Vào ban đêm trước ngày lễ Thánh Bartholomew trong tháng 8 năm 1572, hoàng
hậu Catherine de Medici theo đạo Cơ Đốc (Catholic) đã ra lệnh phục kích các nhà
lãnh đạo Tin Lành (Protestant) người Pháp nhân dịp những người này tới thành
phố Paris dự một lễ cưới. Trong nhiều giờ đêm hôm đó, các người bị theo dõi kể
trên đã bị đánh thức dậy, bị đâm chết, xác của họ bị ném qua cửa sổ. Chẳng bao
lâu, tất cả các người Tin Lành đều bị tàn sát, nhưng cảnh chém giết này chưa chấm
dứt bởi vì còn có nhiều toán người theo đạo Cơ Đốc đi lang thang trong thành phố
Paris, đã lợi dụng sự tàn sát được cho phép này để đâm chém các kẻ thù mà họ gặp
đang đi lại trên đường phố, dù là người theo đạo Tin Lành hay không. Sáng ngày
hôm sau, dòng sông Seine ngập đầy xác người và tại nhiều nơi có các giá treo cổ
các nạn nhân. Sự kiện lịch sử này được gọi là Cuộc Tàn Sát vào ngày Thánh
Bartholomew (the Massacre of St. Bartholomew’s Day).
Sự việc tàn nhẫn và đáng tiếc kể trên không phải là một biến cố đơn lẻ mà đã khởi
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Vua Louis 14 của Nước Pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vua Louis 14 của Nước Pháp
1. Vua Louis 14 của Nước Pháp
Vào ban đêm trước ngày lễ Thánh Bartholomew trong tháng 8 năm 1572, hoàng
hậu Catherine de Medici theo đạo Cơ Đốc (Catholic) đã ra lệnh phục kích các nhà
lãnh đạo Tin Lành (Protestant) người Pháp nhân dịp những người này tới thành
phố Paris dự một lễ cưới. Trong nhiều giờ đêm hôm đó, các người bị theo dõi kể
trên đã bị đánh thức dậy, bị đâm chết, xác của họ bị ném qua cửa sổ. Chẳng bao
lâu, tất cả các người Tin Lành đều bị tàn sát, nhưng cảnh chém giết này chưa chấm
dứt bởi vì còn có nhiều toán người theo đạo Cơ Đốc đi lang thang trong thành phố
Paris, đã lợi dụng sự tàn sát được cho phép này để đâm chém các kẻ thù mà họ gặp
đang đi lại trên đường phố, dù là người theo đạo Tin Lành hay không. Sáng ngày
hôm sau, dòng sông Seine ngập đầy xác người và tại nhiều nơi có các giá treo cổ
các nạn nhân. Sự kiện lịch sử này được gọi là Cuộc Tàn Sát vào ngày Thánh
Bartholomew (the Massacre of St. Bartholomew’s Day).
Sự việc tàn nhẫn và đáng tiếc kể trên không phải là một biến cố đơn lẻ mà đã khởi
đầu một thế kỷ gồm các tàn sát tôn giáo, trong khoảng các năm từ 1560 tới 1660,
trong đó các người khác tôn giáo đã giết hại lẫn nhau trên nhiều phần đất của châu
Âu. Đồng thời với các bạo loạn tôn giáo còn xẩy ra các cuộc chiến tranh kéo dài,
các khó khăn kinh tế, tất cả đã ảnh hưởng tới nền văn minh của châu Âu.
1/ Các hoàn cảnh kinh tế, tôn giáo và chính trị.
Gần một thế kỷ trước năm 1560, phần lớn châu Âu đã an hưởng một hoàn cảnh
phát triển kinh tế đều đặn và sự tìm ra Tân Thế Giới có vẻ như hứa hẹn một nền
thịnh vượng sắp đến. Thế nhưng, miền tây của châu Âu bắt đầu chịu cảnh lạm
phát, chẳng hạn như giá lúa mạch tại miền Flanders lên cao gấp ba từ năm 1550
tới 1600, giá thực phẩm tại Paris lên gấp bốn trong khi vật giá tại nước Anh cũng
tăng 100 phần trăm. Vài nhà sử học đã gọi sự tăng giá này là “cuộc cách mạng giá
cả”.
