Tôn giáo là một hiện tượng xã hội đầy bí ẩn, đồng hành với các xã hội người suốt từ buổi
ban đầu đến thời hiện đại hôm nay. Đã có vô số cách lý giải về tôn giáo, nhưng người ta
vẫn không thôi đặt ra câu hỏi tôn giáo là gì. Trong cuốn sách Sociological Insight. An
Introduction to Non-Obvious Sociology xuất bản năm 1992 (Nhà xuất bản Đại học
Oxford), Randall Collins tóm tắt rất súc tích một cách hiểu xã hội học về tôn giáo. Bài viết
này trình bày lại và phân tích một đoạn trong cuốn sách nói trên. Dĩ nhiên phải ghi nhận
rằng đây chỉ là một trong nhiều cách cắt nghĩa về tôn giáo, dùng để tham khảo và đối chiếu
với nhau.
94 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 922 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Xã hội học về đấng tối cao trong diễn giải của randall collins, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo vùng, giới tính, và tuổi ít khi xuất hiện trong
các xuất bản phẩm lúc bấy giờ. Ngay cả nếu một nhà nghiên cứu nào muốn phân tích phức
tạp hơn thì sự nghèo nàn của dữ liệu cũng không cho phép họ làm điều ấy.
Vào cuối thập niên 1930, nghiên cứu điều tra dần dần thâm nhập vào các trường đại học.
Chẳng hạn, Văn phòng Nghiên cứu Dư luận quần chúng ở Đại học Princeton, Văn phòng
Nghiên cứu Đài phát thanh và sau đổi thành Văn phòng Nghiên cứu Khoa học ứng dụng ở
Đại học Newark.
Các nghiên cứu liên quan đến bầu cử bắt đầu thâm nhập vào hoạt động học thuật với cuộc
nghiên cứu qui mô nhỏ vào năm 1940 ở Sandusky, Ohio. Đây là một cuộc nghiên cứu
bước ngoặt trên một số khía cạnh. Trước hết, nó đánh dấu sự tham gia mang tính học thuật
198
của các nhà khoa học xã hội vào nghiên cứu thực nghiệm về hành vi bỏ phiếu thông qua
các cuộc điều tra mẫu. Hai là, các nội dung phỏng vấn dài hơn tập trung tìm hiểu những
chủ đề sâu hơn trong các cuộc thăm dò ý kiến về chính trị. Cuối cùng và quan trọng nhất,
phương pháp sử dụng là phân tích đa biến, mặc dù chúng mới chỉ dựa trên các dạng phân
tích bảng chéo khác nhau mà thôi. Dù vậy, cần lưu ý rằng nghiên cứu này vẫn chưa sử
dụng các mô hình suy đoán thống kê; qui trình chọn mẫu được mô tả như là “cứ bốn nhà
đến phỏng vấn một nhà”; và không kiểm định ý nghĩa thống kê hoặc khoảng tin cậy trong
tài liệu. Bắt đầu từ các quan tâm trong khoa học chính trị hoặc xã hội học, các nghiên cứu
dần dần được mở rộng sang nghiên cứu tâm lý xã hội của các cá nhân trong việc ra các
quyết định từ mua hàng cho đến bỏ phiếu bầu cử.
Việc chính phủ Hoa Kỳ sử dụng kết quả của các cuộc nghiên cứu điều tra trong Thế chiến
II tạo thêm sự tin cậy vào phương pháp điều tra mẫu. Rất nhiều cơ quan của chính phủ liên
bang sử dụng kết quả nghiên cứu từ các cuộc điều tra mẫu. Văn phòng Nông nghiệp, Văn
phòng Điều tra đã cung cấp các thông tin trên một loạt chủ đề, từ sự chấp nhận của người
tiêu dùng đối với phân phối lương thực đến ước lượng năng suất của các nông trại. Văn
phòng Quản lý Giá cả đã ký hợp đồng với Trung tâm Nghiên cứu Dư luận Quốc gia
(NORC) mới được thành lập, sau đó Đại học Denver đã thực hiện cuộc điều tra đánh giá
khả năng chấp nhận của công chúng về việc kiểm soát giá cả đối với hàng tiêu dùng. Văn
phòng nhà nước cũng ký hợp đồng với NORC nhằm đánh giá những chuyển biến mới
trong chính sách đối ngoại có thể đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Tuy nhiên, sử
dụng các cuộc điều tra mẫu nhiều nhất chính là Văn phòng Thông tin và Giáo dục quân
đội, đứng đầu là Samuel A. Stouffer.
