Những nghiên cứucủa Afoninavề tourmalin trong pegmatit [1] cho thấy các
thành hệ pegmatit khác nhau đặc trưngbởi những biến loại tourmalin khác nhau.
Pegmatit chứa kim loại hiếm đặc trưngbởi tourmalin thuộc dãy đồng hình elbait-schorl,
trong khi pegmatit muscovit thường chứa tourmalincủa dãy đồng hình schorl-đravit,
tourmalin trong pegmatit sứ gốm và pegmatit chứa amazonit có thôngsố ccủa ômạng
cơ sở lớn nhấttức làtương ứngvới loại tourmalin giàu sắt ở vị trí cấu trúc Y và Z. Trên
biểu đồ thể hiện sự thay đổi giá trị thôngsố ô mạng cơ sở của tourmalin có nguồn gốc
thành tạo khác nhau (Hình 8), có thể thấy tourmalinLục Yên phânbố thành hai trường
độc lập: các mẫu LYT 13 (No.2); LYT 20 (No.7); LY-X1 (No.10)nằmgần đường biểu
diễncủa dãy đồng hình đravit-schorlvớihợp phần chủyếu là đravit, cácmẫu cònlại
baogồm LYT 12 (No.1); LYT 14 (No.3); LYT 15 (No.4); LYT 16 (No.5); LYT 18
(No.6); LYT 20/1 (No.8); LYT 132 (No.9)nằm gần đường biểu diễncủa dãy đồng hình
elbait - schorl với hợp phần elbait cao. Đâycũng là trường phân bố tourmalin có nguồn
gốc pegmatit kim loại hiếm.
14 trang |
Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Xác định các biến loại tourmalin chất lượng ngọc vùng Lục Yên bằng phương pháp nhiễu xạ roengen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xác Định Các Biến Loại Tourmalin Chất Lượng Ngọc Vùng
Lục Yên Bằng Phương Pháp Nhiễu Xạ Roengen
Ngụy Tuyết Nhung, Nguyễn Thị Minh Thuyết
Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Tóm tắt: Dựa vào đặc điểm cấu trúc mạng tinh thể (thông số ô mạng cơ sở,
khoảng cách giữa các mặt mạng), xác định bằng phương pháp phân tích cấu
trúc tinh thể trên máy nhiễu xạ roengen, đã nhận dạng được hai biến loại
tourmalin chất lượng ngọc ở vùng mỏ Lục Yên là elbait và đravit. Trong hai
biến loại đó, elbait có chất lưọng ngọc cao hơn. Sự thành tạo những biến loại
này liên quan với các quá trình địa chất khác nhau. Sự xuất hiện elbait là dấu
hiệu để tiếp tục tìm kiếm loại hình pegmatit kim loại hiếm có ý nghĩa công
nghiệp tại vùng mỏ Lục Yên.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tourmalin là một trong số những đá bán quý có nhiều màu sắc đẹp nhất, với phổ
màu rất rộng, bao gồm các màu xanh lục, lam, vàng, da cam, hồng, đỏ, đỏ tím, đen và
không màu. Không những thế, nhiều màu có thể cùng xuất hiện trên một tinh thể khiến
cho vẻ đẹp của tourmalin càng thêm đặc biệt. Chính vì có màu sắc đẹp, độ trong cao, độ
cứng khá lớn nên từ lâu, tourmalin đã được dùng để chế tác đồ trang sức, đồ mỹ nghệ.
Tourmalin chất lượng ngọc được phát hiện ở vùng mỏ Yên Bái cùng với các đá
quý khác như saphir, rubi, spinel. Màu sắc, kích thước, chất lượng ngọc của chúng rất
khác nhau [6, 7], vì thế, có khả năng chúng thuộc nhiều biến loại và thành tạo trong
những điều kiện địa chất khác nhau. Xác định chính xác biến loại tourmalin, làm sáng tỏ
điều kiện thành tạo của chúng sẽ góp phần đánh giá đúng đắn tiềm năng đá quý vùng
mỏ này, cũng như làm cơ sở cho công tác tìm kiếm thăm dò và quy hoạch khai thác đá
quý có hiệu quả.
