Mô tả được các bước xác định vấn đề SKMT-NN
Trình bày được lý thuyết về xác định các yếu tố nguy cơ SKMT-NN
Áp dụng được nội dung lượng giá mối quan hệ liều đáp ứng
Trình bày được vai trò của dịch tễ học và độc chất học trong lượng giá yếu tố nguy cơ SKMT-NN
Áp dụng được lý thuyết xác định vấn đề và lượng giá yếu tố nguy cơ SKMT trong trường hợp thực tế
34 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Xác định vấn đề và đánh giá nguy cơ sức khỏe môi trường - Nghề nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xác định vấn đề và đánh giá nguy cơ sức khỏe môi trường - nghề nghiệpKhoa Sức khỏe môi trường – Nghề nghiệpĐại học Y tế công cộngMục tiêuMô tả được các bước xác định vấn đề SKMT-NNTrình bày được lý thuyết về xác định các yếu tố nguy cơ SKMT-NNÁp dụng được nội dung lượng giá mối quan hệ liều đáp ứngTrình bày được vai trò của dịch tễ học và độc chất học trong lượng giá yếu tố nguy cơ SKMT-NNÁp dụng được lý thuyết xác định vấn đề và lượng giá yếu tố nguy cơ SKMT trong trường hợp thực tế I. Xác định vấn đề 4 bướcXác định các vấn đề SKMT nghề nghiệpĐặt các yếu tố nguy cơ vào bối cảnh sức khỏe môi trường.Xác định khả năng tương tác giữa các tác nhân.Đưa ra lý do để thực hiện lượng giá nguy cơ và xác định quy mô và mục tiêu của lượng giá nguy cơ. I. Xác định vấn đềBước 1. Xác định các yếu tố nguy cơ môi trường – nghề nghiệp tồn tạiPhân loại yếu tố nguy cơ môi trường – nghề nghiệp:Hóa họcVật lýSinh họcTâm sinh lý lao động và EcgônômyI. Xác định vấn đềBước 1. Xác định các yếu tố nguy cơ môi trường – nghề nghiệp tồn tạiPhương pháp xác định yếu tố nguy cơ:Phương pháp trực tiếp:Nghiên cứu dịch tễ học Theo dõi tình trạng sức khỏe (health monitoring) Lấy mẫu đo kiểm môi trường (sampling for environmental measures)Phương pháp gián tiếp: Phân tích thông tin sẵn có (desk-top analysis) Giám sát môi trường (environmental monitoring) Giám sát sinh học (biological monitoring) Giám sát bệnh tật (disease surveilance)I. Xác định vấn đềBước 2. Xác định bối cảnh của các yếu tố nguy cơ MT-NNYếu tố nguy cơ đó xuất phát từ một hay nhiều nguồn? Sự ô nhiễm của yếu tố nguy cơ đó có ảnh hưởng nhiều đến môi trường không? Các bên liên quan quan niệm về vấn đề này như thế nào? Các nhóm khác nhau có nhận thức khác nhau về vấn đề này không? Các yếu tố nguy cơ đang quan tâm tác động đến cộng đồng? Khả năng tác động đến cộng đồng, môi trường của các yếu tố đó như thế nào?I. Xác định vấn đềBước 3. Xác định khả năng tương tác giữa các yếu tốQuá trình lượng giá nguy cơ cần xem xét khả năng tương tác giữa các yếu tố nguy cơ:Vật lýHóa học Sinh họcTâm sinh lý lao động và EcgônômyI. Xác định vấn đềBước 3. Xác định khả năng tương tác giữa các yếu tốTương tác cộng gộp:Khi tác động tổng hợp của 2 hay nhiều yếu tố nguy cơ bằng chính tổng tác động của từng yếu tố nguy cơ Tương tác cộng hưởng: Xảy ra khi tác động tổng hợp của hai hay nhiều yếu tố sẽ lớn hơn rất nhiều tổng tác động của từng yếu tố riêng lẻI. Xác định vấn đềBước 