Vốn xã hội và mấy vấn đề đặt ra trong nghiên cứu vốn xã hội ở Việt Nam hiện nay

Vốn xã hội (social capital) được quan niệm là một loại vốn, bên cạnh các loại vốn

khác như vốn kinh tế, vốn văn hoá, vốn con người. Lyda Judson Hanifan là người đầu tiên

đưa ra khái niệm vốn xã hội vào năm 1916. Ông dùng khái niệm này để chỉ tình thân hữu,

sự thông cảm lẫn nhau, cũng như tương tác giữa các cá nhân, hay giữa các gia đình trong

đời sống xã hội. Bốn mươi năm sau, vào những năm 1960, Jane Jacobs đề cập lại khái

niệm vốn xã hội trong nghiên cứu của mình (Smith và cộng sự, 2002: 153-154). Đến

những năm 1980, khái niệm này được đưa vào từ điển khoa học xã hội (Fukuyama,

2002:23). Tuy nhiên, vốn xã hội chỉ thực sự trở thành khái niệm quan trọng trong nghiên

cứu khoa học xã hội và nhân văn kể từ khi tác phẩm “Các hình thức của vốn” của Bourdieu

được công bố (Smith và cộng sự, 2002: 154-155; Portes, 1998: 3).

Đến nay, đã có nhiều định nghĩa và cách giải thích khác nhau về vốn xã hội (Baker,

1990; Bourdieu, 1986; Coleman, 1988; Fukuyama, 2001, 2002; Halpern, 2005; Lin, 1999,

2001; Portes, 1998; Putnam, 1995, 2000). Phân tích một cách khái quát các định nghĩa,

cũng như các cách giải thích này cho thấy giữa các tác giả vừa có sự nhất trí, lại vừa có

cách hiểu khác nhau về vốn xã hội. Về sự nhất trí giữa các tác giả, mặc dù mỗi người dựa

trên kết quả nghiên cứu riêng của mình tại những quốc gia hay những vùng lãnh thổ khác