I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI TOURMALIN
Tourmalin có thành phần hoá học phức tạp, có thể biểu diễn bằng công thức hoá
tinh thể sau: (Na,Ca)(Mg,Fe,Mn,Li,Al)3(Al,Mg,Fe)6 [Si6O18](BO)3(O,OH)3(OH,F), hoặc
viết tổng quát là XY3Z6B3Si6(O,OH)30(OH,F) với các cation chủ yếu là Na, Ca ở vị trí
X; Mg, Fe+2, Mn, Li, Al - Y; Al, Mg, Fe+3- - Z. Tuỳ thuộc vào loại cation chiếm các vị
trí X, Y, Z, tourmalin được phân chia ra những biến loại chính sau (Bảng 1).
Bảng 1. Các biến loại tourmalin [3]
Tên
biến loại X Y Z
Elbait Na Al, Li Al
Olenit Na Al Al
Đravit Na Mg Al
Schorl Na Fe+2 Al
Tsilaisit Na Al, Mn Al
Buergerit Na Fe+3 Al
Liđđicoatit Ca Li, Mg Al
Uvit Ca Mg Al, Mg
Feruvit Ca Fe+2 Al, Fe+3,
Mg
- Ca Mn Al, Mn
Feriđravit Na Mg Fe+3
Chromđravit Na Mg Cr
Các biến loại phổ biến nhất là đravit với công thức là
NaMg3Al6B3Si6(O,OH)30(OH,F), schorl - Na(Fe,Mn)3Al6B3Si6(O,OH)30(OH,F), elbait -
Na(Li,Al)3Al6B3Si6(O,OH)30(OH,F), chúng tạo nên hai dãy đồng phổ biến là đravit -
schorl và elbait - schorl. Tất cả tourmalin với thành phần hoá học khác nhau đều kết tinh
trong hệ ba phương. Tinh thể thường có dạng tháp lăng trụ ba phương rất đặc trưng bởi
nhiều vết khía dọc mặt lăng trụ.
Hình 1. Cấu trúc tourmalin
Tourmalin là khoáng vật thuộc phụ lớp silicat đảo vòng [2, 5], đơn vị cấu trúc cơ
bản gồm các vòng lục giác kép (2 tầng) nằm bao quanh các trục bậc 3. Tầng 1 là vòng
lục giác gồm 6 tứ diện SiO4 móc nối với nhau; chúng có mặt tam giác đáy gần như
vuông góc với trục bậc 3 và các đỉnh cùng hướng về một phía. Tầng 2 là vòng lục giác
gồm ba tam giác BO3 nằm xen kẽ với ba bát diện, cấu tạo từ bốn nguyên tử oxy và hai
nhóm OH, tạo nên đa diện phối trí hình tám mặt (bát diện) cho nguyên tử nhóm Y (Li,
10
Si
Y
Na, Ca
C
o
=
7
.2
4
Z
Mg, Al). Các vòng lục giác kép xếp chồng lên nhau tạo thành những cột lục giác với
trục bậc 3 nằm giữa. Các nguyên tử Na, Ca phân bố trong các khoang trống giữa hai
vòng lục giác kép. Các cột lục giác trên liên kết với nhau theo hướng nằm ngang qua
các nguyên tử nhóm Z (Al, Fe, Mn), phân bố trong các bát diện phối trí của chúng được
tạo bởi 5 nguyên tử oxy và một nhóm OH. Nhóm đối xứng không gian của tourmalin là
R3m. Ô mạng cơ sở hình mặt thoi có thông số a = 9,54 A°, g = 113°57’, ô mạng cơ sở
sáu phương có thông số a = 15,7 - 16,2 A°, c = 6,9 - 7,5 A°. Các tính chất cơ lý của các
biến loại tourmalin gần tương tự nhau: độ cứng tương đối khoảng 7 - 7,5, tỷ trọng dao
động trong khoảng 3,03 đến 3,22, chiết suất np = 1,612 - 1,650, ng = 1,634 - 1,671.
