thể thao hay rèn luyện thể thao rất thấp. Không ngoại lệ điều này, hiện nay nhu cầu và hứng thú tập luyện thể thao của sinh viên trong Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 không được quan tâm và chú trọng nhiều. Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày cũng như tham gia học tập giáo dục thể chất, sinh viên chỉ chú trọng tập nội dung thi kết thúc với mức độ thấp. Việc nghiên cứu bài tập phát triển sức nhanh cho học sinh – sinh viên đã có rất nhiều nhà khoa học tiến hành nghiên cứu như: Nguyễn Thị Kim Anh (2017), Nguyễn Duy Ngọc (2013). Các bài tập phát triển sức nhanh nói riêng hay thể lực chung được xây dựng và lựa chọn chủ yếu tập trung vào những đặc trưng cụ thể từng môn thể thao, chưa tạo được hứng thú tập luyện cho người tập. Trong Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, cũng như ngoài trường việc xây dựng bài tập phát triển sức nhanh kết hợp với âm nhạc chưa có đề tài nào tiến hành nghiên cứu. Từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng bài tập kết hợp âm nhạc phát triển sức nhanh cho sinh viên không chuyên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2”. 2. Mục đích nghiên cứu – phương pháp nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Qua quá trình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và năng lực sức nhanh của sinh viên, chúng tôi xây dựng các bài tập kết hợp âm nhạc phát triển sức nhanh cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Góp phần nâng cao hiệu quả phát triển tố chất thể lực nói, đồng thời nâng cao hứng thú tập luyện của sinh viên và chất lượng giảng dạy Giáo dục Thể chất trong nhà trường. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nhiệm vụ 1: Thực trạng sức nhanh của sinh viên không chuyên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. - Nhiệm vụ 2: Xây dựng, ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập kết hợp âm nhạc phát triển sức nhanh cho sinh viên không chuyên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. XÂY DỰNG BÀI TẬP KẾT HỢP ÂM NHẠC PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CHO SINH VIÊN... PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 232 2.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Tập trung thu thập cơ sở lý luận về bài tập phát triển sức nhanh; các yếu tố ảnh hưởng đến sức nhanh, lựa chọn các bài tập đánh giá năng lực sức nhanh. Phương pháp phỏng vấn và tọa đàm: Nhằm đánh giá một cách khách quan về các yếu tố ảnh hưởng, bài tập phát triển sức nhanh và âm nhạc đề tài lựa chọn; nhu cầu và mức độ cần thiết kết hợp bài tập với âm nhạc. Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát giờ giảng dạy GDTC để đánh giá mức độ áp dụng bài tập phát triển sức nhanh trong giảng dạy; mức độ tham gia tập luyện của sinh viên đối với các bài tập phát triển thể lực. Phương pháp kiểm tra sư phạm: Tiến hành sử dụng bài tập kiểm tra đánh giá sức nhanh của đối tượng nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả bài tập mà đề tài xây dựng lên đối tượng nghiên cứu sau thực nghiệm. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 80 sinh viên nữ năm thứ 2 đang học GDTC của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, thời gian thực nghiệm 12 tuần.Trong đó: Nhóm đối chứng (n B ) 40 nữ sinh viên; Nhóm thực nghiệm (nA) 40 nữ sinh viên. Phương pháp toán học thống kê: Đánh giá hiệu quả tác dụng của bài tập lên đối tượng nghiên cứu, đề tài sử dụng: Số trung bình, độ lệch chuẩn, so sánh 2 số trung bình bằng chỉ số t (studen), nhịp độ tăng trưởng W(%) của 2 nhóm nghiên cứu trước và sau thực nghiệm. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Thực trạng sức nhanh của sinh viên không chuyên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 3.1.1. Thực trạng tham gia hoạt động rèn luyện thể chất của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Để đánh giá sự phát triển thể chất của sinh viên, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sinh viên về mức độ tham gia tập luyện; hứng thú với nội dung buổi học giáo dục thể chất chính khóa. Kết quả được thể hiện ở Bảng 3.1. 233 Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn về mức độ và hứng thú tham gia hoạt động rèn luyện thể chất của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (n = 80) STT Nội dung Mức độ Rất Thường xuyên Thường Xuyên Không thường xuyên SL % SL % SL % 1 Thường xuyên tham gia rèn luyện thể chất hay không? 8 10 10 12.5 62 77.5 Rất Tích cực Tích Cực Không tích cực SL % SL % SL % 2 Trong giờ GDTC tham gia tích cực tập luyện các nội dung buổi học hay không? 0 0 25 31.25 55 68.75 Rất Thích Bình thường Không thích SL % SL % SL % 3 Nội dung buổi học GDTC, bạn thích phần nội dung nào? Khởi động 15 18.75 Nội dung buổi học 65 81.25 Thể lực 80 100 Thả lỏng 60 75 Rất Cần thiết Cần Thiết Không cần thiết SL % SL % SL % 4 Trong giờ lên lớp GDTC, thay đổi cách thức tạo hứng thú tập luyện có cần thiết hay không? 55 68.75 25 31.25 0 0 Rất Thích Bình thường Không thích SL % SL % SL % 5 Trong giờ học GDTC, bạn có thích kết hợp tập luyện với âm nhạc không 80 100 0 0 0 0 Từ kết quả Bảng 3.1 cho thấy mức độ tham gia tập luyện rèn luyện thể chất, cũng như quá trình lên lớp GDTC của sinh viên vẫn còn hạn chế. Thể hiện những vấn đề: - Không thường xuyên tham gia hoạt động rèn luyện thân thể chiếm tỷ lệ cao 77,5%. XÂY DỰNG BÀI TẬP KẾT HỢP ÂM NHẠC PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CHO SINH VIÊN... PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 234 - Sinh viên không tích cực tham gia tập luyện chiếm tỷ lệ cao 68.75%, chỉ có 31,25% sinh viên tích cực tham gia tập luyện. Tuy nhiên, một phần quan trọng trong GDTC chính là nội dung phát triển thể lực thì chiếm 100% sinh viên không thích phần nội dung này. -Việc thay đổi hình thức tập luyện và kết hợp âm nhạc trong giờ GDTC được 100% sinh viên tán thành. Có thể thấy, khả năng sức nhanh của sinh viên thấp do: mức độ tham gia hoạt động vận động thấp, nhận thức về tác dụng Giáo dục Thể chất chưa cao; việc thay đổi cách thức tổ chức tập luyện trong giờ GDTC, cũng như việc kết hợp âm nhạc với tập luyện đều được sự đồng thuận cao của sinh viên. 3.1.2. Thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức nhanh trong quá trình giảng dạy cho sinh viên không chuyên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Việc phát triển sức nhanh cho sinh viên ngoài yếu tố tổ chức tập luyện, còn phụ thuộc nhiều vào việc giảng viên sử dụng bài tập trong tập luyện cho sinh viên như thế nào. Để đánh giá chính xác và thực tế hơn, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 24 giảng viên giảng dạy giáo dục thể chất về việc sử dụng bài tập phát triển sức nhanh trong giảng dạy cho sinh viên. Kết quả được tổng hợp Bảng 3.2 Bảng 3.2: Kết quả phỏng vấn về sử dụng bài tập phát triển sức nhanh trong giảng dạy cho sinh viên không chuyên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (n = 24) STT Nội dung Mức độ Rất thường xuyên Thường xuyên Không thường xuyên SL % SL % SL % 1 Trong quá trình giảng dạy chính khóa, Thầy (Cô) thường sử dụng các bài tập phát triển sức nhanh ở mức độ nào? 0 0 4 16.7 20 83.3 