Xác định mức độ hoạt động thuỷ thạch động lực đoạn hạ lưu sông thu bồn từ giao thuỷ đến cửa đại

Tiếp theo là các đoạn bờ có mức độ hoạt động TTĐLmạnh (K: 125-140) chiếm 21,1% (19/90 km)

đoạn hạ lưu. Các khu bờ này phân bố rải rác trên các đoạn bờ trái,từ Bì Nhai(Điện Hồng) đến Kỳ Long (Điện Thọ) - đoạn 4, từ Đông Khương (Điện Minh) đến Thanh Chiêm(Điện Phương) - đoạn 6, từ Thanh Chiêm đến Thanh Hà (Hội An) - đoạn 7 vàbờ phải,từ Phú Đông(Điện Quang) đến Hoà Giang(Điện Trung) - đoạn 13,từ An Hà (Điện Phong) đến Câu Lâu - đoạn 15 và từ Câu Lâu đếnCẩm Kim (Hội An) - đoạn 16 với độ ổn địnhtương đối thấp, có khảnăng phát sinh hoạt động bồi - xói, nênhạn chế quy hoạch, xây dựng các công trình, nhất là các công trình quy mô lớn.

pdf10 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Xác định mức độ hoạt động thuỷ thạch động lực đoạn hạ lưu sông thu bồn từ giao thuỷ đến cửa đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG THUỶ THẠCH ĐỘNG LỰC ĐOẠN HẠ LƯU SÔNG THU BỒN TỪ GIAO THUỶ ĐẾN CỬA ĐẠI ĐỖ QUANG THIÊN Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt: Trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động đến quá trình bồi - xói đoạn hạ lưu sông Thu Bồn, chúng tôi tiến hành xây dựng tiêu chí đánh giá và thang phân cấp mức độ tác động của các yếu tố thuỷ thạch động lực (TTĐL) đối với quá trình bồi - xói của sông, từ đó xác định mức độ hoạt động TTĐL khu vực nhằm đánh giá nguy cơ xảy ra hoạt động bồi - xói trên đoạn sông đang xét. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã xác lập được 18 khu bờ có cường độ hoạt động TTĐL (K) biến đổi khá phức tạp từ yếu đến rất mạnh, trong đó, cường độ hoạt động TTĐL mạnh đến rất mạnh chiếm trên 50% đoạn sông nghiên cứu và phân bố từ Kỳ Long đến Duy Nghĩa. Các đoạn sông còn lại có cường độ hoạt động TTĐL từ yếu đến trung bình phân bố phía trên khúc uốn Kỳ Long và vùng cửa Đại với khả năng ổn định cao đến tương đối cao, ít hoặc không có khả năng phát sinh quá trình bồi - xói, có thể khai thác và sử dụng hợp lý để phục vụ dân sinh, kinh tế - xã hội. Tại miền Trung, quá trình bồi - xói xảy ra trên hầu hết các con sông lớn và chịu tác động của nhiều yếu tố tự nhiên - kỹ thuật khác nhau. Qua việc phân tích, đánh giá các yếu tố tác động theo từng hợp phần riêng rẽ, nhất thiết phải xem xét chúng trong mối quan hệ biện chứng giữa các hợp phần trong hệ thống, tức là phải đánh giá tổng hợp các tương tác của những hợp phần trong hệ thống. Điều này đồng nghĩa với đánh giá tổng hợp mức độ hoạt động thuỷ thạch động lực (TTĐL) của sông. Trên cơ sở đề tài Nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ mã số B2004-07-06 [3], tác giả đề nghị một thang phân cấp mức độ tác động của các yếu tố tự nhiên - kỹ thuật đối với quá trình bồi - xói của sông, từ đó thiết lập chế độ hoạt động TTĐL đoạn hạ lưu sông Thu Bồn, phục vụ công