Có hai lý do có thể cắt nghĩa sự lạm phát này. Thứ nhất là vấn đề dân số. Vào
khoảng năm 1450 châu Âu có 50 triệu dân, đã tăng lên thành 90 triệu vào khoảng
năm 1600, trong khi đó nguồn cung cấp thực phẩm của châu Âu không đổi thay
bởi vì đã không có các cải tiến kỹ thuật nông nghiệp, giá tiền thực phẩm leo thang
theo mức cầu. Lý do thứ hai là sự đổ về châu Âu số lượng bạc từ miền châu Mỹ
thuộc Tây Ban Nha. Vào khoảng năm 1560, một kỹ thuật khai mỏ bạc mới đã
được sử dụng tại xứ Mexico và xứ Bolivia, khiến cho số lượng bạc chuyên chở về
Tây Ban Nha quá nhiều. Trong 5 năm từ 1556 tới 1560, gần 10 triệu ducats bạc đã
về xứ Tây Ban Nha qua cửa ngõ Seville, rồi số lượng này tăng gấp hai từ năm
1576 tới năm 1580 và gấp bốn từ 1591 tới năm 1595. Lượng bạc này đã được các
nhà vua Tây Ban Nha trả nợ các nước ngoài và chi phí cho quân đội đồn trú tại hải
ngoại trong khi đó các nhà buôn dùng bạc để nhập cảng các hàng hóa. Các thỏi
bạc của Tây Ban Nha đã lưu hành trong khắp châu Âu, có nơi bạc được đúc thành
các đồng tiền kim loại. Số lượng bạc quá lớn lưu hành đã làm cho giá hàng hóa leo
thang khiến cho một du khách người Pháp đã phải ghi rằng tại xứ Tây Ban Nha
vào năm 1603 “mọi thứ đều đắt lên ngoại trừ bạc”.
Trong hoàn cảnh kinh tế bất ổn này, các nhà buôn và các chủ đất được hưởng lợi
nhất. Các nhà buôn đã tăng giá hàng tùy ý còn các chủ đất được lợi nhờ sản phẩm,
hoặc do tăng giá tiền thuê đất trong khi giới lao động có lương bổng không theo
kịp giá hàng, giá thực phẩm. Ngoài thảm họa như chiến tranh, nạn mất mùa còn
khiến cho đám dân nghèo thêm khốn khổ. Nạn lạm phát đã làm giảm giá trị của
đồng tiền, các chính quyền vì vậy đã phải tăng thuế đồng thời các cuộc chiến tranh
càng trở nên tốn kém hơn. Việc tăng thuế đã làm dân chúng phẫn nộ, đặc biệt là
giới dân nghèo. Dân chúng vào thời kỳ này phải chịu đựng nạn lạm phát, nạn vật
giá gia tăng, nạn nạp thuế và nạn cướp bóc hôi của do nhiều loại binh lính tràn tới.
Trong hoàn cảnh khó khăn này, các xung đột tôn giáo đã làm cho chiến tranh khó
tránh khỏi bởi vì các người Cơ Đốc và Tin Lành đã coi lẫn nhau là thuộc hạ của
quỷ Satan, không đáng sống trên thế gian, đáng bị tiêu diệt, đồng thời các chính
quyền lại mong muốn sự thống nhất tôn giáo. Tại châu Âu vào thời kỳ này, các
người quân phiệt theo đạo Calvin và theo dòng tu Dòng Tên (militant Calvinists
and Jesuits) đều muốn lật đổ chính quyền khiến cho đã có các cuộc nội chiến địa
phương rồi các thế lực nước ngoài muốn giúp đỡ các xứ đồng minh tôn giáo, làm
cho thời kỳ từ năm 1560 tới năm 1660 là một trong các giai đoạn nhiều biến động
nhất trong lịch sử của châu Âu.
2/ Nửa thế kỷ chiến tranh tôn giáo.