Tourmalin là khoáng vật đặc trưng cho đá pegmatit granit, các đá mạch khí hoá
nhiệt dịch, một số đá granit, đá biến chất. Trong các đá này thường gặp các biến loại
tourmalin khác nhau. Trong đá granit và pegmatit thường gặp tourmalin có thành phần
tương ứng với dãy đồng hình elbait - schorl, trong khi tourmalin giàu magnesi hay
đravit thường đặc trưng cho đá biến chất và đá metasomatit. Tất cả các biến loại
tourmalin đều có thể dùng làm đồ trang sức hoặc mỹ nghệ, nhưng giá trị nhất vẫn là
elbait.
II. MẪU VẬT
Mẫu nghiên cứu gồm các tinh thể hoặc mảnh tinh thể tourmalin có các màu khác
nhau, đa số là mẫu đã tách khỏi đá gốc, chỉ có 2 trong 10 mẫu phân tích là tinh thể được
lấy trực tiếp từ đá pegmatit. Các mẫu phân tích gồm:
LYT 12 - mảnh tinh thể sắc cạnh màu đỏ tím, bán trong suốt
LYT 13 - tinh thể lăng trụ sáu phương màu xanh lục phớt xám, đục
LYT 14 - mảnh tinh thể sắc cạnh màu vàng lục, trong suốt
LYT 15 - mảnh tinh thể sắc cạnh màu vàng phớt lục xám, đục
LYT 16 - mảnh tinh thể sắc cạnh phân đới màu: đới màu lam đậm xen đới màu
lam tím rất nhạt gần như không màu
LYT 18 - mảnh tinh thể sắc cạnh phân đới màu: hồng nâu nhạt với các dải màu
xám xanh
LYT 20 - tinh thể lăng trụ màu nâu cánh gián
LYT 20/1 - tinh thể lăng trụ, phân đới màu từ trong ra ngoài. Trong - xám nhạt,
ngoài - đen, bán trong suốt. Tinh thể nằm trong đá pegmatit, gặp cùng thạch anh ám
khói, amazonit, mica
LYT 132/2 - tinh thể lăng trụ, phân đới màu từ trong ra ngoài, trong - đỏ, ngoài -
hồng. Tinh thể nằm trong đá pegmatit gặp cùng thạch anh ám khói, amazonit, mica
LY-X1 - tinh đám gồm nhiều tinh thể tourmalin hình lăng trụ ngắn nằm lộn xộn,
màu nâu.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Việc phân biệt 3 biến loại tourmalin là đravit, elbait và schorl bằng các phương
pháp ngọc học đơn giản như dựa vào tỷ trọng, chiết suất thường gặp khó khăn, do có
những khoảng giá trị trùng lặp ở các biến thể khác nhau (Bảng 2). Có thể phân biệt các
biến loại dựa vào kết quả phân tích thành phần hoá học bằng phương pháp vi dò, nhưng
đây là phương pháp phân tích khá phức tạp từ khâu chuẩn bị mẫu, phân tích trên máy
đến xử lý kết quả. Ngoài ra, có một số hợp phần không phân tích được bằng phương
pháp này, ví dụ B, Li, OH.
Bảng 2. Tỷ trọng và chiết suất của các biến loại tourmalin [10]
TT Biến loại Tỉ trọng ng np
1 Elbait 2,9 - 3,11 1,637 - 1,651 1,618 - 1,630
2 Đravit 2,92 - 3,30 1,627 - 1,664 1,610 - 1,634
3 Schorl 3,1 - 3,2 1,658 - 1,668 1,628 - 1,633
Vì thế, để nhận dạng chính xác biến loại tourmalin người ta thường dùng nhiều
phương pháp bổ trợ nhau. Một trong những phương pháp đó là phân tích cấu trúc tinh
thể bằng tia roengen trên máy nhiễu xạ, hay gọi tắt là phương pháp nhiễu xạ roengen.