tác dự báo, phòng chống, hướng đến khai thác hợp lý và bảo vệ môi trường địa chất các thung lũng sông nói chung và đoạn hạ lưu sông Thu Bồn nói riêng. I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT XÂY DỰNG THANG PHÂN CẤP MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ THUỶ THẠCH ĐỘNG LỰC ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH BỒI - XÓI SÔNG NGÒI 1. Công thức tổng quát của phương pháp ma trận định lượng môi trường Trước hết cần phải thống nhất rằng hoạt động TTĐL của sông ngòi chủ yếu là hoạt động bồi - xói và chịu tác động của nhiều yếu tố tự nhiên - kỹ thuật khác nhau (yếu tố tác động), cho nên khi đánh giá cường độ hoạt động TTĐL của sông cần phải xây dựng thang phân cấp mức độ của các yếu tố tác động, đồng thời sử dụng công thức dưới đây để tiến hành thiết lập ma trận [4]: với: Ii: Hệ số tầm quan trọng của yếu tố thứ i (hệ số tác động hay trọng số) Mij: Chỉ số mức độ (cường độ) tác động của yếu tố môi trường thứ i có cường độ tác động j j: Cường độ tác động của yếu tố môi trường thứ i n: Số yếu tố tác động K: Tổng đại số hoạt động thuỷ thạch động lực khu vực 2. Cơ sở lý luận Thực tế nghiên cứu cho thấy, việc xây dựng một thang chuẩn về cấp độ tác động của các yếu tố tự nhiên - kỹ thuật đối với quá trình bồi - xói sông ngòi là vấn đề hết sức khó khăn và mang tính tương đối, chủ yếu do tính chất phức tạp và biến đổi của thuỷ quyển. Thật vậy, hoạt động bồi - xói của sông không những chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, mà ngay trên mỗi con sông và từng đoạn sông các yếu tố tác động cũng không giống nhau, thậm chí có những tác động hầu như không đổi trên suốt chiều dài å = ++++== n i K 1 njn3j32j21j1iji MI ... MI MI MI MI Page 1 of 10Nghiªn cøu m«i trêng lµ nh»m ®Ó bo vÖ m«i trêng b»ng c¸c ph¸t triÓn bÒn v÷ng 3/23/2007 sông và cũng có những yếu tố xuất hiện ở khu vực này nhưng lại tác động ở khu vực kia. Ngoài ra, trong mỗi yếu tố tác động cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau nên việc chọn lọc các yếu tố tác động chính để xây dựng thang phân cấp khá phức tạp. Hơn nữa, việc định ra các cấp độ cho từng yếu tố tác động trên mỗi đoạn ngắn của sông lại có mức độ chính xác không cao và còn mang nặng tính chủ quan. Do vậy, khi xây dựng thang cần tuân thủ các nguyên tắc sau: a. Nhất quán về cấp độ hệ số tầm quan trọng (Ii) và chỉ số mức độ tác động (Mij) của các yếu tố tác động trong một ma trận: Các yếu tố tác động trong ma trận phải có cùng số thang bậc về hệ số tầm quan trọng và chỉ số mức độ tác động. Trong thang phân cấp, tất cả các yếu tố tác động đều được phân thành 5 cấp có giá trị từ 0 đến 4, tuỳ theo mức độ quan trọng của các yếu tố tác động trong một ma trận. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào mức độ (cường độ) tác động mà bản thân mỗi yếu tố tác động lại được phân thành 5 cấp có giá trị từ 0 đến 4. Dựa vào nguyên tắc này, chúng tôi phân chia như sau: + Hệ số tầm quan trọng (Ii) biểu thị vai trò của yếu tố tác động thứ i và được xác lập trên cơ sở phân tích, đánh giá ảnh hưởng của chúng đến hoạt động bồi - xói của sông. Hệ số này được phân thành 5 cấp: Ii = 0: Yếu tố môi trường không quan trọng Ii = 1: Yếu tố môi trường ít quan trọng Ii = 2: Yếu tố môi trường có tầm quan trọng trung bình Ii = 3: Yếu tố môi trường quan trọng Ii = 4: Yếu tố môi trường rất quan trọng + Chỉ số mức độ tác động (Mij) thể hiện mức độ tác động của yếu tố cũng được phân thành 5 cấp với thang điểm sau: j = 0: Không tác động j = 1: Tác động yếu j = 2: Tác động trung bình j = 3: Tác động mạnh j = 4: Tác động rất mạnh Ngoài ra, các yếu tố hợp phần trong mỗi yếu tố tác động chính phải có hệ số tầm quan trọng giống nhau. Chẳng hạn yếu tố tác động của địa hình lưu vực (E) bao gồm các yếu tố: độ cao (E1), độ dốc (E2), diện tích lưu vực (E3) và mức độ che phủ thực vật (E4). Nếu hệ số tầm quan trọng của yếu tố này là 4 (E = 4) thì các yếu tố E1, E2, E3 và E4 phải có giá trị là 4. b. Lựa chọn trong mỗi hợp phần những yếu tố tác động có tính đặc trưng, tiên quyết và bao trùm lên các yếu tố khác: Hoạt động địa chất của sông là kết quả tương tác trực tiếp giữa các hợp phần trong hệ thống gồm: môi trường địa chất (MTĐC) (thạch quyển - lithosphere), dòng chảy (thuỷ quyển - hydrosphere) và các hoạt động kinh tế - công trình (quyển kỹ thuật - technosphere) nếu có. Ngoài ra, do có quá nhiều các yếu tố ảnh hưởng (tác động) đến hoạt động bồi - xói của sông, nên việc phân tích, chọn lọc và tìm ra mối quan hệ hữu cơ giữa yếu tố này với các yếu tố khác là rất cần thiết, hạn chế được tối đa tính phức tạp và sự trùng lặp của các yếu tố tác động trong một ma trận. Thật vậy, các yếu tố tác động trong mỗi hợp phần của địa hệ tuy có sự khác biệt về mặt hình thức, song về bản chất có sự liên hệ mật thiết với nhau và sự biến đổi của yếu tố này cũng sẽ dẫn tới sự thay đổi của yếu tố kia. Do đó, để xây dựng một thang phân cấp có tính nhất quán, logic và tương đối hoàn chỉnh về mặt lý thuyết, phải chọn lựa những yếu tố quan trọng, có tính quyết định và bao trùm lên các yếu tố khác trong từng hợp phần đã nêu. Trên cơ sở xem xét các tương tác trong các hợp phần của địa hệ, có thể chọn các yếu tố (tác động) trực tiếp và gián tiếp sau đây để xây dựng thang điểm đánh giá [1, 2, 3, 5]: + Các yếu tố trong hợp phần MTĐC được chọn lọc gồm: 1. Thành phần thạch học và tính chất kháng xâm thực của đất đá 2. Đứt gãy kiến tạo và thế nằm của đất đá so với hướng dòng chảy 3. Vận động tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại (chủ yếu là vận động nâng) 4. Quan hệ thuỷ lực của nước dưới đất và nước sông (trao đổi nước) Page 2 of 10Nghiªn cøu m«i trêng lµ nh»m ®Ó bo vÖ m«i trêng b»ng c¸c ph¸t triÓn bÒn v÷ng 