Vào đầu thập niên 1540, Hoàng Đế Charles V của Đế Quốc Thần Thánh La Mã
(the Catholic Holy Roman Emperor) muốn thống nhất tôn giáo Cơ Đốc (Catholic
unity) trên miền đất Đức, nên đã phát động cuộc tấn công các ông hoàng Đức nào
đã duy trì đạo Lutheran trong lãnh thổ của mình. Do gây chiến cả với nước Pháp,
Hoàng Đế Charles V đã không chiến thắng trong nước, các cuộc chiến tranh tôn
giáo vẫn diễn ra tới khi cuộc dàn xếp được kết thúc bằng Thỏa Hiệp Hòa Bình Tôn
Giáo tại Augsburg vào năm 1555 (the Religious Peace of Augsburg), với nguyên
tắc “tôn giáo theo nhà cai trị” (cuius regio, eius religio = as the ruler, so the
religion). Như vậy trong vương quốc của ông hoàng nào theo đạo Lutheran thì đạo
giáo này (Lutheranism) là tôn giáo chính thức, đồng thời cùng nguyên tắc được áp
dụng cho các vương quốc theo đạo Cơ Đốc. Thỏa Hiệp Hòa Bình Tôn Giáo
Augsburg đã là một cột mốc theo đó các nhà cai trị Cơ Đốc lần đầu tiên công nhận
tính hợp pháp của những người Tin Lành nhưng đồng thời sự bao dung tôn giáo
chưa được tôn trọng. Các cuộc chiến tranh vì tôn giáo diễn ra tại châu Âu sau năm
1560 đã tàn ác hơn, một phần cũng vì các kẻ ngoan cố thuộc cả hai phe Calvinists
và Jesuits đều trở nên cuồng tín hơn, một phần bởi vì các căm phẫn chính trị và
kinh tế.
Do thành phố Geneva nằm tại biên giới của nước Pháp, do ông Calvin là một
người gốc Pháp nên cũng muốn cải đạo miền đất tổ tiên, do các người Calvinists
không muốn chiếm đất của người theo đạo Lutheran gốc Đức, nên các thảm cảnh
chiến tranh đã diễn ra trên đất Pháp. Từ khi ông Calvin nắm được quyền lực tại
Geneva vào năm 1541 tới khi bùng nổ cuộc chiến tranh tôn giáo vào năm 1562,
các nhà truyền giáo Calvinists đã hoạt động tích cực trên đất Pháp, đã cải đạo
được nhiều phụ nữ quý tộc Pháp rồi các bà mệnh phụ này đã ảnh hưởng tới các
ông chồng, là các ông hoàng đang duy trì các đạo quân tư lập. Một nhân vật điển
hình nhất theo đạo mới là bà Jeanne d’Albret, hoàng hậu của vương quốc Navarre
thuộc dãy núi Pyrenée và bà này đã điều khiển ông chồng là nhà quý tộc người
Pháp Antoine de Bourbon và người em rể của bà là hoàng tử De Condé. Khi cuộc
nội chiến xẩy ra vào năm 1562, hoàng tử De Condé chỉ huy đảng Huguenot của
nước Pháp, rồi kế tiếp là Henry de Navarre, người con trai của bà Jeanne kể trên.
Ngoài các nhà quý tộc cải theo đạo Tin Lành Calvin, còn có nhiều thành phần dân
chúng, họ được gọi chung là sắc dân Huguenots, với lực lượng mạnh nhất tại miền
nam của nước Pháp là nơi bất phục tùng nền cai trị của những người miền bắc
thuộc thành phố Paris. Vào năm 1562, các người theo đạo Calvin chiếm từ 10 tới
20 phần trăm dân số, tức là vào khoảng 16 triệu dân, với số tín đồ đang gia tăng.
Vào thời kỳ này, cả người Cơ Đốc lẫn người Tin Lành đều cho rằng nước Pháp chỉ
nên có một nhà vua, một niềm tin và một luật pháp, nên cuộc nội chiến khó lòng
tránh khỏi. Năm 1562, hoàng tử De Condé thuộc phe Tin Lành Huguenot và hầu
tước De Guise cực thiên Cơ Đốc (ultra-Catholic) đã tranh giành quyền kiểm soát
chính quyền, đưa tới công việc võ trang chống đối. Thành phần tu sĩ thuộc cả hai
phe đã xúi giục các đám dân phá phách các cộng đồng đối nghịch, cướp bóc các
nhà thờ rồi sau một thời gian, phe Huguenot nhận thấy rằng họ không đủ đông,
không đủ mạnh để chiến thắng đồng thời cũng không thể bị đánh bại, vì vậy sau
các lần hoãn chiến từng đợt, cuộc nội chiến vì tôn giáo còn tiếp tục tới năm 1572,
gây ra nhiều tổn thất nhân mạng và tài sản cho cả hai phe. Chính trong giai đoạn
tạm hòa hoãn này, hoàng hậu Catherine de Medici đã âm mưu với phe hầu tước
De Guise để giết sạch các nhà lãnh tụ Huguenots khi họ trở về thành phố Paris để
tham dự đám cưới của hoàng tử Henry de Navarre.