3. Xác định khả năng tương tác giữa các yếu tốTương tác hoạt hóa:Xảy ra khi một chất cụ thể không gây tác động xấu, nhưng khi tương tác với một chất khác thì lại làm tăng mức độc hại của chất này. Tương tác đối kháng: Xảy ra khi tác động tổng hợp của hai hay nhiều yếu tố yếu hơn tổng tác động của từng yếu tố. I. Xác định vấn đềBước 4. Lý do cần thực hiện Lượng giá nguy cơNội dung cần làm rõ trước khi tiến hành lượng giá nguy cơMối quan tâm ở đây là gì?Tại sao vấn đề đó lại được quan tâm?Vấn đề đó cấp bách như thế nào? Các bên liên quan nhận thức như thế nào về vấn đề đó? Không nên thực hiện lượng giá khi:Không có thông tin hoặc không có đủ thông tin;Không có khả năng hành động hoặc đã quá muộn để có thể hành động;Không có đủ nguồn lực;Không được chấp nhận về mặt xã hội và chính trị. II. XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY CƠThực hiện khi nào? Xác định yếu tố nguy cơ có thể được kết hợp với Xác định vấn đề.Là bước đầu tiên của quy trình lượng giá (NRC, 1983);Là một bước riêng lẻ được thực hiện sau khi Xác định vấn đề (WHO, 2003) Hoặc kết hợp với bước Lượng giá Liều – Đáp ứng để tạo thành cấu phần Lượng giá yếu tố nguy cơ (Hazard assessment) (enHealth 2004) Mục đích Những tác động xấu đến sức khỏe Thời gian sẽ xuất hiện các tác động xấu đó II. XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY CƠXác định tính độc của yếu tố nguy cơTính gây độc là đặc điểm quan trọng nhất của các yếu tố hóa học và sinh học thể hiện khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của vật chủ. Bước này ta cần xác định rõ yếu tố nguy cơ là gì để xác định chính xác độc lực. II. XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY CƠ Xác định đặc điểm sinh học, hóa lý của yếu tố nguy cơĐặc điểm sinh học, biến đổi hóa lý liên quan đến khả năng hòa tan, bay hơi, chuyển hóa của các chất hóa học trong MT.Khả năng tồn tại trong từng loại môi trường Chu trình sinh trưởngTốc độ sinh sản của các vi sinh vật.II. XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY CƠXác định đặc điểm sinh học, hóa lý của yếu tố nguy cơKết quả bước này sẽ hỗ trợ phân tích các dạng tồn tại của yếu tố nguy cơ trong môi trường hoặc cơ thể động thực vật/con người và các ảnh hưởng tiềm tàng đến sức khỏe.II. XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY CƠ Xác định các dạng chuyển hóa trong môi trườngYếu tố nguy cơ không tồn tại riêng lẻ mà luôn tương tác với nhau,Quá trình tương tác với các tác nhân khác, có thể tạo ra sản phẩm chuyển hóa. Sản phẩm này có thể gây ra những tác động sức khỏe khác với các yếu tố nguy cơ ban đầu. II. XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY CƠ Xác định các dạng chuyển hóa trong môi trườngSự luân chuyển của các loại hóa chất và vi sinh vật trong môi trường, có thể tạo thành phản ứng dây chuyền theo chuỗi thức ăn. Ví dụ cỏ mọc trên vùng đất bị ô nhiễm Dioxin nhiễm Dioxin, động vật ăn phải loại cỏ này cũng sẽ bị nhiễm Dioxin và có một lượng Dioxin tồn dư trong