Trên thực tế, đã có khá nhiềucách được áp dụng để xác định chính xác
khoảng thời gian khởi động –boot time của Windows, nhưng hầu hết
trong số đó đều dùng đến công cụ hoặc phần mềm hỗ trợ.Trong bài viết
dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách thực hiện đơn giản hơn,
đó là sử dụng công cụ Event Viewer có sẵn trong hệ thống. Chúng ta có thể
mở Event Viewertrong Control Panel > Administrative Toolshoặc gõ từ
khóa event viewervào mục search của Start Menu:
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Xác định thời gian khởi động của Windows qua Event Viewer, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xác định thời gian khởi động của Windows qua
Event Viewer
[Số cải tiến]
Trên thực tế, đã có khá nhiều cách được áp dụng để xác định chính xác
khoảng thời gian khởi động – boot time của Windows, nhưng hầu hết
trong số đó đều dùng đến công cụ hoặc phần mềm hỗ trợ. Trong bài viết
dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách thực hiện đơn giản hơn,
đó là sử dụng công cụ Event Viewer có sẵn trong hệ thống. Chúng ta có thể
mở Event Viewer trong Control Panel > Administrative Tools hoặc gõ từ
khóa event viewer vào mục search của Start Menu:
Giao diện chính của Event Viewer trông giống như sau, chương trình cung
cấp cho người sử dụng cái nhìn tổng quan về toàn bộ hệ thống:
Tiếp tục, các bạn mở menu Applications and Services logs ở phía bên trái,
sau đó chọn tiếp Microsoft > Windows:
Tại đây, chúng ta tìm tiếp tới mục Diagnostics-Performance >
Operational:
Và nhấn vào đường dẫn Filter Current Log ở phía bên phải:
Để người dùng tiện theo dõi, Microsoft đã tiến hành gắn từng tiến trình
trong hệ thống với 1 thông số - Event ID, và dựa vào đây chúng ta có thể
phân loại những log có liên quan. Và tại đây, các bạn nên đánh dấu lựa chọn
vào ô Warning, sau đó khởi tạo thông số Event ID là 100. Sau đó, nhấn
OK:
Và bộ lọc này sẽ tiến hành phân loại qua toàn bộ file log, xử lý và hiển thị
những tác vụ có số Event ID là 100. Để sắp xếp trình tự theo thời gian,
chúng ta nhấn vào mục Date and Time:
Để biết thông tin về lần khởi động gần đây nhất, chúng ta kéo chuột xuống
phía dưới cùng của danh sách, nhấn đúp vào tin nhắn Warning để mở nội
dung. Thời gian boot time sẽ hiển thị theo đơn vị millisecond, nếu muốn
chuyển về second thì chúng ta sẽ lấy số đó chia cho 1000:
Ví dụ tại đây, boot time là 38889 millisecond, tương ứng với 38.89 second
[h=2]Xác định khoảng thời gian tắt máy:[/h] Bên cạnh đó, để tìm kiếm
khoảng thời gian tắt máy, tất cả những gì chúng ta cần làm là áp dụng lại bộ
lọc như trên với một số điều kiện ưu tiên khác. Tương tự như thời gian khởi
động, các tiến trình xảy ra khi tắt máy cũng có Event ID riêng, và lần này
chúng ta sẽ khởi tạo tham số Event ID với giá trị 200:
Nhấn vào cột Date and Time để sắp xếp các file log theo thứ tự thời gian
giảm dần:
Tương tự như trên, chúng ta kéo chuột xuống phía dưới cùng của danh sách
và mở file log với biểu tượng Warning bên cạnh:
Đơn vị ở đây là millisecond, để chuyển về second thì lấy số đó chia cho
1000
Chúc các bạn thành công!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xac_dinh_thoi_gian_khoi_dong_cua_windows_qua_event_viewer.pdf