Cuộc bầu cử tổng thống năm 1948 đem lại sự chú ý nhiều hơn vào các nghiên cứu chính trị
khi đa số các cuộc thăm dò ý kiến công chúng bị thất bại trong dự báo việc tái đắc cử của
Harry Truman. Vào thời gian này, các ý tưởng về thăm dò dư luận đã trở nên phổ biến nên
tác động chính của sự kiện này là thúc đẩy và cải thiện các qui trình điều tra mẫu. Các
phương pháp chọn mẫu xác suất khu vực (area probability sampling method) đã được phát
triển ở Văn phòng Điều tra Dân số và phương pháp này đã được sử dụng thành công trong
các cuộc Điều tra lực lượng lao động hàng tháng. Các cuộc thăm dò có tính chất thương
mại và các tổ chức điều tra đã điều chỉnh các phương pháp của họ để hạn chế việc tự làm
theo ý mình của các điều tra viên trong chọn lựa người trả lời, thường là giới hạn các phạm
vi hoặc các khu phố, trong đó sự lựa chọn ngẫu nhiên người trả lời trong hộ trở thành qui
trình chuẩn được xác lập trong các hợp đồng liên bang.
Vào cuối thập niên 1950, điều tra mẫu đã trở thành một công cụ nghiên cứu mạnh trong
các tổ chức khoa học xã hội mang tính hàn lâm và được sử dụng phổ biến trong các tổ
chức công cộng và tư nhân như một công cụ chính để thu thập thông tin. Hai tổ chức điều
tra chủ yếu ở phạm vi quốc gia, SRC (Trung tâm Điều tra mẫu) và NORC, đã liên kết chặt
chẽ với các khoa khoa học xã hội của các trường đại học chủ yếu. Các doanh nghiệp tư
nhân nhỏ trong thập niên 1940 có khuynh hướng chủ yếu là nghiên cứu thị trường đã phát
triển nhanh chóng thành những doanh nghiệp lớn như Audits and Surveys, Market Facts,
the Nielson Company, Opinion Research Corporation... Nhiều công ty nhỏ cũng tham gia
vào các hoạt động thăm dò chính trị nhằm kiểm chứng các khuynh hướng ưa thích của
người dân đối với các ứng cử viên và cung cấp các tham vấn cho những chiến dịch vận
động tranh cử. Trong phạm vi chính phủ liên bang, các cuộc điều tra mẫu được tiến hành
bởi Văn phòng Điều tra Dân số đã cung cấp các thông tin cập nhật hàng tháng về lực lượng
lao động và đánh giá hàng năm về các diễn biến dân số và kinh tế xã hội ở cấp độ hộ gia
đình.
199
Trong những năm 1960 có ba yếu tố thúc đẩy sự phát triển đặc biệt mạnh mẽ của các hoạt
động nghiên cứu điều tra. Một là, các thế hệ máy tính điện tử mới đã tiến đến trình độ có
thể cho phép xử lý nhanh hơn dữ liệu điều tra và các phân tích phức tạp hơn. Cuối thập
niên 1960, đã có các chương trình xử lý thống kê như OSIRIS và SPSS. Hai là, chính phủ
liên bang gia tăng sử dụng các cuộc điều tra mẫu và sự trợ giúp mạnh mẽ cho các nghiên
cứu khoa học xã hội. Các quỹ liên bang dành cho việc huấn luyện các nhà khoa học xã hội
và trợ giúp các nghiên cứu khoa học xã hội “cơ bản” đã tăng lên rất nhiều lần.
Với sự bắt đầu của các chương trình xã hội mới trong khuôn khổ Cuộc chiến chống lại sự
nghèo đói, các cuộc điều tra mẫu đã phải đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng lên đối với các
thông tin về phân phối và các vấn đề xã hội, cũng như đánh giá hiệu quả của các chương
trình hoạt động. Các công ty tư nhân nhỏ đã tăng lên không ngừng nhằm đáp ứng yêu cầu
nghiên cứu khoa học xã hội với tư cách là một dạng nghiên cứu đánh giá.