Vào sáng sớm ngày 24 tháng 8 năm 1572, tức là ngày lễ Thánh Bartholomew, đa
số các nhân vật Huguenots đã bị giết chết trên giường và từ 2,000 tới 3,000 người
Tin Lành khác đã bị tàn sát trên đường phố Paris, bị ném xác xuống dòng sông
Seine bởi các nhóm cuồng tín theo đạo Cơ Đốc. Khi tin tức của cuộc tàn sát tại
Paris lan tới các tỉnh, đã có hàng chục ngàn người Huguenots khác bị đâm chém
trong các cuộc khát máu trên toàn nước Pháp.
Sau cuộc tàn sát nhân ngày lễ Thánh Bartholomew, cuộc nội chiến vì tôn giáo tại
nước Pháp vẫn tiếp tục do vua Henry III (trị vì 1574-1589) là người bất thường, đã
xúi giục đám người Huguenots chống đa số người Cơ Đốc thuộc gia đình De
Guise, do các người dân nổi lên chống các bất công về tiền thuế. Cuộc nội chiến
này cuối cùng đã chấm dứt khi ông hoàng tinh khôn Henry de Navarre lên ngai
vàng của nước Pháp và trở thành vua Henry IV (trị vì 1589-1610), khởi đầu triều
đại Bourbon và dòng họ Bourbon này đã cai trị nước Pháp cho tới năm 1792.
Năm 1593, vua Henry IV từ bỏ đạo Tin Lành để làm hòa dịu với đa số người Cơ
Đốc (Catholic) rồi tới năm 1598, nhà vua ban ra Sắc Lệnh Nantes (the Edict of
Nantes) giới hạn nền tự do tôn giáo của các người Huguenots. Từ nay, đạo Cơ Đốc
(Catholicism) được coi là tôn giáo chính thức của quốc gia trong khi các nhà quý
tộc Huguenots được phép thực hành các nghi lễ Tin Lành một cách riêng tư trong
các lâu đài của họ, các người Huguenots bình dân được thờ phượng tại các nơi đặc
biệt bên ngoài thành phố Paris và bên ngoài địa phận của các giám mục và tổng
giám mục cai quản, còn các đảng phái Huguenots có quyền võ trang khi có nhu
cầu tự vệ. Như vậy Sắc Lệnh Nantes tuy không chủ trương tự do tuyệt đối về tôn
giáo nhưng đã có chiều hướng bao dung (toleration). Sau khi nền hòa bình về tôn
giáo được thiết lập, nước Pháp đã sớm phục hồi sau nhiều thập niên bị tàn phá và
sau đó, vua Henry IV đã bị một người cuồng tín Cơ Đốc đâm chết vào năm 1610.
Vào đầu thế kỷ 17, cả hai nước Tây Ban Nha và Pháp cùng phát triển lãnh thổ theo
cùng một cách thức. Hoàng gia Castilian chiếm được miền đất Aragon ở phương
bắc, miền đất Granada ở phía nam trong khi vương quốc Pháp sát nhập các lãnh
thổ như Languedoc, Dauphiné, Provence, Burgundy và Brittany. Những miền đất
này muốn duy trì truyền thống độc lập địa phương nhưng chính quyền trung ương
đã cai trị chặt chẽ hơn và đã thành công nhờ vào uy tín lớn lao của nhà vua và nhờ
xứ sở Pháp có nhiều tài nguyên.
Vào các thời kỳ thanh bình, phần lớn dân chúng Pháp kính trọng nhà vua. Sau khi
ban hành Sắc Lệnh Nantes, vua Henry IV là người vui tính, đã cố gắng mang lại
nền thịnh vượng cho dân chúng sau hơn 4 thập niên nội chiến. Nhờ các tài nguyên
phong phú, nước Pháp đã sớm thích nghi với các hoàn cảnh mới và đã xuất cảng
được nông phẩm. Bộ trưởng tài chính của vua Henry IV là hầu tước De Sully đã
cung cấp tài chính để làm các đường lộ, xây cầu, đào kênh, đồng thời đã cho phân
phát nhiều tài liệu giảng dạy các kỹ thuật nông nghiệp. Ngoài ra vua Henry IV còn
ra lệnh xây dựng các nhà máy thuộc hoàng gia để sản xuất các mặt hàng xa xỉ như
thủy tinh, thảm dệt, đồng thời tại nhiều nơi trên đất nước Pháp, các kỹ nghệ dệt
lụa, vải, len đã được khuyến khích. Dưới sự bảo trợ của nhà vua này, nhà thám
hiểm Champlain đã qua Tân Thế Giới và nhận một phần đất Canada thuộc về chủ
quyền của nước Pháp. Như vậy triều đại của vua Henry IV được kể như rất có
công trong lịch sử của nước Pháp.