2 Các bài tập phát triển sức nhanh thường được Thầy (Cô) sử dụng vào các phần ở mức độ nào? Khởi động 1 4.17 Cơ bản 20 83.33 Kết thúc 3 12.5 3 Bài tập phát triển sức nhanh được sử dụng ở mức độ nào dưới các hình thức bài tập sau? Bài tập khởi động Bài tập thể lực 24 100 0 0 0 0 Bài tập thả lỏng 235 4 Sức nhanh ảnh hưởng thường xuyên đến việc hình thành kỹ vận động trong các môn thể thao ở mức độ nào? 24 100 0 0 0 0 5 Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % Thay đổi hình thức phát triển sức nhanh trong quá trình giảng dạy cần thiết như thế nào? 24 100 0 0 0 0 6 Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp SL % SL % SL % Sử dụng bài tập phát triển sức nhanh kết hợp âm nhạc có phù hợp với việc giảng dạy GDTC cho sinh viên không? 20 83.33 4 16.67 0 0 7 Sử dụng bài tập phát triển sức nhanh kết hợp âm nhạc vào phần nào trong giờ giảng dạy là phù hợp? Khởi động 19 79.2 Cơ bản 2 8.33 Kết thúc 22 91.67 Quan sát kết quả tổng hợp ở Bảng 3.2 cho thấy: - 83,3 % giảng viên không thường xuyên sử dụng các bài tập phát triển sức nhanh, nếu có thì sử dụng chủ yếu trong phần cơ bản và dưới dạng bài tập thể lực. - 100% giảng viên khẳng định tố chất sức nhanh thường xuyên ảnh hưởng đến hình thành kỹ năng vận động cho sinh viên. Việc thay đổi hình thức phát triển sức nhanh kết hợp âm nhạc là cần thiết, nên áp dụng vào phần khởi động và phần kết thúc của buổi học. 2.1.3. Đánh giá thực trạng khả năng phối hợp vận động của sinh viên không chuyên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Sau khi lựa chọn các bài tập đánh giá và tổng hợp kết quả phỏng vấn giảng viên, chúng tôi thu được những bài tập được sự tán thánh từ 90% - 100% sự lựa chọn: Chạy con thoi 4 x 10 m (giây); Chạy xuất phát cao 30 m (giây); Chạy 5 m di chuyển 5 quả bóng bàn (giây) (di chuyển bóng từ vạch 5 m trên về vạch xuất phát). Kiểm tra đánh giá sức nhanh của sinh viên, chúng tôi tiến hành kiểm tra trên 2 nhóm đối tượng sinh viên nữ năm thứ 2: Nhóm thực nghiệm (nA = 40), nhóm đối chứng (n B = 40). Thời gian thực nghiệm 12 tuần, bài tập được ứng dụng ở phần khởi động và kết thúc trong giờ học chính khóa GDTC. Kết quả kiểm tra đánh giá sức nhanh được tổng hợp ở Bảng 3.3 XÂY DỰNG BÀI TẬP KẾT HỢP ÂM NHẠC PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CHO SINH VIÊN... PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 236 Bảng 3.3. Thực trạng sức nhanh của sinh viên không chuyên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 trước thực nghiệm (n = 80) STT Nội dung bài kiểm tra nA nb ttính tbảng p δ δ 1 Chạy 30m xuất phát cao (giây) 6.65 0.476 6.67 0.436 0.318 1.96 0.052 Chạy con thoi 4x10m(giây) 12.86 0.348 12.89 0.309 0.49 3 Chạy 5m di chuyển 5 quả bóng bàn (giây) 36.04 0.315 36.12 0.316 1.19 Qua kết quả kiểm tra Bảng 3.3 cho thấy sự khác biệt giữa 2 nhóm là không có ý nghĩa( t tính < t bảng = 1,96, p>0.05, df >30). Thành tích đạt được của 2 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm ở 2 bài kiểm tra: Chạy 30m XPC và chạy coi thoi 4 x 10 m ở mức đạt so với tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh - sinh viên do BGD-ĐT ban hành (Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008). Điều này cũng thể hiện việc chia 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng phù hợp, có sự tương ứng về thể lực, đảm bảo độ tin cậy cho quá trình thực nghiệm. 