Trong bài báo này sử dụng hai phương pháp nhận dạng nhanh các biến loại tourmalin
thuộc hai dãy đồng hình phổ biến là đravit-schorl và schorl-elbait. Nguyên lý phương
pháp dựa trên sự thay đổi giá trị thông số ô mạng cơ sở do thay thế đồng hình các
nguyên tố hoá học dẫn tới sự co giãn cấu trúc mạng tinh thể. Đã có nhiều công trình
nghiên cứu nhận dạng biến loại tourmalin dựa vào giá trị thông số ô mạng cơ sở.
Trên Bảng 3 là các thông số ô mạng cơ sở được các tác giả khác nhau sử dụng
làm chuẩn để nhận dạng tourmalin. Có thể nhận dạng nhanh các biến loại elbait, schorl,
đravit bằng biểu đồ thể hiện sự phụ thuộc thông số ô mạng c, c/a với thành phần (Hình
2). Sự co giãn cấu trúc mạng tinh thể cũng kéo theo sự thay đổi giá trị khoảng cách giữa
các mặt mạng, dẫn tới sự dịch chuyển vị trí các đỉnh nhiễu xạ. Sau khi khảo sát kỹ các
giản đồ nhiễu xạ của các biến loại tourmalin, Soseđko [9] đã đề xuất sử dụng các đỉnh
nhiễu xạ (003), (232), (511) làm đỉnh chuẩn cho việc nhận dạng biến loại tourmalin
(Hình 3, 4, 5). Afonina [1] cũng đã xây dựng các đồ thị (Hình 6, 7) và phương trình thể
hiện sự phụ thuộc thông số ô mạng cơ sở vào thành phần hoá học.
Elbait % (mol) = 7395,1 – 1029,1 c; sai số d = ±10% (1)
Đravit % (mol) = - 7088,75 + 15842 c/a; sai số d = ±10% (2)
Bảng 3. Thông số ô mạng cơ sở của các biến loại tourmalin
Thông số mạng (A°) Khoảng cách mặt mạng d (A°)
TT
Biến
loại
a c c/a 511 232 003 003-
511
003-
232
Tác giả
1 D* 15,910 7,210 0,45317 2,341 2,377 2,403 0,062 0,026 Epprecht
[9]
2 D* 15,918 7,203 0,45251 2,341 2,376 2,401 0,060 0,025 -
3 D* 15,983 7,223 0,45192 2,351 2,383 2,406 0,055 0,023 Sosedko [9]
4 D* 15,947 7,194 0,45112 2,337 21-164*
5 D* 15,931 7,197 0,45176 2,342 2,376 2,396 14.76*
6 D* 15,947 7,194 0,4511 Tomisaka
[1]
7 D* 15,942 7,208 0,4521 Afonina [1]
8 D* 15,942 7,225 0,4532 Epprecht
[1]
9 U* 15,960 7,195 0,45081 2,378 29-342*
10 S* 16,000 7,135 0,44594 2,350 2,373 2,378 0,028 0,005 Epprecht
[9]
11 S* 15,990 7,145 0,44684 2,349 2,374 2,382 0,033 0,008 -
12 S* 15,964 7,154 0,4481 2,347 2,372 2,383 0,036 0,011 Sosedko [9]
13 S* 16,095 7,136 0,44337 2,348 22-469*
14 S* 16,095 7,136 0,4434 Tomisaka
[1]
15 S* 16,032 7,149 0,4459 Epprecht
[1]
16 S* 15,984 7,164 0,4482 Afonina [1]
17 E* 15,842 7,090 0,44754 2,328 2,354 2,363 0,035 0,009 Minerals
[9]
18 E* 15,810 7,085 0,44813 2,323 2,350 2,362 0,039 0,012 Epprecht
[9]
19 E* 15,887 7,120 0,4482 2,337 2,363 2,370 0,033 0,007 Sosedko [9]
20 E* 15,854 7,105 0,4415 2,335 2,361 2,370 0,035 0,009 Sosedko [9]
21 E* 15,843 7,102 0,4483 Tomisaka
[1]
22 E* 15,842 7,099 0,4481 Epprecht
[1]
23 E* 15,853 7,103 0,4480 Afonina [1]
24 E* 15,843 7,102 0,44827 21-251*
25 E* 15,858 7,106 0,44810 2,327 2,370 26-964*
26 L* 15,847 7,108 0,44854 2,328 2,356 2,368 30-748*
D* - Đravit, U* - Uvit, S* - Schorl, E* - Elbait, L* - Liđđicoatit
21-164; 14-76; 29- 342; 22-469; 21-251; 26-694; 30-748* - số thứ tự các phiếu
roengen của JCPDS.