Ba là sự kết hợp tăng lên giữa nghiên cứu điều tra mẫu với các phương pháp khác. Các nhà
kinh tế vốn không phải là những người sử dụng chính phương pháp điều tra mẫu đã bắt đầu
áp dụng phương pháp mô hình kinh tế lượng vào các dữ liệu điều tra và tham gia vào việc
thiết kế cũng như hoạt động thực địa trong các cuộc nghiên cứu điều tra mẫu.
Các xu hướng của thập niên 1960 vẫn tiếp tục diễn ra trong thập niên 1970, nhưng với sự
ủng hộ giảm dần vào những năm cuối thập niên. Trong những thập niên sau, người ta bắt
đầu quan tâm nhiều đến hiệu quả của điều tra mẫu khi chi phí điều tra tăng lên và tỷ lệ trả
lời giảm đi. Vì điều tra trực tiếp phải sử dụng nhiều phỏng vấn viên trong khi lao động
ngày càng khan hiếm, người ta bắt đầu nghĩ đến hình thức gửi thư qua bưu điện và gọi điện
thoại với các qui trình làm thế nào để thu được một tỷ lệ trả lời có thể chấp nhận được
nhằm giảm chi phí. Với sự phát triển mạnh mẽ của máy tính và mạng lưới điện thoại, các
hình thức này trở nên phổ biến hơn. Không chỉ thế, với các thế hệ máy tính hiện đại, nhiều
phương pháp phân tích chuyên sâu đã được áp dụng cho dữ liệu điều tra. Các mô hình đa
biến tuyến tính rất thích hợp với đặc điểm phân nhóm của các mục trả lời trong điều tra
mẫu, làm cho việc xử lý và phân tích trở nên nhanh chóng và rẻ hơn rất nhiều so với trước
đây.
Cho đến nay, nghiên cứu thực chứng, gắn liền với điều tra mẫu, đã trở thành một truyền
thống quan trọng trong nghiên cứu khoa học xã hội ở Hoa Kỳ, đặc biệt là trong kinh tế học,
dân số học và xã hội học. Người ta cố gắng biểu thị các khái niệm xã hội trừu tượng và
phức tạp như quan niệm, thái độ, sở thích bằng những chỉ số tổng hợp dựa trên một tập
hợp các đo lường khác nhau. Nhiều mô hình thống kê phức tạp được thiết kế để kiểm
chứng các mối quan hệ nhân quả cần nghiên cứu, sau khi kiểm soát hoặc loại trừ ảnh
hưởng của các nhân tố khác. Các mối quan hệ về mặt lý thuyết nằm bên dưới các mối quan
hệ định lượng và các mô hình thống kê nhằm kiểm chứng các vấn đề mang tính lý thuyết.
Sự thâm nhập ngày càng tăng của toán học, thống kê học, và sự phát triển như vũ bão của
các thế hệ máy tính đời mới đang cổ vũ cho truyền thống nghiên cứu này. Mặc dù có một
số phê phán rằng nhiều khái niệm và mối quan hệ phức tạp trong khoa học xã hội không
thể lượng hóa, không thể đo lường được qua các mối quan hệ định lượng, rằng việc lạm
dụng các biện pháp kỹ thuật có thể dẫn đến việc không hiểu đúng bản chất của vấn đề
các công cụ cơ bản của điều tra mẫu rõ ràng đã cung cấp một phương pháp nghiên cứu đầy
triển vọng để hiểu thế giới xã hội mà chúng ta đang sống.
2. ĐIỀU TRA MẪU LÀ MỘT NGÀNH CÔNG NGHIỆP QUAN TRỌNG
200
Mặc dù không có số liệu chính xác về qui mô của các hoạt động điều tra mẫu, nhưng chắc
chắn rằng ngành công nghiệp điều tra đã thâm thập rất sâu rộng trong đời sống xã hội ở các
nước trên thế giới và Hoa Kỳ. Một cuộc điều tra năm 1981 của Hội đồng nghiên cứu quốc
gia Hoa Kỳ cho thấy rằng các hoạt động điều tra ở nước này đã tiếp xúc 32 triệu hộ gia
đình, với 100 triệu cuộc phỏng vấn cá nhân mỗi năm liên quan đến năm lĩnh vực chính.