3/23/2007 5. Địa hình lưu vực (độ cao, độ dốc, diện tích lưu vực và mức độ che phủ thực vật) 6. Hình thái lòng dẫn (mức độ uốn khúc, chiều cao bờ, bãi bồi ven và giữa sông) + Trong hợp phần về chế độ khí tượng, thuỷ - hải văn hình thành nên dòng chảy của sông có khá nhiều các yếu tố động như: lượng mưa do bão, áp thấp nhiệt đới và gió mùa đông bắc, mực nước, lưu lượng và tốc độ dòng chảy, hàm lượng bùn cát, dòng triều... Song tất cả những yếu tố đó đều phụ thuộc vào các yếu tố chính dưới đây: 7. Mưa liên quan với bão, áp thấp nhiệt đới và gió mùa đông bắc 8. Lưu lượng dòng chảy 9. Hàm lượng phù sa lơ lửng 10. Thuỷ triều và nước dâng + Hoạt động kinh tế - công trình trên sông khá đa dạng, nên chúng tôi gộp lại một số hoạt động có tính ảnh hưởng tương tự, đồng thời chỉ chọn lọc những hoạt động mang nét đặc trưng, nổi bật và có ảnh hưởng mạnh đến quá trình bồi - xói của sông như sau: 11. Khai thác cát sỏi và đất sét ở bờ sông làm vật liệu xây dựng 12. Hoạt động tụ cư và khai thác kinh tế trên sông 13. Xây dựng hồ chứa đầu nguồn, đập ngăn mặn, bến cảng, cầu cống, đường sá, kênh mương, các trạm bơm hút nước thuỷ lợi, các công trình phòng chống xói lở. II. THANG PHÂN CẤP MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ TTĐL ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH BỒI - XÓI SÔNG NGÒI Trên cơ sở phân tích, chọn lọc các yếu tố môi trường cũng như nhất quán trong việc phân cấp cường độ tác động và hệ số tầm quan trọng, chúng tôi tiến hành xây dựng một thang phân cấp mức độ tác động của các yếu tố tự nhiên - kỹ thuật đối với quá trình bồi - xói sông ngòi với nội dung chi tiết được trình bày ở Bảng 1. III. THIẾT LẬP MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG TTĐL ĐOẠN HẠ LƯU SÔNG THU BỒN TỪ GIAO THUỶ ĐẾN CỬA ĐẠI Hoạt động địa chất của sông là tổng hợp của 3 quá trình: xâm thực, vận chuyển và tích tụ vật liệu dọc theo lòng dẫn. Đó là hệ thống tự nhiên (địa hệ tự nhiên) gồm 2 hợp phần chính là dòng chảy thuộc về thuỷ quyển và MTĐC, chủ yếu là thạch quyển mà trạng thái của nó liên tục biến đổi theo không gian và thời gian. Khác với địa hệ tự nhiên - kỹ thuật thông thường khác, tương tác trực tiếp quyết định sự vận động của địa hệ thung lũng sông Thu Bồn không phải giữa thạch quyển và quyển kỹ thuật mà giữa thạch quyển với thuỷ quyển. Sự vận động của địa hệ tự nhiên này xuất phát từ những mâu thuẫn bên trong hệ thống, đó là tính ổn định tương đối của thạch quyển và tính biến đổi của thuỷ quyển, còn các hoạt động kinh tế - công trình chỉ là hợp phần có tác động tích cực, làm phức tạp hoá thêm sự vận động của địa hệ. · Bảng 1. Thang phân cấp mức độ tác động của các yếu tố tự nhiên - kỹ thuật đối với quá trình bồi - xói sông ngòi [3] Các hợp phần của địa hệ Các yếu tố tác động môi trường Ký hiệu Hệ số tầm quan trọng Ii Cấp độ tác động Mij Cường độ Mij 1 2 3 4 