Nhân vật kế tiếp vua Henry IV cai trị nước Pháp là Hồng Y Richelieu (1585-1642)
và nhờ vị hồng y này mà nước Pháp vẫn tiến bộ về phía trước. Hồng y Richelieu
không phải là vua, mà là thủ tướng trong thời kỳ làm vua của người con trai bất tài
của vua Henry IV là vua Louis 13. Từ năm 1624 tới khi qua đời vào năm 1642,
hồng y Richelieu đã cai trị nước Pháp theo ý muốn của mình và muốn củng cố
vương quyền trung ương và bành trướng các ảnh hưởng của nước Pháp qua khắp
châu Âu.
Hồng y Richelieu tên thực là Armand Jean du Plessis, sinh tại Paris, đã dùng tên
Richelieu là tên của miền đất của gia đình. Vào năm 1607, ông là giám mục Cơ
Đốc tại Lucon, gần La Rochelle thuộc phía tây của nước Pháp. Tới năm 1614, ông
được bầu làm đại biểu của khối tu sĩ trong Hội Đồng Lập Hiến Estates-General
của nước Pháp rồi hai năm sau trở nên nhân viên của ủy ban cố vấn hoàng gia.
Ông Richelieu được Giáo Hoàng Gregory XV phong hồng y vào năm 1622 rồi hai
năm sau, ông trở thành thủ tướng, tức là người đứng đầu ủy ban cố vấn cho nhà
vua. Hồng y Richelieu là người hiểu rõ chính trị, có tài thực hiện các chính sách
của nhà vua. Khi các người Huguenots theo đạo Tin Lành nổi loạn chống lại các
giới hạn do Sắc Lệnh Nantes, hồng y Richelieu đã đánh dẹp họ bằng bàn tay sắt.
Vào năm 1627, hồng y Richelieu chỉ huy cuộc vây hãm thành La Rochelle là nơi
các người theo đạo Tin Lành sinh sống tự trị rồi sau 14 tháng chiến đấu, thành La
Rochelle phải đầu hàng vào tháng 10 năm 1628. Hồng y Richelieu đã bổ túc Sắc
Lệnh kể trên vào năm 1629 bằng cách tước đoạt tất cả các quyền lợi chính trị và
quân sự dành cho sắc dân Tin Lành.
Do các chiến dịch chống người Huguenots gây ra nhiều tốn kém, hồng y Richelieu
đã làm tăng thêm lợi tức cho nhà vua bằng cách hủy bỏ quyền bán tự trị của các
miền Burgundy, Dauphiné và Provence để cho chính quyền trung ương có thể
đánh thuế trực tiếp các miền đất này. Về sau, để cho việc thu thuế được thêm hữu
hiệu, hồng y Richelieu đã thiết lập ra một hệ thống chính quyền địa phương mới,
cai trị do các nhân viên của hoàng gia, được gọi là các quản đốc (intendants). Nhờ
các phương pháp tương tự, hồng y Richelieu đã khiến cho chính quyền tập trung
nhiều hơn vào trung ương, giúp cho nước Pháp trở thành một lực lượng đứng đầu
của châu Âu đồng thời lợi tức của hoàng gia cũng tăng gấp hai. Hồng y Richelieu
là người sáng lập Hàn Lâm Viện Pháp, Trường Đại Học Sorbonne chuyên về thần
học, đã góp công vào việc thiết lập Hải Quân Pháp và bành trướng các hải cảng,
xây dựng các miền đất thuộc địa tại châu Phi, xứ Canada và miền Tây Ấn. Mặt
khác, các chính sách tham vọng chống đối triều đình Habsburg, vào thời đại đó
bao gồm các nước Áo, Tiệp Khắc, Đức, Thụy Sĩ và một phần nước Ý, và các xung
đột với nước Tây Ban Nha, tất cả vấn đề này đã làm cho nước Pháp phải chi phí
rất nhiều trong cuộc Chiến Tranh 30 Năm (1618-1648).
Cách tập trung quyền lực vào trung ương đã gây nên nhiều cuộc nổi loạn Fronde
trong các năm từ 1648 tới 1653. Vào thời gian này, vua Louis 14 đã thay thế vua
Louis 13. Vì vua Louis 14 mới lên 4 tuổi, cai trị nước Pháp là do hoàng hậu Anne,
bà mẹ của nhà vua và người tình lén lút (paramour) của hoàng hậu là Hồng Y
Mazarin. Vì cả hai nhân vật này đều là người ngoại quốc, hoàng hậu Anne thuộc
triều đình Habsburg của nước Áo còn hồng y Mazarin gốc là người Ý, nên rất
nhiều nhân vật trong triều đình Pháp, nhất là các nhà quý tộc có uy quyền, đã
không ưa họ.
