Đặt vấn đề: Vảy nến được biết đến như một bệnh lý hệ thống được cho là có liên quan đến các rối loạn
chuyển hóa cũng như bệnh tim mạch. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít nghiên cứu xác định nguy cơ tim mạch ở
bệnh nhân vảy nến trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng.
Mục tiêu: Xác định nguy cơ tim mạch theo thang điểm Framingham (FRS) ở bệnh nhân vảy nến.
Đối tượng ‐ Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca tại bệnh viện Da Liễu Tp.HCM.Sử dụng thang
điểm Framingham, chúng tôi tính toán nguy cơ tim mạch qua phân tích các dữ kiện về dịch tễ, tình trạng hút
thuốc lá, thể và độ nặng vảy nến, huyết áp, đường huyết, lipid máu, tiền căn điều trị.
Kết quả: 100 bệnh nhân vảy nến và 100 bệnh nhân bệnh da khác làm nhóm chứng được đưa vào khảo sát.
Nguy cơ tim mạch 10 năm ở bệnh nhân vảy nến cao hơn so với nhóm chứng (10,1% ± 9,8% so với 6,9% ± 6,6%;
p = 0,01). Đặc biệt ở bệnh nhân nam, khả năng mắc bệnh tim mạch cao hơn nhiều so với nữ giới (14,4 ± 11,7 và
5,8 ± 4,7; p = 0,0001). Không có mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh, độ nặng của bệnh và FRS
7 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Xác định nguy cơ tim mạch theo thang điểm framingham trên bệnh nhân vảy nến tại bệnh viện da liễu TP Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Da Liễu 79
XÁC ĐỊNH NGUY CƠ TIM MẠCH THEO THANG ĐIỂM FRAMINGHAM
TRÊN BỆNH NHÂN VẢY NẾN TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TP.HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Hoàng Liên*, Văn Thế Trung**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Vảy nến được biết đến như một bệnh lý hệ thống được cho là có liên quan đến các rối loạn
chuyển hóa cũng như bệnh tim mạch. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít nghiên cứu xác định nguy cơ tim mạch ở
bệnh nhân vảy nến trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng.
Mục tiêu: Xác định nguy cơ tim mạch theo thang điểm Framingham (FRS) ở bệnh nhân vảy nến.
Đối tượng ‐ Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca tại bệnh viện Da Liễu Tp.HCM.Sử dụng thang
điểm Framingham, chúng tôi tính toán nguy cơ tim mạch qua phân tích các dữ kiện về dịch tễ, tình trạng hút
thuốc lá, thể và độ nặng vảy nến, huyết áp, đường huyết, lipid máu, tiền căn điều trị.
Kết quả: 100 bệnh nhân vảy nến và 100 bệnh nhân bệnh da khác làm nhóm chứng được đưa vào khảo sát.
Nguy cơ tim mạch 10 năm ở bệnh nhân vảy nến cao hơn so với nhóm chứng (10,1% ± 9,8% so với 6,9% ± 6,6%;
p = 0,01). Đặc biệt ở bệnh nhân nam, khả năng mắc bệnh tim mạch cao hơn nhiều so với nữ giới (14,4 ± 11,7 và
5,8 ± 4,7; p = 0,0001). Không có mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh, độ nặng của bệnh và FRS.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi xác định rằng người mắc bệnh vẩy nến có nguy cơ bệnh tim
mạch cao hơn nhóm chứng. Chúng tôi đề nghị ứng dụng FRS để tiên lượng nguy cơ mắc bệnh tim mạch của
bệnh nhân vẩy nến và đồng thời có biện pháp can thiệp sớm các nguy cơ nhằm làm giảm nguy cơ này.
Từ khóa: vẩy nến, thang điểm Framingham, nguy cơ bệnh tim mạch
ABSTRACT
INDIFITICATION OF CARDIOVASCULAR RISK BASED ON FRAMINGHAM RISK SCORE
IN PSORIASIS PATIENTS AT HOSPITALOF DERMATO VENEREOLOGYIN HO CHI MINH CITY
Nguyen Hoang Lien, Van The Trung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 79 ‐ 85
Background: Psoriasis is an inflammatory systemic disease associated with disorder metabolism as well as
cardiovascular morbidity. However, very few studies determined cardiovascular risk in the world.