5 6 1. Thành phần thạch học và tính chất kháng xâm thực của A IA = 3 Nhóm đá cứng (vận tốc giới hạn không xói V<10 m/s) 0 Nhóm đá nửa cứng (V = 3-10 m/s) 1 Cuội tảng (V= 2-5 m/s) 2 Nhóm đất dính - rời, nén Page 3 of 10Nghiªn cøu m«i trêng lµ nh»m ®Ó bo vÖ m«i trêng b»ng c¸c ph¸t triÓn bÒn v÷ng 3/23/2007 Môi trường địa chất đất đá chặt (V = 0,6-1,2 m/s) 3 Nhóm đất dính - rời - đặc biệt, kém chặt (V = 0,2-0,5 m/s) 4 2. Đứt gãy kiến tạo và thế nằm của đất đá so với hướng dòng chảy B IB = 1 Không có đứt gãy và đá gốc 0 Thế nằm cắm vào bờ và ngợc dòng 1 Thế nằm đổ vào dòng chảy 2 Thế nằm cùng chiều với dòng chảy 3 Đứt gãy trùng với dòng chảy 4 3. Vận động tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại (chủ yếu là vận động nâng) C IC = 1 Rất yếu 0 Yếu 1 Trung bình 2 Mạnh 3 Rất mạnh 4 4. Quan hệ thuỷ lực của nước dưới đất và nước sông (trao đổi nước) D ID = 2 Không có quan hệ 0 Yếu 1 Trung bình 2 Mạnh 3 Rất mạnh 4 5. Địa hình lưu vực (độ cao, độ dốc, diện tích và mức độ che phủ thực vật của lưu vực) 5.1. Độ cao lưu vực E1 IE1 = 4 £ 30 m 0 30 - 500 m 1 500 – 1000 m 2 1000 - 1500 m 3 ³ 1500 m 4 5.2. Độ dốc lưu vực E E2 IE2 = 4 £ 1m/km 0 1 - 10 m/km 1 10 - 30 m/km 2 30 - 50 m/km 3 ³ 50 m/km 4 5.3. Diện tích lưu vực E3 IE3 = 4 Rất rộng ³ 10000 km2 0 Rộng: 2000-10000 km2 1 Trung bình: 500 -2000 km2 2 Hẹp: 100 - 500 km2 3 Rất hẹp £ 100 km2 4 5.4. Mức độ che phủ E4 IE4 = 4 ³ 80% 0 80 - 60% 1 60 - 40 % 2 Page 4 of 10Nghiªn cøu m«i trêng lµ nh»m ®Ó bo vÖ m«i trêng b»ng c¸c ph¸t triÓn bÒn v÷ng 3/23/2007 thực vật 40 - 20 % 3 £ 20 % 4 6. Hình thái lòng dẫn (mức độ uốn khúc, chiều cao bờ, bãi bồi ven và giữa sông) 6.1. Mức độ uốn khúc F F1 IF1 = 3 = 1, sông thẳng 0 1,0 - 1,5, uốn khúc hạn chế 1 1,5 - 2,0, uốn khúc trung bình 2 2 - 4, uốn khúc mạnh 3 ³ 4, uốn khúc rất mạnh 4 6.2. Chiều cao bờ F2 IF2 = 3 Rất cao ³ 15 m 0 Cao 10 - 15 m 1 Trung bình 5-10 m 2 Thấp 1 - 5 m 3 Rất thấp £ 1m 4 6.3. Bãi bồi ven và giữa sông F3 IF3 = 3 Không có 0 Nhỏ 1 Trung bình 2 Lớn 3 Rất lớn 4 Chế độ dòng chảy của sông 7. Mưa liên quan với bão, áp thấp nhiệt đới và gió mùa đông bắc I II = 4 Mưa với cường độ thấp < 25 mm/h 0 Mưa với cường độ trung bình từ 25 - 50 mm/h kéo dài trong vài giờ 1 Mưa với cường độ lớn ³75 mm/h kéo dài trong vài giờ 2 Mưa với cường độ trung bình từ 25 - 50 mm/h kéo dài trong nhiều ngày 3 Mưa với cường độ lớn ³75 mm/h kéo dài trong nhiều ngày 4 8. Lưu lượng dòng chảy J IJ = 4 Bằng lưu lượng trung bình mùa kiệt 0 Bằng lưu lượng trung bình năm 1 Bằng lưu lượng trung bình mùa lũ 2 Bằng lưu lượng cực đại mùa lũ 3 Bằng lưu lượng lũ lịch sử 4 9. Hàm lượng phù sa lơ lửng K IK = 4 Rất nhỏ, £ 20 g/m3 0 Nhỏ, 20 - 100 g/m3 1 Trung bình, 100 - 500 g/m3 2 Lớn, 500 - 1000 g/m3 3 Page 5 of 10Nghiªn cøu m«i trêng lµ nh»m ®Ó bo vÖ m«i trêng b»ng c¸c ph¸t triÓn bÒn v÷ng 3/23/2007 1. Ma trận đánh giá