Giả định rằng mỗi cuộc phỏng vấn có mức giá là 25 USD thì trung bình mỗi năm ngành
công nghiệp này ở Hoa Kỳ tạo ra tổng giá trị 2,5 tỷ USD. Số người làm việc trong các hoạt
động điều tra mẫu cũng không thể ước lượng chính xác, nhưng tập hợp số liệu từ 16 tổ
chức nghiên cứu hàn lâm và tư nhân lớn nhất ở Hoa Kỳ với doanh thu khoảng 400 triệu
USD năm 1979 thì tổng số nhân viên là 5.900 người, trong đó hơn một nửa là những người
phỏng vấn thực địa. Giả định rằng với một tỷ lệ giữa doanh thu và lao động là như vậy thì
từ tổng giá trị được tạo ra, có thể ước lượng số người hoạt động trong ngành công nghiệp
này ở Hoa Kỳ năm 1979 là từ 40.000 đến 60.000. Nếu tính gộp cả những người làm việc
bán thời gian thường biến động rất lớn thì con số còn cao hơn nữa. Trong số lao động này,
các nhân viên chuyên nghiệp, được giả định là những người tham gia vào việc thiết kế và
phân tích dữ liệu điều tra, chiếm khoảng 1/10. Các con số này đã tăng lên nhiều lần trong
các thập niên tiếp theo. Mặc dù có một số trùng lắp nhất định, các hoạt động nghiên cứu
điều tra ở Hoa Kỳ có thể chia ra thành 5 khu vực chính.
2.1. Khu vực Chính phủ
Mặc dù nhiều tổ chức liên quan đến các hoạt động điều tra với mục đích chính trị, có thể
nói rằng chính phủ là nơi có nhu cầu rất lớn và thường xuyên về các hoạt động điều tra liên
quan đến hàng loạt vấn đề chính trị, dân số, kinh tế, xã hội trên qui mô lớn như khảo sát
lực lượng lao động, thị trường lao động, việc làm, cấu trúc dân số, di động nghề nghiệp, tội
phạm, giáo dục, sức khỏe, thăm dò xu hướng chính trị và bầu cử tổng thống
2.2. Khu vực nghiên cứu hàn lâm
Rất nhiều trường đại học ở Hoa Kỳ đã tham gia vào các hoạt động nghiên cứu điều tra này.
Chẳng hạn, các trung tâm nghiên cứu điều tra tại các trường đại học Chicago, Michigan và
Temple đã được thành lập từ thập niên 1940. Ba trường này tham gia các cuộc điều tra
mẫu trên phạm vi quốc gia giai đoạn 1979-1980 với số kinh phí lên đến 26 triệu USD,
chiếm khoảng từ 0,5% đến 1% tổng số giá trị được tạo ra của toàn ngành công nghiệp này
tại Hoa Kỳ lúc đó. Nhiều trường đại học khác như Wisconsin, Illinois, California ở
Berkeley và Los Angeles, Massachusetts, Washington State, và Indiana tham gia vào các
cuộc điều tra mẫu ở phạm vi tiểu bang và khu vực với qui mô và hoạt động rất đa dạng.
Không những thế, các trường còn liên kết với nhiều tổ chức công cộng và tư nhân khác để
thực hiện nhiều chương trình, phối hợp triển khai các công đoạn nghiên cứu. Sự mở rộng
hoạt động nghiên cứu điều tra trong các ngành khoa học xã hội khác nhau đã trở thành cơ
sở quan trọng nhất làm gia tăng tỷ trọng các bài viết về kết quả điều tra trên các tạp chí
chuyên ngành khoa học xã hội như: 87% trong ngành dư luận xã hội, 53% trong ngành xã
hội học, 33% trong ngành khoa học chính trị, 28% trong ngành kinh tế, và 12% trong
ngành tâm lý xã hội.