3.2. Xây dựng, ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập kết hợp âm nhạc phát triển sức nhanh cho sinh viên không chuyên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 3.2.1. Xây dựng bài tập kết hợp âm nhạc phát triển sức nhanh cho sinh viên không chuyên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Xây dựng bài tập phát triển sức nhanh cần dựa trên cơ sở mục đích và yêu cầu cụ thể: Phát triển thể chất cho sinh viên; Số lượng động tác phải phù hợp với đối tượng nghiên cứu; Không được sắp xếp các động tác khó liên tiếp; Tần số âm nhạc phù hợp với việc phát triển sức nhanh. Để đánh giá tính khách quan của bài tập, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 24 giảng viên nhằm lựa chọn những bài tập phù hợp, có hiệu quả và đảm bảo độ tin cậy. Kết quả được thể hiện ở Bảng 3.4 237 Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn bài tập và nhịp độ âm nhạc phát triển sức nhanh cho sinh viên không chuyên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (n=24) STT Nội dung Kết quả phỏng vấn Đồng ý Tỷ lệ % Không đồng ý Tỷ lệ % 1 Tại chỗ nâng cao đùi 22 91.67 2 8.3 2 Bật tách chân liên tục 24 100 0 0 3 Chạy 30m 0 0 24 100 4 Ngồi xổm bật nhảy tại chỗ nhanh 7 29.17 17 70.83 5 Các động tác chân phối hợp tay 24 100 0 0 6 Di chuyển tiến lùi 10 41.67 14 58.33 7 Các động tác chân tại chỗ thực hiện nhanh 21 87.5 3 12.5 8 Chạy tại chỗ 20 83.33 4 16.67 9 Bật nâng 2 chân tại chỗ 17 70.83 7 29.17 10 Xây dựng bài tập theo âm nhạc 24 100 0 0 11 Lựa chọn âm nhạc có nhịp độ như thế nào để phát triển sức nhanh Từ 112 – 124 bpm Từ 120 – 168 bpm 20 83.33 4 16.67 Từ 168 – 200 bpm 2 8.33 22 91.67 Trên 200 bpm 2 8.33 22 91.67 Căn cứ kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập và nhịp độ âm nhạc, chúng tôi xây dựng bài tập phát triển sức nhanh dựa theo giai điệu âm nhạc, kết hợp các bài tập đơn lẻ được giảng viên lựa chọn từ 80% trở lên. 3.2.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập kết hợp âm nhạc phát triển sức nhanh cho sinh viên không chuyên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Sau khi xây dựng xong bài tập kết hợp 3 bản nhạc (Handclap, Haypa, TocaToca), chúng tôi tiến hành giảng dạy cho sinh viên nhóm thực nghiệm. Sau thời gian tiến hành thực nghiệm 12 tuần, đề tài tiến hành kiểm tra đánh giá sau thực nghiệm. Bảng 3.5. Thực trạng sức nhanh của sinh viên không chuyên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 sau thực nghiệm (n = 80) STT Nội dung bài kiểm tra nA nB ttính tbảngδ δ 1 Chạy 30m xuất phát cao (giây) 5.78 0.2 5.89 0.14 2.82 2.5762 Chạy con thoi 4x10m(giây) 12.22 0.199 12.34 0.194 2.75 3 Chạy 5m di chuyển 5 quả bóng bàn (giây) 35.04 0.306 35.2 0.173 3.01 XÂY DỰNG BÀI TẬP KẾT HỢP ÂM NHẠC PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CHO SINH VIÊN... PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 238 Từ kết quả thu được sau quá trình thực nghiệm,kết quả kiểm tra của 2 nhóm đều gia tăng, song sự gia tăng của nhóm thực nghiệm cao hơn. Cho thấy sự khác biệt giữa 2 nhóm là có ý nghĩa( t tính < t bảng = 2.576, p ≤ 0.01, df >30). Như vậy, bài tập phát triển sức mạnh được đề tài xây dựng có hiệu quả đến sức nhanh của người tập. Để làm rõ hơn sự khác biệt về thành tích đạt được của hai nhóm, chúng tôi tiến hành so sánh nhịp tăng trưởng về kết quả đạt được trước và sau thực nghiệm của từng nhóm. Bảng 3.6. Nhịp tăng trưởng của 2 nhóm nghiên cứu trước và sau thực nghiệm (n=80) STT Nội dung bài kiểm tra nA nB TTN STN %W TTN STN %W 1 Chạy 30m xuất phát cao (giây) 6.65 5.78 13.99 6.67 5.89 12.42 2 Chạy con thoi 4x10m (giây) 12.86 12.22 5.10 12.89 12.34 4.35 3 Chạy 5m di chuyển 5 quả bóng bàn (giây) 36.04 35.04 2.81 36.12 35.2 2.58 Từ bảng 3.6 có thể thấy nhịp tăng trưởng của các bài