mức độ hoạt động TTĐL đoạn hạ lưu sông Thu Bồn Dựa vào thang phân cấp mức độ tác động của các yếu tố TTĐL đối với quá trình bồi - xói của sông ở Bảng 1, tiến hành lập bảng ma trận gồm 18 cột và 18 hàng, trong đó, hàng ngang biểu diễn chỉ số mức độ tác động của các yếu tố môi trường (tức là nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng), cột dọc biểu diễn các yếu tố môi trường và hệ số tầm quan trọng của nó. Ngoài ra, 3 cột đầu tiên thể hiện tên và ký hiệu các đoạn sông thành phần, cột cuối cùng là tổng điểm số mức độ hoạt động TTĐL của từng đoạn sông. Nội dung và kết quả cụ thể của ma trận tính toán cường độ hoạt động TTĐL đoạn hạ lưu sông Thu Bồn từ Giao Thuỷ đến Cửa Đại được trình bày ở Bảng 2. 2. Phân vùng mức độ hoạt động TTĐL và đánh giá nguy cơ xảy ra bồi - xói trên đoạn sông nghiên cứu Từ bảng ma trận đánh giá tổng hợp mức độ hoạt động TTĐL đoạn hạ lưu sông Thu Bồn từ Giao Thuỷ đến cửa Đại (Bảng 2), tiến hành thành lập bản đồ phân vùng mức độ hoạt động TTĐL (Hình 1) và Rất lớn, ³ 1000 g/m3 4 10. Thuỷ triều và n- ớc dâng L IL = 2 Biên độ triều và nước dâng < 0,5 m 0 Biên độ triều và nước dâng 0,5-1,5 m 1 Biên độ triều và nước dâng 1,5 - 2,5 m 2 Biên độ triều và nước dâng 2,5 - 3,5 m 3 Biên độ triều và nước dâng >3,5m 4 Các hoạt động kinh tế - công trình 11. Khai thác cát sỏi đáy sông và đất sét ở bờ sông M IM = 2 Không có 0 Yếu £ 100 m3/ngày 1 Trung bình 100 - 500 m3/ngày 2 Mạnh, 500 - 1000 m3/ngày 3 Rất mạnh, ³ 1000 m3/ngày 4 12. Hoạt động tụ cư và khai thác kinh tế trên sông N IN = 2 Không có 0 ít, £ 50 ngời/km2 1 Trung bình, 50 - 500 ngư- ời/km2 2 Nhiều, 500 - 1000 ng- ười/km2 3 Rất nhiều, ³ 1000 ng- ười/km2 4 13. Xây dựng hồ chứa đầu nguồn, đập ngăn mặn, cầu đ- ường, kênh mương, trạm bơm nước thuỷ lợi, kè chống xói lở. O IO = 2 Không có công trình 0 1-2 tuyến đường, công trình, vài thị trấn nhỏ 1 2-3 tuyến đường, 1-2 hồ chứa, nhà máy, công trình 2 Xây dựng nhiều công trình khác nhau 3 Xây dựng rất nhiều công trình khác nhau 4 Page 6 of 10Nghiªn cøu m«i trêng lµ nh»m ®Ó bo vÖ m«i trêng b»ng c¸c ph¸t triÓn bÒn v÷ng 3/23/2007 kiểm chứng lại qua nhiều đợt khảo sát thực tế về hoạt động TTĐL trên đoạn sông đang xét, chúng tôi đưa ra một tiêu chí đánh giá cường độ hoạt động TTĐL cho đoạn hạ lưu sông Thu Bồn như sau: Hoạt động TTĐL có cường độ rất mạnh (K ³ 140) với tính ổn định thấp chiếm phần lớn các khu bờ ở đoạn hạ lưu (30/90 km = 33,3%) và phân bố ở bờ trái, từ Kỳ Long (Điện Thọ) đến Đông Khương (Điện Minh) - đoạn 5, từ Thanh Hà đến Cẩm Thanh (Hội An) - đoạn 8 và bờ phải, từ Hoà Giang (Điện Trung) đến An Hà (Điện Phong) - đoạn 14, từ Cẩm Kim đến Duy Nghĩa - đoạn 17. Đây là những khu bờ có chế độ hoạt động TTĐL khá phức tạp, biến đổi mạnh theo không gian và thời gian, nên rất có nguy cơ phát sinh mạnh các quá trình bồi - xói của sông. Do vậy, tuyệt đối không