Objective: To identify the cardiovascular disease risk based on Framingham Risk Score (FRS) in psoriasis
patients at Hospitalof Dermatol Venereology in Ho Chi Minh City
Methods: A series of cases was descrided. The caidiovascular disease risk was calculated by using FRS
which was based on data of demography, smoking status, psoriasis features, blood pressure, glycemia, lipidemia,
treatment history.
Results: 100 adult psoriasis patients and 100 other skin patients (control)were enrolled. FRS was
significantly higher in psoriasis group as compared with control group at 10 years (10.1% ± 9.8% vs 6.9% ±
6.6%; p = 0.01). Moreover, the risk was higher in male patients that in female patients (14.4 ± 11.7 vs 5.8 ± 4.7; p
= 0.0001). There was no correlation between severity or duration of psoriasis and FRS.
* Bộ môn Da liễu ĐH Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: TS. BS. Văn Thế Trung ĐT: 0908282705 Email: vanthetrungdhyd@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 80
Conclusion:Our results showed that patients with psoriasis hadhigher risk of developing major
cardiovascular disorder. We suggest that FRS should be used to estimate cardiovascular disease risk for psoriasis
patients and early management of these risk is required to prevent cardiovascular diseases.
Key words: psoriasis, Framingham score, FRS, cardiovascular disease risk
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vảy nến là một bệnh lý mãn tính và phổ
biến, tỉ lệ mắc bệnh trong dân số khoảng 2% dân
số thế giới, ở Châu Á khoảng 0,4‐0,7% (11). Ngày
nay, vảy nến được xem như một bệnh lý hệ
thống vì bệnh không chỉ ảnh hưởng đến da, mà
còn liên quan đến khớp, rối loạn chuyển hóa và
bệnh lý tim mạch. Theo các công trình nghiên
cứu, bệnh nhân vảy nến có khuynh hướng gia
tăng các yếu tố như béo phì, hút thuốc, nghiện
rượu, đồng thời, cơ chế viêm trong vảy nến cũng
góp phần dẫn tới tình trạng xơ cứng mạch máu,
đột quị, nhồi máu cơ tim Mặc dù đã có các
nghiên cứu chỉ ra sự liên quan nhưng ít tài liệu
giúp tiên lượng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở
bệnh nhân vảy nến(5).
Trong chuyên ngành tim mạch, thang điểm
nguy cơ Framingham (Framingham Risk Score ‐
FRS) được sử dụng khá nhiều. Là kết quả của
nghiên cứu được đưa ra vào năm 1998, thang
điểm này giúp tiên đoán nguy cơ mạch vành và
tai biến mạch máu não trong 10 năm ở cả hai
giới. Theo tra cứu của chúng tôi, đã có một số
công trình áp dụng FRS trên đối tượng là bệnh
nhân vảy nến tại Hoa Kỳ(11), Italy(5), Hàn Quốc(1),
nhưng chưa được thực hiện tại Việt Nam. Do đó
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm góp
phần tìm hiểu về bệnh vảy nến ở góc độ bệnh lý
hệ thống liên quan đến tim mạch.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định được nguy cơ tim mạch theo FRS ở
bệnh nhân vảy nến tại Bệnh viện Da Liễu
TP.HCM từ 9/2012 ‐ 3/2013.
Mục tiêu chuyên biệt
So sánh được các yếu tố nguy cơ tim mạch ở
bệnh nhân vảy nến và nhóm chứng.
So sánh được nguy cơ mắc bệnh tim mạch
theo FRS ở bệnh nhân vảy nến và nhóm chứng.
So sánh được nguy cơ mắc bệnh tim mạch
theo FRS giữa các nhóm trong nhóm bệnh nhân
vảy nến.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Dân số đích: tất cả các bệnh nhân vảy nến
thuộc khu vực miền Nam.