thịt. II. XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY CƠ Xác định khả năng hấp thu, phân bố và bài tiết trong cơ thể:Đường hấp thu tác nhân hóa học và sinh học bao gồm: Hấp thu qua da hoặc niêm mạc có hoặc không bị trầy xước (ví dụ dioxin, virus HIV, HBV)Hấp thu qua đường hô hấp (ví dụ vi khuẩn lao, các khi SO2, CO).Hấp thu qua đường tiêu hóa (ví dụ như các kim loại nặng, vi khuẩn tả, thương hàn)II. XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY CƠ Xác định khả năng hấp thu, phân bố và bài tiết trong cơ thểPhân bố:Khi vào trong cơ thể, mỗi yếu tố độc hại có một vài cơ quan đích, nơi đó chịu sự tác động của chúng như Dioxin tập trung trong tế bào mỡ, vi khuẩn lao trong phổi Bài tiết: Phụ thuộc nhiều vào đặc điểm lý hóa của chất đó và khả năng đào thải của cơ thể. II XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY CƠ Xác định khả năng tác động đến sức khỏe con người“Tất cả các chất đều là chất độc. Không có chất nào không phải là chất độc. Chỉ có Liều sẽ phân biệt chất đó là chất độc hay là thuốc”Khả năng tự điều chỉnh: ví dụ trong điều kiện nhiệt độ cao con người vẫn có khả năng tự điều nhiệt toát mồ hôiXuất hiện triệu chứng CLS: xét nghiệm máu, nước tiểu. Xuất hiện triệu chứng LS Gây tàn tật, quái thai: ví dụ quái thai ở trẻ sơ sinh do bố mẹ bị nhiễm độc đioxin.Gây tử vongII. XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY CƠXác định khả năng tác động đến sức khỏe con người:Cơ thể có khả năng tự điều chỉnhXuất hiện các triệu chứng cận lâm sàngXuất hiện các triệu chứng lâm sàngGây tàn tật, quái thai: ví dụ quái thai ở trẻ sơ sinh do bố mẹ bị nhiễm độc đioxin.Gây tử vongIII. QUAN HỆ LiỀU – ĐÁP ỨNGLiều bên ngoài (external dose)Là lượng hóa chất hoặc các tác nhân được đưa vào cơ thể động vật hoặc người theo một đường cụ thể (qua đường hô hấp, tiêu hóa, qua da...) với tần suất cụ thể (lần/giờ, ngày...)Liều bên trong (internal dose)Là lượng chất xâm nhập vào cơ thể mà tại đó biểu hiện tác động một cách hệ thống. Liều tế bào (tissue dose) là lượng hóa chất có mặt tại một loại tế bàoIII. QUAN HỆ LiỀU – ĐÁP ỨNGĐáp ứng: Là những quan sát hoặc tác động thể hiện trên tế bào động vật hay con người sau khi có phơi nhiễm.Cùng một liều, mỗi đối tượng (động vật, người, tế bào) sẽ có đáp ứng khác nhau.III. QUAN HỆ LiỀU – ĐÁP ỨNGIII. QUAN HỆ LiỀU – ĐÁP ỨNGNgưỡng và các mức chuẩn tham chiếuNgưỡng (threshold) là liều hoặc mức phơi nhiễm thấp nhất mà tại đó xuất hiện tác động gây độc và dưới mức liều/phơi nhiễm này thì không quan sát được bất kỳ tác động có hại nào (IEH, 1999b). Liều không gây ra tác động có hại có thể quan sát được (NOAEL- no observed adverse effect level) là một điểm trên đồ thị liều – hậu quả, nơi đạt tới mức ngưỡng. Các giá trị liều nhỏ hơn liều này thì không gây ra hậu quả sức khỏe gì.III. QUAN HỆ LiỀU – ĐÁP ỨNGNgưỡng và các mức chuẩn tham chiếuLiều thấp nhất có thể gây ra tác động có hại quan sát được (LOAEL- Lowest observed adverse effect level) là liều