nhau, song đại đa số họ đều gặp nhau ở những điểm sau đây

pdf9 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Vốn xã hội và mấy vấn đề đặt ra trong nghiên cứu vốn xã hội ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an trọng hơn nó còn giúp rất nhiều cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách trong việc phát huy những mặt tích cực, đồng thời hạn chế những biểu hiện tiêu cực kéo theo của vốn xã hội trong việc chỉ đạo thực tiễn, cũng như trong việc xây dựng các dự án phát triển con người và xã hội ở Việt Nam trong thời gian sắp tới. Về mặt lịch sử: Chúng ta đều biết, mặc dù khái niệm vốn xã hội được du nhập vào nước ta chưa lâu, nhưng các nghiên cứu về nhân học, dân tộc học, văn hóa dân gian chỉ ra rằng trong các làng xã Việt Nam thường tồn tại nhiều hình thức tổ chức xã hội như dòng họ, hội, phường, phe, giáp... Trong các tổ chức này ẩn chứa nhiều nguồn vốn xã hội quan trọng. Và, từ trong đời sống cộng đồng, người ta đã biết khai thác, sử dụng các nguồn lực này để hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau không chỉ trong sản xuất và kinh doanh, mà còn trong tất cả các giai đoạn khác nhau trong chu trình đời người như sinh nở, cưới xin, tang ma, giỗ tết. Có thể nói, môi trường xã hội đặc thù ở Việt Nam đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và vận hành của vốn xã hội. Cho nên, cùng với việc đưa ra các quan điểm lý thuyết mới, chúng ta cũng rất cần có những nghiên cứu về lịch sử vốn xã hội ở Việt Nam. Công việc này không chỉ có ý nghĩa “ôn cố tri tân”, mà còn là sự đóng góp những nét đặc thù và độc đáo của Việt Nam vào sự hiểu biết chung về vốn xã hội trên phạm vi toàn thế Nguyễn Tuấn Anh 15 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn giới. Về nghiên cứu thực nghiệm và ứng dụng: Phải nói rằng, những nghiên cứu thực nghiệm và ứng dụng về vốn xã hội ở nước ta, cho đến nay, vẫn còn dừng lại ở giai đoạn khởi động. Chúng ta chỉ mới có những nghiên cứu về vốn xã hội ở một số doanh nghiệp ở khu vực đô thị, hoặc ở vài ba cộng đồng làng xã ở khu vực nông thôn. Thế nhưng, trong đời sống thực tiễn, việc tạo dựng, duy trì và sử dụng vốn xã hội lại đang diễn ra sôi động ở khắp mọi nơi. Chưa nói đâu xa, chỉ tính từ sau năm 1986 đến nay, các tầng lớp cư dân ở ta đã vô cùng sáng tạo trong việc khai thác và sử dụng các nguồn vốn xã hội nhằm thích ứng và phát triển kinh tế hộ gia đình trong điều kiện của xã hội đang chuyển đổi. Chẳng hạn, đó là việc dồn điền đổi thửa và tích tụ ruộng đất ở nông thôn, việc mở rộng các mạng lưới thủ công nghiệp và doanh nghiệp ở đô thị, việc thiết lập các hội bảo thọ và khuyến học, việc mở rộng dịch vụ tín dụng và xóa đói giảm nghèo, vv... Rõ ràng, giữa nghiên cứu khoa học và thực tiễn đời sống ở ta đang tồn tại một khoảng cách, do đó, nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tời là phải lấp dần khoảng cách đó. Về bản chất hai mặt của vốn xã hội: Có thế nói, ở bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào, vốn xã hội cũng được coi là một nguồn vốn quý, bên cạnh các loại vốn khác như vốn kinh tế, vốn con người, vốn văn hóa, vv... Nhưng, như đã nói, bên cạnh những tác động tích cực, vốn xã hội cũng có thể kéo theo nó những biểu hiện tiêu cực đối với con người và xã hội. Tuy nhiên, nhìn lại các nghiên cứu về vốn xã hội ở Việt Nam, nhất là trong các nghiên cứu thực nghiệm, ta thấy trong khi tập trung khai thác mặt tích cực, các nhà khoa học thường bỏ qua hoặc xem nhẹ những biểu hiện tiêu cực của nó. Điều này dễ gây ngộ nhận, rằng vốn xã hội giống như một thứ “bảo bối” thần kỳ đem lại toàn những điều tốt đẹp. Cho nên, một vấn đề nữa cần phải đặt ra là, trong nghiên cứu chúng ta không được né tránh, và cũng không nên xem nhẹ mặt nào, mà phải mô tả và phản ánh về vốn xã hội đúng như nó đang diễn ra trong cuộc sống. Chỉ có như vậy, khi trở lại thực tiễn, chúng ta mới có thể nói khai thác và sử dụng vốn xã hội một cách tối ưu, mà không sợ rơi vào những sai lầm đáng tiếc. Tài liệu trích dẫn Nguyễn Quang A. 2006. Vốn và vốn xã hội. Truy cập từ 6 (truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2011). Nguyễn Tuấn Anh. 2010. Kinship as Social Capital: Economic, Social and Cultural Dimensions of Changing Kinship Relations in a Northern Vietnamese Village. Doctoral dissertation.Vrije Universiteit Amsterdam, The Netherlands. ISBN/EAN: 978-90-5335-271-7. 