Dân số chọn mẫu: tất cả các bệnh nhân vảy
nến điều trị ngoại trú và nội trú tại Bệnh viện Da
liễu TP.HCM từ 9/2012 đến 3/2013, đồng ý tham
gia nghiên cứu và được chọn mẫu không lặp.
Tiêu chuẩn nhận và tiêu chuẩn loại trừ
Nhóm bệnh nhân vảy nến
Bệnh nhân từ 30 đến 74 tuổi, được chẩn
đoán xác định vảy nến mảng, vảy nến khớp,
vảy nến đỏ da toàn thân dựa vào lâm sàng,
CASPAR (classification criteria for psoriatic
arthritis ‐ tiêu chí phân loại vảy nến khớp) và/
hoặc giải phẫu bệnh da. Loại trừ các trường
hợp đã được xác định có bệnh tim mạch (suy
vành, nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quị do
xuất huyết, đột quị do thiếu máu, cơn đau thắt
ngực do thiếu máu thoáng qua, bệnh động
mạch ngoại vi) dựa trên tiền căn, thăm khám,
siêu âm tim và điện tâm đồ.
Nhóm chứng
Những người từ 30 đến 74 tuổi bao gồm:
người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế, bệnh
nhân bệnh da tại chỗ khác vảy nến (xét
nghiệm máu trước khi dùng thuốc điều trị
nấm hoặc mụn, nevus, bệnh lây qua đường
tình dục). Chúng tôi loại trừ các trường hợp đã
được xác định có bệnh tim mạch tương tự
nhóm bệnh nhân vảy nến.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Da Liễu 81
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hàng loạt ca.
Cách tiến hành
Nhóm bệnh nhân
Phát phiếu xét nghiệm máu miễn phí.
Ghi nhận tên, tuổi, giới, địa chỉ liên lạc,
nghề nghiệp của người tham gia; tiền căn gia
đình về các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường
và vảy nến; tiền căn bản thân bao gồm đái tháo
đường, hút thuốc, sử dụng thuốc hạ áp, thời
gian mắc bệnh vảy nến, các thuốc đã dùng để
điều trị vảy nến.
Khai thác các triệu chứng lâm sàng liên quan
đến hệ tim mạch đồng thời thăm khám để nhằm
loại trừ bệnh tim mạch ở bệnh nhân. Tiến hành
đo huyết áp hai lần, cách nhau 10 phút và lấy giá
trị trung bình. Người tham gia được lấy 3cc máu
vào buổi sáng, sau ít nhất 8 giờ nhịn đói, xét
nghiệm tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM với công
thức máu, đường huyết, lipid máu, ure,
creatinin, SGOT‐SGPT, ion đồ, tổng phân tích
nước tiểu. Ngoài đường huyết và lipid máu, nếu
các xét nghiệm còn lại bất thường thì loại khỏi
nghiên cứu. Đối với các bệnh nhân nội trú, tất cả
bệnh nhân đều được xét nghiệm máu thường
qui nên chúng tôi hồi cứu hồ sơ để lấy kết quả.
Nếu trước đó bệnh nhân chưa được chẩn
đoán đái tháo đường, mà mẫu đường huyết
lúc này vượt giới hạn trên, chúng tôi tiến hành
xét nghiệm đường huyết đói lần hai để xác
định chẩn đoán. Các bệnh nhân tăng huyết áp
được phát phiếu đo điện tâm đồ và siêu âm
tim tại phòng khám đa khoa Thiên Phước.
Nhóm chứng
Là người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế,
bệnh nhân bệnh da tại chỗ khác vảy nến đến lấy
máu tại phòng xét nghiệm, có độ tuổi tương
đồng với các bệnh nhân vảy nến.