Dựa vào các đồ thị hoặc các phương trình trên, có thể xác định phần trăm các
hợp phần elbait hoặc đravit trong các biến loại tourmalin thuộc dãy đồng hình schorl-
elbait và đravit-schorl.
Các mẫu nghiên cứu được chụp giản đồ nhiễu xạ bột trên máy nhiễu xạ
SIEMEN D5005 (Trung tâm Khoa học vật liệu, Trường ĐHKHTN). Chế độ chụp: ống
đồng, 2q = 10 - 70°, tốc độ quay của ống đếm là 0,03°/ sec.
IV. KẾT QUẢ
Các giản đồ nhiễu xạ được luận giải theo giá trị khoảng cách mặt mạng d(hkl) và
cường độ các vạch nhiễu xạ. Thông số ô mạng cơ sở được tính theo phương trình:
1/(dhkl)2 = 4/3 (h2+hk+k2) / a2+l2+c2
Việc tính toán thông số được thực hiện nhờ phần mềm do Phan Thiên Sơn viết.
Các đỉnh được chọn để tính thông số ô mạng là 122, 051, 003, 511, 440, 342,
413, 621, 333, 603, 271, 550, 054.
Thông số ô mạng cơ sở được tính cho tất cả các mẫu nghiên cứu, kết quả được
trình bày trong Bảng 4.
Bảng 4. Thông số ô mạng cơ sở của tourmalin Lục Yên (A°)
TT Mẫu a c c/a 511 003
1 LYT12 15,8243 7,0914 0,4481 2,3256 2,3648
2 LYT13 15,9113 7,2082 0,4530 2,3404 2,4056
3 LYT14 15,9045 7,1168 0,4475 2,3358 2,3685
4 LYT15 15,9054 7,1254 0,4480 2,3362 2,3719
5 LYT16 15,8655 7,1097 0,4481 2,3307 2,3686
6 LYT18 15,8262 7,0976 0,4485 2,3261 2,3606
7 LYT20 15,9629 7,2014 0,4511 2,3484 2,4059
8 LYT20/1 15,9267 7,1300 0,4476 2,3388 2,3774
9 LY132/2 15,8365 7,0937 0,4480 2,3266
10 LY-X1 15,9498 7,1940 0,4510 2,3452 2,3998
7.0800 7.1200 7.1600 7.2000
0.442
0.444
0.446
0.448
0.450
0.452
d·y 1
d·y 2
d·y 3
Elbait
Dravit
Schorl
Schorl
c, A
c/a
o
1
9
6
5
3
4
10
7
2
8
Hình 3. Biểu đồ nhận dạng các biến loại tourmalin Lục Yên
(dãy 1- Tourmalin Lục Yên, dãy 2- Tomisaka, dãy 3- Afonina)
Phân tích các giản đồ roengen của các mẫu nghiên cứu cho thấy có thể phân biệt
hai kiểu giản đồ theo hình thái và vị trí các đỉnh nhiễu xạ 511, 232 và 003: kiểu thứ nhất
bao gồm các mẫu LYT 12 (No.1); LYT 14 (No.3); LYT 15 (No.4); LYT 16 (No.5);
LYT 18 (No.6); LYT 20/1 (No.8); LYT 132 (No.9) tương tự mẫu chuẩn elbait và kiểu
thứ hai bao gồm các mẫu LYT 13 (No2); LYT 20 (No.7); LY-X1 (No.10) giống mẫu
chuẩn đravit (Hình 3, 4). Về đặc điểm bề ngoài có thể nhận xét: các mẫu tương ứng
elbait có nhiều màu khác nhau, tinh thể thường có màu thay đổi theo đới phân bố từ
trong ra ngoài hoặc dọc theo chiều dài tinh thể, độ trong suốt khá cao. Các mẫu tương
ứng đravit thường có độ trong suốt kém hơn (đục). Màu tinh thể đồng nhất, phổ biến là
màu xanh lục và nâu cánh gián. Việc phân loại trên hoàn toàn phù hợp với các kết quả
nhận dạng các biến loại tourmalin theo các biểu đồ biểu diễn sự thay đổi giá trị khoảng
cách mặt mạng d511 và d003 (Hình 5) và sự thay đổi giá trị thông số ô mạng c, c/a của
tourmalin thuộc hai dãy đồng hình schorl-đravit và schorl-elbait (Hình 2).