2.3. Khu vực tư nhân
201
Mức độ tham gia của các công ty tư nhân lớn trong hoạt động điều tra lớn hơn rất nhiều so
với các tổ chức nghiên cứu hàn lâm. Chẳng hạn, Công ty A.C. Nielson mà hoạt động chính
là đánh giá khách hàng xem các chương trình tivi có tổng giá trị đạt đến 321 triệu USD
trong thời kỳ 1979-1980. Các tổ chức tư nhân lớn khác cũng có qui mô hoạt động rất đáng
kể như IMS International chuyên đo lường việc bán hàng và kiểm kê trong lĩnh vực dược
phẩm đạt 88,8 triệu USD, SAMI chuyên đánh giá và kiểm kê việc xuất nhập hàng hóa đạt
54,4 triệu USD. Ngược lại, trong giai đoạn này những công ty tư nhân cạnh tranh với các
trung tâm nghiên cứu điều tra có tính hàn lâm thì qui mô doanh số không thay đổi. Một số
công ty tư nhân hoạt động trong các lĩnh vực thăm dò dư luận chính trị khá nổi tiếng trên
các phương tiện truyền thông đại chúng có xu hướng giảm đi.
2.4. Khu vực truyền thông đại chúng
Mạng lưới tivi và báo chí cũng tham gia vào lĩnh vực điều tra mẫu chủ yếu nhằm cung cấp
những phát hiện mới cho khách hàng và cho nhu cầu xuất bản. Các cuộc thăm dò của CBS-
New York Times bắt đầu hoạt động từ năm 1976, nêu lên các câu hỏi đối với người trả lời
về phản ứng của họ trước những vấn đề công cộng và sự ưa thích của họ đối với các ứng
cử viên trong những cuộc bầu cử quốc gia. Nhiều hãng thông tấn và truyền hình kết hợp
với nhau trong những hoạt động điều tra như NBC Network và AP, ABC Network và
Washington Post. Nhiều tờ báo lớn như The Chicago Tribune, The Boston Globe cũng có
khả năng tổ chức điều tra đến tận hộ gia đình. Kết quả cuối cùng của những cuộc điều tra
này là tạo ra hàng loạt mẩu tin hấp dẫn, sống động đăng trên báo hoặc các chương trình tivi
làm cho độc giả quan tâm hơn đến các chương trình này.
2.5. Các cuộc điều tra có tính đặc thù và tại nhà
Các dạng điều tra mẫu này cũng khá phổ biến, thường được kết hợp giữa điều tra đặc thù
và điều tra tại từng hộ gia đình, nhằm thực hiện những mục đích chuyên biệt khác nhau.
Chẳng hạn, một trường đại học có thể tiến hành một cuộc điều tra mẫu về những người đã
từng làm việc ở trường, về những sinh viên, giảng viên của họ. Chất lượng của các cuộc
điều tra này cũng hết sức khác nhau. Quy mô của khu vực này cũng chỉ được ước lượng
mang tính suy đoán và không chính xác.
Tóm lại, điều tra mẫu đã trở thành một phương pháp nghiên cứu cơ bản trong nhiều ngành
khoa học xã hội, được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong đời sống xã hội và trở thành một
ngành công nghiệp quan trọng, tạo ra giá trị nhiều tỷ USD hàng năm và đạt mức tăng
trưởng cao. Các chủ đề của điều tra mẫu là rất đa dạng, từ những quan tâm có tính riêng tư
của cá nhân đến sự ưa thích đối với các loại hàng hóa, từ quản lý nhà nước cho đến hoạt
động kinh doanh, và gần như là không có giới hạn cho những dạng câu hỏi nào có thể được
đưa vào trong những cuộc phỏng vấn. Nguồn kinh phí từ chính phủ là rất quan trọng cho
các hoạt động điều tra mẫu nhưng các nhu cầu điều tra nghiên cứu thị trường của khu vực
tư nhân có vai trò ngày càng tăng lên. Sự phát triển của toán học, thống kê học, và đặc biệt
là máy tính đã góp phần quan trọng gia tăng tính hiệu quả của phương pháp điều tra mẫu
thông qua việc thiết kế và phân tích các mô hình thống kê đa biến và phức tạp. Điều tra
mẫu, do vậy, sẽ tiếp tục có nhiều đóng góp lớn hơn trong khoa học và đời sống xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agresti, Alan and Finlay, Barbara. 1997. Statistical Methods for the Social Sciences.