Các bước khai thác tiền căn, thăm khám và lấy
máu tương tự như nhóm bệnh nhân ngoại trú.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9/2012
đến 3/2013 tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM với
100 bệnh nhân vảy nến và 100 người trong
nhóm chứng, kết quả như sau:
Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ họccủa nhóm bệnh nhân
vảy nến và nhóm chứng
Nhóm bệnh
(n = 100)
Nhóm chứng
(n = 100)
Giá trị p
Giới
tính
Nam 50 (50,0%) 50 (50,0%)
1,000
Nữ 50 (50,0%) 50 (50,0%)
Tuổi
30-40
41-50
51-60
61-74
31 (31,0%)
35 (35,0%)
22 (22,0%)
12 (12,0 %)
33 (33,0%) (1)
33 (33,0%) (2)
24 (24,0%) (3)
10 (10,0%) (4)
0,847
Tuổi trung bình (năm) 46,7 ± 10,5 46,3 ± 9,8 0,825
(1) (2) (3) (4): p = 0,847
Bảng 2. Các thể lâm sàng của nhóm bệnh nhân vảy nến
(n = 100)
Thể vảy nến Nhóm bệnh
Vảy nến mảng < 30% diện tích da 50 (50,0%)
Vảy nến mảng ≥ 30% diện tích da 38 (38,0%)
Vảy nến đỏ da toàn thân 6 (6,0%)
Vảy nến mủ 6 (6,0%)
Vảy nến khớp 15 (15,0%)
Các yếu tố nguy cơ tim mạch
Bảng 3. So sánh các yếu tố nguy cơ tim mạch giữa
nhóm bệnh nhân vảy nến và nhóm chứng
Nhóm bệnh
(n = 100)
Nhóm chứng
(n = 100)
Giá trị p
Tăng huyết áp (người) 37 (37,0%) 15 (15,0%) 0,0001
HATT TB (mmHg) 128,0±14,9 121,4 ± 13,9 0,002
HATTr TB (mmHg) 81,0 ± 9,5 77,0 ± 10,3 0,008
Đái tháo đường
(người) 6 (6,0%) 6 (6,0%) 1,000
Glucose máu TB
(mmol/l) 5,6 ± 0,8 5,9 ± 1,1 0,059
Hút thuốc (người) 37 (37,0%) 19 (38,0%) 0,0001
Lipid máu (mg/dl)
HDL 47,2 ± 10,4 51,9 ± 11,8 0,004
LDL 136,8±35,3 131,4 ± 28,5 0,235
TG 180,5±112,8 160,8 ± 97,5 0,982
Cholesterol tp 198,3 ± 42,6 197,1 ± 32,9 0,822
Bảng 4. So sánh các yếu tố nguy cơ tim mạch giữa
hai giới của nhóm bệnh nhân vảy nến
Nam
(n = 50)
Nữ
(n = 50)
Giá trị p
Tăng huyết áp (người) 20 (40,0%) 17 (34,0%) 0,534
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 82
HATT TB (mmHg) 131,0 ± 13,5 124,9 ± 15,6 0,032
HATTr TB (mmHg) 82,5 ± 8,6 79,3 ± 10,2 0,054
Đái tháo đường
(người) 4 (8,0%) 2 (4,0%) 0,143
Glucose máu TB
(mmol/l) 5,6 ± 0,8 5,5 ± 0,8 0,460
Hút thuốc (người) 37 (74,0%) 0 (0,0%) 0,0001
Lipid máu (mg/dl)
HDL 44,4 ± 7,6 50,0 ± 12,1 0,004
LDL 136,8 ± 35,9 136,8 ± 35,1 1,000
TG 199,0 ± 132,3 162,1 ± 88,9 0,145
Cholesterol tp 197,8 ± 42,2 198,8 ± 43,5 0,903
Bảng 5. So sánh các yếu tố nguy cơ tim mạch giữa
nhóm bệnh nhân vảy nến ≤ 45 tuổi và > 45 tuổi
≤ 45 tuổi
(n = 50)
> 45 tuổi
(n = 50)
Giá trị
p
Tăng huyết áp