Hồng y Mazarin có tên thực là Giulio Mazarini, sinh ra tại miền Abruzzi thuộc
nước Ý, đã làm đại úy trong đạo quân của giáo hoàng vào đầu cuộc Chiến Tranh
30 Năm rồi phục vụ trong công tác ngoại giao của giáo hoàng tại nước Pháp vào
năm 1630. Năm 1639, ông Mazarin được cấp quốc tịch Pháp rồi trở nên hồng y
vào năm 1641 dù cho ông chưa từng được thụ phong linh mục. Hồng y Mazarin đã
kế tiếp hồng y Richelieu làm thủ tướng cho vua Louis 13 vào năm 1642, cai trị
nước Pháp từ năm 1643 khi vua Louis 13 qua đời. Ông là cố vấn chính cho hoàng
hậu Anne, đã duy trì các chính sách của hồng y Richelieu.
Ngoài ra, các phí tổn cao vì chiến tranh, các vụ mất mùa liên tiếp đã làm cho nền
kinh tế của nước Pháp thêm suy kém, với các cuộc nổi loạn Fronde trong nhiều
năm (1648-1653) chống lại sự nhiếp chính của hồng y và hoàng hậu. Tuy nhiên,
nhờ các thành quả trước kia của vua Henry IV và của hồng y Richelieu, nước Pháp
không bị suy sụp đồng thời các nhà quý tộc cũng như dân chúng đều tuyên bố rằng
họ không chống lại nhà vua trẻ là Louis 14 mà chỉ chống đối sự tham nhũng và
điều hành kém của hồng y Mazarin. Vì thế khi vua Louis 14 chính thức nắm quyền
hành vào năm 1651 thì các chống đối đã dịu đi. Kể từ nay, vua Louis 14 kiểm soát
chặt chẽ các nhân vật quý tộc và các tỉnh, bằng chế độ quân chủ tuyệt đối, hữu
hiệu nhất trong lịch sử của nước Pháp.
3/ Thời đại quân chủ tuyệt đối.
Thời kỳ từ khi vua Louis 14 lên ngai vàng vào năm 1651 tới cuộc Cách Mạng
Pháp năm 1789 được gọi là thời đại quân chủ tuyệt đối (the age of absolutism). Kể
từ năm 1500 trở về sau, tại nước Anh và trên lục địa của châu Âu, đã có khuynh
hướng muốn cho quốc gia trở nên hùng mạnh hơn. Các quân vương của thế kỷ 16
đã nhận ra rằng đạo Tin Lành đòi hỏi chủ quyền tách ra khỏi tầm kiểm soát của
giáo hoàng và của giới quý tộc. Sau các biến động vì cuộc Chiến Tranh 30 Năm,
các nhà cai trị nhận thức rằng chỉ có sự hòa hợp xã hội và chính trị khi có một
chính quyền trung ương tập trung và hùng mạnh, khi dân chúng chấp nhận bổn
phận của họ là phải vâng lời các nhà cai trị theo thiên mệnh. Vì vậy, vua Louis 14
đã tìm cách nắm quyền lực và muốn điều khiển nước Pháp trở nên một cường
quốc thịnh vượng của châu Âu. Vua Louis 14 đã nhớ lại một đêm thuộc năm 1651
khi một số kẻ cướp tràn vào trong lâu đài nhân cuộc nổi loạn Fronde, sự việc này
không chỉ là một đe dọa đối với bản thân của nhà vua mà còn đối với sự an lạc của
đất nước mà nhà vua đã nhận được thiên mệnh phải cai trị.
Để nắm quyền hành tuyệt đối, các quân vương của châu Âu đã kiểm soát quân đội,
điều hành hệ thống luật pháp, thu vào và phân phối lợi tức thuế vụ. Những công
tác này đòi hỏi một hệ thống hành chánh hữu hiệu và như vậy phải cải tổ các định
chế của chế độ quân chủ. Nhà thờ, giới quý tộc, các miền đất bán tự trị, các cơ chế
đại diện dân chúng, chẳng hạn như Quốc Hội Anh và Quốc Hội Lập Hiến Estates-
General của nước Pháp, tất cả đều là các trở ngại cho chính quyền quân chủ tập
trung và hùng mạnh. Trong thế kỷ 18 đạo Cơ Đốc La Mã (Roman Catholicism) là
tôn giáo chính thức tại các quốc gia của châu Âu như các nước Pháp, Tây Ban Nha
và Áo, vì vậy các nhà vua đều tìm cách “quốc hữu hóa” nhà thờ và giới tu sĩ. Vua
Charles III cai trị nước Tây Ban Nha từ năm 1759 tới năm 1788, dù cho là một tín
đồ Cơ Đốc thuần thành, đã thành công trong một thỏa ước với giáo hoàng về
quyền quốc gia bổ nhiệm các tu sĩ và quyền bác bỏ các đạo luật của giáo hoàng.