Prentice Hall, Inc. USA.
202
2. Fox, John. 1997. Applied Regression Analysis, Linear Models, and Related Methods.
Sage Publications, Inc. USA.
3. Long, J. Scott. 1997. Regession Models for Catergorical and Limited Dependent
Variables. Sage Publications, Inc. USA.
4. Rossi, H. Peter; Wright, D. James; and Anderson, B. Andy (edited). 1983. Handbook of
Survey Research. Academic Press, Inc. USA
203
PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH TRONG KHOA HỌC XÃ HỘI
Lê Thanh Sang
Mặc dù phân tích định tính được sử dụng rộng rãi trong khoa học xã hội, nhiều nhà nghiên
cứu cho rằng làm chủ công cụ phân tích này là công việc đầy thách thức vì phân tích định
tính làm việc với những cơ sở dữ liệu lớn, lộn xộn mà lại không có những quy tắc rõ ràng
như phân tích định lượng. Bài viết này cung cấp một mô tả tổng quát về những tiếp cận cơ
bản trong phân tích dữ liệu định tính, với những ưu điểm và hạn chế liên quan đến mỗi
cách tiếp cận khác nhau, dựa trên việc trình bày lại và phân tích một đoạn trong cuốn sách
“Các Phương pháp Nghiên cứu Xã hội” (Social Research Methods) của Aland Bryman, do
Nhà xuất bản Đại học Oxford ấn hành, trang 398-416.
Các chiến lược tổng quát trong phân tích dữ liệu định tính
Phần này sẽ xem xét hai chiến lược tổng quát được trích dẫn phổ biến nhất: quy nạp phân
tích và lý thuyết nền. Một trong những điểm khác nhau cơ bản giữa phân tích định tính và
định lượng là ở chỗ: với phân tích định lượng, sự phân tích luôn xảy ra sau khi dữ liệu đã
được thu thập; còn với phân tích định tính, việc thu thập và phân tích dữ liệu là một quá
trình có sự tác động lẫn nhau được lặp đi lặp lại. Điều này có nghĩa là việc phân tích bắt
đầu ngay sau khi có một số dữ liệu ban đầu được thu thập và những điều rút ra từ việc phân
tích sau đó sẽ điều chỉnh các bước tiếp theo của quá trình thu thập dữ liệu. Kết quả là,
trong khi lý thuyết nền và qui nạp phân tích được mô tả như những chiến lược phân tích,
chúng cũng có thể được coi như những chiến lược thu thập dữ liệu nữa.
Quy nạp phân tích
Quy nạp phân tích là một cách tiếp cận phân tích dữ liệu, trong đó nhà nghiên cứu tìm
kiếm sự giải thích thống nhất bằng cách theo đuổi việc thu thập dữ liệu cho đến khi không
tìm thấy trường hợp nào không phù hợp (những trường hợp sai lệch hoặc phủ định) với sự
giải thích có tính giả thuyết về một hiện tượng nghiên cứu. Qui nạp phân tích bắt đầu với
một định nghĩa phác thảo về câu hỏi nghiên cứu, tiếp đến là giải thích có tính giả thuyết
đối với các câu hỏi trên, và sau đó thì tiến hành thu thập dữ liệu (nghiên cứu các trường
hợp).
Nếu bắt gặp một trường hợp không phù hợp với giả thuyết, nhà phân tích hoặc là định
nghĩa lại giả thuyết để loại bỏ những trường hợp sai lệch hay phủ định, hoặc là thiết lập lại
giả thuyết và bắt đầu với việc thu thập dữ liệu thêm nữa. Nếu cách sau được chọn, và nếu
một trường hợp sai lệch nữa được phát hiện, nhà phân tích một lần nữa phải chọn lựa giữa
việc thiết lập lại và định nghĩa lại giả thuyết của mình (xem Biểu đồ 1).
Biểu đồ 1: Quá trình quy nạp phân tích
204
Với quy trình này, có thể nói rằng qui nạp phân tích là một phương pháp đặc biệt khó
khăn, bởi vì đối mặt với chỉ một trường hợp mà nó không phù hợp với giả thuyết thì cần
phải thu thập thêm dữ liệu hoặc là phải tái thiết lập giả thuyết, và điều đó hoàn toàn không
phải là một sự lựa chọn tùy tiện. Mỗi sự điều chỉnh đòi hỏi một sự tái phân tích và tái tổ
chức dữ liệu.