(người) 6 (12,0%) 31 (62,0%) 0,0001
HATT TB (mmHg) 122,7 ± 13,4 133,3 ± 14,5 0,0002
HATTr TB (mmHg) 78,7 ± 9,2 83,2 ± 9,4 0,034
Đái tháo đường
(người) 3 (6,0%) 3 (6,0%) 1,000
Glucose máu TB
(mmol/l) 5,5 ± 0,9 5,7 ± 0,8 0,276
Hút thuốc (người) 20 (40,0%) 17 (34,0%) 0,534
Lipid máu (mg/dl)
HDL 47,1 ± 10,7 47,3 ± 10,3 0,783
LDL 129,9 ± 34,7 143,8 ± 34,9 0,049
TG 155,7 ± 110,3 205,4 ± 110,9 0,005
Cholesterol tp 190,3 ± 38,9 206,3 ± 45,0 0,061
Bảng 6: So sánh các yếu tố nguy cơ tim mạch giữa
nhóm bệnh nhân vảy nến nhẹ và nhóm bệnh nhân
vảy nến nặng
Nhẹ
(n = 50)
Nặng
(n = 50)
Giá trị
p
Tăng huyết áp (người) 15 (30,0%) 22 (44,0%) 0,147
HATT TB (mmHg) 127,5 ± 15,8 128,5 ± 14,0 0,440
HATTr TB (mmHg) 80,7 ± 10,2 81,2 ± 8,9 0,549
Đái tháo đường (người) 4 (8,0%) 2 (4,0%) 0,400
Glucose máu TB
(mmol/l) 5,6 ± 0,8 5,5 ± 0,8 0,541
Hút thuốc (người) 17 (34,0%) 20 (40,0%) 0,534
Lipid máu (mg/dl)
HDL 49,2 ± 9,2 45,2 ± 11,3 0,049
LDL 132,9 ± 3,8 140,8 ± 3,2 0,277
TG 158,1 ± 107,9 203,2 ± 115,5 0,034
Cholesterol tp 199,5 ± 44,3 197,1 ± 41,3 0,777
Bảng 7. So sánh FRS giữa nhóm bệnh nhân vảy nến
và nhóm chứng
Nhóm bệnh
(n = 100)
Nhóm chứng
(n = 100)
Giá trị p
FRS trung bình (%) 10,1 ± 9,8 6,9 ± 6,6 0,010
FRS < 10% (người) 60 (60,0%) 73 (73,0%) (1)
10% ≤ FRS ≤ 20%
(người) 31 (31,0%) 22 (22,0%)
(2) 0,139
FRS > 20% (người) 9 (9,0%) 5 (5,0%) (3)
(1),(2),(3): p = 0,139 (phép kiểm chi bình phương)
Bảng 8. So sánh FRS trung bình giữa các nhóm
trong nhóm bệnh nhân vảy nến
Số bệnh nhân FRS TB (%) Giá trị p
Nam n = 50 14,4 ± 11,7
0,0001
Nữ n = 50 5,8 ± 4,7
≤ 45 tuổi n = 50 4,8 ± 3,8
0,0001
> 45 tuổi n = 50 15,2 ± 11,2
Nhẹ n = 50 8,5 ± 8,3
0,103
Nặng n = 50 11,6 ± 11,1
Có tổn thương khớp n = 15 9,5 ± 5,8
0,497 Không tổn thương
khớp n = 85 10,1 ± 10,4
Dùng thuốc đường
toàn thân n = 45 9,9 ± 8,7 0,572
Chỉ điều trị tại chỗ n = 55 10,1 ± 11,2
Sơ đồ 1: Liên quan giữa FRS và thời gian mắc bệnh
của nhóm bệnh nhân vảy nến
BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ học của nhóm bệnh nhân
vảy nến và nhóm chứng (bảng 1)
Các đối tượng nghiên cứu trong nhóm bệnh
và nhóm chứng tương đồng về giới và độ tuổi,
cụ thể là 100 người trong mỗi nhóm với tỉ lệ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Da Liễu 83
nam: nữ là 1:1, độ tuổi trung bình giữa hai nhóm
không có sự khác biệt với p = 0,825. Sự tương
đồng này giúp hạn chế sự khác biệt mang tính
ngẫu nhiên và kết quả có sự tin cậy hơn.
Đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân
vảy nến (bảng 2)
Trong nhóm bệnh nhân vảy nến, chúng tôi
ghi nhận 50 trường hợp nặng và 50 trường hợp
nhẹ. Trong số đó, bệnh nhân ở thể vảy nến
mảng chiếm ưu thế với 88% tổng số trường hợp,
còn lại là 6% trường hợp vảy nến mủ, 6% trường
hợp vảy nến đỏ da toàn thân. Bên cạnh đó,
chúng tôi ghi nhận 15% trường hợp kèm theo
tổn thương khớp (bảng 2). Các thông số trên
tương tự với y văn thế giới, các nhà nghiên cứu
đã ghi nhận mức độ phổ biến của vảy nến mảng
chiếm từ 80‐90% tổng số bệnh nhân và 10‐20%
trường hợp vảy nến có kèm theo tổn thương
khớp(18).
Nguy cơ tim mạch dự đoán theo FRS
Theo nghiên cứu của chúng tôi, nguy cơ
tim mạch dự đoán theo FRS ở bệnh nhân vảy
nến cao hơn so với nhóm chứng, sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (10,1% ± 9,8% và 6,9% ±
6,6%; p = 0,01) (bảng 7). Tương tự với kết quả
của các nghiên cứu trên thế giới (1,5). Nguy cơ
tim mạch dự đoán của nhóm bệnh nhân vảy
nến trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi cao
hơn so với nhóm chứng có thể do họ có các
yếu tố nguy cơ tim mạch cao hơn. Cụ thể như
sau: bệnh nhân vảy nến mắc tăng huyết áp gấp
hai lần so với nhóm chứng (p = 0,0001) (bảng
3). Trị số huyết áp tâm thu và tâm trương
trung bình của nhóm bệnh cũng cao hơn so với
nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với giá trị p lần lượt là 0,002 và 0,008. Điều này
tương tự với các nghiên cứu khác(1,5). Ngoài ra,
bệnh nhân vảy nến cũng được nhận thấy là gia
tăng nguy cơ béo phì, đây cũng là một yếu tố
dẫn đến tăng huyết áp(13,16). Về thói quen hút
thuốc lá, chúng tôi ghi nhận tất cả các trường
hợp hút thuốc là bệnh nhân nam với tỉ lệ gấp
hai lần so với nhóm chứng (37,0% và 19,0%; p
= 0,0001), tương tự với kết quả của nhiều tác
giả khác(5,16,17). Hút thuốc lá là một yếu tố nguy
cơ của tim mạch, đồng thời một số tác giả cũng
nhận thấy người hút thuốc lá nhiều có nguy cơ
bị vảy nến cao hơn so với nhóm người không
hút thuốc lá(9,10). Hơn nữa, số lượng thuốc hút
trong một ngày cũng liên quan đến gia tăng
nguy cơ mắc vảy nến(6,15). Về lipid máu, chúng
tôi nhận thấy nồng độ HDL ở nhóm bệnh thấp
hơn nhóm chứng (47,2 ± 10,4 mg/dl và 51,9 ±
11,8 mg/dl; p = 0,0001). Về đái tháo đường, tỉ lệ
giữa hai nhóm trong nghiên cứu của chúng tôi
bằng nhau không khác biệt, tương tự kết quả
của Woo Jin Choi(1), trong khi Paolo Gisondi
ghi nhận được tỉ lệ đái tháo đường ở bệnh
nhân vảy nến cao hơn so với nhóm chứng(5).
Kết quả về tỉ lệ đái tháo đường khác nhau giữa
các nghiên cứu có thể do ảnh hưởng bởi chủng
tộc, thu nhập, BMI, chế độ dinh dưỡng và lối
sống ít vận động
Theo nghiên cứu của chúng tôi, nam giới có
nguy cơ tim mạch dự đoán theo FRS trung bình
cao hơn so với nữ giới, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (14,4 ± 11,7 và 5,8 ± 4,7; p = 0,0001)
(bảng 8), tương tự một số nghiên cứu khác(1,11).