Đối với giới quý tộc Pháp, vua Louis 14 đã tước bỏ quyền hành chính trị của họ và
tăng thêm uy tín xã hội cho họ.
Tại nước Nga dưới triều đại của Nữ Hoàng Catherine II, giới quý tộc bị tước đi
quyền chính trị và hành chánh còn tại nước Áo vào cuối thế kỷ 18, Hoàng Đế
Joseph II đã không cho giới quý tộc được miễn đóng thuế và cố tình xóa bỏ lằn
ngăn cách giữa giới quý tộc và giới bình dân. Sự đấu tranh giành quyền lực giữa
nhà vua và giới quý tộc đã thể hiện bằng các tranh chấp giữa các quyền lợi địa
phương và các quyền lực trung ương. Các nhà quý tộc bị tước đoạt dần quyền cai
trị tại các tỉnh, họ mất dần quyền cảnh sát và quyền thu thuế.
Trong khi nhà vua Pháp thi hành chế độ quân chủ tuyệt đối để tập trung quyền lực
và thống nhất đất nước, thì cũng có các nhà lý thuyết bênh vực chủ trương này.
Luật sư người Pháp Jean Bodin (1530-1596) là người chứng kiến vụ tàn sát nhân
ngày Thánh Bartholomew tại Paris vào năm 1572, đã đề nghị một kế hoạch chính
trị để giải quyết các rối loạn bằng bộ sách có nhan đề “Sáu Cuốn Sách của Nước
Cộng Hòa” (Six Books of the Commonwealth, 1576) qua đó, ông cho rằng do các
nhu cầu của nhiều gia đình mà quốc gia được dựng nên, vì thế người dân không
được chống đối quốc gia bởi vì công việc duy trì trật tự được coi là quan trọng
nhất. Ông Bodin cho rằng quốc gia có quyền lực cao nhất, tuyệt đối nhất và vĩnh
cửu nhất để ban bố luật lệ cho các công dân mà không cần biết người dân có chấp
nhận hay không.
Bảo vệ vương quyền còn có giám mục Jean Bossuet. Qua tác phẩm “Chính Trị rút
ra từ chính các Lời Nói trong Thánh Kinh” (Politics Drawn from the Very Words
of Scripture, 1708), viết vào thời gian trị vì của vua Louis 14, ông Bossuet đã lý
luận rằng “mọi sức mạnh và mọi sự hoàn hảo đều tập trung vào Thượng Đế” cũng
như vào “cá nhân của nhà vua”. Như vậy nhà vua không phải trả lời ai cả ngoài
Thượng Đế và nhà vua ở trên mọi người dân cũng như Thượng Đế ở trên nhà vua.
Như vậy tác phẩm của giám mục Jean Bossuet là lời xác nhận rõ ràng và thái cực
nhất của lý thuyết thiên mệnh của quân vương trong khi đó vào thế kỷ 18, các
người dân thường còn tin tưởng một cách dị đoan rằng nhà vua do bàn tay linh
thiêng có thể chữa khỏi bệnh tật bằng cách sờ tay vào người bệnh.
Vua Louis 14 và các nhà vua kế tiếp đã sử dụng thứ quyền lực được coi như từ
Thượng Đế và dùng các kiểu cách của kịch trường để làm tăng thêm vẻ oai
nghiêm của vị trí quân vương. Vua Louis 14 đã cho xây dựng Cung Điện
Versailles nằm bên ngoài thành phố Paris rồi di chuyển triều đình qua đó. Dinh
thự này được coi như một rạp hát tại đó nhà vua đã làm mê hoặc giới quý tộc, bắt
họ phải phục tùng trong các nghi thức của nền quân chủ tuyệt đối. Cung điện huy
hoàng này có mặt tiền dài khoảng nửa cây số, bên trong có trang hoàng các thảm
dệt rất đẹp và các bức tranh mô tả các chiến thắng quân sự lẫy lừng của nước
Pháp, bên ngoài là các khu vườn rực rỡ với 140 vòi phun nước được thiết kế rất
công phu với các bức tượng tuyệt tác. Tại nơi này, các nhà quý tộc đã phải vâng
theo mọi ý muốn của nhà vua trong các lễ nghi cung đình.