Dựa vào phương trình (1), (2) và biểu đồ xác định hợp phần đravit (Hình 6), hợp
phần elbait (Hình 7), đã xác định được thành phần của tourmalin các màu ở Lục Yên
(Bảng 5).
Bảng 5. Thành phần tourmalin xác định theo giá trị thông số ô mạng cơ sở
TT Mẫu c c/a Elbait % (mol) Đravit % (mol)
1 LYT12 7,0914 0,4481 97,4
2 LYT13 7,2082 0,4530 87,7
3 LYT14 7,1168 0,4475 91,2
4 LYT15 7,1254 0,4480 62,4
5 LYT16 7,1097 0,4481 78,5
6 LYT18 7,0976 0,4485 91,0
7 LYT20 7,2014 0,4511 57,6
8 LYT20/1 7,1300 0,4476 57,6
9 LY132/2 7,0937 0,4480 95,1
10 LY-X1 7,1940 0,4510 56,0
Như vậy, bằng các phương pháp nhận dạng khác nhau, kết quả thu được cho
thấy, tourmalin các màu khác nhau của Lục Yên thuộc hai biến loại elbait và đravit.
Thành phần dao động trong phạm vi khá rộng, từ 57,6 đến 97,4% hợp phần elbait và
56,9 đến 87,7% hợp phần đravit.
Những nghiên cứu của Afonina về tourmalin trong pegmatit [1] cho thấy các
thành hệ pegmatit khác nhau đặc trưng bởi những biến loại tourmalin khác nhau.
Pegmatit chứa kim loại hiếm đặc trưng bởi tourmalin thuộc dãy đồng hình elbait-schorl,
trong khi pegmatit muscovit thường chứa tourmalin của dãy đồng hình schorl-đravit,
tourmalin trong pegmatit sứ gốm và pegmatit chứa amazonit có thông số c của ô mạng
cơ sở lớn nhất tức là tương ứng với loại tourmalin giàu sắt ở vị trí cấu trúc Y và Z. Trên
biểu đồ thể hiện sự thay đổi giá trị thông số ô mạng cơ sở của tourmalin có nguồn gốc
thành tạo khác nhau (Hình 8), có thể thấy tourmalin Lục Yên phân bố thành hai trường
độc lập: các mẫu LYT 13 (No.2); LYT 20 (No.7); LY-X1 (No.10) nằm gần đường biểu
diễn của dãy đồng hình đravit-schorl với hợp phần chủ yếu là đravit, các mẫu còn lại
bao gồm LYT 12 (No.1); LYT 14 (No.3); LYT 15 (No.4); LYT 16 (No.5); LYT 18
(No.6); LYT 20/1 (No.8); LYT 132 (No.9) nằm gần đường biểu diễn của dãy đồng hình
elbait - schorl với hợp phần elbait cao. Đây cũng là trường phân bố tourmalin có nguồn
gốc pegmatit kim loại hiếm. Trong các quá trình địa chất thành tạo đá quý, pegmatit có
một ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nhiều loại đá quý chất lượng cao (màu sắc đẹp,
phong phú, độ trong suốt cao, kích thước tinh thể lớn) liên quan với quá trình này.
