Cũng như xét nghiệm nước tiểu và máu, trong chẩn đoán bệnh thận X
quang là phương pháp không thể thiếu được, đặc biệt là các bệnh thận-tiết niệu
gây nên do tắc nghẽn đường dẫn niệu, viêm do yếu tố vi khuẩn và đánh giá chức
năng thận trong các bệnh lý đó. Có nhiều ph ương pháp chụp X quang, nhưng tuỳ
theo từng loại bệnh cần có các chỉ định phù hợp.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu X Quang trong bệnh thận tiết niệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
X Quang trong bệnh thận tiết niệu
(Kỳ 1)
Cũng như xét nghiệm nước tiểu và máu, trong chẩn đoán bệnh thận X
quang là phương pháp không thể thiếu được, đặc biệt là các bệnh thận-tiết niệu
gây nên do tắc nghẽn đường dẫn niệu, viêm do yếu tố vi khuẩn và đánh giá chức
năng thận trong các bệnh lý đó. Có nhiều phương pháp chụp X quang, nhưng tuỳ
theo từng loại bệnh cần có các chỉ định phù hợp.
1. Chụp thận không có thuốc cản quang.
Thường được chỉ định rộng rãi nhất.
1.1. Chỉ định:
- Phát hiện sỏi cản quang đường tiết niệu (đài-bể thận, niệu quản, bàng
quang,
niệu đạo).
- Xác định bóng thận.
- Chẩn đoán phân biệt đau lưng, thắt lưng và vùng cùng cụt với đau do sỏi
tiết
niệu.
1.2. Chuẩn bị bệnh nhân:
- Thụt tháo 2 lần trước khi chụp để loại trừ các hình ảnh có thể gây nhầm
lẫn do
bã thức ăn hoặc sỏi phân gây nên.
- Không uống các loại thuốc có tính chất cản quang trước đó 3 ngày như:
bismuth
và các thuốc cản quang chụp dạ dày, đại tràng, thực quản...
1.3. Đánh giá một phim thận bình thường và bệnh lý chụp ở tư thế
thẳng:
1.3.1. Bình thường: Với kỹ thuật chụp tốt phải thấy rõ 2 bóng cơ đáy chậu,
thấy rõ
bóng của 2 thận bình thường:
- Cực trên ngay mỏm ngang đốt sống lưng 11.
- Cực dưới ngay mỏm ngang đốt sống thắt lưng 2; thận phải thấp hơn thận
trái
một đốt sống. Không có hình cản quang ở thận và niệu quản, bàng
quang.
1.3.2. Bệnh lý:
+ Bóng thận to nhiều gặp trong: ứ nước, ứ mủ thận, ung thư thận, khối máu
tụ trong thận sau chấn thương.
+ Bóng thận không ở vị trí bình thường gặp trong sa thận hoặc thận lạc chỗ.
Khi đó cần chụp thận có thuốc cản quang UIV để xác định.
+ Thấy hình ảnh cản quang của sỏi: to hoặc nhỏ, hình thể không cố định ở
thận, niệu quản, bàng quang đó là sỏi cản quang (sỏi canxi phosphat, canxi
carbonat, amonimagie phosphat...), không thấy được các sỏi không cản quang (sỏi
urat, xanthyl, systin...).
+ Lưu ý một số trường hợp có thể nhầm lẫn là sỏi:
- Ở vùng thắt lưng-hố chậu: sỏi túi mật, sỏi tuỵ, các hạch vôi hoá, sỏi phân,
các khối u trong ổ bụng bị vôi hoá, đám vôi hoá trong phồng động mạch thận, các
mỏm ngang đốt sống.
- Ở vùng tiểu khung: có nhiều hình ảnh dễ nhầm với sỏi tiết niệu: các hạch
vôi hoá, các dây chằng vôi hoá, các điểm viêm tắc tĩnh mạch (phlebolites).
- Vùng bàng quang: dễ nhầm với các khối u bàng quang bị vôi hoá, u xơ
vôi hoá.
+ Khi có nghi ngờ những hình ảnh cản quang không phải ở đường tiết niệu
như: mỏm ngang đốt sống, các hạch mạc treo bị vôi hoá, vôi hoá tụy, sỏi phân, sỏi
túi mật thì cần phải chụp thêm một phim nghiêng (sỏi thận thường thấy ở sau cột
sống, còn lại do các nguyên nhân khác thì ở trước cột sống).
- Nếu các trường hợp còn nghi ngờ chẩn đoán, có thể tiến hành chụp thêm
một phim sau vài giờ hoặc sau vài ngày.
2. Chụp thận có thuốc cản quang vào tĩnh mạch (UIV: urography
intravenous).
2.1. Nguyên lý, mục đích:
2.1.1. Nguyên lý: Kỹ thuật này dựa trên nguyên lý dùng một loại thuốc cản
quang có chứa iod tan trong nước, có đặc tính chọn lọc chỉ thải qua đường tiết niệu
sau khi tiêm vào mạch máu.
2.1.2. Mục đích:
- Đánh giá chức năng bài tiết của thận và lưu thông đường tiết niệu.
- Đánh giá hình thái thận-tiết niệu: phát hiện bệnh lý dị dạng, chấn thương,
u, lao thận.
- Phát hiện sỏi, nhất là sỏi không cản quang.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- x_quang_trong_benh_than_tiet_nieu_ky_1_9902.pdf
- x_quang_trong_benh_than_tiet_nieu_ky_2_5168.pdf