nên quy hoạch xây dựng các công trình kinh tế, dân sinh ở các đoạn bờ nêu trên, đồng thời cần có kế hoạch để di dời các khu dân cư ra khỏi vùng này. · Bảng 2. Ma trận đánh giá tổng hợp mức độ hoạt động TTĐL đoạn hạ lưu sông Thu Bồn, từ Giao Thuỷ đến cửa Đại [3] Tiếp theo là các đoạn bờ có mức độ hoạt động TTĐL mạnh (K: 125-140) chiếm 21,1% (19/90 km) đoạn hạ lưu. Các khu bờ này phân bố rải rác trên các đoạn bờ trái, từ Bì Nhai (Điện Hồng) đến Kỳ Long (Điện Thọ) - đoạn 4, từ Đông Khương (Điện Minh) đến Thanh Chiêm (Điện Phương) - đoạn 6, từ Thanh Chiêm đến Thanh Hà (Hội An) - đoạn 7 và bờ phải, từ Phú Đông (Điện Quang) đến Hoà Giang (Điện Trung) - đoạn 13, từ An Hà (Điện Phong) đến Câu Lâu - đoạn 15 và từ Câu Lâu đến Cẩm Kim (Hội An) - đoạn 16 với độ ổn định tương đối thấp, có khả năng phát sinh hoạt động bồi - xói, nên hạn chế quy hoạch, xây dựng các công trình, nhất là các công trình quy mô lớn. Chiếm tỷ lệ thấp hơn là những đoạn bờ có cường độ hoạt động TTĐL trung bình (K: 110-125) chiếm 28,3% (25,5/90 km) các khu bờ trong đoạn sông đang xét và phân bố ở bờ trái, từ Văn La đến Bì Nhai (Điện Hồng) - đoạn 3, từ Cẩm Thanh đến Cửa Đại - đoạn 9 và bờ phải, từ Văn Ly đến Phú Đông (Điện Quang) - đoạn 12, từ Duy Nghĩa đến Duy Hải - đoạn 18. Những đoạn bờ này có độ ổn định tương đối cao, ít có khả năng xảy ra bồi - xói mạnh, có thể khai thác và sử dụng hợp lý để phục vụ dân sinh, kinh Số TT Yếu tố tác động MT (Nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng) YÕu tố t¸c động m«i trường (A, B, C…i) / Hệ số tầm quan trọng (IA, IB, …II) Tổng điểm số K= II MIj A B C D E F I J K L M N O Cấp độ tác động Mij ia =3 ib =1 ic = 1 Id =2 Ie1=4 Ie2=4 Ie3=4 Ie4=4 If1=3 If2=3 If3= ii =4 ij =4 ik =4 il =2 im =1 in =1 io =1 Đoạn sông Ký hiệu 1 Đại Cường - Giao Thủy (Bờ trái) 1 3 0 0 1 4 1 1 2 3 1 1 3 4 3 0 0 1 1 102 2 Giao Thñy - V¨n La 2 3 0 0 1 4 1 1 2 1 1 1 3 4 3 0 2 1 1 100 3 V¨n La - B× Nhai 3 3 4 1 2 4 1 1 2 1 2 3 3 4 3 0 2 1 1 116 4 B× Nhai - Kú Long 4 3 0 2 3 4 1 1 2 3 2 4 3 4 3 0 3 1 2 128 5 Kú Long - §«ng Khương 5 4 4 4 4 4 1 1 2 1 3 4 3 4 3 1 4 1 2 140 6 §«ng Khương - Thanh Chiªm 6 4 4 2 3 4 1 1 2 2 3 2 3 4 3 1 0 2 2 127 7 Thanh Chiªm - Thanh Hµ 7 4 4 1 4 4 1 1 1 3 3 2 3 4 3 1 2 2 3 133 8 Thanh Hµ - CÈm Thanh 8 4 4 3 4 4 0 0 1 2 4 4 3 4 3 2 4 3 4 143 9 CÈm Thanh - Cöa §¹i (Bê tr¸i) 9 4 4 2 4 4 0 0 1 1 4 1 3 4 3 2 0 3 2 118 10 Gi¶ng Hßa - Cï Bµn (Bê ph¶i) 10 3 4 0 1 4 1 1 2 1 1 1 3 4 3 0 0 1 1 100 11 Cï Bµn - V¨n Ly 11 3 0 0 1 4 1 1 2 1 2 1 3 4 3 0 2 1 1 103 12 V¨n Ly - Phó §«ng 12 3 4 1 2 4 1 1 2 1 2 3 3 4 3 0 2 1 1 116 13 Phó §«ng - Hßa Giang 13 4 0 2 3 4 1 1 2 3 2 4 3 4 3 0 3 1 2 131 14 Hßa Giang - An Hµ 14 4 4 4 4 4 1 1 2 1 3 4 3 4 3 1 4 1 2 140 15 An Hµ - C©u L©u 15 4 4 2 4 4 1 1 2 2 3 2 3 4 3 1 0 2 2 129 16 Câu Lâu - Cẩm Kim 16 4 4 1 4 4 1 1 1 3 3 2 3 4 3 1 2 2 2 131 17 