278 pages, 2010. Nguyễn Ngọc Bích. 2006. Vốn Xã hội và phát triển. Truy cập từ 6 (truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2011). Vốn xã hội và mấy vấn đề đặt ra... Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 16 Phan Đình Diệu. 2006. Phát huy dân chủ để làm giàu nguồn Vốn xã hội. Truy cập từ 6 (truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2011). Trần Hữu Dũng. 2003. Vốn Xã hội và Kinh tế. Thời Đại, số 8, 82-102. Trần Hữu Dũng. 2006. Vốn xã hội và phát triển kinh tế. Truy cập từ 6 (truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2011). Phan Chánh Dưỡng. 2006. Lời giải cho bài toán phát huy vốn xã hội. Truy cập từ 6 (truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2011). Lê Ngọc Hùng. 2008. Vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội qua một số nghiên cứu ở Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Con người, số 3, 45-54. Nguyễn Vạn Phú. 2006. Vốn xã hội ở Việt Nam. Truy cập từ 6 (truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2011). Trần Hữu Quang. 2006a. Lòng tin trong xã hội và vốn xã hội. Truy cập từ 6 (truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2011). Trần Hữu Quang. 2006b. Tìm hiểu khái niệm vốn xã hội. Tạp chí Khoa học xã hội, số 7, 74-81. Hoàng Bá Thịnh. 2009. Vốn xã hội, mạng lưới xã hội và những phí tổn. Tạp chí Xã hội học, số 1, 42-51. Appold, J. Stephen; Nguyễn Qúy Thanh. 2004. The Prevalence and Costs of Social Capital among Small Businesses in Vietnam. Annual meeting of the American Sociological Association, American Sociological Association. San Francisco, August 14-17, 2004. Baker, E. Wayne. 1990. Market Networks and Coporate Behavior. American Journal of Sociology, No.3, 589-625. Bourdieu, Pierre. 1986. The Forms of Capital. Trong sách Handbook of Theory and Research for the Sociology of Education, Chủ biên: John G. Richardson. NXB Greenwood, New York, 241-258. Coleman, S. James. 1988. Social Capital in the Creation of Human-Capital. American Journal of Sociology, Vol.94, 95-120. Fukuyama, Francis. 2001. Social Capital, Civil Society and Development. Third World Quarterly, No.1, 7-20. Fukuyama, Francis. 2002. Social Capital and Development: The Coming Agenda. SAIS Review, No.1, 23-38. Grootaert, Christiaan. 1999. Social capital, household welfare and poverty in Indonesia. Nguyễn Tuấn Anh 17 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn The World Bank Social Development Department. Washington. Guiso, Luigi; Sapienza, Paola và Zingales, Luigi. 2004. The Role of Social Capital in Financial Development. The American Economic Review, No.3, 526-556. Halpern, David. 2005. Social Capital. Polity Press. Cambridge. Hendryx, S. Michael; Ahern, M. Melissa; Lovrich, P. Nicholas và McCurdy, H. Arthur. 2002. Access to Health Care and Community Social Capital. Health Services Research, No.1, 85–101. Lin, Nan. 1999. Building a Network Theory of Social Capital. Connections, No.1, 28-51. Lin, Nan. 2001. Social Capital: A Theory of Social Structure and Action. Cambridge University Press. Cambridge. Portes, Alejandro. 1998. Social Capital: Its Origins and Applications in Modern Sociology. Annual Review of Sociology, Vol.24, 1-24. Putnam, D. Robert. 1995. Bowling Alone: America's Declining Social Capital. Journal of Democracy, No.1, 65-78. Putnam, D. Robert. 2000. Bowling Alone: The Collapse and Revival of American Community. Simon & Schuster. New York. Smith, S. Smith và Kulynch, Jessica. 2002. It May Be Social, but Why Is It Capital? The Social Construction of Social Capital and the Politics of Language. Politics & Society, No.1, 149-186. Thomése, Fleur và Nguyễn Tuấn Anh. 2007. Quan hệ họ hàng với việc dồn điền đổi thửa và sử dụng ruộng đất dưới góc nhìn vốn xã hội ở một làng Bắc Trung Bộ. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 4, 3-16. Woolcock, Michael. 1998. Social Capital and Economic Development: Toward a Theoretical Synthesis and Policy Framework. Theory and Society, No.2, 151-208. Woolcock, Michael. 2001. The Place of Social Capital in Understanding Social and Economic Outcomes. ISUMA Canadian Journal of Policy Research, No.1, 11-17. Woolcock, Michael và Narayan, Deepa. 2000. Social Capital: Implications for Development Theory, Research, and Policy. The World Bank Research Observer, No.2, 225-249.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso3_2011_nguyentuananh_763.pdf
Tài liệu liên quan