Hai vấn đề tiếp theo với qui nạp phân tích cũng rất đáng chú ý. Một là, những giải thích
cuối cùng mà quy nạp phân tích xác định là những điều kiện đủ đối với một hiện tượng xảy
ra nhưng ít khi xác định được những điều kiện cần. Điều này có nghĩa là qui nạp phân tích
có thể phát hiện ra tại sao con người với những tính chất nào đó hoặc trong những bối
cảnh nào đó trở thành nghiện ma túy (tiêu điểm của một nghiên cứu quy nạp phân tích
được thực hiện bởi Lindesmith, 1947), nhưng nó không cho phép chúng ta nói tại sao
những người này lại dễ bị nghiện hơn so với những người khác trong cùng một tình huống
với cùng những tính chất. Hai là, nó không cung cấp những hướng dẫn có ích (không
giống lý thuyết nền) như: bao nhiêu trường hợp cần phải được điều tra trước khi những
trường hợp tiêu cực này không còn nữa và làm sao xác nhận tính hiệu lực của sự giải thích
mang tính giả thuyết (có cần tái thiết lập giả thuyết hay không).
Lý thuyết nền
Một cách tổng quát, lý thuyết nền được định nghĩa như là “lý thuyết được rút ra từ dữ liệu,
mà những dữ liệu này được thu thập và phân tích một cách hệ thống trong suốt quá trình
nghiên cứu. Trong phương pháp này, thu thập dữ liệu, phân tích, và khung lý thuyết được
đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau”. Do vậy, hai tính chất trung tâm của lý thuyết nền
là (1) sự phát triển của lý thuyết bắt nguồn từ dữ liệu và (2) cách tiếp cận lặp đi lặp lại,
hoặc quay trở lại; nghĩa là thu thập dữ liệu và phân tích được thực hiện trong quá trình
tham khảo ngược và lẫn nhau một cách lặp lại, đồng bộ với nhau.
Nghiên cứu các trường hợp
Trường hợp sai lệch
không xác nhận giải
thích có tính giả thuyết
Thiết lập lại
giả thuyết
Giải thích có tính giả thuyết
được định nghĩa lại để loại bỏ
những trường hợp sai lệch
Kết thúc nghiên cứu trường
hợp. Dừng thu thập dữ liệu
Định nghĩa phác thảo của câu hỏi nghiên cứu
Giải thích có tính giả thuyết về câu hỏi nghiên cứu
Không có trường hợp sai lệch
giả thuyết được xác nhận
205
Cho đến nay lý thuyết nền đã trở thành khung phân tích được sử dụng rộng rãi nhất đối với
dữ liệu định tính. Cuốn sách khởi nguồn cho cách tiếp cận này, “Sự khám phá của lý thuyết
nền: Các chiến lược dành cho nghiên cứu định tính” của Barney G. Glaser và Anselm L.
Strauss (1967), là một trong những cuốn sách được trích dẫn nhiều nhất trong khoa học xã
hội. Tuy nhiên, giải thích xác đáng về cách tiếp cận này không phải là dễ dàng vì những lý
do sau đây.
Một là, Glaser và Strauss đã phát triển lý thuyết nền theo những con đường khác nhau sau
khi xuất bản cuốn sách trên. Glaser cảm thấy rằng cách tiếp cận lý thuyết nền mà Strauss
đề nghị là quá quy tắc và quá nhấn mạnh đến việc phát triển các khái niệm hơn là các lý
thuyết. Tuy nhiên, các tác phẩm của Strauss nổi tiếng hơn, phiên bản của ông được sử
dụng nhiều hơn. Dù vậy, vẫn có sự tranh cãi đáng kể về việc lý thuyết nền là cái gì và nó
dẫn đến cái gì. Hai là, lý thuyết nền theo trường phái Strauss đã thay đổi rất nhiều theo thời
gian. Điều này thể hiện ở sự bổ sung không ngừng nhiều công cụ phân tích mà nó bộc lộ
trong các tác phẩm của ông.