thấp nhất mà tại đó ta bắt đầu quan sát được những tác động có hại.Liều không gây ra tác động có thể quan sát được (NOEL- No-observed effect level) là liều mà tại đó không quan sát được bất kỳ một ảnh hưởng nào, kể cả ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực III. QUAN HỆ LiỀU – ĐÁP ỨNGIII. QUAN HỆ LiỀU – ĐÁP ỨNGLượng giá nguy cơ đối với những đáp ứng tuân theo quy luật ngưỡng Nhiều yếu tố nguy cơ chỉ gây ra những tác động lên các cá thể khi liều – đáp ứng đạt đến một ngưỡng nhất định, hay gọi là ngưỡng.III. QUAN HỆ LiỀU – ĐÁP ỨNGIII. QUAN HỆ LiỀU – ĐÁP ỨNGLượng giá nguy cơ đối với những đáp ứng không tuân theo quy luật ngưỡng Yếu tố nguy cơ có những đáp ứng không tuân theo quy luật ngưỡng tiêu biểu là các yếu tố nguy cơ gây ung thư (carcinogens).Các cá thể có thể bị hoặc không bị ung thư và xác suất tuân theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” Để mô tả mối quan hệ gữa các yếu tố tác nhân gây ung thư và bệnh ung thư, mô hình đa giai đoạn và mô hình đa tác động được sử dụng. IV. VAI TRÒ CỦA DỊCH TỄ TRONG LƯỢNG GIÁ NGUY CƠPhương pháp dịch tễ học được sử dụng để đánh giá yếu tố nguy cơ và hậu quả lên sức khỏe.DTH có thể hỗ trợ một số bước của quá trình lượng giá nguy cơ:Xác định yếu tố nguy cơLượng giá liều – đáp ứng và Lượng giá phơi nhiễm. IV. VAI TRÒ CỦA NGHIÊN CỨU ĐỘC CHẤT HỌCĐộc chất học đóng vai trò quan trọng trong:Xác định yếu tố nguy cơ và Lượng giá liều – đáp ứngCung cấp những bằng chứng sinh học có giá trị về khả năng tác động của các yếu tố nguy cơ đến sức khỏe con người hoặc động vật thí nghiệm. IV. MỐI LIÊN QUAN GiỮA NGHIÊN CỨU ĐỘC CHẤT HỌC VÀ DỊCH TỄ HỌCNghiên cứu dịch tễ học:Rất quan trọng trong việc lượng giá tác động trực tiếp trên con người và ước tính nguy cơ tương đối của quần thể,Độ mạnh còn hạn chế, chủ yếu do khó có thể ước tính chính xác mức độ phơi nhiễm và kiểm soát sai số. Nghiên cứu độc chất học:Làm sáng tỏ các cơ chế nhân quả để xác định các mối quan hệ liều – đáp ứng và ngoại suy liều thấp trong lượng giá nguy cơ. Ngoại suy trực tiếp số liệu nghiên cứu trên động vật sang người thường gặp nhiều yếu tố không chắc chắn (Pershagen, 1999). IV. MỐI LIÊN QUAN GiỮA NGHIÊN CỨU ĐỘC CHẤT HỌC VÀ DỊCH TỄ HỌCNghiên cứu dịch tễ học được đánh giá cao vì thực hiện trực tiếp trên người, song so với các nghiên cứu độc chất học trên động vật, thì thường đắt và tốn thời gian hơn và có nhiều khả năng chỉ đưa ra những kết quả không rõ ràng. IV. MỐI LIÊN QUAN GiỮA NGHIÊN CỨU ĐỘC CHẤT HỌC VÀ DỊCH TỄ HỌCNhiều trường hợp xuất hiện mâu thuẫn giữa số liệu dịch tễ học và số liệu độc chất học.Lựa chọn loại nghiên cứu để lượng giá mối quan hệ liều – đáp ứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:Nếu không có đủ số liệu dịch tễ học để đánh giá liều – đáp ứng,Cần thực hiện lượng giá nguy cơ để đưa ra các quyết định quan trọng, Xây dựng hệ thống số liệu dịch tễ học mới
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xac_dinh_van_de_track_skmt_nn_455.ppt