Mặt khác, vua Louis 14 là người rất chăm chỉ và biết trách nhiệm đối với sự an lạc
của người dân. Nhà vua đã từng nói: “Ta là Đất Nước” (L’état, c’est moi) và coi
nhu cầu tập trung quyền lực vào quân vương là để duy trì sự ổn định lãnh thổ.
Trong khi tước bớt các quyền lợi của giới quý tộc, nhà vua đã dùng các người
thuộc giới trung lưu có tài và có kinh nghiệm vào nhiều công việc quản trị, bổ
nhiệm họ làm các quản đốc (intendants) chịu trách nhiệm về hành chánh, thuế vụ
và các công tác khác. Việc thu thuế được coi là quan trọng nhất để nuôi dưỡng
một đạo quân lớn khi nước Pháp đang có tham vọng bành trướng. Như vậy chế độ
quân chủ tuyệt đối là một cơ chế làm tăng thêm quyền lực của nhà vua trong các
chinh phục.
Vua Louis 14 cũng tìm cách thống nhất tôn giáo. Các người theo đạo Quietism
chủ trương ẩn tu và theo đạo Jansenism tin tưởng định mệnh, đều bị hành hạ để bỏ
đạo, hoặc bị nhốt tù hay phải ra đi biệt xứ. Sắc dân Huguenots theo đạo Tin Lành
bị tước bỏ quyền lợi, bị đàn áp, nhà thờ và trường học của họ bị phá hủy, giới tu sĩ
phải đi sống lưu vong. Hàng ngàn người tị nạn tôn giáo đã chạy sang các nước
Anh, Hòa Lan, qua các miền theo đạo Tin Lành của nước Đức hay di cư sang Tân
Thế Giới mặc dù họ là những người có nghề nghiệp chuyên môn góp công vào sự
thịnh vượng của đất nước.
4/ Cuộc đời và sự nghiệp của Vua Louis 14.
Vua Louis 14 đã là vua của nước Pháp trong 72 năm, đây là vương triều lâu dài
nhất trong lịch sử của châu Âu. Nhà vua còn được gọi là “Đại Vương Louis”
(Grand Monarch), “Vua Louis Vĩ Đại” (Louis the Great) hay “Vua Mặt Trời” (le
Roi-Soleil) khi người ta muốn diễn tả quyền hành chính trị cao nhất của một
vương quyền. Dưới triều đại của vua Louis 14, nước Pháp đứng đầu châu Âu và
thế giới về văn chương, nghệ thuật, chiến tranh và quản trị xứ sở.
Vua Louis 14 sinh năm 1638 tại St-Germain-en-Laye, đã nối nghiệp cha là vua
Louis 13 khi mới lên 4 tuổi, khi đó quyền nhiếp chính thuộc về bà mẹ của nhà vua
là hoàng hậu Anne gốc người Áo và hồng y Mazarin, người cha đỡ đầu khi rửa tội,
nhận chức thủ tướng.
Vào năm 1648, cuộc Chiến Tranh 30 Năm đã kết thúc nhưng trong nước Pháp vẫn
diễn ra từ năm 1649 tới năm 1653 một số cuộc nội chiến được gọi là “les
Frondes”. Vào thời gian này, các giới quý tộc và các tỉnh đã tạo nên các liên minh
quân sự để chống lại hoàng hậu Anne và hồng y Mazarin. Đã có lần vua Louis 14
bị bắt buộc phải tiếp đón trong cung điện vài đại biểu của những người nổi loạn
chống chính quyền, đã chứng kiến người cô là con gái hầu tước Orléans ra lệnh
hướng súng đại bác vào đạo quân hoàng gia, nhiều lần nhà vua cùng mẹ phải lén
lút trốn ra khỏi lâu đài. Các cuộc nội chiến, với nhiều vùng có cả quân đội Tây
Ban Nha giúp đỡ, đã khiến cho nền kinh tế của nước Pháp suy sụp.
Vào thời còn trẻ, vua Louis 14 đã là một thanh niên bảnh trai và oai nghiêm, được
nhiều người chú ý do hình ảnh cưỡi con ngựa chiến trong các buổ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 81_2623.pdf