Một số người thường đưa ra tuyên bố rằng đã sử dụng lý thuyết nền trong phân tích nhưng
bằng chứng có tính điển hình thì rất không chắc chắn. Đôi khi thuật ngữ này được sử dụng
đơn giản chỉ ngụ ý rằng nhà phân tích đã tạo nền tảng cho lý thuyết của mình về dữ liệu.
Biểu đồ 2: Các quá trình và các kết quả trong lý thuyết nền
Các quá trình Các kết quả
1. Câu hỏi nghiên cứu
âá
2. Chọn mẫu có tính lý thuyết
âá
3. Thu thập dữ liệu
âá
4. Mã hóa 4a. Các khái niệm
â
5. So sánh liên tục 5a. Các phân loại
â
6. Bão hòa các phân loại
â
7. Khảo sát các mối quan hệ giữa các 7a. Các giả thuyết
â phân nhóm
8. Chọn mẫu có tính lý thuyết
âá
9. Thu thập dữ liệu
âá
10. Bão hòa các phân loại
â
11. Kiểm chứng các giả thuyết 11.a Lý thuyết biểu hiện
â
12. Thu thập và phân tích dữ liệu 12.a Lý thuyết chính thức
trong các bối cảnh khác
206
Lý thuyết nền thực ra nhiều hơn là như vậy và liên quan đến một tập hợp các qui trình
phân tích dưới đây.
Sản phẩm chủ yếu và cuối cùng trong qui trình phân tích là lý thuyết. Theo Strauss và
Corbin: “Lý thuyết là một tập hợp các phân loại được phát triển hợp lý mà chúng liên quan
với nhau có tính hệ thống, thông qua những tuyên bố về mối quan hệ, với việc tạo ra một
khung sườn có tính lý thuyết để giải thích cho một số hiện tượng xã hội liên quan hoặc
các hiện tượng khác”. Từ khi xuất hiện lý thuyết nền, các bài viết đã nêu lên hai dạng hoặc
hai cấp độ lý thuyết: lý thuyết biểu hiện và lý thuyết chính thức. Dạng thứ nhất liên quan
đến lý thuyết trên một ví dụ thực nghiệm chuyên biệt nào đó hoặc một lĩnh vực trọng yếu
nào đó. Dạng thứ hai có mức độ trừu tượng cao hơn và có một phạm vi áp dụng rộng hơn
cho một số lĩnh vực trọng yếu, liên quan đến những quá trình ở cấp độ cao hơn. Sự khái
quát hóa lý thuyết chính thức đòi hỏi phải thu thập thông tin ở những bối cảnh đối lập
nhau.
Mã hóa trong lý thuyết nền
Mã hóa là một trong những quá trình trung tâm nhất của lý thuyết nền. Nó đòi hỏi phải
nghiên cứu các bản gỡ băng và/hoặc ghi chép thực địa và đặt nhãn (tên) cho các thành tố
có thể chứa đựng những ý nghĩa lý thuyết tiềm tàng và/hoặc có vẻ đặc biệt nổi bật trong
các thế giới xã hội đang được nghiên cứu. Như Charmaz đã nêu: “Mã hóa phục vụ như
những công cụ tốc ký để tạo nhãn, tách biệt, biên soạn, và tổ chức dữ liệu”. Sự mã hóa này
là một quá trình tương đối khác so với mã hóa trong phân tích định lượng, chẳng hạn điều
tra chọn mẫu. Với dạng thứ hai, mã hóa ít nhiều đơn giản là cách thức quản lý dữ liệu,
trong khi với lý thuyết nền, và thực sự là với những cách tiếp cận phân tích dữ liệu định
tính, thì mã hóa là bước đầu tiên quan trọng trong việc khái quát hóa lý thuyết. Mã hóa
trong lý thuyết nền cũng mang tính thăm dò nhiều hơn so với sự khái quát hóa các dữ liệu
định lượng, nơi có khuynh hướng tin rằng dữ liệu và các mã là rất khớp với nhau. Mã hóa
trong phân tích dữ liệu định tính thường ở trong một trạng thái thường xuyên phải điều
chỉnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phuong_phap_nghien_cuu_xa_hoi_va_lich_su_p2_1809.pdf