Chúng tôi nhận thấy bệnh nhân nam có trị số
huyết áp trung bình cao hơn bệnh nhân nữ(p =
0,032) (bảng 4). Đặc biệt về vấn đề hút thuốc lá,
tất cả các trường hợp trong nghiên cứu của
chúng tôi đều là nam giới. Ngược lại, nồng độ
HDL ở bệnh nhân nam lại thấp hơn so với bệnh
nhân nữ (p = 0,004). Các yếu tố trên đã góp phần
làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở bệnh
nhân nam so với bệnh nhân nữ.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn nhận thấy nhóm
bệnh nhân trên 45 tuổi có nguy cơ tim mạch cao
hơn so với nhóm dưới 45 tuổi (15,2 ± 11,2 và 4,8
± 3,8; p = 0,0001) (bảng 8), tương tự một số
nghiên cứu khác(1,5). Trong nghiên cứu của
chúng tôi, nhóm bệnh nhân trên 45 tuổi có số
người tăng huyết áp cao gấp năm lần nhóm
dưới 45 tuổi (31 người và 6 người), đồng thời trị
số huyết áp trung bình cũng cao hơn với p < 0,05
(bảng 5). Điều này được giải thích như sau: khi
tuổi lớn dần, sự lão hoá và gãy vỡ sợi elastin đã
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 84
dẫn tới giảm độ đàn hồi của thành mạch, từ đó
làm huyết áp tăng(12). Mặt khác, tuổi tăng huyết
áp ngày càng trẻ hoá đặc biệt ở các nước đang
phát triển cùng với sự phát triển nhanh của nền
kinh tế từ sau năm 2000(7).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
các yếu tố nguy cơ tim mạch và FRS ởnhóm
bệnh nhân nặng cao hơn so với nhóm bệnh
nhân nhẹ nhưng sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê (11,6 ± 11,1; 8,5 ± 8,3; p = 0,103)
(bảng 6và 8). Đâylà một kết quả gặp nhiều ý
kiến trái chiều nhất từ các tác giả trên thế giới(3,4,
5,8,11, 14,17)
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nguy cơ
tim mạch dự đoán theo FRS giữa hai nhóm có
tổn thương khớp và không tổn thương khớp
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (9,5 ± 5,8 và
10,1 ± 10,4; p = 0,497) (bảng 8), tương tự với FRS
trung bình giữa nhóm dùng thuốc đường toàn
thân và nhóm chỉ điều trị tại chỗ (9,9 ± 8,7; 10,1 ±
11,2; p = 0,572) (bảng 8). Bên cạnh đó, chúng tôi
cũngchưa nhận thấy tương quan giữa nguy cơ
tim mạch dự đoán theo FRS và thời gian mắc
bệnh (p = 0,76; theo hệ số tương quan Spearman)
(sơ đồ 1). Một số tác giả cũng cho kết quả tương
tự chúng tôi(3,5).
Hạn chế
Nghiên cứu Framingham là nghiên cứu đoàn
hệ tiến hành trong hơn 50 năm, trong khi nghiên
cứu của chúng tôi là mô tả hàng loạt ca với mục
tiêu là áp dụng thang điểm Framingham, tuy việc
làm này tương tự với nhiều nghiên cứu khác
nhưng trong tương lai, chúng tôi hi vọng sẽ tiến
hành thêm nghiên cứu cắt dọc với cỡ mẫu lớn
hơn và trong thời gian dài hơn để kiểm chứng
được kết quả tiên đoán của mình.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
nhóm bệnh nhân vảy nến có nguy cơ mắc bệnh
tim mạch trong 10 năm tới cao hơn so với nhóm
chứng. Đặc biệt là nhóm nhân nam có nguy cơ
mắc bệnh tim mạch cao hơn so với bệnh nhân
nữ. Chúng tôi đề nghị sử dụng thang điểm FRS
để ước lượng nguy cơ bệnh tim mạch cho bệnh
nhân vẩy nến, đồng thời cần can thiệp điều trị
sớm để giúp phòng ngừa các rối loạn tim mạch
về sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Choi WJ, et al (2010), ʺAssociation between psoriasis and
cardiovascular risk factors in Korean patientsʺ, Ann
Dermatol, 22(3): 300–306
2. Elena Myasoedova (2013), ʺCardiovascular risk in psoriasis: a
population‐based analysis with assessment of the
Framingham risk scoreʺ, Hindawi publishing cooperation
3. Fernandez Torres R và Fonseca E (2012), ʺPsoriasis and
cardiovascular. Assessment by different cardiovascular risk
scoresʺ, JEADV, Epub ahead of print.