Trong các thể pegmatit kim loại hiếm, ngoài tourmalin nhiều màu, còn có thể gặp các
loại đá quý khác như aquamarin, vorobevit, spođumen, thạch anh ám khói, amethyst…
Ngoài ra, loại hình pegmatit này cũng là nguồn quan trọng cung cấp nguyên liệu cho
việc sản xuất các kim loại hiếm như Li, Cs, Be, Ta, Nb,… Việc xuất hiện tourmalin
thuộc biến loại elbait ở Lục Yên là dấu hiệu tìm kiếm loại hình pegmatit có ý nghĩa
công nghiệp này. Sự thành tạo biến loại đravit có thể liên quan tới quá trình khử
pegmatit bởi môi trường đá carbonat vây quanh. Trong trường hợp này, đravit có thể đi
cùng spinel và rubi [8].
KẾT LUẬN
Sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc tinh thể bằng phương pháp bột trên
máy nhiễu xạ roengen SIEMEN D5005 đã cho phép nhanh chóng xác định đặc điểm
cấu trúc mạng tinh thể tourmalin. Dựa vào kết quả xác định thông số ô mạng cơ sở và
khoảng cách giữa các mặt mạng, đã nhận dạng được các biến loại của tourmalin Lục
Yên thuộc hai dãy đồng hình là elbait-schorl và đravit-schorl với hợp phần elbait và
đravit vượt trội. Các biến loại thuộc dãy elbait-schorl có chất lượng ngọc cao hơn (màu
sắc đẹp và phong phú hơn, độ trong suốt cao hơn, kích thước tinh thể thường lớn hơn).
Sự thành tạo hai biến loại này liên quan với các quá trình địa chất khác nhau, có thể là
quá trình kết tinh pegmatit từ dung thể magma và quá trình khử pegmatit bởi môi
trường đá vây quanh. Sự xuất hiện biến loại elbait là dấu hiệu để tiếp tục tìm kiếm các
loại đá quý khác cũng như các khoáng vật chứa kim loại hiếm liên quan với loại hình
pegmatit kim loại hiếm ở vùng mỏ Lục Yên.
Các tác giả chân thành cảm ơn Chương trình Nghiên cứu cơ bản đã tài trợ cho
công trình này. Các tác giả cũng cám ơn TS Lê Văn Vũ (Trung tâm Khoa học vật liệu,
Trường ĐHKHTN) đã thực hiện các phân tích trên máy nhiễu xạ roengen.
VĂN LIỆU
1. Afonina G. G. et al., 1980. Thông số ô mạng cơ sở của tourmalin có thành
phần khác nhau. TC của Hội Khoáng học Liên bang Nga, 1: 105–112. Moskva (tiếng
Nga).
2. Bragg L., Claringbull G. F., 1967. Crystal structures of mineral. Nxb “
Mir”, 390 tr. Moskva (bản dịch tiếng Nga).
3. Deer W.A., Howie R.A., Zussman J., 1992. An introduction to the rock-
forming mineral. Longman Group Limited Produced. 696 pp. Hong Kong.
4. Kieplenko E. Ia., 1982. Địa chất mỏ đá quý. Nxb “Nedra”, 278 tr. Moskva
(tiếng Nga).
5. Lima-de-Faria J., 1994. Structural mineralogy. An introduction. Kluwer
Academic Publishers, 346pp. London.
6. Ngụy Tuyết Nhung, Vũ Thu Hương, 1996. Tourmalin Lục Yên và đặc
điểm ngọc học. TC Địa chất, A/ 237: 48 - 51. Hà Nội.
7. Nguy Tuyet Nhung, Nguyen Ngoc Truong, Le Thi Thu Huong, 2003. Gem
minerals in Lucyen marble. Proc. of the 2nd Intern. Workshop on Geoscience - of Gem-
minerals of Vietnam: 187 -194. Hà Nội.
8. Petrussenko S., Arnaudov V., 1996. Desilicated pegmatites with dravite and
corundum from the Ihtiman Sredna Gora Mt. Geochem. Mineral and Petrol., 31: 65-77.
9. Sosedko T. A. và nnk, 1986. Về việc nhận dạng tourmalin bằng phương pháp
roengen. TC của Hội Khoáng học Liên bang Nga, 3: 369 -377. Moskva (tiếng Nga).
10. The Mineralogical Record Magazine, 1985. Tourmaline - 1. 16/5. USA.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TaiLieuTongHop.Com---18quanlydatdai.pdf