Vô sinh là tại ở ác?

Suy nghĩ vềchuyện vô sinh của người châu Á còn r ất nặng nề. Cưới

nhau vềmà hai, ba năm chưa có bầu là lời ra tiếng vào rất mệt mỏi, nhất là

đối với người phụnữ. Trong gia đình chồng thì đầy áp lực, ra bên ngoài dư

luận xì xào, xét nét, có ngưới còn ác miệng chê cười: “Ai kêu ởác quá nên

không con”.

Có những cặp vợchồng sống trong gây gổ, hận thù nhau cảmột đời

chỉvì chuyện không con. Nhưng có những người vợvì giữtiếng cho chồng,

chị u đựng một mình suốt bao năm dù gia đìnhchồng đổlỗi hết cho mình,

đến mức phải bỏ xứ mà đi. Căng thẳng, sợ hãi tr ước dư luận xã hội về

chuyện vô sinh là nguyên nhân chính làm tan vỡhạnh phúc biết bao gia đình.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vô sinh là tại ở ác?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vô sinh là tại ở ác? Suy nghĩ về chuyện vô sinh của người châu Á còn rất nặng nề. Cưới nhau về mà hai, ba năm chưa có bầu là lời ra tiếng vào rất mệt mỏi, nhất là đối với người phụ nữ. Trong gia đình chồng thì đầy áp lực, ra bên ngoài dư luận xì xào, xét nét, có ngưới còn ác miệng chê cười: “Ai kêu ở ác quá nên không con”... Có những cặp vợ chồng sống trong gây gổ, hận thù nhau cả một đời chỉ vì chuyện không con. Nhưng có những người vợ vì giữ tiếng cho chồng, chịu đựng một mình suốt bao năm dù gia đình chồng đổ lỗi hết cho mình, đến mức phải bỏ xứ mà đi. Căng thẳng, sợ hãi trước dư luận xã hội về chuyện vô sinh là nguyên nhân chính làm tan vỡ hạnh phúc biết bao gia đình. Tại anh và tại em Nói theo dân gian, “vô sinh” là khi hai vợ chồng ăn ở với nhau một thời gian mà không có con. Nôm na hơn, “vô sinh” là hết đường sinh con cái. Trong y học, các bác sĩ thích dùng từ “hiếm muộn” hơn vì nó có nghĩa là còn hy vọng, còn chữa được. Nói cách khác, y học chỉ gọi “vô sinh” khi người vợ không thể có trứng hoặc người chồng không thể sản xuất tinh trùng, còn các trường hợp khác vẫn có cơ may có con, nên được gọi là hiếm muộn. Một cặp vợ chồng được xem là hiếm muộn nếu như ăn ở với nhau thường xuyên trong vòng một năm, không dùng bất cứ biện pháp tránh thai nào, mà vẫn không có thai. Nếu như người vợ trên 35 tuổi, thời gian này rút xuống còn sáu tháng. Trước đây và ngay cả bây giờ, nhiều người vẫn cho rằng vô sinh là do người vợ. Bởi khi hai vợ chồng sinh hoạt bình thường, chồng vẫn quan hệ và xuất tinh bình thường, nếu không có con thì chắc chắn là tại “đối tác”. Thật ra không phải như vậy. Tinh dịch chỉ là một chất lỏng, trong đó có nước, nhiều chất khác nhau và có hàng triệu triệu con tinh trùng bé li ti mà chỉ nhìn thấy được nhờ kính hiển vi. Điều quan trọng là phải có tinh trùng chứ không phải chỉ có tinh dịch. Nhiệm vụ của tinh trùng là bơi đến gặp trứng, chui vào trong trứng để làm trứng thụ tinh. Sau khi đã thụ tinh thì trứng sẽ phát triển thành phôi. Phôi này đi vào trong lòng tử cung để làm tổ, phát triển thành thai, sau 40 tuần, em bé sẽ ra đời. Như vậy, để có con thì cần phải có trứng của vợ và tinh trùng của chồng, nếu chồng không có tinh trùng hay tinh trùng yếu, không thể thụ tinh trứng được thì vợ chồng bị hiếm muộn hoặc vô sinh. Qua nhiều cuộc khảo sát, các nhà khoa học đã phát hiện cứ 100 cặp vợ chồng bị vô sinh thì có 50 cặp là do người vợ bị trục trặc, 30 cặp là do người chồng và 20 cặp là do cả hai người đều có vấn đề. Như vậy, hai vợ chồng bị vô sinh thì có thể do vợ, có thể do chồng, hay cũng có thể cả hai. Chuẩn bị tâm lý kiên trì chịu đựng Để chữa vô sinh, điều cần nhất là phải đồng vợ, thuận chồng, và cả hai cùng phải kiên trì, vì thời gian điều trị có khi kéo dài nhiều năm. Điều trị vô sinh phải có sức chịu đựng tâm lý dữ dội không chỉ phía bệnh nhân mà còn cả bác sĩ. Bởi giáo dục y khoa của chúng ta cũng rất thiếu thông tin nên đòi hỏi người bác sĩ phải trao đổi cụ thể, chuyên sâu cho từng người bệnh, không chỉ về bệnh lý mà còn cả tâm lý. Mặc dù chi phí thụ tinh trong ống nghiệm tại Việt Nam thuộc loại thấp nhất trên thế giới (chi phí cho một ca trung bình khoảng 40 triệu đồng), tỷ lệ thành công ở một số trung tâm của Việt Nam đạt từ 35 – 40% (tỷ lệ có thai trung bình trên thế giới, theo các báo cáo của Mỹ và châu Âu là vào khoảng 30 – 35%) nhưng chúng ta vẫn còn 60% thất bại. Nghĩa là gặp thất bại mỗi ngày. Đó cũng là day dứt của chúng tôi và luôn dặn lòng không bao giờ được thoả mãn với công việc mình đã làm được. Có lần, tôi nhận được một bức thư viết tay, chữ rất đẹp, gởi qua đường bưu điện. Chị kể hai vợ chồng là công nhân viên ở tỉnh Trà Vinh, bị thai ngoài tử cung phải cắt hai vòi trứng, muốn có con chỉ còn cách thụ tinh ống nghiệm. Không có tiền, chị phải thức từ 2h sáng nấu xôi bán đến 8h lại tiếp tục vào cơ quan, anh thì chạy xe ôm ngoài giờ để lấy tiền sinh sống. Toàn bộ tiền lương cả hai dành dụm để đi điều trị. Một trường hợp khác, một cặp vợ chồng người dân tộc Tày quê ở tận Lạng Sơn tới tìm tôi vừa khóc, vừa xin được điều trị cho đến khi nào có con mới về, vì đã bị cả buôn hắt hủi, xa lánh, gọi là “ma độc” của làng. Qua chẩn đoán, tôi phát hiện người vợ bị tắc vòi trứng và liền cho thụ tinh trong ống nghiệm. Kết quả là anh chị đã sinh một cháu gái rất kháu khỉnh. Không chỉ bệnh nhân trong nước, nhiều người nước ngoài cũng đã tìm tới Việt Nam để chữa bệnh vô sinh. Mới đây thôi, một cặp vợ chồng người Anh đã khá lớn tuổi ẵm cậu con trai rất dễ thương đến tìm tôi, nói trong nước mắt: “Mấy chục năm nay, vợ chồng tôi sống chung với nhau không một ngày nào là không suy nghĩ làm sao có được một đứa con. Cảm ơn chị, cảm ơn Việt Nam”. Nhìn những em bé sinh ra trong nước mắt, nụ cười như thế, tôi thấy mình như được tiếp thêm sức để dấn thân sâu hơn vào nghiên cứu những kỹ thuật mới để giúp cho nhiều chị em được giải oan: chưa sinh được con không phải vì ở ác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf48_1966.pdf
Tài liệu liên quan