4. Gelfand JM, Neimann AL, et al (1006), ʺRisk of myocardial
infarction in patienst with psoriasisʺ, JAMA, 296: 1735‐1741
5. Gisondi P, Farina S, Giordano MV, Girolomoni G. (2010),
ʺUsefulness of the Framingham risk score in patients with
chronic psoriasisʺ, Am J Cardiol, 106 (12): 1754‐1757
6. Kane D, Stafford L, et al (2003), ʺA prospective, clinical and
radiological study of early psoriatic arthritis: an early
synovitis clinic experienceʺ, Rheumatology, 42, 1460‐1468
7. Kearney PM, Whelton M, et al (2004), ʺWorldwide
prevalence of hypertension: a systemic reviewʺ, J Hypertens,
22, 11‐19
8. Maradit‐Kremers H, Icen M, et al (2012), ʺDisease severity
and therapy as predictors of cardiovascular risk in psoriasis:
a population‐based cohort study.ʺ, JEADV, 26, 336‐343
9. Mills CM, Srivastava ED, et al (1992), ʺSmoking habits in
psoriasis: a case control studyʺ, Br J Dermatol, 127, 18‐21
10. Naldi L (1998), ʺCigarette smoking and psoriasisʺ, Clin
Dermatol, 16, 571‐574
11. Nehah N (2011), ʺAttribute risk estimate of severe psoriasis
on major cardiovascular eventsʺ, Am J Med, 124(8), 775e1‐
775e6
12. OʹRourke MF, Nichols WW (2005), ʺAortic diameter, aortic
stiffness, and wave reflection increase with age and isolated
systolic hypertensionʺ, Hypertension, 45, 652‐658
13. Phạm Thúy Ngà (2011), ʺNồng độ Homocysteine và Acid
folic huyết tương ở bệnh nhân vảy nến mảng tại bệnh viện
Da liễu Tp. Hồ Chí Minh ʺ, Luận án tốt nghiệp bác sĩ chuyên
khoa cấp II
14. Rosa DJF (2012), ʺInfluence of severity of the cutaneous
manifestations and age on the prevalence of several
cardiovascular risk factors in patients with psoriasisʺ, JEADV,
26(3), 348‐353
15. Setty Ar và Choi Hk (2007), ʺPsoriatic arthritis epidemiologyʺ,
Curr Rheumatol Rep, 9, 449‐54
16. Trương Lê Anh Tuấn (2011), ʺMối liên quan giữa bệnh vảy
nến và hội chứng chuyển hóa ʺ, Luận án tốt nghiệp bác sĩ
chuyên khoa cấp II
17. Wakkee M, Herings RMC, et al (2010), ʺPsoriasis may not be
an independent risk factor for acute ischemic heart disease
hospitalizations: results of a large population‐based Dutch
cohortʺ, Journal of Investigative Dermatology, 130, 962‐967
18. Wilson FC, Icen M, et al (2009), ʺIncidence and clinical
predictors of psoriatic arthritis in patients with psoriasis: a
population‐based studyʺ, Arthritis Rheum, 61, 233‐239
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Da Liễu 85
Ngày nhận bài báo: 01/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 79_0355.pdf