Cẩm Kim - Duy Nghĩa 17 4 4 3 4 4 0 0 1 2 4 4 3 4 3 2 4 3 4 143 18 Duy Nghĩa - Duy Hải 18 4 4 2 4 4 0 0 1 1 4 1 3 4 3 2 0 3 2 118 Page 7 of 10Nghiªn cøu m«i trêng lµ nh»m ®Ó bo vÖ m«i trêng b»ng c¸c ph¸t triÓn bÒn v÷ng 3/23/2007 tế - xã hội, song cũng phải thận trọng đối với các dự án có quy mô lớn. Cuối cùng là các đoạn bờ có mức độ hoạt động TTĐL yếu (K < 110) chiếm tỷ lệ thấp nhất trong đoạn sông nghiên cứu 18,4% (16,5/90 km), phân bố ở bờ trái từ Đại Cường đến Giao Thuỷ - đoạn 1, từ Giao Thuỷ đến Văn La (Điện Hồng) - đoạn 2 và bờ phải từ Giảng Hoà (Đại Thắng) đến Cù Bàn - đoạn 10, từ Cù Bàn đến Văn Ly (Điện Quang) - đoạn 11, với khả năng ổn định cao, ít hoặc không có khả năng phát sinh quá trình bồi - xói. Do vậy, nên có qui hoạch lâu dài để ổn định dân sinh - kinh tế ở những đoạn bờ này. Page 8 of 10Nghiªn cøu m«i trêng lµ nh»m ®Ó bo vÖ m«i trêng b»ng c¸c ph¸t triÓn bÒn v÷ng 3/23/2007 Hình 1. Bản đồ phân vùng mức độ hoạt động thuỷ thạch động lực đoạn hạ lưu sông Thu Bồn Page 9 of 10Nghiªn cøu m«i trêng lµ nh»m ®Ó bo vÖ m«i trêng b»ng c¸c ph¸t triÓn bÒn v÷ng 3/23/2007 IV. KẾT LUẬN - Cần chỉnh biên, bổ sung và vận dụng linh động thang phân cấp nêu trên cho phù hợp với từng thung lũng sông để có thể áp dụng rộng rãi cho sông ngòi miền Trung nói chung, đặc biệt là các thung lũng sông thuộc sườn Đông Trường Sơn Việt Nam. - Cường độ hoạt động TTĐL ở đoạn hạ lưu sông Thu Bồn biến đổi rất phức tạp từ yếu đến rất mạnh, trong đó, cường độ hoạt động TTĐL từ mạnh đến rất mạnh chiếm trên 50% đoạn sông nghiên cứu và phân bố từ Kỳ Long đến Duy Nghĩa. Các đoạn sông còn lại có cường độ hoạt động TTĐL từ yếu đến trung bình, phân bố phía trên khúc uốn Kỳ Long và khu vực cửa Đại với khả năng ổn định cao đến tương đối cao, ít hoặc không có khả năng phát sinh quá trình bồi - xói, có thể khai thác và sử dụng hợp lý để phục vụ dân sinh, kinh tế - xã hội. VĂN LIỆU 1. Đinh Phùng Bảo, 2001. Đặc điểm khí hậu - thuỷ văn tỉnh Quảng Nam. Trung tâm Dự báo KTTV tỉnh Quảng Nam. 2. Đỗ Quang Thiên, 2002. Nghiên cứu quá trình xói lở bờ sông Hương, đoạn từ ngã ba Tuần đến Bao Vinh và đề xuất các giải pháp phòng chống. Luận văn Ths kỹ thuật, ĐH Mỏ - Địa chất, Hà Nội. 3. Đỗ Quang Thiên, 2005. Phân chia các kiểu cấu trúc môi trường địa chất và đánh giá tổng hợp mức độ hoạt động thuỷ thạch động lực khu vực hạ lưu sông Thu Bồn. Báo cáo đề tài KHCN cấp Bộ, mã số B2004-07-06. Lưu trữ ĐHKH Huế. 4. Phạm Văn Tỵ, 2000. Đánh giá tác động đến môi trường. Bài giảng cho NCS và cao học ngành ĐCCT. Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội. 5. Trần Minh Quang, 2000. Động lực học sông và chỉnh trị sông. Nxb ĐHQG, Tp. Hồ Chí Minh. Page 10 of 10Nghiªn cøu m«i trêng lµ nh»m ®Ó bo vÖ m«i trêng b»ng c¸c ph¸t triÓn bÒn v÷ng 3/23/2007

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTaiLieuTongHop.Com---4 tcdb.pdf