kiểm tra đánh giá sau quá trình thực nghiệm đều tăng. Do tính chất đặc trưng của tố chất sức nhanh nên nhịp độ tăng trưởng về thành tích của cả 2 nhóm là không cao. Nhưng điều này cũng cho thấy, hiệu quả bài tập phát triển sức nhanh kết hợp âm nhạc được đề tài xây dựng có hiệu quả tích cực đến người tập. 3. Kết luận Sức nhanh của sinh viên không chuyên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 còn yếu. Do trong quá trình rèn luyện các môn thể thao chủ yếu tập trung vào tập các nội dung thi kết thúc học kỳ. Bài tập phát triển sức nhanh mang tính chuyên môn và chưa gây hứng thú cho sinh viên tích cực tập luyện. Đề tài đã xây dựng được các bài tập phát triển sức nhanh kết hợp âm nhạc; Bài tập có độ tin cậy cao để đánh giá sức nhanh cho sinh viên: Chạy xuất phát cao 30 m (giây); Chạy con thoi 4x10 m (giây); Chạy 5 m di chuyển 5 quả bóng bàn (giây). Các bài tập được đề tài xây dựng đã tạo cho người tập hứng thú tích cực tham gia tập luyện, tạo hiệu quả tích cực đến phát triển sức nhanh cho người tập. Thể hiện ở kết quả đánh giá sau thực nghiệm với t tính > t bảng ở ngưỡng xác sất p ≤ 0,01. 239 Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Thị Kim Anh (2017), “Lựa chọn một số bài phát triển sức nhanh nhằm nâng cao thành tích trong chạy cự ly ngắn cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại”, Tạp chí Thể thao 28/07/2017. 2. Bộ GD-ĐT (2008), Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên, Ban hành theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008. 3. Nguyễn Duy Ngọc (2013), Xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn khiêu vũ thể thao nhằm nâng cao thể lực cho sinh viên Trường Đại học Điện lực Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh. 4. Trịnh Hoài Thu (2012), Giáo trình lý thuyết âm nhạc cơ bản, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, NXB Âm nhạc Hà Nội. 5. Nguyễn Toán – Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp TDTT, NXB Thể dục thể thao, Hà Nội. 6. Nguyễn Đức Văn (2001), Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao, NXB Thể dục thể thao, Hà Nội. XÂY DỰNG BÀI TẬP KẾT HỢP ÂM NHẠC PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CHO SINH VIÊN... 240 DEVELOP THE EXERCISE COMBINED WITH MUSIC TO IMPROVE AGILITY OF NON-SPECIALIZED STUDENTS OF HANOI PEDAGOGICAL UNIVERSITY 2 M.Sc. Do Duc Hung1 Abstract: Pedagogical students are mostly female students, therefore, their need to participate in sports activities in order to develop and maintain physical health is not paid enough attention. In daily activities, and class attendance, students practice only low-level activities. For this reason, we developa simple exercisecombined with music to stimulate exercise demand of students. Using the method of reference documents, interviews, observations, testing, experiment and statisticsThrought the experimental has the group comparison, each group has 40 female students. The exercise may be used in warm-up section, or at the end of physical education lesson; In addition, students may do the exercise at home. Experimental and pedagogical tests showed that the agility of non-specialized students increased sharply, which proves the effectiveness of the exercise. Keywords: Agility, students, Hanoi Pedagogical University 2, exercise, music. 1. Unit: Department of Physical Education – Hanoi Pedagogical University 2; Tel: 0869997889; Email: doduchung@hpu2.edu.vn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_bai_tap_ket_hop_am_nhac_phat_trien_suc_nhanh_cho_si.pdf
Tài liệu liên quan